Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lòng biết ơn là sự ghi nhớ công ơn, tình cảm mà người khác mang lại cho mình
Y chí, nghị lực sống của con người trì là sự nhẫn nại, cố gắng, quyết tâm vươn lên, theo đuổi mục tiêu của mình cho dù gặp nhiều khó khăn, trở ngại và vấp ngã.
2) Luận điểm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, thường có các từ là, có, không thể, chẳng hạn…được diễn đạt dễ hiểu, sáng tỏ và nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối. Để có sức thuyết phục, luận điểm cần phải đúng đắn, chân thực và đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong một bài văn nghị luận, luận điểm có thể có các cấp độ khác nhau. Tùy nội dung vấn đề và cách lập luận của người viết mà bài văn có thể có một luận điểm chính, luận điểm trung tâm và các luận điểm phụ. Việc xác định được hệ thống, các cấp độ của luận điểm trong văn bản là một yêu cầu cấp thiết chứng tỏ khả năng thâu tóm, hiểu sâu vấn đề à kỹ năng tư duy logic của người đọc. Luận cứ: Luận cứ cũng là một yếu tố không thể thiếu khi nhắc tới đặc điểm của văn nghị luận. Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Để bài viết có sức thuyết phục cao, người viết phải đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để người đọc tin vào vấn đề người viết nêu ra. Lí lẽ là những đạo lí, lí lẽ phải được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự vật, sự việc, nhân chứng, bằng chứng để chứng minh làm sáng tỏ, xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng đưa ra phải xác thực, tiêu biểu, đáng tin và không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng phải đáng tin cậy mới làm cho luận cứ vững chắc. Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu mới làm cho luận điểm có sức thuyết phục. Trong quá trình tìm hiểu văn bản nghị luận, để tìm hiểu, phân tích đánh giá được tính đúng đắn của luận điểm thì việc phân tích luận cứ là một thao tác hết sức quan trọng và cần thiết. Lập luận: Nếu như lí lẽ của bài văn nghị luận thể hiện ở hệ thống luận điểm thì lập luận là cách thức trình bày lí lẽ. Nên đặc điểm của văn nghị luận là Lập luận Lập luận: là cách tổ chức vận dụng lí lẽ, dẫn chứng sao cho luận điểm được nổi bật và có sức thuyết phục. Lập luận bao gồm các cách suy lý, quy nạp, diễn dịch, so sánh, phân tích, tổng hợp sao cho luận điểm đưa ra là hợp lý, không thể bác bỏ. Lập luận có ở khắp trong bài văn nghị luận. Để đánh giá cái hay, sức thuyết phục của văn bản nghị luận cần phải phân tích, đánh giá, chứng minh được mức độ chặt chẽ sắc bén của lập luận và sự hợp lí của cách thức lập luận mà tác giả lựa chọn. Nghệ thuật lập luận phụ thuộc rất nhiều vào cách nêu vấn đề, cách dẫn dắt người đọc, người nghe với nhiều thủ pháp như so sánh, đối chiếu, đưa số liệu, nêu dẫn chứng thực tế… Nghệ thuật lập luận còn phụ thuộc vào cách hành văn, giọng văn, cách dùng từ, đặt câu. Do nhu cầu lập luận, trong văn nghị luận thường phải dùng đến những từ như: tuy nhiên, giả sử, nếu như, tóm lại, nói chung…gọi là hệ thống từ lập luận
4) A. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...
B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung(giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng về vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan tới vấn đề giải thích (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.
- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người
Câu 1: bạn tham khảo thêm tại đây https://olm.vn/hoi-dap/detail/258798883646.html hoặc là Câu hỏi của where is the love
Câu 2:
+Chúng ta không ai là không biết đến Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Người đã ra đi với hai bàn tay trắng với hi vọng sẽ giải cứu đất nước.Song, nhờ lòng yêu nước , sự dũng cảm , anh dũng , Hồ chủ tịch đã vượt qua bao khó khăn gian khổ , giải phóng đất nước khỏi ách thống trị lầm than.
+Trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm , biết bao nhiêu những anh hùng xả thân hi sinh tính mạng của mình để giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ.
+Trong văn chương , ta có anh chàng Lục Vân Tiên - chàng học trò trên đường lên kinh ứng thí, khi chàng gặp bọn cướp Phong Lai đang ức hiếp dân lành, chàng đã một thân mình xông lên, đánh tan bọn chúng, cứu Kiều Nguyệt Nga và nữ tì Kim Liên.
+Hay như Từ Hải trong Truyện Kiều .Chàng đã đưa Thúy Kiều từ thân phận tủi nhục của một kĩ nữ chốn lầu xanh lên địa vị cao sang của một bậc phu nhân quyền quý. Chàng giúp nàng báo ân, báo oán – cũng là thực hiện ước mơ công lí, chính nghĩa của nhân dân.
+Ngày nay, trong thời bình, lòng dũng cảm được thể hiện qua ý chí và quyết tâm làm cho dân giàu, nước mạnh. Nhiều tri thức ngày đêm nghiên cứu khoa học với nhiệt tình say mê, ý chí bền bỉ, phương pháp đúng đắn,... để cống hiến cho xã hội.
+.....
Câu 3 :
+Khi con còn bé thơ, từ lúc vừa chào đời đã được bàn tay của mẹ dỗ dành, nâng niu , đến khi nhắm mắt xuôi tay, tình cảm của mẹ dành cho ta vẫn dạt dào như ngày nào.
+ Truyện cổ tích cây vú sữa: đứa con hư bị mẹ mắng bỏ nhà ra đi, mẹ vì thương nhớ con mà khóc đến nỗi hóa thành cây vú sữa. Lá cây một mặt xanh bóng, một mặt đỏ hoe như mắt người mẹ khóc chờ con. Quả vú sữa thơm lừng ngọt lịm như dòng sữa ngọt ngào của người mẹ. Qua đó , chúng ta thấy được rằng người mẹ dù lúc nào cũng yêu thương con và bao dung trước những hành vi sai trái của con.Mẹ lo cho ta từng li từng tí một :lo cho con đủ miếng cơm, manh áo, cho con được đi học , được bằng bạn , bằng bè…
+Những người mẹ Việt Nam anh hùng trong thời chiến: sẵn sàng cưu mang những người chiến sĩ, coi họ là con mình, chăm sóc từng li từng tí và sẵn sàng dùng cái chết để bảo vệ con mình trước sự truy lùng của giặc.
+Hay như đại văn hào người Nga Macxim Gorki đã viết: "Đời thiếu mẹ hiền, không phụ nữ/ Anh hùng, thi sĩ, hỏi còn đâu?".
+....
Câu nói đã mở ra cho ta suy nghĩ về nghị lực sống. Nếu ta xem cuộc đời này là một con đường dài thì những khó khăn thử thách sẽ là những ngọn núi cao, những con sông dài bắt buộc chúng ta phải vượt qua. Nhưng dù cho sông có dài núi có cao thì khi con người có ý chí, nghị lực sống thì chắc chắn sẽ vượt qua được. Ta có thể hiểu nghị lực sống là những cố gắng quyết tâm vượt qua những thử thách trước mắt. Trái lại, khi chúng ta làm một công việc tuy là không khó khăn nhưng với bản chất lo sợ thất bại thì công việc đó sẽ không đi đến thành công. Cũng như câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông
“Không có việc gì khó,
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển;
Quyết chí ắt làm nên”.
Như vậy, ta có thể thấy được câu nói của Nguyễn Bá Học là hoàn toàn đúng. Nghị lực sống là một trong số những con đường nhanh nhất dẫn đến thành công của một người. Con đường đời sẽ không làm phụ lòng những người biết vượt lên trong cuộc sống. Người có nghị lực sẽ tìm được con đường đi đến thành công dù là con đường đó chông gai, khó khăn. Mỗi người sẽ có một con đường đời của riêng mình nhưng điểm chung là tất cả mọi con đường đều có những lúc lên lúc xuống, lúc êm đềm, lúc khó khăn. Chúng ta phải luôn sẵn sàng đối mặt với những gian nan ấy. Tất cả những khó khăn sẽ không là vấn đề to lớn nếu ta bình tĩnh suy nghĩ và có đủ quyết tâm để vượt qua nó. Từ cuộc sống thực tế ta có thể thấy những gia đình khó khăn sau một thời gian làm việc vất vả, cố gắng dành dụm, có nghị lực để vượt qua những gian khổ trước mắt thì sau một thời gian, cuộc sống sẽ mang lại cho họ những thành công. Cũng có thể lấy ví dụ từ trong ghế nhà trường, một học sinh có khả năng tiếp thu bài kém nhưng khi người học sinh ấy có nghị lực để quyết tâm chăm chỉ học tập thì kết quả sẽ được cải thiện. Như vậy ta thấy được tầm quan trọng của nghị lực sống đối với những ai muốn đi đến được thành công. Con đường Hồ Chí Minh di đến giải phóng dân tộc quả không dễ dàng. Chế Lan Viên từng dùng hình ảnh “viên gạch hồng” mà Bác đã sưởi ấm cả một mùa đông. Đó mới chỉ là một trong cái khó về thiếu thốn vật chất thường ngày mà Bác phải trải qua. Để giác ngộ những trí thức hải ngoại thâu đạt được tư tưởng giải phóng dân tộc của Bác mà hỗ trợ cũng là cả một vấn đề. Xây dựng được cơ sở Đảng phải trải qua muôn vàn khó khăn; tìm kiếm vũ khí; tranh thù sự ủng hộ của quôc tế, … Đó là những chặng đường Bác đã trải qua. Những năm tháng tù đày, sống và hoạt động trong vòng bí mật. Sau này giành được hòa bình, con đường Bác phải tiếp tục là làm cho dân no ấm, … Ôi, biết bao là khó khăn. Vậy mà Bác đã mang lại cho dân tộc ta ánh sáng tự do. Nếu không có những bản lĩnh phi thường, một trí tuệ vượt bậc và tấm lòng thương dân sâu nặng, thử hỏi làm sao vượt qua con đường ấy?! Bởi vậy, khi rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, Bác chỉ có mỗi mình trong lặng lẽ, nhưng khi nằm xuống, đã có hàng vạn, hàng vạn trái tim của đồng bào hướng về Hà Nội, hướng về Bác mà rơi lệ tiếc thương. Hằng ngày, ta vẫn thấy những bà mẹ nghèo tần tảo nuôi con. Dẫu cho con họ từng bước lớn lên trong từng chén cơm cơ hàn, nhưng vẫn được đến trường từ gánh hàng rong của mẹ. Điều đó, ta đã từng được nghe, được thấy trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Những đôi vai gầy gò, và gánh hàng còm cõi, họ vẫn đầy nghị lực và khát vọng hướng con đến con đường tươi sáng với những thiết tha cao đẹp. Ngày ngày, ta vẫn thấy biết bao người tật nguyền rong ruổi trên khắp nẻo đường. Họ mưu sinh chân chính và trĩu nặng trong từng bước chân số phận mà lương thiện. Họ đã sống bằng nghị lực phi thường.
Nhưng trong thực tế không phải ai cũng có đủ nghị lực để vượt qua thử thách. Đó là những con người đáng chê trách. Thất bại không phải là mất tất cả, khi chúng ta thất bại thì phải cố gắng đứng dậy. Chính nghị lực sống sẽ giúp chúng ta đứng dậy. Nhưng ngày nay khi gặp phải thử thách, nhiều người đã chọn cách buông xuôi thay vì cố gắng đứng lên. Một loạt người khác trong xã hội ngày nay là chưa làm việc đã sợ thất bại vì những khó khăn mà công việc đặt ra. Đường đời sẽ càng chông gai nếu những ai nghĩ rằng khó khăn sẽ không vượt qua được, chúng ta cứ thử một lần bước qua những thừ thách, đối mặt với khó khăn thì chắc chắn chúng ta sẽ vượt, qua được vì nghị lực sẽ làm nên tất cả. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, mỗi học sinh cần rèn luyện cho mình những kĩ năng sống cần thiết. Đặc biệt là nghị lực sổng, cách tốt nhất để vượt qua khó khăn và là một trong những hướng đi nhanh nhất dẫn đến thành công. Bên cạnh đó, gia đình cũng phải tạo điều kiện đế mỗi cá nhân đối mặt với những thử thách và va chạm trong cuộc sống.
Để mỗi cá nhân tự hoàn thiện mình hơn, rèn luyện được tính tự lập, và ý chí thép để đối mặt với mọi khó khăn. Còn những ai chưa bao giờ đối mặt với khó khăn thì phải tự mình rèn luyện cho mình có một ý thức vươn lên và vượt qua thử thách.
Như vậy, trên đường đời đầy gian nan thử thách, mỗi người phải có nghị lực sống để vượt qua tất cả, “nghị lực sống sẽ mở ra cho chúng ta những con đường đi đến thành công!”. Là thanh niên, sống không có mục đích, không có lí tưởng, khát vọng, và đặc biệt không có nghị lực vươn lên thì quả thật hổ thẹn biết bao!.
Cầm vàng mà lội qua sông,
Vàng rơi không tiếc, tiếc công cầm vàng.
tham khảo nha banj^^ chúc bạn học tốt
Dàn ý chứng minh câu tục ngữ ''Có công mài sắt có ngày nên kim''
1. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim"
Kho tàng ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hàm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ "có công mài sắt có ngày nên kim". Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.
2. Thân bài
a. Giải thích câu tục ngữ "có công mài sắt, có ngày nên kim"
* Nghĩa đen
- Một mảnh sắt to mài lâu ngày cũng sẽ thành kim nhỏ xíu
- Một hình ảnh ít ai tin được
* Nghĩa bóng
- Lòng kiên trì của con người
- Lòng kiên nhẫn chờ đợi của con người
- Lòng kiên trì sẽ giúp con người vượt qua thử thách
- Không có kiên trì thì không làm được gì hết
b. Bàn luận vấn đề
- Câu tục ngữ là một lời dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống kiên trì, đoàn kết của dân tộc ta
- Cần phê phán những người lười biếng, thiếu kiên nhẫn
- Cần phê phán những người không có lòng kiên trì
c. Ý nghĩa câu tục ngữ
- Khuyên chúng ta nên có lòng kiên trì
- Có kiên trì thì việc gì cũng sẽ làm được
d. Chứng minh lòng kiên trì
- Học sinh chăm học sẽ được kết quả tốt
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ
Câu tục ngữ là một là dạy bổ ích cho mỗi con người chúng ta. Ta cần học tập và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc ta từ xưa đến nay. Nếu có lòng kiên trì và kiên định thì mọi việc của chúng ta sẽ có thành công. Bạn sẽ không bao giờ thất bại nếu có lòng kiên trì.
Trong cuộc sống, hầu hết những người thành đạt đều trải qua những khó khăn, sai lầm và thất bại. Họ gặp thất bại nhiều hơn người bình thường, nhưng họ lại luôn biết vươn lên, quyết tâm, kiên trì theo đuổi mục tiêu mà mình đã chọn, sau những thất bại. Còn đối với người không thành đạt thì họ lo sợ không dám thử thách, hoặc bỏ cuộc ngay sau khi bị thất bại. Chính vì thế mà bí quyết của sự thành công là biết rút ra bài học từ sự thất bại. Khi đó thất bại sẽ trở thành hạt giống của thành công sau này. Bởi trong thất bại luôn tiềm ẩn sự sáng tạo. Có thể nói ý chí và lòng quyết tâm là sinh lực của cuộc sống, là sức mạnh của tinh thần, và là tài sản tinh thần lớn nhất của con người. Những người làm nên được những sự việc phi thường đều là những người biết kiên trì đối mặt với những thách thức, khó khăn nhất. Họ dám dũng cảm dấn bước vào con đường mới mẻ và làm những việc mà họ chưa từng làm. Như đã thành một chân lý đó là: Không có sự thành công nào đạt được mà thiếu ý chí và lòng quyết tâm. Ý chí và lòng quyết tâm giúp phát huy hết tiềm năng to lớn trong mỗi con người. Bởi những người có ý chí và quyết tâm thì nghị lực của họ bao giờ cũng là vô hạn. Nếu cuộc sống bình thường khiến ta cảm thấy tẻ nhạt, thì ý chí vượt qua thử thách sẽ mang lại niềm vui và ý nghĩa chân chính cho cuộc đời ta. Khi đối diện với khó khăn thách thức, hãy tìm mọi cách để vượt qua chứ không nên tìm đường thoái lui.Thành công luôn đón chờ những ai kiên trì và quyết tâm theo đuổi đến cùng mục tiêu mà họ đã chọn. Trong cuộc đời, không phải ai cũng có được ý chí mạnh mẽ. Ý chí không tự sinh ra cùng con người mà phải hình thành qua quá trình rèn luyện từ những việc nhỏ cùng với những trải nghiệm về những bài học thành công và thất bại trong cuộc đời. Ý chí và lòng quyết tâm ở con người thể hiện từ những việc biết làm chủ bản thân. Việc khó khăn không nhất thiết là việc lớn lao, to tát mà thường chỉ là những việc rất bình thường trong sinh hoạt, nhưng lại đòi hỏi ý chí và sự kiên trì thực hiện, cụ thể như ý thức kỷ luật trong sinh hoạt, việc thực hành nếp sống lành mạnh: tập thể dục thường xuyên, ăn uống vui chơi điều độ, tránh xa những thói hư, tật xấu… Lòng quyết tâm sẽ giúp ta làm bất cứ điều gì cần thiết, loại trừ những việc làm phi pháp, để đạt được điều mình mong ước. Mỗi lần vượt qua một khó khăn, thử thách là một lần ý chí của ta được tôi luyện thêm, tích lũy thêm kinh nghiệm và khơi dậy thêm khả năng tiềm ẩn của bản thân. Tôi rất tâm đắc câu nói của một ai đó: “Người bi quan trách gió, người lạc quan hy vọng gió đổi hướng, người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm”. Đó chính là sự khác biệt lớn nhất giữa người thành công và kẻ thất bại.Không vấp ngã trong cuộc sống là điều tốt, nhưng vấp ngã rồi mà biết đứng dậy bước tiếp đó mới là người có ý chí và quyết tâm. Vậy nên ý chí và quyết tâm là nền tảng của mọi thành công trong cuộc sống.
*Lòng biết ơn
Trong cuộc sống, chúng ta mang ơn ba mẹ đã sinh thành, dưỡng dục, nuôi dạy ta nên người. Học sinh biết ơn thầy cô giáo đã dạy dỗ cho mình biết bao kiến thức và bài học quý báu. Ngoài ra ta còn phải biết ơn các anh chiến sĩ bộ đội đã hi sinh thân mình để mang lại nền độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho chúng ta hưởng thụ.
- Hoặc như ông cha ta đã có những câu tục ngữ, ca dao về lòng biết ơn
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Uống nước nhớ nguồn.
Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy chớ quên.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
*Ý chí nghị lực
nhà giáo Nguyễn Ngọc Kí từ nhỏ đã bị liệt hai tay, nhưng với nghĩ lưucj phi thường đã học viết bằng chân và đã trở thành nhà giáo ưu tú
Bác Hồ đã từng nói :
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Cảm ơn nhé