Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dịp hè vừa rồi, ba dẫn em đi thảm thác Đam-bri, cảnh đẹp nơi đây đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc về đất trời cao nguyên.
Từ chợ huyện Bảo Lâm thuộc tỉnh Lâm Đồng, con đường đất đỏ dẫn vào thác ngoằn ngoèo uốn quanh đồi chè đều tăm tắp, xanh mướt. Bên lề đường, từng hàng dã quỳ, hoa nở vàng, rực rỡ, lấn át đám cúc dại lan trên mặt đất. Không khí mát mẻ, dễ chịu.
Để lên thác, em phải cùng ba trèo qua hàng trăm bậc thang đá ẩm ướt. Hai bên vệ đường, từng tán lá cây lòe xòe như níu chân du khách.
Con đường đá dẫn lên một cây cầu bắc ngang hai bờ thác. Nhìn từ trên xuống dòng thác thật dữ dội, nước chảy ầm ầm. Dòng nước trắng xóa đổ xuống như một dải băng trắng khổng lồ. Bụi nước li ti mát lạnh, bọt tung trắng xóa. Dưới chân dòng thác, những tảng đá lớn bị nước bào mòn, nhẵn nhụi, đón dòng nước cuồn cuộn chảy qua. Nhưng chỉ dữ dội một đoạn, chảy thêm vài chục mét nữa, con nước đã hiền hòa trở lại, uốn mình theo các quả đồi, len vào các lạch nhỏ dẫn nước về đồi chè, nương dâu.... Phía dưới chân thác, du khách thay nhau chụp ảnh, người ngồi thả chân xuống nước để cảm nhận sự mát lạnh của dòng nước thấm vào, xua tan mệt mỏi, người quay phim ... Em thấy một bạn gái tóc vàng, chắc là người ngoại quốc đang cười thích thú trên lưng ngựa. Chú ngựa được cho thuê để du khách chụp hình, quen khách, hiền lành đứng im cho bác thợ chụp ảnh tạo kiểu.
Nhưng rực rỡ nhất khi nhìn từ dưới lên, hơi nước bốc lên mù mịt như sương khói, ánh nắng mặt trời chiếu xuống tạo thành một dải cầu vồng bảy sắc, rực rỡ vô cùng ... Đứng phía dưới nhìn lên, em thấy mình thật nhỏ bé, dòng thác như muốn đổ sập xuống, cuốn phăng đi tất cả.
Chuyến đi thăm thác để lại cho em một ấn tượng mạnh mẽ về sự hùng vĩ của đất trời cao nguyên. Bây giờ thì em đã tin rằng "cảnh đẹp có thể làm say lòng người”! Nếu có cơ hội, nhất định em sẽ xin ba được đi thăm một lần nữa ...
1. Nội dung:
- Viết đúng thể loại văn miêu tả ( kiểu bài tả cảnh).
- Tuỳ theo cảnh đẹp hoặc di tích lịch sử học sinh chọn tả để làm rõ, nổi bật nội dung cần tả. Đối với tả cảnh, biết chọn những nét tiêu biểu nhất làm nổi bật vẻ đẹp chung song cũng thể hiện rõ những nét riêng, đặc sắc của cảnh đẹp. Đối với di tích lịch sử, ngoài yêu cầu chung về văn tả, cần làm rõ giá trị của di tích lịch sử đó.
- Thể hiện được tình cảm yêu mến, gắn bó với cảnh đẹp hoặc di tích được tả và gây ấn tượng cho người đọc.
Truông Bồn là một địa danh thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, nằm trên tuyến đường chiến lược 15A trong kháng chiến chống Mỹ. Tuyến đường chiến lược này có chiều dài gần 200km, tiếp nối từ quốc lộ 1A - giáp với tỉnh Thanh Hóa, đi qua địa bàn các huyện: Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Đô Lương về đến huyện Nam Đàn.
Tại đây có một ngả rẽ về bến phà Linh Cảm, tỉnh Hà Tĩnh; một ngả đi về thành phố Vinh, qua phà Bến Thủy vào ngã ba Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là huyết mạch giao thông quan trọng để vận chuyển nhân tài, vật lực chi viện cho chiến trường miền Nam khi máy bay Mỹ ném bom đánh phá, phong tỏa tuyến đường sắt, đường sông, đường biển và quốc lộ 1A đi qua địa bàn tỉnh Nghệ An. Trên tuyến đường chiến lược này, Truông Bồn là điểm nút giao thông đặc biệt quan trọng.
Trong tiếng Nghệ, “truông” là danh từ để chỉ một đoạn đèo dốc chạy giữa hai vách núi hiểm trở. Trọng điểm Truông Bồn có chiều dài 5 km nằm trên tuyến đường 15A. Cung đường này có địa hình phức tạp, lầy, hẹp và dốc, gồm dãy núi đồi liên kết với nhau xen kẽ thung lũng sâu với những địa danh mà sau mấy chục năm, cánh lính trung đoàn chúng tôi mỗi khi họp mặt vẫn không thể nào quên như: Cầu Om, dốc U Bò, khe Vực Chỏng, dốc Kỳ Lợn…
Đặc biệt, tôi và các đồng đội trong chiếc xe đặc chủng P405 đã có lần hút chết tại đây trong một lần hành quân đêm di chuyển khí tài tên lửa qua trọng điểm ác liệt này vào mùa hè năm 1972 rực lửa. Do biết đây là tuyến đường vận tải chiến lược, là yết hầu của con đường chi viện cho miền Nam nên không quân Mỹ đã không ngừng ném bom bắn phá, huỷ diệt. Bom đạn Mỹ đã làm cho một vùng Truông Bồn vốn xanh tươi, trù phú trở nên hoang tàn, rừng bị tiêu huỷ, hầu hết các thôn làng dọc tuyến đường 15A bị tàn phá, rất nhiều bộ đội và TNXP đã hy sinh để bảo vệ trọng điểm huyết mạch này. Nhưng nói đến Truông Bồn là nói về một chứng tích hào hùng, bất hủ, ghi dấu những chiến công và sự hy sinh oanh liệt của quân và dân ta trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Tiêu biểu là những chiến công và sự hy sinh oanh liệt ngày 31/10/1968 của 13 chiến sĩ TNXP “Tiểu đội cảm tử” - “Tiểu đội thép” - “Tiểu đội cọc tiêu sống” Anh hùng thuộc Ðại đội 317 - Đội 65 - Tổng đội TNXP chống Mỹ cứu nước tỉnh Nghệ An.
|
Vào tháng 7/1968, đại đội đã chọn 14 chiến sĩ, gồm 12 nữ và 2 nam, làm nhiệm vụ trực chiến 24/24 giờ hàng ngày để quan sát, cảnh báo máy bay Mỹ, đánh dấu bom nổ chậm, phối hợp với công binh phá bom, bảo đảm cho chặng đường giao thông qua Truông Bồn luôn thông suốt. Sau chiến dịch “100 ngày đêm đảm bảo mạch máu giao thông”, Ban chỉ huy Tổng đội đã cho phép xét chọn 8 chiến sỹ đã phục vụ hết thời gian 3 năm và có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn được xuất ngũ.
Trong 8 người được chọn thì có 1 người ở nhà chỉ còn mỗi mẹ già đau yếu không có người chăm sóc, 1 người có anh trai là liệt sĩ vừa hy sinh trên chiến trường miền Nam, một đôi nam nữ yêu nhau đã 3 năm chỉ chờ xuất ngũ là tổ chức lễ cưới và 4 người được nhận giấy báo nhập học tại các trường trung học chuyên nghiệp. Tất cả 8 người đã chia tay đồng đội, chờ sáng mai trở về nhà.
Thế nhưng, đêm 30/10/1968, Đại đội 317 nhận lệnh phải cấp tốc thông đường để đoàn xe quân sự vượt qua Truông Bồn vào Nam trước khi trời sáng. Cả 8 TNXP chuẩn bị xuất ngũ ấy đã xung phong cùng các đồng đội của mình ra hiện trường làm nhiệm vụ. 4 giờ sáng ngày 31/10/1968, toàn đơn vị khẩn trương san lấp hố bom. Đến 6 giờ 10 phút khi công việc sắp hoàn thành thì bất ngờ máy bay Mỹ đến oanh tạc. Vì giữ nhiệm vụ trực chiến nên 14 chiến sĩ TNXP ấy không kịp rút về hầm trú ẩn và 13 người đã hy sinh khi chỉ còn hơn 10 tiếng đồng hồ nữa là đến thời điểm 0 giờ ngày 1/11/1968 - thời điểm không quân Mỹ ngừng ném bom bắn phá trên toàn miền Bắc. 13 TNXP - 11 cô gái và 2 chàng trai - hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, người trẻ nhất là 17 tuổi và người nhiều tuổi nhất mới có 22 tuổi. Sự hy sinh của các chị, các anh đã làm nên huyền thoại Truông Bồn!
Với ý nghĩa to lớn đó và được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhằm xây dựng Truông Bồn trở thành “Địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, ngày 19/4/2010, UBND tỉnh Nghệ An đã quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình “Bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử Truông Bồn”. Cùng với tỉnh Nghệ An, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Giao thông Vận tải và nhiều cơ quan, đơn vị, tập thể, cá nhân trong và ngoài nước đã đầu tư, quyên góp, ủng hộ xây dựng, tôn tạo Khu di tích trên diện tích 217.327m2 với tổng mức đầu tư 365 tỷ đồng.
Công trình được khởi công vào ngày 27 tháng 10 năm 2012. Tháng 7/2015, công trình được hoàn thành và ngày 7/8/2015, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức lễ khánh thành trong niềm xúc động của nhân dân khắp mọi miền của Tổ quốc, của hàng ngàn đại biểu và nhân dân về dự lễ tại nơi chứng tích một huyền thoại bất tử!
Khu Di tích lịch sử quốc gia Truông Bồn được xây dựng trên diện tích 22ha với nhiều cụm công trình quy mô lớn, kéo dài theo trục đường 15A huyền thoại. Ngoài một số hạng mục chính như: Nhà che mộ 13 liệt sỹ, Khu tưởng niệm, Khu quảng trường, Đài chiến thắng, Tháp chuông còn có nhiều công trình phụ trợ khác làm nên cảnh quan tổng thể của khu di tích. Gây ấn tượng mạnh nhất đối với khách tham quan chính là khu Đài tưởng niệm anh hùng liệt sỹ Truông Bồn.
Đây là công trình văn hóa nghệ thuật nhiều màu sắc, vừa để tưởng niệm ghi nhớ, vinh danh các anh hùng liệt sỹ trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước trên mặt trận giao thông vận tải vô cùng gian khổ, ác liệt; vừa là điểm nhấn văn hóa du lịch tâm linh, thu hút khách trong và ngoài nước đến tham quan chiêm ngưỡng và hành lễ. Ở công trình này có một đài hương gồm ba cây hương được làm từ đá xanh nguyên khối cao 27m, đường kính hơn 1m, bên trên có những áng mây phủ đồng tượng trưng cho những nén tâm nhang gửi đến những anh hùng liệt sỹ đã hy sinh tại Truông Bồn.
Phía sau đài hương là bức phù điêu lớn với nhiều họa tiết được chạm khắc tinh xảo, tái hiện hình ảnh cuộc sống, quá trình lao động, chiến đấu đảm bảo giao thông của các cán bộ, chiến sĩ và TNXP trên tuyến đường. Phần chính giữa bức phù điêu là Bia ghi danh 1.240 liệt sỹ hy sinh tại Truông Bồn. Xung quanh Đài tưởng niệm là 2 nhóm tượng và 6 trụ huyền thoại khắc tạc hình ảnh mang tính biểu tượng cho tinh thần chiến đấu, hy sinh anh dũng của lực lượng TNXP nơi đây.
Đây là tấm lòng của các thế hệ được sống, được hưởng hạnh phúc hòa bình hôm nay thành kính biết ơn các liệt sỹ TNXP Truông Bồn - những người đã dâng hiến tuổi xuân cho Tổ quốc./.
Can Lộc là địa phương có nhiều di tích nhất gồm: Đền Khiêm Ích (xã Đồng Lộc), Đình làng Quần Ngọc (xã Khánh Lộc), Chùa Lưu Ly (xã Sơn Lộc), Mộ Nguyễn Công Ban (xã Trường Lộc), Nhà thờ Trần Đình Trù (xã Xuân Lộc), Nhà thờ Lương Hữu Xưởng (xã Thiên Lộc). Đón nhận bằng di tích LSVH cấp tỉnh đền Cô, đền Cậu (thôn Hội Tiến, xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân) Tiếp đó là huyện Thạch Hà với 4 di tích, gồm: Chùa Thanh Quang (xã Thạch Hải), Nhà thờ Nguyễn Hoằng Nghĩa (xã Thạch Thắng), Nhà thờ Nguyễn Hữu Ngân (xã Thạch Khê), Nhà thờ Lê Văn Nghĩa (xã Thạch Đỉnh). Xếp thứ 3 trong số các địa phương có nhiều di tích đợt này là Nghi Xuân, với Đền Am (xã Xuân Liên), Đền Bến (xã Xuân Liên), Nhà thờ và Mộ Đậu Vĩnh Tường (xã Xuân Viên). Sau Nghi Xuân là huyện Hương Sơn với 2 di tích: Nhà thờ Cù Nhiệm, Cù Trọng Năng (xã Sơn Bằng); Nhà thờ và Mộ Hà Huy Quang (xã Sơn Thịnh). Có 4 địa phương có 1 di tích, gồm: Đền Bà Chúa (Cẩm Sơn - Cẩm Xuyên), Nhà thờ Nguyễn Xứng (Mai Phụ - Lộc Hà), Di tích danh thắng chùa Hang (Bắc Hồng - TX Hồng Lĩnh), Nhà thờ Lê Đăng Ái (Đức Nhân - Đức Thọ). UBND tỉnh giao Sở VHTT&DL chỉ đạo các địa phương có di tích được công nhận thực hiện quản lý Nhà nước đối với di tích theo quy định hiện hành. H.X |
Tin liên quan
Đền Gôi Vị được xếp hạng Di tích lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 618/QĐ-BVHTTDL xếp hạng đền Gôi Vị (xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) là di tích cấp quốc gia.
Khánh thành miếu Mây và đón bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
Sáng ngày 27/1, xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và khánh thành miếu Mây. ...
Xem nhiều
Can Lộc là địa phương có nhiều di tích nhất gồm: Đền Khiêm Ích (xã Đồng Lộc), Đình làng Quần Ngọc (xã Khánh Lộc), Chùa Lưu Ly (xã Sơn Lộc), Mộ Nguyễn Công Ban (xã Trường Lộc), Nhà thờ Trần Đình Trù (xã Xuân Lộc), Nhà thờ Lương Hữu Xưởng (xã Thiên Lộc). Đón nhận bằng di tích LSVH cấp tỉnh đền Cô, đền Cậu (thôn Hội Tiến, xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân) Tiếp đó là huyện Thạch Hà với 4 di tích, gồm: Chùa Thanh Quang (xã Thạch Hải), Nhà thờ Nguyễn Hoằng Nghĩa (xã Thạch Thắng), Nhà thờ Nguyễn Hữu Ngân (xã Thạch Khê), Nhà thờ Lê Văn Nghĩa (xã Thạch Đỉnh). Xếp thứ 3 trong số các địa phương có nhiều di tích đợt này là Nghi Xuân, với Đền Am (xã Xuân Liên), Đền Bến (xã Xuân Liên), Nhà thờ và Mộ Đậu Vĩnh Tường (xã Xuân Viên). Sau Nghi Xuân là huyện Hương Sơn với 2 di tích: Nhà thờ Cù Nhiệm, Cù Trọng Năng (xã Sơn Bằng); Nhà thờ và Mộ Hà Huy Quang (xã Sơn Thịnh). Có 4 địa phương có 1 di tích, gồm: Đền Bà Chúa (Cẩm Sơn - Cẩm Xuyên), Nhà thờ Nguyễn Xứng (Mai Phụ - Lộc Hà), Di tích danh thắng chùa Hang (Bắc Hồng - TX Hồng Lĩnh), Nhà thờ Lê Đăng Ái (Đức Nhân - Đức Thọ). UBND tỉnh giao Sở VHTT&DL chỉ đạo các địa phương có di tích được công nhận thực hiện quản lý Nhà nước đối với di tích theo quy định hiện hành. H.X |
Tin liên quan
Đền Gôi Vị được xếp hạng Di tích lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 618/QĐ-BVHTTDL xếp hạng đền Gôi Vị (xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) là di tích cấp quốc gia.
Khánh thành miếu Mây và đón bằng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh
Sáng ngày 27/1, xã Thạch Vĩnh, huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và khánh thành miếu Mây. ...
Xem nhiều
Đếm trong những di tích lịch sử của đất nước Việt Nam ta không thể nào không kể đến di tích lịch sử tại Tiên Du, Bắc Ninh. Đó là chùa Phật Tích, một ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Lý- Trần. Nơi đây cảnh núi non hữu tình và một ngôi chùa linh thiêng thanh tịnh cùng với tượng phật to lớn và tháp cao trên đỉnh núi.
Bước chân vào cổng chùa Phật Tích là cánh cổng chùa giản dị nhưng mang đậm nét thời xưa. Bước chân vào trong là những cây đa ven đường, cây đa cổ thụ to lớn tỏa bóng mát cả lối đi vào chùa. Ngay cạnh cây đa là một chiếc hồ lớn, hàng năm mỗi độ lễ hội đến người quan họ hát những câu quan họ mượt mà trên mặt hồ này, nước hồ xanh biếc trong lành in bóng dáng cây đá bến nước, in bóng những liền anh liền chị trong chiếc áo tứ thân và khăn xếp áo the, in bóng cả những gương mặt lam lũ của người dân nơi đây nở nụ cười tươi mùa lễ hội.
Trước khi bước tới chùa, bên phải đường vào chùa là một khoảng đất rộng cho người dân tổ chức buôn bán ngày lễ hội. Người đến thăm chùa Phật Tích không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh thiên nhiên đầy thơ mộng và uy nghi nơi cửa Phật, những cây cổ thụ cao, những hàng cây đại, những bậc cầu thang cao dần dẫn đến chùa. Trong chùa có biết bao nhiêu là tượng phật. Bên ngoài chùa là những cây thông màu xanh tươi đẹp. Người du khách thăm quan theo đường lên núi, đi tới tượng Phật to lớn để thăm quan và chiếc tháp đối diện tượng Phật đó.
Đứng trên đỉnh núi nơi tượng Phật to lớn người ta có thể thu vào mắt mình những cảnh đẹp bình yên của non nước núi sông. Bức tượng Phật to lớn uy nghi bệ thế. Người ta không những cảm thấy thanh tịnh mà còn thấy yêu mến thêm đất nước tươi đẹp này.
Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như ln vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.
Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mỏ hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hoá đã hào phóng ban tặng cho con người.
Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.
Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.
Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền luỵ của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.
Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, quanh co theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hoà với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khoẻ khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.
Động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động
Lên đến đây, từ trên cao nhìn xuống, cả bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt. Ruộng nương trông bé như bàn tay. Rừng mơ, rừng mận nở hoa trắng xoá cả vùng đồi núi xung quanh.
Động ăn sâu trong lòng núi, trông giống như một chiếc hàm rồng khổng lồ. Lòng động phẳng và rộng, có thể chứa mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh, những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng... Khách hành hương lâm râm khấn nguyện, cầu mong một cuộc sống bình an, no đủ và hạnh phúc.
Phải mất hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Hương Sơn. Lúc lên xe ra về, em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói toả. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách.
Tạm biệt Hương Sơn! Hẹn ngày gặp lại!
Học tốt
Bất kỳ thời điểm nào Nam Định cũng đẹp nhưng nếu đến vào dịp rằm tháng Giêng, bạn sẽ được hòa mình vào lễ hội Khai Ấn lớn nhất nhì tỉnh.
Lưu trú
Một số khách sạn,nhà nghỉ bạn có thể tham khảo trước khi đến Nam Định là khách sạn Nam Định, khách sạn tại bãi biển Thịnh Long, nhà nghỉ Công Đoàn. Lưu ý đặt phòng trước khi đến.
Đặc sản Nam Định
Nam Định có nhiều đặc sản nổi tiếng như gạo tám xoan, chuối ngự, gạo nếp cái hoa vàng Hải hậu, phở bò, bánh gai, kẹo dồi, bánh đậu xanh, bánh nhãn, kẹo Sìu Châu (kẹo lạc Nam Định), bún chả Thành Nam, nem nắm Giao Thủy, nem Chạo Giao Xuân - Giao Thủy, gỏi nhệch và cá nướng rơm Hải Hậu, rượu Bỉnh Ri - Giao Thịnh.
#####
`HT`
Bài làm :
Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.
Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.
Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.
Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.
Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.
Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.
Bài làm :
Chuyến đi thăm chùa Hương cùng với ông bà, cha mẹ cách đây đã hơn một năm nhưng em vẫn nhớ như ln vẻ đẹp thần tiên của phong cảnh Hương Sơn.
Mùng sáu tháng Giêng, chùa Hương bắt đầu mỏ hội. Du khách từ khắp miền đất nước nườm nượp đổ về đây để lễ Phật và thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên sơn thuỷ hữu tình hiếm có. Hương Sơn quả là một kì quan mà Tạo hoá đã hào phóng ban tặng cho con người.
Ngồi trên con đò xuôi bến Đục, em khoan khoái đưa tay khoát nước. Nước suối Yến mát lạnh. Thỉnh thoảng, một chú chim bói cá màu xanh cánh trả cụp cánh lao vút như một mũi tên xuống dòng nước trong văn vắt, nhìn thấy rõ rong rêu mọc ven bờ. Trước mắt em là dãy núi tím biếc trập trùng, ẩn hiện trong màn sương lãng đãng. Những con đò nối đuôi nhau chở du khách vào đền Trình dưới chân núi.
Đường lên chùa gập ghềnh, quanh co và khá dốc nhưng hầu như không ai thấy mệt. Các cụ bà đầu đội khăn, mặc áo dài nâu, quần thâm, cổ đeo tràng hạt, tay chống gậy vừa đi vừa niệm Nam mô, bước chân vẫn dẻo dai, chẳng kém thanh niên.
Em theo ông bà, cha mẹ đi từ chùa Ngoài vào chùa Trong, thăm chùa Giải Oan, lên tới chùa Thiên Trù... Chùa nào cũng cổ kính, uy nghi, trầm mặc trong khói hương nghi ngút. Không khí lễ hội vừa náo nhiệt lại vừa thành kính, thiêng liêng. Đến đây, mọi người đều có chung cảm giác là trút bỏ được những phiền luỵ của cuộc sống đời thường, tâm hồn lâng lâng, thanh thản.
Dòng người nối đuôi nhau trên những con đường hẹp, quanh co theo vách đá. Tiếng suối róc rách văng vẳng đâu đây hoà với tiếng mõ, tiếng chuông ngân nga trong khoảng không êm đềm, tĩnh lặng. Lúc mỏi chân, du khách tạt vào quán lá, uống một bát nước lão mai lại thấy khoẻ khoắn hẳn ra, vui vẻ tiếp tục cuộc hành trình.
Động Hương Tích được mệnh danh là Nam thiên đệ nhất động
Lên đến đây, từ trên cao nhìn xuống, cả bầu trời, mặt đất thu gọn trong tầm mắt. Ruộng nương trông bé như bàn tay. Rừng mơ, rừng mận nở hoa trắng xoá cả vùng đồi núi xung quanh.
Động ăn sâu trong lòng núi, trông giống như một chiếc hàm rồng khổng lồ. Lòng động phẳng và rộng, có thể chứa mấy trăm người. Ánh đèn, ánh nến lung linh, những nhũ đá, cột đá muôn hình vạn trạng, lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Nào hòn Cậu, hòn Cô, nào nong tằm, né kén, nào cây bạc, cây vàng... Khách hành hương lâm râm khấn nguyện, cầu mong một cuộc sống bình an, no đủ và hạnh phúc.
Phải mất hai ngày liền mới thăm hết được phong cảnh Hương Sơn. Lúc lên xe ra về, em ngoái đầu lại lưu luyến ngắm nhìn. Xa xa, nơi những dãy núi trập trùng, sương bốc lên mù mù như khói toả. Khung cảnh đẹp như trong mơ, làm say lòng biết bao du khách.
Tạm biệt Hương Sơn! Hẹn ngày gặp lại!
Hồ Tây , hồ Gươm, chùa Một Cột
Nhắc đến những địa danh nổi tiếng của người Hà Nội không thể không nhắc đến chùa Một Cột, ngôi chùa có lịch sử lâu đời và có lối kiến trúc vô cùng độc đáo.
Chùa một cột được xây dựng vào mùa đông tháng mười Âm lịch năm 1049, theo truyền thuyết thì chùa đươc xây dựng theo giấc mơ của vua Lí Thái Tông và gợi ý thiết kế của nhà sư Thiền Tuệ. Thời đó, đạo Phật với tư tưởng từ bi hỉ xả hết sức nhân văn đang được trọng dụng. Một đêm, nhà vua nằm mơ thấy được Phật Bà Quan Âm dắt lên tòa sen. Nhà vua bèn vời nhà sư Thiền Tuệ vào triều để hỏi về giấc mộng của mình. Theo gợi ý của nhà sư, vua Lí Thái Tông đã cho xây dựng ngôi chùa này. Ban đầu chùa có tên là Diên Hựu với ý nghĩa lâu dài mãi mãi, sau này chùa mới được đổi theo nhiều tên gọi khác nhau và cái tên Một Cột được giữ lại đến ngày nay là dựa vào đặc điểm hình dáng vô cùng độc đáo, đặc sắc của ngôi chùa.
Chùa Một Cột có lối kiến trúc vô cùng độc đáo, được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền. Chùa có kết cấu bằng gỗ, trong chùa đặt tượng Phật Bà Quan Âm nghìn tay để thờ. Bao quanh chùa là một hồ nước nhỏ có tên là Linh Chiểu. Chùa bao gồm đài Liên Hoa hình vuông, chiều dài mỗi cạnh 3m, mái cong dựng trên cột cao 4m, có đường kính là 1,2m và một cột đá hai khúc chồng lên nhau thành một khối. Chùa có một hệ thống những đòn gỗ làm giá đỡ rất quy mô. Đài Liên Hoa có mái ngói nhà bốn góc uốn cong, trên có hình lưỡng long triều nguyệt. Hình ảnh ngôi chùa nhô lên khỏi mặt nước, khiến cho ta nghĩ đến hình tượng bông hoa sen vươn thẳng lên khỏi ao hình vuông, xung quanh bao bọc bằng hàng lan can làm men với những viên gạch sành tráng men xanh. Trong chiếc hồ nhỏ bao quanh chùa có trồng rất nhiều hoa sen. Vào những dịp xuân về những bông sen đua nhau nở hoa, tỏa hương thơm ngát, làm tăng thêm vẻ đẹp trang nghiêm cho chùa. Kiến trúc đơn giản mà tinh tế ấy đã tạo cho chùa Một Cột nét đẹp giản dị, tao nhã; nó thể hiện cái hồn cốt thanh cao của văn hóa Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Chùa Một Cột nằm trong khu di tích gồm cả Bảo tàng Hồ Chí Minh, khu Lăng của Bác và trở thành điểm nhấn cho quần thể di tích này. Vào những dịp lễ tết mọi người lại đến chùa thắp hương khấn Phật mong điều an lành cho gia đình và bản thân. Chùa Một Cột từ lâu đã trở thành điểm thăm quan của du khách trong và ngoài nước và là một trong những điểm đến quan trọng của khách nước ngoài khi có dịp đến Hà Nội
Chùa Một Cột đã trở thành biểu tượng truyền thống của văn hóa Hà Nội. Với ý nghĩa đó, địa danh này đã được chọn làm biểu tượng cho Thủ đô Hà Nội và đài truyền hình Hà Nội, ngoài ra chùa còn được thấy ở mặt sau đồng tiền kim loại 5000 đồng. Chùa Một Cột đã trở thành một chứng nhân lịch sử của những năm tháng thăng trầm của Hà Nội. Cho dù đã qua nhiều lần trùng tu những chùa vẫn không mất đi vẻ đẹp giản dị và thiêng liêng. Và chắc hẳn dù có đi đến đâu con người Việt Nam cũng sẽ tự hào kể cho bạn bè năm châu được biết về di tích lịch sử này.
Chùa Một Cột không chỉ có danh thắng nổi tiếng, là biểu tượng của thủ đô. Chùa còn là di tích lịch sử lâu đời, chứng kiến những thăng trầm của đất nước. Thế hệ chúng ta cần phải, gìn giữ, bảo tồn và lưu giữ tất cả những gì liên quan đến ngôi chùa. Để sau này con cháu chúng ta nhìn vào nhân chứng đó mà sống cho tốt, cho xứng đáng.