Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
- Giống vật nuôi là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người; phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.
- Vai trò:
+ Giống vật nuôi quyết định đến năng suất chăn nuôi.
+ Giống vật nuôi quyết định chất lượng sản phẩm chăn nuôi.
- Ví dụ: Giống lợn Landrace có tỉ lệ thịt nạc cao trong khi đó lợn Ỉ lại có tỉ lệ nạc thấp, tỉ lệ mỡ cao.
Định nghĩa: là quần thể vật nuôi cùng loài, có cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau. Chúng được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người và chúng phải có số lượng bảo đảm để nhân giống và di truyền được những đặc điểm của giống cho thế hệ sau.
Vai trò;
-Quyết định đến năng suất chăn nuôi
-Quyết định chất lượng sản phẩm chăn nuôi
* Giống vật nuôi: Là quần thể vật nuôi cùng loài, cùng nguồn gốc, có ngoại hình và cấu trúc di truyền tương tự nhau, được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của con người.
* Vai trò của các giống vật nuôi và ví dụ minh họa:
- Trong cùng điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc thì các giống vật nuôi khác nhau sẽ cho năng suất khác nhau. Ví dụ:
+ Gà Ai Cập: năng suất trứng khoảng 250 – 280 quả/mái/năm.
+ Gà Ri: năng suất trứng khoảng 90 – 120 quả/mái/năm.
- Các giống vật nuôi khác nhau sẽ cho chất lượng sản phẩm chăn nuôi khác nhau. Ví dụ:
+ Lợn Móng Cái tỉ lệ nạc khoảng 32 – 35%
+ Lợn Landrace tỉ lệ nạc khoảng 54 – 56%
* Nhu cầu dinh dưỡng: là lượng các chất dinh dưỡng cần cung cấp cho vật nuôi để duy trì sự sống và tạo sản phẩm.
* Tiêu chuẩn ăn: là mức ăn cần cung cấp cho một vật nuôi trong một ngày đêm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi duy trì các hoạt động sống và tạo sản phẩm.
* Khẩu phần ăn: là tiêu chuẩn ăn đã được cụ thể hóa bằng các loại thức ăn xác định với khối lượng hoặc tỉ lệ nhất định.
Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ cao trong chế biến và bảo quản thức ăn chăn nuôi là:
- Làm tăng sản lượng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của xã hội.
- Tạo số lượng hàng hóa lớn với chất lượng cao, đồng đều.
- Mang lại thu nhập lớn cho doanh nghiệp nhờ tạo ra được năng suất sản phẩm lớn nhất trên mỗi đơn vị tài nguyên sử dụng với giá thành thấp nhất nhờ quy mô sản xuất lớn và áp dụng các công nghệ sản xuất có hiệu quả cao.
Ví dụ minh họa: Ứng dụng công nghệ bảo quản thức ăn bằng silo đã lưu trữ một số lượng lớn thức ăn chăn nuôi. Qua đó, tiết kiệm được chi phí lao động, tự động hóa trong quá trình nhập, xuất kho.
Sinh trưởng là sự tích lũy chất hữu cơ do quá trình trao đổi chất, làm cho cơ thể tăng lên về khối lượng, thể tích và kích thước của từng cơ quan, bộ phận và toàn cơ thể.
Ví dụ: Khối lượng gà Tre lúc mới nở khoảng 20g, 4 tuần tuổi là 77g, 8 tuần tuổi đạt 118g, 16 tuần tuổi đạt 186g.
Phát dục là quá trình biến đổi về chất của cơ thể. Sự biến đổi này bao gồm sự hình thành và hoàn thiện chức năng của từng cơ quan, bộ phận mới của cơ thể ngay từ giai đoạn đầu tiên của bào thai cũng như trong suốt quá trình phát triển của cơ thể con vật,
Ví dụ: Gà trống biết gáy; gà mái bắt đầu đẻ trứng.
Tham khảo:
Lợn: Lợn sinh trưởng nhanh và có thể đạt trọng lượng 100-120kg sau khoảng 6-7 tháng tuổi. Thời gian mang thai của lợn khoảng 114-118 ngày, sau đó chúng sẽ sinh từ 6-12 con, tùy thuộc vào chủng loại. Lợn có thể sinh sản trong suốt đời của chúng, và số lượng con sinh ra cũng sẽ giảm dần khi chúng già đi.
Bò: Bò có thể đạt trọng lượng tối đa sau khoảng 18-24 tháng tuổi, tùy thuộc vào chủng loại. Thời gian mang thai của bò khoảng 280-290 ngày, sau đó chúng sẽ sinh ra một con bê. Bò có thể sản xuất sữa trong suốt quãng đời của chúng, tuy nhiên năng suất sữa của chúng sẽ giảm dần khi chúng già đi.
Tham khảo:
Ví dụ về vật nuôi thuần hóa bao gồm chó, mèo, trâu, bò, gà, vịt, cút, lợn, cừu, và ngựa.
Ví dụ về động vật hoang dã bao gồm sư tử, hổ, báo, gấu, khỉ, bò rừng, hươu,...
Những căn cứ để phân loại vật nuôi:
- Căn cứ vào nguồn gốc
- Căn cứ vào đặc tính sinh vật học
- Căn cứ mục đích sử dụng