Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời:
Các lỗi dùng từ từ em thường gặp là:
( 1) lặp từ
- Ví dụ: " Truyện dân gian thường có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo nên em rất thích đọc truyện dân gian "
( Truyện dân gian lặp lại hai lần)
* Nguyên nhân: sử dụng từ đó quá nhiều lần, dẫn đến câu văn bị lặp, rườm rà, gây cảm giác nằng nề
* Cách sửa: Bỏ từ lặp viết lại câu văn sử dụng các từ thay thế như này, đó... hoặc thay thế từ ngữ lặp bằng các từ đồng nghĩa
- Sửa ví dụ trên như sau: " Em rất thích đọc truyện dân gian vì truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo "
(2) Lỗi lẫn lộn các từ gần âm thăm quan
- Ví dụ: " Ngày mai, chúng em sẽ đi thăm quan Viện bảo tàng của tỉnh "
( Dùng sai từ thăm quan ) * Cách sửa:
* Nguyên nhân: Người sử dụng nhớ không chính xác hình thức ngữ âm của từ
* Cách sửa: Dùng từ chính xác cũng có nghĩa là phải đảm bảo mối quan hệ
- Sửa ví dụ trên như sau: " Ngày mai, chúng em sẽ đi tham quan Viện bảo tàng của tỉnh "
Tham khảo:
Mỗi ngày trôi qua đều mang đến cho ta những câu chuyện khác nhau, chuyện vui có, chuyện buồn cũng có. Mỗi ngày, trường học đều để lại cho tôi một câu chuyện. Hôm nay cũng như vậy, chỉ có điều nó không phải câu chuyện hài hước hay vui vẻ ở lớp mà là một câu chuyện cảm động. Tôi chỉ mong được về nhà, chia sẻ cùng bố mẹ như thường ngày.
Căn nhà thân quen ở ngay trước mắt, tôi dắt xe, lễ phép chào hỏi bố mẹ rằng mình đã đi học về. Bữa cơm tối trôi qua yên tĩnh trong ánh chiều muộn, mẹ thấy tôi không nói chuyện nhiều như mọi khi, nhẹ nhàng hỏi:
- Con có chuyện gì buồn hay sao mà lại im lặng thế kia?
Nghe giọng nói ấm áp của mẹ, tôi liền nhào vào lòng mẹ, vừa khóc vừa mếu máo kể lại câu chuyện cảm động mà tôi gặp ở trường.
Hôm nay trường học bất ngờ tổ chức một buổi ca nhạc do một hội người khuyết tật ở miền Trung biểu diễn với chủ đề về người khuyết tật, đặc biệt là những bệnh nhân bị nhiễm chất độc màu da cam. Buổi biểu diễn bất ngờ mà không hề báo trước.
Chúng tôi kéo nhau xuống sân xếp ghế, đùa nhau bảo rằng không cần học hai tiết, quá tốt. Nhưng khi buổi biểu diễn bắt đầu, nhìn người dẫn chương trình là một chị gái, khuôn mặt xinh đẹp nhưng dáng người thấp bé như một đứa trẻ con và hai tay thì ngắn ngủn, chúng tôi chợt im lặng. Lần đầu tiên, tôi được gặp những người sinh ra đã không may mắn như họ.
Chị ấy giới thiệu mình tên Ngọc Anh, dù cơ thể khuyết thiếu, chị vẫn tự tin mỉm cười và dẫn chương trình như một MC chuyên nghiệp. Các tiết mục âm nhạc lần lượt được biểu diễn bởi từng người, từng nhóm trong đoàn. Họ đều là những người cơ thể bị khuyết thiếu phần này phần kia, thoạt nhìn xấu xí và rất tội nghiệp. Mỗi bài hát họ biểu diễn đều là những bài hát hướng về cuộc sống, tràn ngập niềm tin và hi vọng, khát khao sống.
Thỉnh thoảng họ sẽ dùng ít phút, gửi lời nhắn đến chúng tôi, kể một câu chuyện về giai đoạn khó khăn mà bản thân đã trải qua, thậm chị sự hắt hủi của gia đình, sự xa lánh của một số thành phần trong xã hội. Nhưng họ không tỏ vẻ thất vọng, chán nản mà mỉm cười nhẹ nhõm, động viên và truyền động lực cho chúng tôi. Tôi vẫn nhớ mãi lời nói của một đứa bé còn nhỏ tuổi hơn tất cả học sinh trường tôi, bị cụt tay và hai mắt thì không nhìn thấy được. Bé hát bài hát “Đứa bé” đầy chân thành và cảm động rồi hướng về hàng nghìn học sinh, nói:
- Em rất ngưỡng mộ các anh chị, dù em không nhìn thấy nhưng em nghĩ các anh chị ở đây chắc hẳn đều hạnh phúc. Các anh chị được đi học này, có bạn bè, thầy cô và có bố mẹ yêu thương nữa. Các anh chị phải trân trọng vì những thứ đó rất quý giá.
Nghe bé nói xong, rất nhiều người đã khóc, thương cậu bé bất hạnh, sinh ra đã không nơi nương tựa, và khóc vì cảm thấy mình thật may mắn. Tôi cũng đã khóc, khóc vì lần đầu tiên tôi thực sự cảm nhận được bản thân hạnh phúc như thế nào. Nghĩ lại nhiều lần tỏ ra khó chịu trước sự quan tâm của bố mẹ mà ân hận.
Buổi biểu diễn nhanh chóng đi đến hồi kết thúc, cả đoàn diễn viên không chuyên nghiệp, không hoàn hảo, không có vẻ ngoài hào nhoáng như nghệ sĩ trên tivi mà mang trong mình nghị lực và sức hút hơn người chào tạm biệt chúng tôi. Họ thiếu hụt nhiều thứ nhưng lại mang đến cho những người vốn đủ đầy hơn chúng tôi những điều quý giá mà chúng tôi không dễ dàng nhận ra. Họ bất hạnh nhưng ngược lại sống có ý chí và hi vọng hơn những người bình thường chúng tôi
Cả hai tiết học sau đó, lớp chúng tôi ai cũng còn vấn vương cảm giác trong buổi biểu diễn, ánh mắt nhiều bạn còn đỏ hoe. Chỉ trong chốc lát, chúng tôi dường như hiểu ra rất nhiều chuyện.
Nghe hết câu chuyện tôi kể, bố mẹ cũng im lặng một lát, nhẹ nhàng vuốt tóc tôi, mẹ vỗ về an ủi, thầm thở dài. Câu chuyện cảm động hôm nay có lẽ sẽ còn theo tôi đến mãi sau này nữa, nhắc nhở tôi sống vươn lên, biết cố gắng và biết trân trọng, “sống như những đóa hoa...”
Đại từ: in đậm
1) Khái niệm: Từ ghép là những từ được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa.
Từ láy:
là từ đc tạo bởi các tiếng giống nhau về vần, tiếng đứng trước hoặc tiếng đứng sau. Trong các tiếng đó có 1 tiếng có nghĩa hoặc tất cả đều không có nghĩa
Có ba loại từ láy: từ láy toàn bộ, từ láy bộ phận, Láy mà âm điệu
– Từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại với nhau hoàn toàn; nhưng có một số trường hợp tiếng trước biển đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra sự hài hòa về âm thanh) Ví dụ: thăm thẳm, thoang thoảng…
-Từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần Ví dụ: liêu xiêu, mếu máo… => Từ láy có sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ, sắc thái nhấn mạnh
– Láy mà âm điệu na ná hoặc như nhau đều được: lóng lánh, long lanh hoặc long lanh lóng lánh đều được
Đại từ:
Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt động, tính chất, ... được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi
2)
Hán Việt:
Từ đâu đó có tiếng đàn vi-ô-lông nhẹ nhàng từ từ bay theo những ngọn gió.
Hân là một cô bạn rất dễ thương. ( Hân ở đây giữ chức vụ danh từ và từ Hán việt )
Em tham khảo:
Trái Đất giờ đây đang đứng trước nguy cơ của việc biến đổi khí hậu do con người gây ra. Vì thế, việc bảo vệ môi trường là việc làm vô cùng cần thiết của toàn nhân loại ở khắp quốc gia. Và(Phép nối) việc làm để bảo vệ môi trường là , bỏ rác vào thùng , dọn dẹp vệ sinh nơi, phải trồng cây xanh , hạn chế khí thải từ các nhà máy, hạn chế sử dụng năng lượng không tái chế và sử dụng những nguồn năng lượng sạch mới... Ngoài ra , chúng ta cần phải xem xét, ý thức với chính bản thân mình trong việc bảo vệ môi trường và đồng thơi tham gia các hoạt động như Mùa hè Xanh , Giờ Trái Đất ... Có như vậy, Trái Đất , ngôi nhà chung của chúng ta , sẽ trở nên xanh sạch đẹp.
Vấn đề bạo lực học đường đang được dư luận xã hội quan tâm cao độ. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải lên tiếng kêu gọi “ngăn chặn bạo lực học đường”. Nhà trường và phụ huynh lo lắng. Học sinh, sinh viên lo lắng... Cả xã hội đang lo lắng. Những câu hỏi, băn khoăn, thậm chí bức xúc cứ tăng dần. Liên tục những cụm từ, tựa đề đập vào mắt độc giả: “Chờ nhà trường và gia đình”, “Mong các bạn đừng vô cảm”, “Học thầy không tày học bạn”, “Sợ làm nạn nhân tiếp theo”, “Cần những bài học thực tế”, “Dạy con trước hết phải hiểu con”… Nghe ra, dù suy nghĩ tích cực hay tiêu cực, thấy ai cũng có lý cả… Thực tế cho thấy, nhà trường hiện nay đang tách rời việc dạy chữ với dạy nhân cách, chỉ lo truyền đạt kiến thức sách vở. Trong khi đó, thực tế xã hội đòi hỏi việc dạy nhân cách phải thấm vào trong từng môn học để giáo dục phẩm chất, nhân cách của học sinh chứ không riêng gì môn đạo đức hay môn giáo dục công dân. Ngay từ bé, các em phải được hưởng sự đối xử dễ chịu trong các cách ứng xử, dạy giải quyết xung đột bằng phương pháp không bạo lực… Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi hết cho ngành giáo dục dù họ phải gánh vai chính trong chuyện bạo lực học đường gia tăng. Ở đây xã hội cũng phải nhìn lại từ cách sống, ứng xử của mọi người mà gần nhất với trẻ đó là những bậc phụ huynh. Đơn giản như cha mẹ dạy con bằng bạo lực (đánh đập con cái), bố mẹ giải quyết mâu thuẫn bằng vũ lực thì mầm mống bạo lực này sẽ ăn sâu vào tâm trí trẻ. Vậy vấn đề ở đây chúng ta phải cùng hợp tác, chia sẻ giữa xã hội và nhà trường cùng hướng tới dùng công cụ “hòa bình” để giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống. gạch chân: phép liên kết in đậm: thành phần biệt lập
Lỗi 1: phụ thuộc vào tiếng địa phương
Lỗi 2: dùng từ ngữ lạc đề (không đúng với hoàn cảnh giao tiếp)
Lỗi 3: phát biểu dài dòng
Lỗi 4: dùng từ ko đúng âm thanh và hình thức cấu tạo
Lỗi 5: dùng từ không đúng về nghĩa