Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ví dụ: Thương nhân với sự phát triển đô thị châu Âu trung đại.
Thời trung đại, châu Âu chứng kiến quá trình hình thành và phát triển mạnh mẽ của các đô thị, đặc biệt là ở Tây Âu. Dân số của những đô thị lớn như Pa-ri (Pháp), Luân Đôn (Anh), Mi-lan và Vơ-ni-dơ (I-ta-li),… vào khoảng 70 000 đến 250 000 người, trong đó thương nhân có vai trò đặc biệt quan trọng.
Thương nhân và thợ thủ công nắm giữ hoạt động kinh tế, tài chính của các đô thị. Thương nhân lập ra các thương hội, tổ chức các hội chợ để trao đổi và buôn bán hàng hóa giữa các vùng.
Hoạt động buôn bán của thương nhân đưa đến không khí tự do cho các đô thị, góp phần phá vỡ tính chất khép kín của các lãnh địa, tạo ra sự kết nối giữa các vùng, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, đặt cơ sở cho việc thống nhất thị trường trong nước.
Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt của thường nhân thúc đẩy sự phát triển văn hóa, khoa học, kĩ thuật tại các đô thị trung đại.
\(-\) Sông vonga:
\(+\)Con sông Volga nằm ở miền tây nước Nga là con sông dài nhất châu Âu, với độ dài 3.690 km, tạo thành nền tảng của hệ thống sông lớn nhất ở châu Âu.
\(+\)Dòng sông này có nguồn gốc từ đồi Valdai
\(+\)Đây là dòng sông nằm các thành phố Saint- Petersburg 320km đường bộ được chia thành khá nhiều nhóm nhỏ khác nhau. Những nhánh nhỏ này có nhiệm vụ tưới tiêu cho phần lớn miền Tây nước Nga
\(+\)Dòng sông huyền thoại này còn gắn liền với cuộc sống người dân Matxcova và in sâu trong tiềm thức mỗi người
- Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu:
+ Quá trình đô thị hóa bắt đầu với những đô thị xuất hiện từ thời cổ đại và phát triển trong thời kì trung đại.
+ Nửa cuối thế kỉ XVIII, đô thị hóa phát triển mạnh dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.
+ Châu Âu hiện có mức độ đô thị hóa cao với 75% dân số sống trong các đô thị (2020).
+ Mạng lưới đô thị phát triển rộng khắp với nhiều thành phố đông dân và hiện đại, các đô thị vệ tinh xuất hiện ngày càng nhiều.
- Một số đô thị có quy mô trên 5 triệu dân ở châu Âu: Ma-đrit, Bac-xê-lô-na, Pa-ri, Luân-đôn, Mat-xcơ-va, Xanh Pê-tec-bua.
Đặc điểm đô thị hóa:
- Đô thị hóa ở châu Âu diễn ra từ rất sớm, từ thời kì cổ đại
- Tỉ lệ đô thị hóa cao
- Đô thị hóa gắn liền với sự phát triển của công nghiệp hóa
- Mức độ đô thị hóa cao (năm 2019, tỉ lệ dân thành thị 74,3 %)
- Các quốc gia có tỉ lệ đô thị hóa cao : Bỉ, Hà Lan, Ai-xơ-len, Anh, Đan Mạch,...
- Hiện nay dân thành thị có xu hướng chuyển từ trung tâm ra thành phố => Mô hình đô thị làng quê đang ngày càng phổ biến ở châu Âu.
- Vai trò của tầng lớp thương nhân đối với các đô thị trung đại ở châu Âu:
+ Hoạt động của thương nhân và thương hội đã thúc đẩy kr hàng hóa phát triển, làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên, đóng kín trong các lãnh địa.
+ Hoạt động đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến của thương nhân đã góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, hình thành chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.
+ Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt là của thương nhân đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học – kĩ thuật tại các đô thị trung đại.
- Vai trò của tầng lớp thương nhân đối với các đô thị trung đại ở châu Âu:
+ Hoạt động của thương nhân và thương hội đã thúc đẩy kr hàng hóa phát triển, làm tan rã dần nền kinh tế tự nhiên, đóng kín trong các lãnh địa.
+ Hoạt động đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến của thương nhân đã góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, hình thành chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.
+ Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt là của thương nhân đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học – kĩ thuật tại các đô thị trung đại.
Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu:
- Đô thị hóa diễn ra sớm:
+ Những đô thị đầu tiên xuất hiện ở châu Âu vào thời kì cổ đại, phát triển trong thời kì trung đại.
+ Quá trình đô thị hóa phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỉ XVIII gắn liền với sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.
+ Nhiều đô thị ở châu Âu kết nối với nhau thành các chuỗi đô thị có sức ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội thế giới như: Luân-đôn, Pa-ri,…
- Mức độ đô thị hóa cao:
+ Năm 2019, châu Âu có tỷ lệ dân thành thị là 74,3% trong tổng số dân, với hơn 50 thành phố trên 1 triệu dân.
+ Các quốc gia có tỉ lệ dân thành thị cao: Bỉ, Hà Lan, Ai-xơ-len, Lúc-xăm-bua, Anh, Đan Mạch, Thụy Điển.
- Đô thị hóa đang mở rộng:
+ Điều kiện sống của người dân giữa các thành phố không có khoảng cách lớn.
+ Dân thành thị có xu hướng chuyển từ trung tâm thành phố ra vùng ngoại ô, từ các thành phố lớn về các thành phố vệ tinh.
=> Mô hình đô thị làng quê đang ngày càng phổ biến ở nhiều quốc gia châu Âu.
Vai trò của thương nhân đối với sự phát triển của đô thị châu Âu trung đại:
- Hoạt động buôn bán của thương nhân đưa đến không khí tự do cho các đô thị, góp phần phá vỡ tính chất khép kín của các lãnh địa, tạo ra sự kết nói giữa các vùng, thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, đặt cơ sở cho việc thống nhất thị trường trong nước.
- Thúc đẩy sự phát triển văn hóa, khoa học, kĩ thuật tại các đô thị trung đại.
- Là người lãnh đạo hoặc bảo trợ cho những phong trào đấu tranh chống chế độ phong kiến ở Tây Ây thời hậu kì trung đại như Văn hóa Phục hưng, Cải cách tôn giáo,...
=> Giới thương nhân là động lực phát triển của đô thị Châu Âu trung đại
C. Cô-lôm-bô đã trải qua 4 chuyến đi trong cuộc phát kiến ra châu Mỹ:
Chuyến đi thứ 1
Ngày 3/8/1492, Columbus dẫn đầu đoàn thám hiểm rời cảng xứ Tây Ban Nha để tiến về phía tây. Mục đích cuộc thám hiểm của Columbus là châu Á, điển hình là Ấn Ðộ và Trung Hoa, nơi được nghe nói là có vô số kho vàng, ngọc trai, kim cương và gấm vóc.
Các vùng đất đã đến: San Salvador (Bahamas ngày nay), đảo Cuba và đảo Haiti.
Tháng 3/1493, đoàn thuyền Columbus trở về Tây Ban Nha.
Chuyến đi thứ 2
Cô-lôm-bô lên đường về phía tây vào ngày 23/9/1493, với mục đích thành lập các thuộc địa dưới danh nghĩa Tây Ban Nha. Kiểm tra thủy thủ đoàn tại Navidad và tiếp tục tìm kiếm sự giàu có ở nơi mà Cô-lôm-bô vẫn nghĩ là Viễn Đông.
Các vùng đất đã đến: đảo Dominica, Guadeloupe, Jamaica, Hispaniola.
Chuyến đi thứ 3
Bắt đầu vào 30/5/1498 và đi theo một lộ trình về phía nam hơn hai chuyến trước.
Ngày 31/7, ông đến được lục địa Nam Mỹ. Vào ngày 31/8, ông quay trở lại Hispaniola và tìm thấy thuộc địa Santo Domingo ở đó trong tình trạng lộn xộn.
Khi Columbus đến đảo Esponda, việc tranh giành quyền lực của những tên thực dân Tây Ban Nha vẫn tiếp diễn. Tháng 9/1500, do Cô-lôm-bô và hai người em của ông bác bỏ việc đề cử trên của hoàng gia nên Bobadilla đã ra lệnh bắt giữ cả 3 anh em Columbus về Tây Ban Nha.
Chuyến đi thứ 4
Tháng 10/1501, Cô-lôm-bô chuẩn bị thực hiện một chuyến đi sang châu Mỹ lần thứ tư. Ông mua 4 chiếc thuyền có trọng tải từ 50-60 tấn, chọn 146 đội viên viễn chinh.
Ngày 9/5/1502, đoàn thuyền của Columbus bắt đầu lên đường tại cảng Cadiz.
Ngày 25/5/1502, Columbus từ quần đảo Canary bắt đầu vượt biển Đại Tây Dương. Ngày 15/6, ông phát hiện được đảo Martinique. Đây là một hòn đảo nằm trong quần đảo Antilles nhỏ.
Mấy hôm sau, ông cho đoàn thuyền đi thẳng tới Santo Domingo (nay là Thủ đô nước Cộng hòa Dominica). Tuy nhiên, người thay thế Bobadilla làm Tổng đốc là Nicolas không cho Columbus lên bờ. Ông phải tiếp tục đi về hướng Tây đến cảng Puerto Hermoso để tránh một cơn bão.
Sau khi gặp phải vô số vấn đề, Columbus lên đường đến Tây Ban Nha vào 7/11/1504.
- 10 đô thị đông dân nhất ở Châu Á (không tính LB Nga):
1. Tô-ky-ô (Nhật Bản), 2. Niu Đê-li (Ấn Độ), 3. Thượng Hải (Trung Quốc), 4. Đắc-ca (Băng-la-đét), 5. Bắc Kinh (Trung Quốc), 6. Mum-bai (Ấn Độ), 7. Ô-xa-ca (Nhật Bản), 8. Ca-ra-si (Pa-ki-xtan), 9. Trùng Khánh (Trung Quốc), 10. I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ).
Các đô thị lớn của châu Á thường tập trung ở khu vực ven biển do có điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất, trao đổi, buôn bán với các nước.
Ví dụ: Một số thông tin về đô thị Pa-ri.
Dân số Pa-ri năm 2018 là 2,2 triệu người, mật độ 21 nghìn người/km², thuộc hàng cao nhất trong các thủ đô châu Âu.
Nổi tiếng với tên gọi Kinh đô ánh sáng, Paris là một trung tâm văn hóa lớn của thế giới và cũng là một trong những thành phố du lịch thu hút nhất, mỗi năm có đến 30 triệu khách nước ngoài.
Thành phố còn được xem như kinh đô của thời trang cao cấp với nhiều khu phố xa xỉ cùng các trung tâm thương mại lớn.
Là nơi đặt trụ sở chính của các tổ chức quốc tế như OECD, UNESCO… cộng với những hoạt động đa dạng về tài chính, kinh doanh, chính trị và du lịch đã khiến Pa-ri trở thành một trong những trung tâm trung chuyển lớn nhất trên thế giới và được coi như một trong bốn “thành phố toàn cầu” cùng với New York, Luân Đôn và Tokyo.