K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 8 2021

Trong rất nhiều địa chỉ du lịch của Hà Tĩnh thì bãi biển Thiên Cầm thường được những người yêu thích du lịch nhắc đến.Cuối tuần, em được bố mẹ đưa đến biển Thiên Cầm chơi, em thật sự rất hào hứng với chuyến đi này.

Trên núi Thiên Cầm có đền Cầm Sơn được xây dựng từ trước thế kỷ thứ 13, hay còn gọi là đền cha con Hồ Quý Ly, nay còn thờ cả phật và có tên là chùa Cầm Sơn. Núi cao 108 m so với mực nước biển, đứng đỉnh núi có thể nhìn rõ toàn bộ bãi biển và đảo gần đó. Bãi biển Thiên Cầm như hình cánh cung hay giống cây đàn cầm, có tới 3 bãi tắm, bãi chính dài 3 km đẹp, bãi khác dài khoảng 10 km, bãi cát trắng thoai thoải phẳng ít lồi lõm, nước biển xanh trong vắt màu ngọc bích, có thể nhìn xuống tận đáy, bờ biển thoai thoải, có thể tắm ở xa bờ hơn 100 m, nước biển có độ mặn rất cao. Một vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kiêu kì muôn màu muôn sắc ấy do mây, trời, ánh sáng tạo nên.Trong mắt tôi, mỗi buổi bình minh trên biển trở nên thật hiền hòa. Trong mắt biển, tôi chỉ là một sinh linh nhỏ bé. Nếu như những làn sóng và bờ cát trên biển như người mẹ vỗ về đứa con thì với tôi biển như một thiên thần. Biển trong xanh lẫn vào với những hạt cát trắng trông rất đẹp.Bãi cát sau một đêm uống sương bây giờ trở nên ướt át màu nâu sẫm. Phải chăng vì lưu luyến những người con yêu dấu của quê hương, cát đã lưu giữ, in hình những đôi bàn chân trần của ai đó đã qua. Những hạt cát ngái ngủ bị sóng đánh thức nó giật mình chuyển động nhẹ rồi vươn vai thức dậy. Những hạt cát nhỏ li ti vàng óng như kim sa được xây thành một lâu đài lung linh, lộng lẫy. Vừng đông đã thực sự hiện ra rực rỡ giữa màu mây trắng, chiếu ánh sáng kì diệu xuống vạn vật thì mặt biển lóe sáng một màu trắng bạc. Ánh sáng ấy phủ lên mặt biển, lan tỏa rất đẹp.Màu xanh của trời, màu xanh lam của nước hòa lẫn với màu sắc của mặt trời tạo nên một màu sắc kì ảo trên biển. Cảnh biển lúc này chẳng khác gì một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ.

Em rất yêu biển Thiên Cầm, nó thật sự có phong cảnh rất đẹp và thơ mộng. Nếu được lần nữa đến đó chơi em sẽ ngắm biển thật lâu.

Thiên Cầm là một khu du lịch mới được qui hoạch xây dựng từ ngày 2/11/1993. Tổng thể khu du lịch rộng 200 ha, kéo dài từ ranh giới xã Cẩm Hoà (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đến bãi Cu Kỳ xã Kỳ Xuân, Kỳ Anh. Phía Đông Nam kéo dài đến xã Cẩm Nhượng và phía Bắc tính từ đỉnh núi xuống bờ biển, chiều rộng từ mớn nước đi vào trung bình 1-1,2 km.

Từ Thiên Cầm nhìn ra ánh mắt người chạm phải lô nhô hòn Bớc, hòn Én trông như những cánh phao nâu đang dập dềnh ngoài biển. Ở quanh đó những chiếc thuyền đánh cá trông như những chiếc là hình thoi đang cày tung sóng trắng với những gọng vó, guồng te để đem tôm, cá, mực về cho vùng biển nhất nhì này ở Hà Tĩnh. Đối xứng với bên này Thiên Cầm sơn (núi Thiên Cầm) bên kia là núi Đầu Voi cùng với Cùm Nậy (núi lớn) và Cùm Con (núi bé) như hai mảnh của phím đàn trời đã án ngự dòng Kỳ La, buộc dòng suối trong văn vắt này uốn lượn rồi đổ êm ra biển.

Từ đầu thế kỷ, người Pháp đã xây dựng ở Thiên Cầm một khu nghỉ mát, nhưng do chiến tranh, các công trình ấy đã bị phá hủy. Ngày nay, vùng biển nguyên sơ ấy đã được tỉnh Hà Tĩnh quy hoạch thành khu du lịch biển. Bắt đầu từ Thiên Cầm, khu du lịch vươn ra phía Bắc 8km và chạy dài vào Nam hơn 3km. Thiên Cầm ngày nay là vùng du lịch đầy tiềm năng, hấp dẫn mà ít nơi trên đất nước ta có được.

Thiên Cầm có tới 3 bãi tắm, mỗi nơi một vẻ, chiều dài tổng cộng gần chục cây số. Từ đỉnh núi nhìn xuống bãi tắm trông như một đường cong gợi cảm với bãi cát trắng phau, mịn màng. Nước biển Thiên Cầm về mùa hè xanh màu ngọc bích. Bờ biển thoai thoải, ra tới chừng trăm thước mà không hề có lồi lõm, sau một hồi thoả thuê tắm mình trong làn nước biển, bạn có thể thả mình trên những phiến đá ngắm mây trôi bồng bềnh. Đá ở đây đủ hình thù xếp chồng lên nhau tha hồ theo trí tưởng tượng của con người.

Những bãi tắm, nhà nghỉ, khách sạn cao tầng, những con đường nhánh khiến Thiên Cầm có những sức quyến rũ mới giữa một vùng thiên nhiên với một bên là rừng núi tĩnh lặng, một bên là tiếng sóng biển dập dồn. Ở đó điều đầu tiên bạn sẽ cảm nhận được là vị mặn mòi của những làn gió biển luôn hướng về phía núi và những ngọn gió mát lạnh từ rừng núi nguyên sinh bay tràn ra biển rộng.

Biển Thiên Cầm có nhiều hải sản quí hiếm mà con số lên tới cả trăm loài nhất là tôm, sò, cua, cá, mực... Theo con đường dọc bờ biển, bạn sẽ đến thăm cảng cá Cửa Nhượng.

Ðến Thiên Cầm, bạn còn có dịp đi thăm khu lưu niệm Nguyễn Du tại làng Tiên Ðiền, huyện Nghi Xuân. Khu lưu niệm này rộng tới 2ha, có tư văn 1, tư văn 2, bia tưởng niệm và nhà trưng bày hiện vật Nguyễn Du được tặng khi đi sứ, chén, nậm rượu, hòm sắc của cụ Nguyễn Nghiễm, thân sinh của Nguyễn Du...

Trên đường về, bạn sẽ được ghé thăm Ngã ba Ðồng Lộc, nơi 10 cô gái thanh niên xung phong từ 17-22 tuổi đã hy sinh để bảo vệ con đường nối liền hậu phương với tiền tuyến trong thời kỳ chiến tranh chống Ðế quốc Mỹ xâm lược.

Dường như chỉ có ở bãi biển Du Lịch Thiên Cầm, người ta mới có thể nghe được trọn vẹn những âm thanh hòa quyện của sóng, gió rì rào qua khe núi. Tất cả tạo thành một bản nhạc du dương, bao bọc du khách trong không khí của yên bình và êm ả.

10 tháng 6 2021

Em tham khảo nhé !

Nếu có dịp về với mảnh đất Hà Tĩnh, chắc hẳn ai cũng đã thưởng thức đặc sản truyền thống nơi đây, đó chính là kẹo “Cu Đơ” - loại kẹo mà ai nghe đến cũng phải “ồ” lên vì cái tên lạ và gợi nhiều tò mò này. Khi thưởng thức kẹo Cu Đơ, chắc chắn bạn sẽ được trải nghiệm hương vị độc đáo từ món kẹo giản dị mà vẫn nổi tiếng này. Đó chính là hương vị ngọt ngào từ mật mía, vị bùi bùi của bánh tráng, cộng với cái béo từ lạc và mùi thơm nồng của gừng. Tất cả những nguyên liệu làm nên kẹo Cu Đơ hòa quyện với nhau, tạo nên một hương vị đặc trưng mà chỉ loại kẹo này mới có.

Theo những người dân ở đây thì kẹo Cu Đơ xuất phát từ vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh. Mới đầu, người ta chỉ gọi là kẹo lạc cụ Hai, vì cụ là người đầu tiên làm ra loại kẹo này. Dân gian thường giải thích rằng chính người Pháp đã tạo nên tên gọi kẹo Cu Đơ, vì người Pháp đọc từ “cụ” là “cu”, từ “hai” (số 2) đọc là “đơ” (deux).

Theo nhà thơ, nguyên giảng viên Đại học Tổng hợp Huế Nguyễn Hồng Trân, người ta thường truyền cho nhau câu chuyện rằng từ thời Pháp thuộc, có một vị người Pháp đi qua Hà Tĩnh, những người dân ở đây đã mời ông uống một bát nước chè xanh nóng và ăn một miếng kẹo được bọc trong lá chuối khô. Ông Pháp đó cũng cầm miếng kẹo ăn ngon lành, vừa ăn vừa uống nước chè xanh, rồi thốt lên: “Délicieux” (ngon tuyệt vời). Sau đó ông dò hỏi về loại kẹo ngon kì lạ này, người dân đã chỉ cho ông nhà cụ Hai (làng Thịnh Xá, Hương Sơn) - nơi đã sản xuất ra loại kẹo này. Vị người Pháp tìm về nhà cụ Hai và mua hết thảy số kẹo mà cụ đang có để làm quà cho bạn bè và người thân. Ông ta bỏ vào hộp và đề là Gâteau de Cu DEUX (bánh CU ĐƠ) lên trên mỗi hộp và gửi tặng bạn bè ở Paris. Từ “de” trong tiếng Pháp dưới tên dòng tộc như là biểu hiện dòng dõi quý tộc. Từ đó lan truyền ra cái tên kẹo Cu Đơ ngộ ngộ, vui vui này.

Kẹo Cu Đơ ngon là kẹo mà khi ăn phải hội đủ các vị béo bùi của lạc, ngọt ngào của đường mía, hương vị thơm nồng cay cay của gừng tươi, pha một chút chua nhẹ của chanh cùng với bánh tráng được nướng đúng độ, tạo nên hỗn hợp bánh giòn tan và ngọt bùi.

Để làm ra miếng kẹo Cu Đơ vừa thơm vừa giòn thì không phải ai cũng có thể làm được. Trước tiên phải chọn mật mía nguyên chất, vàng óng. Rồi lạc phải là loại lạc nhỏ hạt, không bị lép hay mốc, không được để trầy hết vỏ lụa ngoài của lạc. Và cuối cùng là bánh tráng - khuôn làm bánh nhỏ hơn kiểu bánh thường, chuyên dành làm kẹo; bánh tráng có các mép quăn đều, lõm giữa, khi nướng không được để nứt, thủng, vỡ và phải chín đều. Tuy nhiên, điều quyết định chiếc kẹo Cu Đơ ngon chính là kỹ thuật nấu. Mật được đun thật sôi, cho một ít gừng thái nhỏ và lạc rang vào rồi khuấy đều để lạc không bị chìm xuống đáy nồi và bị cháy. Cứ khuấy đều tay đến khi nào ngửi thấy mùi thơm, người thợ làm kẹo sẽ dùng đũa lấy một ít mật nhỏ vào nước lạnh, nhìn thấy giọt mật rơi vào nước không bị bẹp và không tan loãng ra là đạt yêu cầu.

Nơi nổi tiếng làm kẹo Cu Đơ là phường Đại Nài, Hà Tĩnh. Phường này nằm ở gần Cầu Phủ nên được gọi là “Cu Đơ Cầu Phủ” và đã tạo thành thương hiệu riêng. Những hộ dân ở đây hầu như nhà nào cũng nấu kẹo nên người ta gọi phường này là “Làng Cu Đơ”.

Bạn Hà Giang quê ở Hà Tĩnh, hiện đang học tập và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, tự hào khi nói về kẹo Cu Đơ quê hương: “Mỗi lần có dịp về quê, bạn bè ở trong ni đều dặn nhất định phải mang kẹo Cu Đơ vào. Cho nên, lần nào về mình cũng mang đi vài túi kẹo để làm quà cho mọi người. Có rất nhiều chỗ bán kẹo Cu Đơ, nhưng đối với mình thì Cu Đơ Thư Viện của Cầu Phủ là ngon nhất, tuy giá có cao hơn những điểm khác, nhưng vẫn rất đông người mua.”

Bạn Thái Văn Chính, sinh viên năm 3, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng hào hứng kể: “Mình từ Hà Tĩnh ra Hà Nội học. Ngày đầu nhập học, mình mang theo kẹo Cu Đơ để làm quà quê. Lúc đầu, đám bạn còn ngại không muốn ăn, nhưng khi đã nếm thử thì đều tấm tắc khen ngon. Sau vài lần ăn kẹo Cu Đơ, các bạn mình đâm “nghiện” cái vị ngọt ngọt, bùi bùi lại thơm nữa. Nên khi mình về quê, việc mang Cu Đơ làm quà là điều không thể thiếu”.

Du khách khi đến Hà Tĩnh thường ghé qua các cửa hàng bán kẹo nổi tiếng để thưởng thức kẹo Cu Đơ và mua về làm quà cho người thân, bạn bè. Với những người con quê hương Hà Tĩnh, cứ mỗi lần đi xa lại mang theo vài bịch kẹo Cu Đơ để làm quà cho bạn bè hay để gửi cho những người con nơi xa xứ đang ngóng về quê mẹ. Bởi vì, người Hà Tĩnh xem kẹo Cu Đơ như là linh hồn của quê hương, vừa giản dị, chân phương, lại ngọt ngào tình quê. Nó gợi lại trong tâm hồn những người con xa xứ bao cảm xúc về mảnh đất khô cằn sỏi đá nhưng vô cùng ấm áp và bình dị này.

10 tháng 6 2021

tham khảo ạ!

 

Văn hoá văn nghệ dân gian Hà Tĩnh trong vùng văn hoá văn nghệ dân gian xứ Nghệ hay Nghệ Tĩnh, nói cách khác là giữa 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, chỉ cách nhau có con sông Lam và mới tách tỉnh 180 năm nay; vậy, có gì đồng nhất và có gì khác biệt.

Được vinh dự mời viết bài tham dự hội thảo khoa học với đề tài nói trên trong dịp kỉ niệm 180 năm (1831-2011) tỉnh Hà Tĩnh ra đời, tôi thấy khó viết quá. Bởi tôi đã khẳng định rằng: Trong cả một quá trình lịch sử, Nghệ An và Hà Tĩnh đã bao đời đổi thay, khi là một huyện, một quận, một châu, một trại, một thừa tuyên, một xứ, một trấn, một tỉnh… khi là hai lộ, hai trại, hai phủ, hai châu, hai tỉnh,… địa vực có khi rộng khi hẹp, khi tên này khi tên khác nhưng nó vẫn là một dải đất trải dài từ khe Nước Lạnh cho đến đèo Ngang với hơn 200 km bờ biển, với vùng đồng trung du rộng lớn, với miền núi mênh mông, giàu sản vật, chiếm hơn 2/3 toàn bộ diện tích… gắn bó với nhau về tất cả các mặt: địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hoá, phong tục tập quán, ngôn ngữ,… mà sông Lam núi Hồng là tượng trưng cho tinh thần gan góc hiên ngang, cho tinh thần hiếu học, trọng đạo lý làm người của những con người yêu nước, yêu quê hương đã bao đời khai khẩn, sinh sống, chiến đấu dũng cảm, lao động cần cù, luôn có sức sáng tạo mãnh liệt về mặt văn hoá, văn nghệ để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước, muốn làm cho quê hương xứ sở rạng rỡ về mặt tài hoa, mặt học vấn.

Nằm chung trong khối thống nhất của đất nước Việt Nam từ Nam chí Bắc, vùng Nghệ Tĩnh cũng như một số vùng khác trong cả nước, có một số nét đặc thù. Những nét đặc thù này không đè lên, không làm mờ đi những đặc điểm chung của cả nước mà chỉ làm phong phú thêm, đa dạng thêm, tô đậm thêm những đặc điểm, những nét thuộc về bản sắc của văn hoá dân tộc Việt Nam.

Xứ Nghệ không được tạo vật cưu đương, đồng bằng cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, đã từng là biên trấn, trấn địa, đất căn cứ, đất lập nước của nhiều đời,.. song về mặt văn hoá, văn nghệ dân gian lại rất phong phú, phong phú vào bậc nhất, so với tất cả cá cđịa phương khác trên toàn quốc. Đã bao đời rồi, cái gia tài vô giá ấy là ngọn nguồn nuôi dưỡng tinh thần, là cơ sở văn hoá, là trí tuệ và tài năng, là sức mạnh vật chất, là động lực phát triển của bà con xứ Nghệ.

Với văn nghệ dân gian, ở cái đất Hoan Diễn này có tất cả các loại hình từ ca dao, dân ca, câu đối, tục ngữ, thành ngữ, vè, truyện kể,… như văn nghệ dân gian toàn quốc. Có thể nói đó là một gia tài văn nghệ dân gian hoàn chỉnh.

Hoàn chỉnh không phải về thể loại, mà còn hoàn chỉnh về nội dung, về mức độ phản ánh các sinh hoạt xã hội, về đấu tranh chống ngoại xâm và các lực lượng hắc ám; về thể hiện nội tâm, tình cảm; về đạo lý và các mối quan hệ trong cuộc sống,… đó là nét chung nhất.

Nhưng giữa 2 tỉnh, Hà Tĩnh có những nét gì khác?

Thứ nhất là về mặt ngôn ngữ, trong hai tỉnh không phát âm sáu thanh như ngôn ngữ phổ thông mà thương chỉ có 5 thanh, thậm chí chỉ 4 thanh, 3 thanh. Song ở Hà Tĩnh, bức tranh thổ ngữ khá đa dạng. Tiếng nói của người Nghi Xuân tựa như tiếng người Nghi Lộc ở Nghệ An. Tiếng nói của người Can Lộc, Thanh Hà,… còn mang khá nhiều từ cổ, có người cho đó là ngôn ngữ Việt - Mường như Kẻ Trù, Chợ Lù (ở xã Phù Lưu cũ). Tiếng nói của người Đức Thọ thường có âm đôi như ôông/ông, sôống/sống,… và các từ khác như eng/anh; bọ/bố,.. vấn đề này đã được nhiều người đề cấp.

Thứ hai, trên địa bàn Hà Tĩnh không có hoặc có ít các dân tộc thiểu số, chỉ người Chứt ở Hương Khê, mà người Chứt cũng nằm trong ngữ hệ Việt - Mường, còn trên địa bàn Nghệ An có 5 dân tộc thiểu số chung sống. Đó là các dân tộc: Thái, Thổ, Khơ Mú, Ơ Đu, H’mông. Đông nhất là người Thái, Hà Tĩnh cũng có người Thái cư trú nhưng chỉ có 2 bản ở Sơn Lâm và Sơn Kim thuộc huyện Hương Sơn. Các dân tộc thiểu số nói trên, dù dân số ít nhiều, đều có một gia tài văn hoá, văn nghệ dân gian nhất định. Gia tài văn hoá văn nghệ dân gian của các dân tộc thiểu số ấy đã cùng với gia tài văn hoá văn nghệ dân gian của người Việt làm cho gia tài văn hoá văn nghệ dân gian Nghệ An phong phú hơn, nhiều sắc thái văn hoá hơn.

Thứ ba, hai thổ sản đặc biệt của xứ Nghệ là hát ví và hát giặm. Hát ví phổ biến ở cả Hà Tĩnh và Nghệ An, song đậm đà nhất là ở Nam Đàn và thượng Can Lộc, Hát giặm, nhất là hát giặm trai gái phần lớn thường chỉ lưu hành ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.

Nhưng trước hết, hát giặm là gì? Có người cho rằng giặm là giẫm chân và hát giặm là lối hát có đánh nhịp bằng chân. Lại có người cho rằng, tiếng giặm xuất phát từ tính phân đoạn trong một bài hát giặm. Còn có người cho rằng, giặm là giắm vào, điền vào như Giắm lúa. Ý kiến này căn cứ vào những câu lãy trong một bài hát giặm.

Cố giáo sư Nguyễn Đổng Chi cho rằng hát giặm có hai làn điệu là hát nói và hát ngâm, chủ yếu là hát nói. Hát nói của hát giặm tạo cho người nghe một cẩm giác đều đều, chắc gọn, nặng nề. Phương ngữ xứ Nghệ có câu:

Dại nhất là thổi tù và,

Thứ nhì hát giặm, thứ ba thả diều.

Mặc dù có vần, có âm, có điệu. Nó phản ảnh một loại dân ca ở trình độ còn thô sơ. Cách hát của giặm thường có ngâm mà không rung nghe đều đều mà mặt mũi không được tròn trĩnh xinh tươi cho lắm nên phương ngữ xứ Nghệ còn có câu: hát giặm đồng đôi, mạt to như cái nồi, còn ngồi hát giặm”, nghe nhiều thường nhàm chán. Giáo sư cho rằng: “Hát giặm phản ánh một thứ lao động nào đó tương đối mệt nhọc, đều đều như đi đường, giã gạo, leo núi,v.v… hoặc phải chăng nó ảnh hưởng của một công cuộc sinh hoạt hãy còn thô sơ, đơn điệu ở chỗ núi rừng”. Đúng là như vậy nhất là câu láy. Câu láy không phải là giắm vào như giắm lúa, hay điền vào như điền vài đoạn nan trong cái rổ bị rách. Theo chúng tôi, câu láy là tiếng vang lại (é cho) của tiếng nói nơi núi rừng. Khi chúng ta đi vào nơi núi rừng có nhiều vách đá thẳng tắp cheo leo; nói to một câu chúng ta thường nghe vọng lại tiếng nói của chính mình. Câu láy lại của câu cuối một đoạn hay một khúc của bài giặm có thể là tiếng vọng đó. Vùng phía nam Hà Tĩnh xưa kia núi rừng nhiều, mà hát giặm thường lưu hành mấy huyện phía Hà Tĩnh, như đã nói trên, cho nên có thể nói Hà Tĩnh là quê hương, là nơi xuất phát ban đầu của hát giặm. Tóm lại với địa hình của mình, Hà Tĩnh đã cung cấp cho gia tài dân ca xứ Nghệ, dân ca toàn quốc một loại hình hát giặm độc đáo mà sức sống của nó tồn tại mãi đến hôm nay.

Thứ tư, Hà Tĩnh có nhiều nhà thơ nhà văn làm sáng rực lâu dài văn học dân tộc như đại thi hào Nguyễn Du và truyện Kiều, Nguyễn Huy Tự với Hoa tiên truyện, Nguyễn Công Trứ tài hoa với những bài ca trù,… và bao danh sĩ khác nữa. Họ đều đi chơi hát ví nhất là hát ví phường vải. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn gọi họ là “Văn phái Hồng Sơn”. Giáo sư cho rằng: “Hát ví nói chung, hát phường vải nói riêng bằng văn lục bát không những có ảnh hưởng đến văn phái Hồng Sơn mà còn cho ta thấy sự phôi thai của áng văn kiệt tác là văn Kiều”. Ông Nguyễn Tất Thứ trên “Tiểu thuyết thứ bảy” số tháng 6 năm 1944, cũng đánh một tiếng chuông thứ hai để hoạ lại cái chính kiến của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Ông nói: “Theo tôi thì từ Hoa tiên truyện, Mai Đình mộng ký đến Đoạn Trường Tân Thanh, văn phái Hồng Sơn là một con bướm vàng rực rỡ đã được dạo qua làn hương phấn của chùm hoa phong dao”. Hai ông ấy đã nói đúng. Nhân dân với tài năng sáng tạo của mình đã sáng tạo nên ca dao, dân ca, hát ví phường vải về mặt ngôn ngữ đã xây dựng nền nghệ thuật về ngữ ngôn. Nhà văn nhà thơ tiếp thu nó một cách đầy đủ và tiêu hoá nó đến sáng tạo nên những lời ca, câu thơ bất hủ. Có thể nói nhân dân là tác giả ban đầu đã thầm lặng giúp đỡ những nhà thơ như Nguyễn Du về cả hai mặt ngôn ngữ nghệ thuật và cả tư tưởng tình cảm. Đương nhiên chúng ta không phủ nhận tài năng sáng tác của cá nhân nghệ sĩ, nghệ sĩ phải có tài năng sáng tác thật sự, phải có cá tính sáng tạo rõ ràng thì trong sáng tác nghệ thuật của mình mới có tác phẩm lớn được. Trường hợp Nguyễn Du và nhiều nhà văn cổ điển khác trong Văn phái Hồng Sơn đã được sự giúp đỡ thầm lặng và có phần trực tiếp nữa khá nhiều của nhân dân Hà Tĩnh qua hát giặm, hát ví như hát ví phường vải, hát ví phường nón, hát ví phường đan,… Đó là nét gắn bó hữu cơ và khá nổi trội của văn nghệ dân gian Hà Tĩnh với các nhà văn chuyên nghiệp. Ở Nghệ An chưa thấy rõ điều đó.

Thứ năm là thời gian và không gian văn hoá của một cuộc hát ví hay hát giặm cũng như thủ tục một cuộc hát ví, hát giặm ở Hà Tĩnh có vẻ cơ động hơn, linh hoạt hơn. Về thời gian và không gian văn hoá, không nhất thiết phải là ban đêm và trong nhà, trong sân với ngoài ngõ, ngoài đường và đủ ba chặng bảy bước. Xứ xem xuốn Hát giặm Nghệ Tĩnh của giáo sư Nguyễn Đổng Chi thì rõ, trai gái đi củi hay đi làm đồng về, nghỉ đâu đó thì địa điểm nghỉ ngơi ấy cũng là không gian văn hoá của một cuộc hát ví giặm như tại khe Giao, truông Bát,… chẳng hạn.

Tôi có thể giới thiệu vài ba nét dị biệt nữa giữa văn hoá văn nghệ dân gian Hà Tĩnh với văn hoá văn nghệ dân gian Nghệ An. Qua 9 tập trong “Kho tàng vè xứ Nghệ”, 4 tập trong “Kho tàng truyện kể xứ Nghệ”, 2 tập trong “Kho tàng ca dao xứ Nghệ” và một số tập sách khác viết về văn hoá, văn nghệ dân gian xứ Nghệ”, đó đây tôi đã đề cập ít nhiều. Giờ đây tôi không muốn viết lại, xin các bạn lượng thứ.

10 tháng 1 2022

tham khảo:Nếu bạn muốn tìm một nơi đầy nắng và gió thì không thể nào bỏ qua mảnh đất Ninh Thuận. Đây là một vùng đất thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Nơi đây là nơi sinh sống chủ yếu của người Chăm, nên ở đây có khá nhiều di tích cổ của người Chăm và các kễ hội, nghi lễ truyền thống. Và Ninh Thuận được thiên nhiên ưu ái cho những cảnh đẹp những cánh đồng cỏ cháy, những đàn dê, những bầy cừu. Và không thể bỏ qua được đồi cát Nam Cương. Cuối cùng thì đó là sự thân thiện, gần gũi của người dân nơi đây. 

10 tháng 1 2022

Tham khảo:

Nếu bạn muốn tìm một nơi đầy nắng và gió thì không thể nào bỏ qua mảnh đất Ninh Thuận. Đây là một vùng đất thuộc khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Nơi đây là nơi sinh sống chủ yếu của người Chăm, nên ở đây có khá nhiều di tích cổ của người Chăm và các kễ hội, nghi lễ truyền thống. Và Ninh Thuận được thiên nhiên ưu ái cho những cảnh đẹp những cánh đồng cỏ cháy, những đàn dê, những bầy cừu. Và không thể bỏ qua được đồi cát Nam Cương. Cuối cùng thì đó là sự thân thiện, gần gũi của người dân nơi đây. 

24 tháng 4 2022

Tham khảo:

Hồ Gươm nằm ở giữa trung tâm của thủ đô Hà Nội. Hồ Gươm mang một vẻ đẹp vừa cổ kính, vừa hiện đại. Đó là một hồ nước lớn, sâu. Nước hồ lúc nào cũng trong xanh, phẳng lặng. Ngày ngày, bầu trời xanh in bóng mình xuống dưới mặt nước. Nhắc tới Hồ Gươm, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến truyền thuyết Hồ Gươm. Tại nơi đây, Rùa vàng đã nhận lại thanh kiếm mà trước đó đã cho vua Lê Lợi mượn để đánh giặc. Cũng vì truyền thuyết này mà cái tên Hồ Gươm được ra đời. Ở bên xung quanh hồ có trồng rất nhiều cây xanh như cây liễu, cây phượng. Cảnh cây rủ xuống mặt nước như người thiếu nữ đang làm duyên.

Ở Hồ Gươm còn có những địa danh nổi tiếng như đài Nghiên, tháp Rùa, đền ngọc Sơn, cầu Thê Húc,… Cầu Thê Húc chính là một trong những nét đặc trưng của Hồ Gươm. Cầu có màu đỏ nổi bật trên nền nước xanh. Cầu được uốn cong giúp cho du khách có thể đi tới đền Ngọc Sơn một cách dễ dàng. Phía trước cổng đền có một cây đa cổ thụ ngày ngày tỏa bóng mát. Ở giữa hồ còn có tháp Rùa, một biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Vì đã xuất hiện ở đó từ rất lâu nên trên những bức tường trắng của tháp có những đám rong rêu phủ kín. Chính chúng đã giúp cho tháp Rùa thêm phần cổ kính.

Con đường bao quanh Hồ Gươm giờ đã thành phố đi bộ. Mỗi dịp cuối tuần, người dân lại nô nức tới đây dạo bộ, ngắm cảnh. Các anh chị lớn tạo thành các nhóm hát, nhóm nhảy làm cho không khí ở Hồ Gươm thêm phần sôi động.

Hồ Gươm giờ đây in đậm dấu ấn của lịch sử nhưng cũng mang hơi thở hiện đại. Đối với người dân thủ đô Hà Nội nói riêng và người dân của nước Việt Nam nói chung, Hồ Gươm mãi mãi là một danh lam thắng cảnh lịch sử độc đáo mà bất cứ ai cũng muốn đặt chân tới dù chỉ một lần.

29 tháng 3 2016

Chiều đã ngả bóng. Chiều thu muộn, bãi sông trở nên êm đềm, mênh mang. Chiều bảng lảng như mang tất cả hồn quê tụ vào cảnh vật.

Con sông Thương đã bao đời nay vẫn thế, nước chảy đôi dòng, dòng trong dòng đục. Bà em nói : “ Con gái làng ta xinh giòn là nhờ nước sông Thương đấy cháu ạ…”. Bãi làng Chanh quê em rộng và dài hơn ba cây số do phù sa sông Thương bồi đắp nên. Bãi dâu xanh thẫm hiện lên trong nắng vàng hoe. Những luống bắp giống mới chạy dài từ mép sông lên tân bìa làng, hoa bắp rung cờ như múa, như vẫy vẫy. Tiếng gió thổi, tiếng lá reo, tiếng người lao xao nói cười giữa màu xanh của bãi dâu, của nương khoai ruộng bắp. Tiếng các cô thiếu nữ ra bến sông giặt giũ nghe ríu rít trong veo. Tiếng chuông chùa xa ngân buông trong màu vàng thẫm. Không gian đất trời như rộng ra, êm đềm, thơ mộng, thanh bình.

Lúc đàn chim chuyển mùa, từng tốp ba con, năm mười con bay qua bãi sông làng em thì bầy trẻ nhỏ đi học cũng kéo về. Bãi sông vui hơn bao giờ hết. Tiếng cười, tiếng reo hò đuổi nhau, tiếng hát của tuổi thơ xao động một vùng sông nước.

Trời đã chập choạng mà góc bãi sông gần bến nước vẫn còn vài chục đứa trẻ chỉ mặc quần đùi vừa đá bóng vừa reo hò ầm ĩ…

29 tháng 3 2016

Buổi chiều trên bãi làng Chanh

Chiều đã ngả bóng. Chiều thu muộn, bãi sông trở nên êm đềm, mênh mang. Chiều bảng lảng như mang tất cả hồn quê tụ vào cảnh vật.

Con sông Thương đã bao đời nay vẫn thế, nước chảy đôi dòng, dòng trong dòng đục. Bà em nói : “ Con gái làng ta xinh giòn là nhờ nước sông Thương đấy cháu ạ…”. Bãi làng Chanh quê em rộng và dài hơn ba cây số do phù sa sông Thương bồi đắp nên. Bãi dâu xanh thẫm hiện lên trong nắng vàng hoe. Những luống bắp giống mới chạy dài từ mép sông lên tân bìa làng, hoa bắp rung cờ như múa, như vẫy vẫy. Tiếng gió thổi, tiếng lá reo, tiếng người lao xao nói cười giữa màu xanh của bãi dâu, của nương khoai ruộng bắp. Tiếng các cô thiếu nữ ra bến sông giặt giũ nghe ríu rít trong veo. Tiếng chuông chùa xa ngân buông trong màu vàng thẫm. Không gian đất trời như rộng ra, êm đềm, thơ mộng, thanh bình.

Lúc đàn chim chuyển mùa, từng tốp ba con, năm mười con bay qua bãi sông làng em thì bầy trẻ nhỏ đi học cũng kéo về. Bãi sông vui hơn bao giờ hết. Tiếng cười, tiếng reo hò đuổi nhau, tiếng hát của tuổi thơ xao động một vùng sông nước.

Trời đã chập choạng mà góc bãi sông gần bến nước vẫn còn vài chục đứa trẻ chỉ mặc quần đùi vừa đá bóng vừa reo hò ầm ĩ…

18 tháng 4 2016

Mình học lớp 6 nè ! Sao mình không thấy cô cho làm bài đó nhỉ ?

26 tháng 4 2016

Bạn học trường nào? 6 mấy?

12 tháng 12 2023

hết cứu nổi! =((

Bài làm

*Mở bài: 

- Giới thiệu về cảnh biển mình cần tả.

- Vì sao lại tả cảnh biển?

*Thân bài:

- Nêu thời gian khi đi biển. ( Vào mùa hè hay hết học kì I bố mẹ cho em đi biển,... )

- Bạn thích nhất cảnh biển vào buổi nào? ( Bạn đnag viết cảnh biển buổi sáng nên hãy lấy cảnh là buổi sáng nha )

- Vì sao thích cảnh biển vào buổi đó? 

- Mọi người ở bãi biển đã làm gì, và họ làm việc đó như thế nào?

- Bạn đã làm gì trên bãi biển?

- Mọi người dưới biển đã làm gì? 

- Bạn đã làm gì ở dưới biển?

- Bạn cảm thấy như thế làm khi làm những việc đó?

- Mọi người ở biển cảm thấy như thế nào? 

- Nêu tình cảm của bạn với biển vào buổi sáng.

*Kết bài: 

- Nêu tình cảm với biển. Và vì sao lại thích biển nhất vào buổi sáng? 

- Bạn sẽ đến với biển lần nữa chứ? ( Hứa hẹn )

~ Nếu k hiểu hoặc k tìm ra câu để làm cứ liên hệ với mik ~

# Học tốt #

30 tháng 4 2020

Dàn ý tả cảnh biển vào buổi sáng 

I. Mở bài

Giới thiệu chung về quanh cảnh biển trong một buổi sáng em tận mắt chứng kiến.

II. Thân bài

1. Không gian, thời gian

  • Em sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển.
  • Mỗi buổi sáng khi mặt trời chưa ló dạng em cùng gia đình dậy thật sớm đi tập thể dục, chạy thật nhanh ra biển để ngắm bình minh.

2. Quanh cảnh biển

  • Bầu trời xanh ngắt, chỉ còn lát đát vài ngôi sao đang tỏa sáng.
  • Ánh mặt trời chiếu tia sáng xuyên qua đám mây trắng, rọi vào những con sóng nhấp nhô trên biển.
  • Ông mặt trời ló dạng có màu đỏ như lòng quả trứng gà.
  • Nhìn xa xa chân trời biển thật đẹp như một dải lụa đầy màu sắc.
  • Cảnh vật dần ló dạng, cảnh bình minh lỗng lẫy và hùng vĩ.
  • Mặt trời lên cao, mặt biển lấp lánh, li ti nhìn thật đẹp.
  • Mặt biển như khoác chiếc áo vàng óng ánh.
  • Từng cơn sóng liên tiếp tràn vào bờ trắng xóa.
  • Trên mặt đất những ánh nắng soi rọi bãi cát ánh vàng.

3. Hoạt động của con người

  • Từng đoàn thuyền đang tấp nập về bến sau chuyến đánh cá dài ngày.
  • Xuất hiện nhiều hơn hoạt động con người như tập thể dục, chạy bộ, đi bộ.
  • Khung cảnh trở nên náo nhiệt, rộn rã hơn.
  • Cảnh bình minh như đánh thức mọi vật, con người để bắt đầu một ngày mới.

III. Kết bài: Nêu lên cảm nhận vẻ đẹp vùng biển.

  • Khung cảnh vùng biển khi bắt đầu một ngày mới lộng lẫy và hùng vĩ.
  • Em yêu vùng biển quê hương, cảnh sắc và con người nơi này

chúc bạn học tốt

20 tháng 7 2020

Bài làm

      Mỗi chúng ta khi sinh ra ai cũng đều có quê hương. Giống như bao người khác, tôi rất yêu quê hương của mình. Tôi yêu những cánh đồng lúa chín vàng, yêu cảnh núi non hùng vĩ, yêu những dòng sống xanh mát, yêu sự chân chất, cần cù, nặng nghĩa tình của người dân quê tôi. Và tôi yêu cả cảnh đẹp đặc biệt nơi quê – những đêm trăng rằm soi sáng muôn nơi.

      Khi màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp xóm làng. Một chiếc chăn sao hiện lên mờ ảo rồi rõ dần. Chẳng bao lâu, mặt trăng cũng đã nhô lên khỏi dãy núi trùng điệp. Trăng tán tám to, tròn như kết tinh của hàng ngàn hàng vạn ngôi sao trên bầu trời xa. Ánh trăng bàng bạc tinh nghích xuyên qua các kẽ lá, nhuộm một màu trắng xóa khắp ao hồ, cây cối, con đường. Càng lên cao, trăng càng sáng rõ. Lúc này, nhìn mặt trăng tròn vành vạnh như một chiếc mâm đang bay lơ lửng giữa không trung. Chiếc mâm đặc biệt này đã giúp quê hương tôi chìm trong một thế giới diệu kì. Dòng sông Đáy đang mỉm cười thật tươi khi nó thấy mình như đẹp hơn trong chiếc áo đen đính vầng trăng sáng và hàng ngàn ngôi sao lấp lánh. Sông như muốn ánh trăng chỉ là của riêng mình nên nó liền chộp lấy thứ ánh quà tặng mà chị Hằng ban xuống. Hình như cây cỏ, hóa lá cũng muốn thưởng thức ánh trăng nên chúng xòe những bàn tay đủ kích cỡ để đón ánh sáng kì lạ kia. Mọi vật đều im lặng để ngắm nghía và cảm nhận vẻ đẹp của đêm trăng. Lũy tren đưojc ánh trăng soi vào cũng đẹp hơn hẳn. Khóm tre từ từ ngân lên khúc nhạc đồng quê. Khúc nhạc ấy mới du dương và êm đềm biết bao! Khúc nhạc rì rào khiến mọi vật nhảy nhót dưới ánh trăng bạc. Thảm lúa vàng dập dờn trước gió, nhấp nhô gợn sóng như từng làn sóng nối đuôi nhau đến tận chân trời. Sao mà cảnh đêm trăng kì diệu đến vậy! Lũ côn trùng cất tiếng kêu ra rả như hòa vào khúc dạ nguyệt ban nãy. Cây lá như được lên những hạt vàng, hạt bạc từ trên trời rơi xuống. Hương lúa quyện với hơi sương khiến cho vùng quê thoảng một mùi thơm nhè nhẹ. Hồi còn bé, cứ đêm trăng là tôi lại ngây ngô hỏi mẹ, sao ông trăng luôn đi theo chúng ta. Mẹ tôi bảo trăng đi theo để soi sáng, và vì chú Cuội trên cung trăng rất nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ quê hương và nhớ lũ trẻ quê chú nên lúc nào cũng dõi theo.

      Cảnh trăng đêm nay thật đẹp! Tôi luôn ngỡ rằng cảnh đêm trăng thanh bình, yên ả ở quê tôi là đẹp nhất. Những đêm trăng như làm tôi yêu thiên nhiên hơn, yêu quê hương hơn.

20 tháng 7 2020

sao lại sai