K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

D
datcoder
CTVVIP
27 tháng 4

- ĐH Nông lâm TP. HCM

- Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

- ĐH Nông Lâm Huế

- ĐH Cần Thơ. 

30 tháng 7 2019

Giá trị dinh dưỡng: Quả để ăn có chứa nhiều loại đường dễ tiêu, các axit hữu cơ, protein, chất béo, chất khoáng và nhiều loại vitamin A, B1, B2, B6, PP, C. Đây là nguồn dinh dưỡng rất cần thiết cho mọi lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau.

Quả và một số bộ phận khác của cây (rễ, lá, vỏ cây, hoa, hạt,…) có khả năng chữa được một số bệnh (suy nhược thần kinh, cao huyết áp, dạ dày,…)

Quả là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến bánh kẹo, đồ hộp, rượu,… Ngoài ra, quả còn là mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả kinh tế cao Thu nhập từ 1 ha cây ăn quả gấp 2 – 3 lần, thậm chí là 10 lần so với trồng lúa.

Cây ăn quả có tác dụng lớn đến việc bảo vệ môi trường sinh thái:làm sạch không khí, giảm tiếng ồn, làm rừng phòng hộ, hàng rào, chắn gió, làm đẹp cảnh quan,… Ngoài ra trồng cây ăn quả còn có tác dụng chống xói mòn, bảo vệ đất…

5 tháng 5 2019

Phải có tri thức về khoa học, sinh học, hoá học, kĩ thuật nông nghiệp, am hiểu thực tiễn sản xuất. Có những kỹ năng cơ bản về nghề trồng cây ăn quả.

- Ý nghĩa: là yêu cầu cơ bản với người làm nghề trồng cây ăn quả cần phải có để có thể làm được.

Phải yêu nghề, yêu thiên nhiên, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động, sáng tạo. Có khả năng quan sát, theo dõi sự sinh trưởng, phát triển của cây.

- Ý nghĩa: để có cảm hứng khi làm việc, không bị chán nản khi gặp khó khăn.

Phải có sức khoẻ tốt, dẻo dai, thích nghi với hoạt động ngoài trời. Có đôi mắt tinh tường, bàn tay khéo léo.

- Ý nghĩa: nghề trồng cây ăn quả là một nghề vất vả, do đó cần có một thể chất khoẻ mạnh và phù hợp.

[Trường mình công nghệ 9 học trồng cây ăn quả mà mình lại bị mất sách, mai lại kiểm tra nên giúp mình làm mấy câu hỏi với ( mình có tra trên mạng nhưng không đầy đủ bằng trong sách ]1.Nêu đặc điểm thực vật của cây ăn quả?2.Ở địa phương em để tiến hành nhân giống cây ăn quả dùng phương pháp nào? Với loại cây gì? ( Cái này ở địa phương các bạn cũng được để mình tham...
Đọc tiếp

[Trường mình công nghệ 9 học trồng cây ăn quả mà mình lại bị mất sách, mai lại kiểm tra nên giúp mình làm mấy câu hỏi với ( mình có tra trên mạng nhưng không đầy đủ bằng trong sách ]

1.Nêu đặc điểm thực vật của cây ăn quả?

2.Ở địa phương em để tiến hành nhân giống cây ăn quả dùng phương pháp nào? Với loại cây gì? ( Cái này ở địa phương các bạn cũng được để mình tham khảo)

3. Em hãy nêu kĩ thuật trồng cây ăn quả có múi? Hãy kể tên 1 số giống bưởi mà em biết?

4. Phân tích ý nghĩa các giá trị của việc trồng cây ăn quả đối với môi trường và con người ?

5. Hãy nêu kĩ thuật trồng cây nhãn? Kể tên một số giống nhãn mà em biết.

(Các bạn có thể chụp lại trong sách giáo khoa rồi đăng lên cũng được, không phải gõ đâu)

2
27 tháng 12 2016

1.Đặc điểm thực vật của cây ăn quả:

-Rễ: Chủ yếu là rễ cọc gồm 2 loại rễ:

+Rễ cái: to,khỏe,đâm sâu xuống đất từ 1-10m giúp cây đứng vững và hút nước,chất dinh dưỡng nuôi cây.

+Rễ con: nhỏ,nhiều,mọc ra từ rễ cái, lan trên mặt đất có độ sâu từ 0,1-1,0m.Rễ con hút nước,chất dinh dưỡng cho cây.

-Thân:

Thân cây ăn quả chủ yếu là thân gỗ, cứng,cao, nhiều cành

Hỏi đáp Công nghệ

-Hoa: Cây ăn quả có 3 loại hoa:

+Hoa cái:Nhụy phát triển

+Hoa đực:Nhị phát triển

+Hoa lưỡng tính: Có cả nhụy và nhị phát triển

-Qủa và hạt:

+Có 2 loại quả: quả thịt,quả hạch

+Số lượng,màu sắc của hạt tùy thuộc vào từng loại hạt

27 tháng 12 2016

2.Ở địa phương em để tiến hành nhân giống cây ăn quả dùng phương pháp:

-Giâm,chiết,ghép: Loại cây:xoài,nhãn,bưởi,chanh,quất,....

-Gieo hạt:xoài,nhãn,vải,bưởi,chanh,quất,mít,.....

Chúc bạn thi tốt!!!!!

24 tháng 4 2021

Trồng cây ăn quả mang lại những lợi ích, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân

17 tháng 4 2019

Các giống cây ăn quả quý ở nước ta: Xoài cát Hoà Lộc, nhãn xuồng cơm vàng, sầu riêng Ri6, bưởi da xanh, vải thiều,…

Vai trò của hoa quả trong đời sống và kinh tế:

- Cung cấp hoa quả cho con người để làm thực phẩm, thức uống giải khát,…

- Là nguyên liệu để chế biến các sản phẩm từ hoa quả: đường, hoa quả đóng hộp…

- Là nguồn thực phẩm để xuất khẩu sang các nước khác (tạo nên nguồn kinh tế lớn mạnh của nước ta): vải thiều, sầu riêng…

29 tháng 11 2021

Tham khảo

 

* Những nhược điểm của phương pháp nhân giống bằng hạt :

- Cây giống trồng từ hạt thường khó giữ được những đặc tính của cây mẹ.

- Cây giống trồng từ hạt thường ra hoa kết quả muộn.

- Cây giống trồng từ hạt thường có thân tán cao, gặp khó khăn trong việc chăm sóc cũng như thu hái sản phẩm.

Do đó người ta dùng phương pháp giâm, chiết, ghép với cây ăn quả vì :

* Những ưu điểm của phương pháp giâm cành.

- Giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.

- Tạo ra cây giống sau trồng sớm ra hoa kết quả.

- Thời gian nhân giống nhanh.

- Có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu

* Những ưu điểm của phương pháp chiết cành

- Cây giống giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.

- Cây sớm ra hoa kết quả, rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản.

- Thời gian nhân giống nhanh.

- Cây trồng bằng cành chiết thường thấp, phân cành cân đối, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.

* Những ưu điểm của phương pháp ghép

- Cây ghép sinh trưởng phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.

- Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.

- Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống đáp ứng yêu cầu của sản xuất.

- Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ.

- Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất thuận như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh.

- Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép.

- Cókhả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ.

15 tháng 12 2021

batngo còn cái nịt

2 tháng 2 2021

Giá trị quan trọng nhất cây ăn quả: là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến bánh kẹo, đồ hộp, rượu,… Ngoài ra, quả còn là mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả kinh tế cao. Vì nghề trồng cây ăn quả ngoài các giá trị trên thì mục đích chính của nghề luôn là đem lại hiệu quả kinh tế.

2 tháng 2 2021

- Các giá trị của cây ăn quả: giá trị dinh dưỡng, khả năng chữa một số bệnh, nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.- Trong các giá trị đó, giá trị quan trọng nhất  là nguồn nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy chế biến như bánh kẹo, đồ hộp, rượu,…

Các sản phẩm của cây ăn quả sau khi được chế biến sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn khi chưa chế biến, góp phần phát triển kinh tế.

13 tháng 4 2019

Huyện Lục Ngạn – tỉnh Bắc Giang được coi là vựa vải thiều lớn nhất cả nước, là một trong những nhóm hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của ngành Nông nghiệp Bắc Giang. Năm 2018, tổng sản lượng vải thiều Lục Ngạn ước đạt hơn 90 nghìn tấn, trong đó vải sớm khoảng 13 nghìn tấn, vải chính vụ khoảng 75 nghìn tấn. Đầu tháng 6/2018 đã thu hoạch vải sớm, từ ngày 15-6 đến 30-7 sẽ thu hoạch vải chính vụ. Với sức tiêu thụ và thị trường ngày càng mở rộng, vải thiều góp phần nâng vị thế của huyện Lục Ngạn và tỉnh Bắc Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

19 tháng 11 2016

Từ xưa đến nay trái cây luôn là nguồn thức ăn có sẵn trong tự nhiên của con người, giá trị dinh dưỡng và sinh tố của các loại quả đã khiến trái cây luôn đựơc con người sử dụng ngày càng nhiều trong cuộc sống đời thường. Theo tài liệu nghiên cứu của FAO sản lượng các loại trái cây toàn thế giới thời kỳ 1989-1991 là 352 triệu tấn/năm, đến năm 2000 đã tăng lên đạt 429.4 triệu tấn/năm (tăng 22%). Năm 2000 sản lượng bình quân đầu người trên thế giới là 73kg. Năm 2000 tốc độ tiêu thụ trái cây tăng lên rõ rệt, trong khi các loại nông sản chủ yếu khác đều giảm đi.

Rau quả chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu nông sản xuất khẩu ở nhiều nước trên thế giới. Theo FAO tỷ trọng rau quả trong tổng giá trị nông sản xuất khẩu năm 1996 ở một số nước như sau: Trung Quốc 23.8%; Thái Lan 18.1% ; Hàn Quốc 14.4%.

Theo số liệu thống kê trong những năm gần đây (1996-2000), diện tích cây ăn quả cả nước tăng lên nhanh và liên tục, từ 260.9 ngàn ha năm 1996 lên đến 438.8 ngàn ha vào năm 2000
Giá trị sản xuất cây ăn quả trong 5 năm qua cũng tăng lên liên tục, song tốc độ tăng chưa tương xứng với mức tăng diện tích trồng, vì cây ăn quả phải trải qua một thời kỳ chăm sóc từ 2 đến 4 năm mới bắt đầu có quả và năng suất sẽ tăng lên dần. Do vậy tỷ trọng cây ăn quả trong cơ cấu giá trị sản xuất trồng trọt trong 5 năm qua không tăng, bình quân là 8.3%. Tính ra năm 2000 cây ăn quả mới chiếm 7.9% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước.