K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
27 tháng 4

Để tính toán chi phí cho mạng điện trong lớp học, trước tiên chúng ta cần xác định các thiết bị và vật liệu cụ thể cần sử dụng, sau đó tìm kiếm giá cả của chúng trên thị trường. Dưới đây là một danh sách các thiết bị và vật liệu điện thông thường cần thiết trong một lớp học:

1. Đèn chiếu sáng (hoặc đèn panel): Số lượng và công suất của đèn sẽ phụ thuộc vào diện tích và mức độ sáng cần thiết cho lớp học.

2. Ổ cắm điện: Số lượng và loại ổ cắm điện cần tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của lớp học.

3. Công tắc điện: Số lượng và loại công tắc cần thiết để điều khiển ánh sáng trong lớp học.

4. Aptomat và thiết bị bảo vệ: Aptomat được sử dụng để bảo vệ mạng điện khỏi quá tải và ngắn mạch.

5. Dây dẫn điện và ống ruột gà: Dây dẫn điện và ống ruột gà dùng để dẫn điện từ nguồn cung cấp đến các thiết bị điện trong lớp học.

6. Các thiết bị điện khác: Bao gồm các thiết bị như quạt, máy chiếu, máy tính, loa, và các thiết bị điện tử khác có thể cần thiết cho môi trường học tập.

Để tính toán chi phí cho mạng điện trong lớp học, bạn có thể thực hiện các bước sau:

1. Xác định số lượng và loại thiết bị và vật liệu cần thiết.

2. Tìm kiếm giá cả của từng loại thiết bị và vật liệu trên thị trường hoặc từ các nhà cung cấp.

3. Tính tổng chi phí bằng cách nhân số lượng của mỗi loại thiết bị và vật liệu với giá cả tương ứng.

4. Nếu có, tính thêm chi phí lắp đặt và công suất tiêu thụ điện của các thiết bị để ước lượng chi phí hoạt động trong thời gian dài.

Ổ cắm, phích cắm điện, công tắc

Cấu tạo ổ cắm: gồm vỏ và cực tiếp điện

Cấu tạo phích cắm điện: vỏ và chốt cắm

Cấu tạo công tắc: vỏ, cực động và cực tĩnh

 
17 tháng 10 2018

- Ở trong lớp học mạng điện được lắp đặt nổi.

- Các dây dẫn được lồng trong ống cách điện đặt nổi theo trần nhà hoặc bám sát vào tường rồi chạy theo tường hoặc sàn nhà để nối với các thiết bị điện cũng như các thiết bị đóng cắt và bảo vệ của mạng điện như cầu giao, công tắc,…

1 cầu chì

1 bóng đèn

1 công tắc hai cực

quên ròi:)

[Trường mình công nghệ 9 học trồng cây ăn quả mà mình lại bị mất sách, mai lại kiểm tra nên giúp mình làm mấy câu hỏi với ( mình có tra trên mạng nhưng không đầy đủ bằng trong sách ]1.Nêu đặc điểm thực vật của cây ăn quả?2.Ở địa phương em để tiến hành nhân giống cây ăn quả dùng phương pháp nào? Với loại cây gì? ( Cái này ở địa phương các bạn cũng được để mình tham...
Đọc tiếp

[Trường mình công nghệ 9 học trồng cây ăn quả mà mình lại bị mất sách, mai lại kiểm tra nên giúp mình làm mấy câu hỏi với ( mình có tra trên mạng nhưng không đầy đủ bằng trong sách ]

1.Nêu đặc điểm thực vật của cây ăn quả?

2.Ở địa phương em để tiến hành nhân giống cây ăn quả dùng phương pháp nào? Với loại cây gì? ( Cái này ở địa phương các bạn cũng được để mình tham khảo)

3. Em hãy nêu kĩ thuật trồng cây ăn quả có múi? Hãy kể tên 1 số giống bưởi mà em biết?

4. Phân tích ý nghĩa các giá trị của việc trồng cây ăn quả đối với môi trường và con người ?

5. Hãy nêu kĩ thuật trồng cây nhãn? Kể tên một số giống nhãn mà em biết.

(Các bạn có thể chụp lại trong sách giáo khoa rồi đăng lên cũng được, không phải gõ đâu)

2
27 tháng 12 2016

1.Đặc điểm thực vật của cây ăn quả:

-Rễ: Chủ yếu là rễ cọc gồm 2 loại rễ:

+Rễ cái: to,khỏe,đâm sâu xuống đất từ 1-10m giúp cây đứng vững và hút nước,chất dinh dưỡng nuôi cây.

+Rễ con: nhỏ,nhiều,mọc ra từ rễ cái, lan trên mặt đất có độ sâu từ 0,1-1,0m.Rễ con hút nước,chất dinh dưỡng cho cây.

-Thân:

Thân cây ăn quả chủ yếu là thân gỗ, cứng,cao, nhiều cành

Hỏi đáp Công nghệ

-Hoa: Cây ăn quả có 3 loại hoa:

+Hoa cái:Nhụy phát triển

+Hoa đực:Nhị phát triển

+Hoa lưỡng tính: Có cả nhụy và nhị phát triển

-Qủa và hạt:

+Có 2 loại quả: quả thịt,quả hạch

+Số lượng,màu sắc của hạt tùy thuộc vào từng loại hạt

27 tháng 12 2016

2.Ở địa phương em để tiến hành nhân giống cây ăn quả dùng phương pháp:

-Giâm,chiết,ghép: Loại cây:xoài,nhãn,bưởi,chanh,quất,....

-Gieo hạt:xoài,nhãn,vải,bưởi,chanh,quất,mít,.....

Chúc bạn thi tốt!!!!!

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK IMÔN: CÔNG NGHỆ 9I. Trắc  nghiệmKhoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng trong các câu sau: 1- Sơ đồ lắp đặt dùng để A. biểu thị vị trí lắp đặt.           C. dự trù vật liệu, lắp đặt, sửa chữa mạng điện và các thiết bị điện. B. sửa chữa mạch điện.            D. nghiên cứu nguyên lý hoạt động của mạch điện.2- Công tắc hai cực trong mạch điện đèn ống huỳnh quang...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HK I

MÔN: CÔNG NGHỆ 9

I. Trắc  nghiệm

Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng trong các câu sau:

 1- Sơ đồ lắp đặt dùng để

 A. biểu thị vị trí lắp đặt.           C. dự trù vật liệu, lắp đặt, sửa chữa mạng điện và các thiết bị điện.

 B. sửa chữa mạch điện.            D. nghiên cứu nguyên lý hoạt động của mạch điện.

2- Công tắc hai cực trong mạch điện đèn ống huỳnh quang có chức năng

A.   dùng để đóng cắt mạch điện.

B.   lắp bóng đèn.

C.   bảo vệ mạch điện khi xảy ra sự cố quá tải hoặc ngắn mạch

D.   cung cấp điện cho đồ dùng trong mạch điện.

3- Chấn lưu trong mạch đèn ống huỳnh quang có chức năng

A.  dùng để đóng cắt mạch điện.

B.  biến điện năng thành quang năng.

C.  lắp bóng đèn.

D.  tăng điện áp để khởi động bóng đèn và ổn định dòng điện khi bóng đèn phát sáng

4- Tắc te trong mạch đèn ống huỳnh quang có chức năng

A.  tăng điện áp để khởi động bóng đèn và ổn định dòng điện khi bóng đèn phát sáng

B.  biến điện năng thành quang năng.

C.  mồi đèn sáng lúc ban đầu. Tự động nối mạch khi điện áp cao ở hai điện cực và ngắt mạch khi điện áp giảm.

D. dùng để đóng cắt mạch điện.

5- Sơ đồ nguyên lý dùng để

A. biểu thị vị trí lắp đặt.                      B. sửa chữa mạch điện.

C. dự trù vật tư trang thiết bị.             D. nghiên cứu nguyên lý hoạt động của mạch điện.

6- Quy trình lắp đặt mạch điện bảng điện là

A. vạch dấu→Khoan lỗ→Nối dây mạch điện→Lắp TBĐ của BĐ→Kiểm tra.

B. vạch dấu → Khoan lỗ →Lắp TBĐ của BĐ →Nối dây mạch điện→Kiểm tra.

C. vạch dấu→Khoan lỗ →Kiểm tra→Lắp TBĐ của BĐ→ Nối dây mạch điện.

D. khoan lỗ→Vạch dấu→Kiểm tra→Nối dây mạch điện → Lắp TBĐ của BĐ.

7- Làm sạch lõi khi nối dây để

A. mối nối đủ chắc                           B. mối nối tiếp xúc tốt.

C. mối nối vừa đủ chặt và đều           D. tăng sức bền cơ học, dẫn điện tốt.

8- Một mối nối tốt phải đạt những yêu cầu sau

A.  đảm bảo mối nối đủ.

B.  dẫn điện tốt, đảm bảo về mặt an toàn điện,mĩ thuật, có độ bền cơ học tốt.

C.  đạt yêu cầu dẫn điện.

D.  dây dẫn phải có hình dáng như cũ và có độ bền cơ học tốt.

9- Quy trình chung nối dây dẫn điện

A. bóc vỏ cách điện à Làm sạch lõi à Kiểm tra à Nối dây à Hàn mối nối à Cách điện mối nối.

B. làm sạch lõià Bóc vỏ cách điện à Nối dây à Kiểm traà Hàn mối nốià Cách điện mối nối.

C. bóc vỏ cách điện à Làm sạch lõià Nối dây à Kiểm tra à Hàn mối nối à Cách điện mối nối.

D. bóc vỏ cách điện à Làm sạch lõi à Nối dây à Hàn mối nốià Kiểm traà Cách điện mối nối.

10- Bọc cách điện mối nối để

A. đảm bảo an toàn điện.                                     B. mối nối gọn (đẹp) hơn.

C. tăng độ bền cơ học.                                          D. tăng độ dẫn điện.

11- Khi nối dây mạch điện bảng điện trong nhà thường sử dụng

A. dây dẫn bọc cách điện.                               B. dây dẫn trần loại một lõi.

C. dây cáp điện nhiều lõi                              D. dây dẫn trần loại nhiều lõi.

12- Đèn ống huỳnh quang trong bộ mạch điện đèn ống huỳnh quang có chức năng

A. tăng điện áp để khởi động bóng đèn.

B. đóng cắt mạch điện.

C. mồi đèn sáng lúc ban đầu.

D. biến đổi điện năng thành quang năng để chiếu sáng.

13- Thiết bị bảo vệ mạng điện là

A. bóng đèn                            B. công tắc                             C. cầu dao                             D. cầu chì

14- Công tắc mắc vào mạch điện như sau

A. mắc nối tiếp với bóng đèn và cầu chì                                      B. mắc trên dây trung tính

C. mắc nối tiếp với cầu chì và song song với đèn                       D. mắc song song với cầu chì.

15- Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện gồm có

A. 3 bước                   B. 4 bước                               C. 5 bước                   D. 6 bước

II. Tự luận

Câu 1: Hãy cho biết chức năng, cấu tạo của bảng điện chính và bảng điện nhánh.

Trả lời:

- Bảng điện chính : Có nhiệm vụ cung cấp điện cho toàn bộ hệ thống điện trong nhà. Trên bảng điện chính có lắp cầu dao, cầu chì (hoặc áptomat tổng).                             

- Bảng điện nhánh : Có nhiệm vụ cung cấp điện tới đồ dùng điện, trên đó thường lắp công tắc hoặc áptômat, ổ cắm điện, hộp số quạt

Câu 2: Vì sao cầu chì bảo vệ phải được mắc vào dây pha của mạch điện ?

Trả lời:

Cầu chì phải được mắc vào dây pha để khi có sự cố ngắn mạch hoặc quá tải, cầu chì bị dứt, dây pha được ngắt khỏi thiết bị và đồ dùng điện không gây nguy hiểm cho người sử dụng.

Câu 3: Cho một mạch điện gồm : 2 cầu chì, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn, 1 ổ điện.

a)     Em hãy vẽ sơ đồ nguyên lý.

     b)  Vẽ sơ đồ lắp đặt của mạch điện trên.

Câu 4: Cho một mạch điện gồm : 1 cầu chì, 1 công tắc điều khiển 1 bóng đèn, 1 ổ điện.

a)     Em hãy vẽ sơ đồ nguyên lý.

     b)  Vẽ sơ đồ lắp đặt của mạch điện trên.

Câu 5 : Một gia đình có nhu cầu sử dụng 2 bóng đén chiếu sáng độc lập và 1 ổ cắm cấp điện cho các thiết bị điện sử dụng điện áp 220V. Em hãy lựa chọn thiết bị để lắp đặt theo yêu cầu trên và vẽ sơ đồ lắp đặt của mạch điện đó.

 Cho đi để nhận lại, giúp mình để mình giúp lại nhiều hơn

0
11 tháng 5 2021

 Ở trong lớp học mạng điện được lắp đặt nổi.

- Các dây dẫn được lồng trong ống cách điện đặt nổi theo trần nhà hoặc bám sát vào tường rồi chạy theo tường hoặc sàn nhà để nối với các thiết bị điện cũng như các thiết bị đóng cắt và bảo vệ của mạng điện như cầu giao, công tắc,…

11 tháng 5 2021
-Mạng điện trong lớp được lắp nổi - cách đi đây là đi ven theo tường để dên các đồ dùng điện trong lớp
5 tháng 11 2018
Đáp án: D