Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hội đua thuyền trên sông ở quê em được tổ chức vào đầu xuân năm ngoái. Hôm ấy, bầu trời quang đãng. Trăm hoa đua nhau nở rộ dưới nắng trời ấm áp. Mọi người đi xem hội rất đông. Hai bên bờ sông Trà Giang thật nhộn nhịp. Ai cũng háo hức chờ đợi cuộc đua. Những chiếc thuyền đua được trang trí rất đẹp, thuyền nào cũng cắm cờ. Các vận động viên trên thuyền là những chàng trai khỏe mạnh, vạm vỡ và nhanh nhẹn. Khi nghe hiệu lệnh thổi còi của ban tổ chức, mọi người đều hướng mắt ra phía trước. Khi nhận được khẩu lệnh “bắt đầu”, những chiếc thuyền hối hả tiến nhanh, các tay đua thoăn thoắt, không ngừng nghỉ. Nước bắn tung tóe, tiếng trống giục “Tùng! Tùng! Tùng” vang dội. Khán giả cổ vũ bằng những tràng pháo tay rộn rã. Tiếng cười, tiếng nói cùng tiếng gọi nhau í ới đã làm cho khung cảnh ngày hội thật náo nhiệt.
Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.
Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua. Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.
Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.
- Bài tham khảo
Quê em thường tổ chức lễ hội vào mùa xuân. Mọi người về dự rất đông. Mở đầu là điệu múa “hoa sen” của trường Trung học Tân Sơn. Tiếp theo là những tiết mục ném còn, thi ẩm thực, kéo co, thi hát đối đáp, thi người đẹp vùng cao và thi cắm trại. Tiết mục em thích nhất là “Thi người đẹp các dân tộc vùng cao”. Các cô gái xinh đẹp mặc những bộ quần áo đủ sắc màu của dân tộc mình. Người Dao mặc quần áo thổ cẩm, người Nùng mặc áo nhuộm chàm, trên đầu quấn khăn. Kết thúc lễ hội là một màn thả đèn trời rất đẹp. Em rất vui khi được tham gia lễ hội này.
“Mừng ngày Tết trên khắp quê tôi
Ngàn hoa thơm khoe sắc xinh tươi
Đàn em thơ khoe áo mới
Chạy tung tăng vui pháo hoa.”
Khắp nơi nơi trên mảnh đất hình chữ S thân thương đã rộn ràng vang khúc nhạc đón xuân. Người dân thủ đô năm nay tưng bừng tham gia lễ hội đua thuyền rồng ở Hồ Tây rộng lớn.
Hội đua thuyền diễn ra vào mùng 9 tháng Giêng. Lễ hội là hoạt động bổ ích được tổ chức tạo không khi vui tươi, đồng thời nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Ngay từ sáng sớm, hai mươi bảy đội đua từ các quận huyện của thủ đô đã có mặt để chuẩn bị bước vào cuộc đua. Dường như đêm qua trời mưa phùn nên sáng nay mây mù giăng kín vạn vật. Cách nhau chừng đôi ba chục mét là mọi người đã không thể nhìn thấy nhau, chỉ thấy một màn sương mờ mờ ảo ảo. Nhưng màn sương ấy chẳng cản bước được các đội đua. Một lúc sau, người xem kéo đến càng lúc càng đông. Sương cũng tan dần, bầu trời cũng sáng hơn. Phần lễ bắt đầu bằng những tiết mục ca múa hát chào xuân tưng bừng, rộn rã. Ban tổ chức lần lượt giới thiệu lễ hội và đánh tiếng trống mừng năm mới.
Hồi trống vang lừng kết thúc cũng là lúc phần hội bắt đầu. Mỗi đội khoảng hai chục người mặc đồng phục theo màu sắc bước lên thuyền. Chiếc thuyền được sơn các màu sắc đan xen sặc sỡ, mũi thuyền là đầu rồng và đuôi rồng. Khi tiếng trống vang lên để báo hiệu trận đua bắt đầu, các đội bắt đầu chèo thuyền. Chiếc cờ bảy sắc ở đuôi rồng bắt đầu bay phấp phới. Nhìn từ xa, các chiếc thuyền chẳng khác nào những chú rồng đang đua nhau bay lượn. Các đội đưa mái chèo quẫy làn nước. Mặt nước Hồ Tây tóe nước trắng xóa. Lúc này, ông mặt trời chẳng rõ thức dậy từ bao giờ, vén màn sương trắng ban nãy khỏi thế gian. Nắng xuống, bầu không khí hội đua càng thêm tưng bừng. Ven bờ, người dân và du khách hò reo cổ vũ không ngừng. Trên mặt sông lúc bấy giờ có hai đội đang dẫn đầu: đội xanh Đan Phượng và đội đỏ Tây Hồ. Nhanh như chớp, đội đỏ đã bơi sải tới gần đích. Chừng một phút sau, con rồng đỏ vàng đã chạm dải băng-rôn giữa lòng hồ. Ban giam khảo tít còi và hô lớn vào loa phát thanh tên đội về nhất. Các chú rồng khác cũng lần lượt đua nhau bay về gần bờ. Ai nấy đều mừng vui, phấn khởi.
Đây là lần đầu tiên tôi được tham gia một lễ hội nhộn nhịp và vui tươi như vậy. Một mùa xuân nữa lại sắp về, tôi tin chắc ai ai cũng đang nô nức chờ lễ hội đua thuyền rồng năm nay.
Có thể nói Việt Nam là đất nước của nhiều lễ hội. Trong dịp Tết Nguyên Đán, hầu như ở khắp các địa phương đều tổ chức lễ hội mùa xuân với những trò chơi dân gian vui tươi, bổ ích và giàu ý nghĩa. Đây cũng là phong tục tập quán tốt đẹp đã có từ lâu đời của nhân dân ta. Tỉnh Hà Tây quê em (nay thuộc Hà Nội) có những lễ hội nổi tiếng được nhiều người biết đến.
Trước hết phải kể tới lễ hội chùa Hương. Chùa Hương là một quần thể danh lam thắng cảnh thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức. Tạo hóa đã hào phóng ban phát cho nơi đây một vẻ đẹp thần tiên hiếm có. Những dãy núi đá vôi tím biếc, trập trùng, quanh năm mây phủ, nổi bật trên đồng ruộng xanh ngắt, bao la, đúng là sơn thủy hữu tình. Động Hương Tích và hàng chục ngôi chùa cổ cheo leo trên sườn núi đá, ẩn mình giữa không gian tĩnh lặng, thanh khiết vô cùng! Sau Tết, chùa Hương mở hội. Lễ hội kéo dài suốt từ mùng 6 tháng Giêng đến tận 15 tháng Ba Âm lịch. Hàng chục vạn du khách từ muôn phương đổ về đây lễ Phật cầu may và ngắm cảnh thiên nhiên tuyệt mĩ, để cho tâm hồn lâng lâng thanh thoát, trút sạch những vướng bận đời thường, thêm yêu cuộc sống.
Chùa Thầy ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai thờ Đức Phật Thích Ca và Thiền sư Từ Đạo Hạnh với hóa thân ba kiếp sống của ông. Lễ hội chùa Thầy diễn ra từ mùng 5 đến mùng 7 tháng Ba Âm lịch với rất nhiều trò vui như đấu vật, cờ người, đánh đu… Đặc biệt là trò múa rối nước biểu diễn ở thủy đình trước sân chùa thu hút đông đảo người xem. Nhân vật chú Tễu với mái tóc trái đào và nụ cười tươi rói tượng trưng cho tinh thần lạc quan của người lao động.
Cùng dịp này còn có lễ hội chùa Tây Phương. Tây Phương là ngôi chùa nổi tiếng bởi nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc tượng tinh xảo, được xây dựng cách đây đã mấy trăm năm trên ngọn đồi Câu Lậu, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất. Mùng 6 tháng Ba Âm lịch, chùa Tây Phương mở hội đón khách hành hương viếng chùa, thăm tượng, lễ Phật và cầu mong mọi sự tốt lành cho năm mới.
Từ thị xã Sơn Tây đi vào thôn Vân Gia khoảng hai cây số, đền Và thờ Sơn Tinh uy nghi tọa lạc trên gò đất cao hình con rùa quay đầu về hướng Đông xung quanh là rừng lim cổ thụ. Lễ hội đền Và hằng năm được tổ chức làm hai đợt (xuân thu nhị kì). Hội xuân ngày 15 tháng Giêng có tục rước kiệu Đức Thánh Tản từ đền Và sang đền Dội bên kia sông Hồng. Kiệu do các thanh niên trai tráng khiêng đi giữa đám rước hàng ngàn người kéo dài qua các ngả đường, hội thu tổ chức vào 15 tháng Chín có tục đánh cá thờ, chọn những con cá lớn và đẹp dể dâng cúng, cầu phúc thần ban cho mưa thuận gió hòa, mọi điều tốt lành.
Rằm tháng Ba Âm lịch, ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng có lễ hội diều Bá Giang, nhắc nhở và tôn vinh ông Nguyễn Cả, người có công lớn giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn mười hai sứ quân, đem lại cuộc sống thanh bình cho dân chúng. Trong phần lễ có nghi thức trình diều, lễ dâng cúng bánh giầy và các phẩm vật. Trong phần hội có các trò chơi truyền thống như thổi cơm thi bằng niêu đất, vừa đi vừa nấu sao cho cơm chín dẻo, không sống, không khê. Trò chơi chủ yếu là thi thả diều, diều của ai đẹp và bay cao, có tiếng sáo vi vu hay nhất thì sẽ được Ban giám khảo trao cho giải thưởng. Hội thi diều thành công sẽ báo trước một năm mới đầy may mắn.
Lễ hội Giã La cũng rất nổi tiếng. Quy mô của nó đã được khẳng định qua câu ca dao:
Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy
Vui thì vui vậy, chẳng tày Giã La.
Giã La có nghĩa là ngày tan hội của hai làng La Nội và Ỷ La, thuộc xã Dương Nội, huyện Hoài Đức. Lễ hội này được tiến hành vào mùng 6 tháng Giêng hằng năm để dân chúng bày tỏ lòng thành kính với vị Thành Hoàng chung là Dương Cành, ngày xưa đã có công giúp vua Hùng dựng nước. Sau phần nghi lễ long trọng là các trò diễn dân gian tái hiện hành động anh hùng của Dương Cảnh diệt hổ ác trừ họa lớn. Cỗ kiệu sơn son thiếp vàng lộng lẫy lót da hổ được trân trọng diễu hành trong không khí nô nức, hào hứng của nhân dân trong vùng và đông đảo du khách đến tham gia. Các trò chơi đề cao tinh thần đoàn kết và thượng võ như kéo co, đấu vật, cờ người… diễn ra sôi nổi, tưng bừng suốt mấy ngày liền. Đúng là vui như hội!
Các lễ hội và trò chơi dân gian ở quê em đa dạng, phong phú, muôn màu muôn vẻ chứng minh cho truyền thống lịch sử, văn hóa và phong tục tập quán tốt đẹp có từ ngàn đời nay của dân tộc Việt. Qua đó, tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương, đất nước, nghĩa đồng bào càng thêm gắn bó và khẳng định sức mạnh trí tuệ, sức mạnh đoàn kết dựng nước và giữ nước của dân tộc tạo thành một nguồn sống bất diệt – không gì ngăn cản nổi.
Câu 2:
- Bài tham khảo
Quê em thường tổ chức lễ hội vào mùa xuân. Mọi người về dự rất đông. Mở đầu là điệu múa “hoa sen” của trường Trung học Tân Sơn. Tiếp theo là những tiết mục ném còn, thi ẩm thực, kéo co, thi hát đối đáp, thi người đẹp vùng cao và thi cắm trại. Tiết mục em thích nhất là “Thi người đẹp các dân tộc vùng cao”. Các cô gái xinh đẹp mặc những bộ quần áo đủ sắc màu của dân tộc mình. Người Dao mặc quần áo thổ cẩm, người Nùng mặc áo nhuộm chàm, trên đầu quấn khăn. Kết thúc lễ hội là một màn thả đèn trời rất đẹp. Em rất vui khi được tham gia lễ hội này.
Tham khảo nak:
Cứ vào ngày rằm tháng Giêng hằng năm, quê em lại tổ chức ngày hội làng.
Để chuẩn bị cho ngày hội rộn ràng ấy, mọi người đã ríu rít chuẩn bị từ hai, ba hôm trước đó. Nào là các món bánh, kẹo ngon để soạn mâm lễ, và biếu tặng các cụ già, bô lão. Nào là váy áo, giày mũ sao cho thật xinh đẹp và tươm tất. Và tất nhiên là cả việc cử người đến lau chùi dọn dẹp mái đình làng, chuẩn bị cho ngày hội.
Ngày hôm đó, từ tờ mờ sáng, khắp làng đã vang lên những âm thanh xao động. Mọi người thức dậy sớm, sửa soạn tươm tấp, mang theo đồ lễ, hoa quả, bánh kẹo, kéo nhau đến đình làng. Ở đó, được trang trí những cờ, những hoa xinh đẹp, rực rỡ. Khắp sân, là những ô, những phần sân được chia ra để tổ chức các hoạt động. Sau khi làm xong phần lễ ở trong đình, thì phần hội được bắt đầu. Các quầy hàng với đủ món ăn ngon, hấp dẫn, cùng các sạp hàng với nhiều món đồ xinh xắn đáng yêu thu hút đông người ghé qua. Ở phần sân tổ chức các trò chơi dân gian như nhảy sạp, ô ăn quan, múa xòe, ném gòn… thì tiếng cười nói vang lên không ngớt. Khắp nơi, ai cũng tươi vui và phấn khởi. Cảm giác như chẳng biết mệt mỏi là gì cả.
Mãi đến khi ông mặt trời khuất núi, mọi người mới bịn rịn mà ngừng lại để dọn dẹp và trở về nhà. Tuy lễ hội đã kết thúc nhưng dư âm thì vẫn còn mãi trong lòng những người tham gia.
k mik nha
Hằng năm, cứ đến mùa xuân, quê em lại tưng bừng mở hội đua thuyền trên sông Hồng. Sáng hôm ấy, hai bên bờ sông suốt đường đua dài 1000m, kẻ khua trống, người thổi kèn tàu, đông vui và náo nhiệt. Đường đua bắt đầu ở một khúc đầu làng em. Dưới sông năm con thuyền đua đã xếp thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Trên thuyền, các tay đua là những thanh niên khoẻ mạnh ngồi thành hàng, tay lăm lăm mái chèo. Mỗi đội có một màu áo khác nhau. Đến giờ xuất phát, kèn trống nôi lên thì các chiếc thuyền lao nhanh vun vút về đích. Hai bên bờ sông tiếng hò reo, cổ vũ của người xem làm náo động cả một khúc sông. Đội làng em đã về đích trước tiên. Cuối hội là phần trao giải thưởng, ai cũng có mặt đông đủ để chúc mừng các tay đua.
Hội đua thuyền là nét văn hoá truyền thống của quê hương em. Em sẽ học giỏi, tập thể thao cho cơ thể mạnh để được tham gia hội đua thuyền.
Lễ lội
- Tên một số lễ hội : lễ hội đền Hùng, lễ hội chùa Hương, lễ hội cầu mùa (dân tộc Khơ mú), lễ hội Chữ Đồng Từ, lễ hội Dinh Cô …
- Tên một số hội : hội đua ghe ngo (dân tộc Khơ me), hội đền và hội vật, hội đua voi ở Tây Nguyên, hội đua thuyền,...
- Tên một số hoạt động vui chơi trong lễ hội và hội : đua thuyền, đấu vật, thi thổi cơm, kéo co, ném còn, chọi gà, chọi trâu …
Tham khảo ạ !!
Vào mồng năm tháng giêng hàng năm, hội Gò Đống Đa bắt đầu diễn ra. Hội tổ chức tại Gò Đống Đa. Mọi người đi xem rất đông, ai cũng muốn xem tượng đài Quang Trung. Hội bắt đầu bằng hoạt động tưởng nhớ tới anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ. Hội có những trò chơi như: chơi cờ, đánh đu, chọi gà… Khi hội kết thúc, em vẫn thấy nuối tiếc và nhớ tới vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Em sẽ học thật giỏi để phục vụ đất nước. Hội Gò Đống Đa đã để lại ấn tượng thật sâu sắc cho em
B. Dàn ý Kể về một ngày hội ở quê em
a) Mở bài
Ví dụ: Hằng năm, sau dịp Tết Nguyên Đán, quê hương em có rất nhiều lễ hội. Trong số đó, em thích nhất là lễ hội thổi cơm thi và năm nào em cũng mong chờ đến lễ hội này.
b) Thân bài: Kể chi tiết về lễ hội
- Giới thiệu tên lễ hội (lễ hội đền Hùng, hội Lim,...)
- Thời gian diễn ra lễ hội, tổ chức hàng năm hay mấy năm một lần?
- Địa điểm diễn ra lễ hội (sân đình, bãi cỏ, sông nước,...).
- Các công việc chuẩn bị cho lễ hội:
- Lễ hội bắt đầu bằng hoạt động gì? (tuyên bố lí do, các đại biểu nêu ý nghĩa, cảm tưởng về lễ hội,...)
- Những hoạt động diễn ra trong suốt lễ hội (rước kiệu, dâng hương lễ vật, các trò vui chơi...)
c) Kết bài
C. Top 10 bài văn kể về một ngày hội mà em biết Hay nhất
D. Kể về một ngày hội mà em biết ngắn gọn
Kể về một ngày hội mà em biết - Mẫu 1
Ngày rằm tháng 8 hằng năm chính là ngày diễn ra Tết Trung Thu - ngày Tết đoàn viên. Từ mấy ngày trước đó, mọi người đã rộn ràng chuẩn bị cho mâm cỗ nhà mình. Ngoài bánh kẹo, trái cây thông thường, không thể thiếu nhất chính là các loại bánh trung thu và chè trôi nước. Các em nhỏ thì háo hức với đèn lồng, đèn ông sao và những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh. Tối Trung Thu, các em nhỏ sẽ cùng nhau rước đèn, rồi về phá cỗ. Người lớn thì thảnh thơi ngồi ăn chút bánh trung thu, uống chút nước chè xanh rồi chuyện trò với nhau những mẩu chuyện đời thường. Bầu không khí bình dị, hạnh phúc ấy chính là ý nghĩa lớn lao của Tết Trung Thu. Đó chính là sự đoàn viên, tề tựu của mọi người trong gia đình. Em rất thích ngày Tết Trung Thu vì được tham gia lễ rước đèn và phá cỗ vui vô cùng.
Tham khảo :
Ngày rằm tháng 8 hằng năm chính là ngày diễn ra Tết Trung Thu - ngày Tết đoàn viên. Từ mấy ngày trước đó, mọi người đã rộn ràng chuẩn bị cho mâm cỗ nhà mình. Ngoài bánh kẹo, trái cây thông thường, không thể thiếu nhất chính là các loại bánh trung thu và chè trôi nước. Các em nhỏ thì háo hức với đèn lồng, đèn ông sao và những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh. Tối Trung Thu, các em nhỏ sẽ cùng nhau rước đèn, rồi về phá cỗ. Người lớn thì thảnh thơi ngồi ăn chút bánh trung thu, uống chút nước chè xanh rồi chuyện trò với nhau những mẩu chuyện đời thường. Bầu không khí bình dị, hạnh phúc ấy chính là ý nghĩa lớn lao của Tết Trung Thu. Đó chính là sự đoàn viên, tề tựu của mọi người trong gia đình. Em rất thích ngày Tết Trung Thu vì được tham gia lễ rước đèn và phá cỗ vui vô cùng
Ht :3