K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Luân Đôn được hình thành bên bờ sông Thêm vào khoảng thế kỉ I.

- Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XI, những người Ăng-gô-la Xắc-xông đã đến đây và xây dựng thành phố của họ với số dân từ 10.000 đến 12.000 người.

-  Vào thế kỉ XI, Luân Đôn đã có cảng biến lớn nhất nước Anh

Hãy sưu tầm tư liệu và trình bày về một đô thị tiêu biểu thời cổ đại hoặc trung đại. (ảnh 1)

Thành phố Luân Đôn thời trung đại (tranh vẽ)

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

Tại các đô thị, một bộ phận dân cư tách khỏi hoạt động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn chương và nghệ thuật, góp phần làm thay đổi nhanh chóng đời sống văn hoá và trạng thái văn minh. Đồng thời, đô thị là nơi lưu giữ và truyền bá.

Sự phát triển của các nền văn minh cũng  tác động trở lại đối với các đô thị. Quá trình giao lưu, cạnh tranh giữa các nền văn minh là cơ sở thúc đẩy chuyển biến tại các đô thị. A-ten bước vào giai đoạn phát triển hoàng kim trong thời kì Pê-ri-cờ-lét (thế kỉ V TCN) sau cuộc chiến tranh với Ba Tư. Các cuộc viễn chính của A-lếch-xăng Đại đế (thế kỉ IV TCN) đã giúp truyền bá và mở rộng ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp tới các khu vực Tây Á, Bắc Phi.các thành tựu của văn minh cổ đại.

15 tháng 1 2023

Mối quan hệ giữa đô thị và các nền văn minh cổ đại:

- Tại các đô thị, một bộ phận dân cư tách khỏi hoạt động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn chương và nghệ thuật, góp phần làm thay đổi nhanh chóng đời sống văn hóa và trạng thái văn minh.

- Quá trình giao lưu, cạnh tranh giữa các nền văn minh là cơ sở thúc đẩy  chuyển  biến tại các đô thị. A-ten bước vào giai đoạn phát triển hoàng kim trong thời kì Pê - ri - cờ - lét (TK V TCN) sau cuộc chiến tranh với Ba Tư. Các cuộc viễn chinh của A - lếch - xăng Đại đế (TK IV TCN) đã giúp truyền bá và mở rộng ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp tới các khu vực Tây Á, Bắc Phi.

=> Đô thị và các nền văn minh cổ đại có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau.

12 tháng 1 2023

Tham khảo:
 

1. Khái quát:

- Tên nước: Cộng hoà Nam Phi.

- Thủ đô: Pơ-rê-tô-ri-a (Pretoria).

- Vị trí địa lý: Cộng hoà Nam Phi ở cực Nam châu Phi, Đông Bắc giáp Mô-dăm-bích (Mozambique), Dim-ba-bu-ê (Zimbabwe), Bốt-xoa-na (Botswana), Na-mi-bi-a (Namibia); Tây Nam giáp Đại Tây Dương và Đông Nam giáp Ấn Độ Dương, có bờ biển dài 3000 km.

- Khí hậu: Ôn hoà, 2 mùa mưa, nắng. Nhiệt độ trung bình 20-25 độ C.

- Diện tích: 1.219.912 km2

- Dân số: 49 triệu người (2009) (79% người Phi, 9,6% người da trắng, 8,9% người da màu, 2,5% người gốc châu Á).

- Tôn giáo: Đạo Thiên chúa giáo 68%, Cổ truyền và Tin Lành chiếm 28,5%, Hinđu 1,5%, Đạo Hồi 2%.

- Ngôn ngữ: Tiếng Anh và Afrikaaner là ngôn ngữ chính thức.

- Đơn vị tiền tệ: đồng Rand.

- Ngày tuyên bố độc lập: 31/5/1910 (tách khỏi Vương quốc Anh).

- Quốc khánh: 27/4/1994 (từ năm 1996, Nam Phi quyết định lấy ngày 27/4).

2. Sự hình thành chủng tộc Apacthai

Nguyên nhân:

- Năm 1961, Liên Bang Nam PHi rút khỏi khối liên hiệp Anh và tuyên bố là nước cộng hòa nhân dân Nam Phi. Trên thực tê, người da đen sống ở nước này đã phải sống cơ cực, tủi nhục dưới chế độ phân biệt chủng tộc A phac thai. =>Phong trào đấu tranh của người da đen và da màu ở Cộng hòa Nam PHi diễn ra mãnh mẽ.

Diễn biến:

- Từ sau chiến tranh thế giới hai, cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân cộng hòa Nam Phi đã phát triển thành cao trào rộng lớn dưới sự lãnh đạo của tổ chức Đại hội dân tộc Phi (ANC).

- Với tinh thần đấu tranh kiên cường, bền bỉ, lại được cộng đồng quốc tế ủng hộ, cuộc đấu tranh của người phi đã dành được thắng lợi to lớn.

 

- Chính quyền người da trắng ở Nam Phi đã phải tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc vào năm 1993, trao tả tự do cho lãnh tụ ANC Nen-xơn-man-đê-la sau 27 năm cầm tù.

- Trong cuộc bầu cử đa chủng tộc ở Nam Phi vào tháng 4/1944, Nen-xơn-man-đê la đã trở thành tổng thống vào tháng 5/1994. Ông là tổng thống da đen đầu tiên trong lịch sử nước này.

Kết quả:

- Chế độ phân biệt chủn tộc đã sụp đổ ở Công Hòa Nam Phi sau hơn 3 thế kỉ tồn tại.

- Lần đầu tiên, người da đen lên nắm chính quyền.

Ý nghĩa:

- Sự thắng lợi của cuộc đấu tranh này đã đưa đất nước Nam Phi bước sang 1 thời kì mới, thời kì của độc lập, tự do...

 

12 tháng 1 2023

- sự hình thành chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai;

phân biệt chủng tộc ở nam phi bắt đầu vào thời thuộc địa thời đế quốc hà lan, cho đến năm 1795 khi người anh chiếm mũi hảo vọng A-pác-thai với tư cách nhue một chính sách cấu trúc trính thức sau khi cuộc tổng tuyển cử năm 1984. pháp luật nhân loại người dân phân thành 4 nhóm chủng tộc đen-màu trắng- da màu- ấn độ. 2 chủng tộc cuối cũng được chi thành nhiều tiểu phân loại và các dân cư đã được tách ra. từ năm 1961- 1983 3,5 triệu người châu phi không phải da trắng bị đuổi khỏi nhà của họ, buộc phải vào các khu dân cư tách biệt. đây là một trong những vụ di chuyển dân cư lớn nhất trong lịch sử. đại diện chính trị  của các chủng tộc không phải da trắng đã bị bãi bỏ vào năm 1970, và những năm đó người da đen bị tước quyền công dân. chính phủ tách rời giáo dục, y tế và các dịch vụ công cộng khác, chỉ cung cấp cho người da đen với các dịch vụ kém hơn người da trắng. cải cách phân biệt chủng tộc trong những năm 1980 đã không dập tắt nổi và vào năm 1990 tổng thống Frederik willem de klerk bắt đầu đàm phán để chấm dứt phân biệt chủng tộc. mà đỉnh cao là cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc vào năm 1994 với chiến thắng của đại dan tộc phi do Nelson mandela lãnh đạo. De klerk đã bắt đầu quá trình xóa bỏ phân biệt chủng tộc với việc trả lại tự di cho cố vấn của Mandela và một số tù nhân chính trị khác trong tháng 10 năm 1989. kết thúc thực sự của nạn phân biệt chủng tộc A-pác-thai là kể từ năm 1994 với quộc tổng tuyển cử dân chủ. 

4 tháng 2 2023

Cảnh Đức Trấn nằm ở phía đông bắc tỉnh Giang Tây, Trung Quốc, trong một vùng núi non, nối với bên ngoài nhờ một nhánh sông Trường Giang. Gốm sứ sản xuất tại đây được vận chuyển theo đường thủy đi khắp nơi trên thế giới.

Gốm được sản xuất ở Cảnh Đức Trấn từ cách đây khoảng 2.000 năm, đến thời Đông Tấn, cách đây hơn 1.600 năm thì bắt đầu sản xuất đồ sứ. Nhờ nguồn cao lanh và sự tài hoa của những người thợ, gốm sứ Cảnh Trấn Đức được đánh giá là có kỹ thuật vượt trội, vào các thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh, Cảnh Đức Trấn trở thành nơi chuyên sản xuất đồ sứ cho triều đình. Đến đời Minh, Cảnh Đức Trấn đã trở thành trung tâm sản xuất đồ sứ của cả nước, được mệnh danh là kinh đô đồ sứ của Trung Quốc.

Kỹ thuật sản xuất gốm ở Cảnh Đức Trấn đã được Trung Quốc xếp hạng là Di sản phi vật thể quốc gia và đã được lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới.

4 tháng 2 2023

Từ sơ kì trung đại, các hội chợ xuất hiện. Hội chợ là nơi hoạt động thương mại. Hội chợ ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của thành thị và kinh tế hàng hóa. Hội chợ kích thích thương mại và qua đó kích thích nền kinh tế phát triển. - Hội chợ Săm-pa-nhơ ở Đông Bắc Pháp là lớn nhất và có ý nghĩa toàn Châu Âu. Hàng hóa đặc trưng của hội chợ Săm-pa-nhơ là đồ gia vị, xa xỉ phẩm phương Đông, dạ của Hà Lan, rượu vang và gia súc của Pháp. Mỗi phiên chợ kéo dài khoảng 2 đến 3 tuần. Các hội chợ Champagne, tọa lạc trên các tuyến đường đất liền và phần lớn tự điều chỉnh thông qua sự phát triển của Lexmintatoria ("luật thương gia"), đã trở thành một động cơ quan trọng trong lịch sử kinh tế phục hưng của châu Âu thời trung cổ.

4 tháng 2 2023

(*) Bảng thông tin về điều kiện hình thành, phát triển của đô thị thời cổ - trung đại

 

Đô thị cổ đại

  

Đô thị thời trung đại

Điều kiện

hình thành

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế và quần tụ đông đúc dân cư.

- Sự phục hồi của các đô thị cổ đại

- Sản xuất phát triển, một số thợ thủ công tìm cách trốn khỏi lãnh địa đến những nơi đông dân cư để buôn bán

Sự

phát triển

- Dân cư tập trung đông đúc

- Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa diễn ra tấp nập

- Hoạt động văn hóa – nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu.

- Dân cư đông đúc (chủ yếu là thợ thủ công và thương nhân).

- Hình thành các phường hội, thương hội.

- Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa diễn ra tấp nập

- Hoạt động văn hóa – nghệ thuật đạt được nhiều thành tựu.

(*) Bảng thông tin về mối quan hệ giữa đô thị với các nền văn minh cổ đại.

Tác động từ sự phát triển của thành thị

đối với các nền văn minh cổ đại

Tác động từ sự phát triển của

các nền văn minh cổ đại đến thành thị

- Các đô thị cổ là trung tâm hành chính, quana sự, đầu mối kinh tế và giao thông của các quốc gia cổ đại.

- Một bộ phận dân cư tại đô thị đã tách khỏi hoạt động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn chương và nghệ thuật, góp phần thay đổi đời sống văn hóa; lưu giữ và truyền bá các thành tựu văn minh cổ đại.

- Quá trình giao lưu, cạnh tranh giữa các nền văn minh là cơ sở thúc đẩy chuyển biến tại các đô thị.

- Chiến tranh và xung đột quân sự cũng gây tàn phá, dẫn đến sự suy yếu và suy tàn của các đô thị cổ đại.

 

19 tháng 9 2023

- Điều kiện địa lí và lịch sử

    (+) Ở Hy Lạp, La Mã cổ đại, đất đai khô cằn chỉ thích hợp trồng những cây lâu năm.    Có nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho việc hình thành những hải cảng. 

    (+) Do sống gần biển, lại có nhiều mỏ khoảng sản nên cư dân ở đây sớm phát triển    mạnh hoạt động buôn bán hàng hải và sản xuất thủ công nghiệp.

19 tháng 9 2023

- Tác động của điều kiện địa lí và lịch sử đến sự hình thành các đô thị ở Hy Lạp và La Mã cổ đại:

+ Ở Hy Lạp và La Mã, do có: nhiều mỏ khoáng sản; đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh... nên thuận lợi cho sự phát triển của hoạt động sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp.

+ Kinh tế phát triển đã thúc đẩy quá trình quần tụ dân cư và chuyên môn hóa sản xuất diễn ra sớm, dẫn đến sự hình thành của các đô thị ở Hy Lạp và La Mã.

19 tháng 9 2023

* Các đô thị cổ đại hình thành và phát triển dựa trên cơ sở: điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế và quần tụ đông đúc dân cư.

* Mối quan hệ giữa các đô thị với các nền văn minh cổ đại

- Sự ra đời của các đô thị đóng vai trò quan trọng đối với sự xuất hiện của các nền văn minh cổ đại:

+ Các đô thị cổ là trung tâm hành chính, quana sự, đầu mối kinh tế và giao thông của các quốc gia cổ đại.

+ Một bộ phận dân cư tại đô thị đã tách khỏi hoạt động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn chương và nghệ thuật, góp phần thay đổi đời sống văn hóa; lưu giữ và truyền bá các thành tựu văn minh cổ đại.

- Sự phát triển của các nền văn minh cũng có tác động ngược trở lại tới sự phát triển hoặc suy tàn của đô thị:

+ Quá trình giao lưu, cạnh tranh giữa các nền văn minh là cơ sở thúc đẩy chuyển biến tại các đô thị.

+ Chiến tranh và xung đột quân sự cũng gây tàn phá, dẫn đến sự suy yếu và suy tàn của các đô thị cổ đại.

* Vai trò của giới thương nhân châu Âu:

- Thương nhân là những người nắm giữ hoạt động kinh tế, tài chính tại các đô thị.

- Hoạt động buôn bán của thương nhân đưa đến không khí tự do cho các đô thị, góp phần phá vợ tính chất khép kín của các lãnh địa; thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

- Hoạt động đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến của thương nhân đã góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, hình thành chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.

- Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt là của thương nhân đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học – kĩ thuật tại các đô thị trung đại.

19 tháng 9 2023

* Các đô thị cổ đại hình thành và phát triển dựa trên cơ sở: điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế và quần tụ đông đúc dân cư.

* Mối quan hệ giữa các đô thị với các nền văn minh cổ đại

- Sự ra đời của các đô thị đóng vai trò quan trọng đối với sự xuất hiện của các nền văn minh cổ đại:

+ Các đô thị cổ là trung tâm hành chính, quana sự, đầu mối kinh tế và giao thông của các quốc gia cổ đại.

+ Một bộ phận dân cư tại đô thị đã tách khỏi hoạt động sản xuất, có điều kiện tham gia vào các hoạt động văn chương và nghệ thuật, góp phần thay đổi đời sống văn hóa; lưu giữ và truyền bá các thành tựu văn minh cổ đại.

- Sự phát triển của các nền văn minh cũng có tác động ngược trở lại tới sự phát triển hoặc suy tàn của đô thị:

+ Quá trình giao lưu, cạnh tranh giữa các nền văn minh là cơ sở thúc đẩy chuyển biến tại các đô thị.

+ Chiến tranh và xung đột quân sự cũng gây tàn phá, dẫn đến sự suy yếu và suy tàn của các đô thị cổ đại.

* Vai trò của giới thương nhân châu Âu:

- Thương nhân là những người nắm giữ hoạt động kinh tế, tài chính tại các đô thị.

- Hoạt động buôn bán của thương nhân đưa đến không khí tự do cho các đô thị, góp phần phá vợ tính chất khép kín của các lãnh địa; thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa.

- Hoạt động đấu tranh chống lãnh chúa phong kiến của thương nhân đã góp phần quan trọng vào việc xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, hình thành chế độ phong kiến tập quyền ở châu Âu.

- Nhu cầu tìm hiểu tri thức và giải trí của thị dân, đặc biệt là của thương nhân đã thúc đẩy sự phát triển của văn hóa, khoa học – kĩ thuật tại các đô thị trung đại.

16 tháng 8 2023

tham khảo

- Những hoạt động của tầng lớp thương nhân thời trung đại ở Tây Âu. 

+ Thương nhân liên kết với giới quý tộc quyền quý, lập nên hội đồng đô thị, họ trở thành những công dân hàng đầu của đô thị.

+ Thương nhân thường bỏ tiền ra xây dựng những công trình công cộng như nhà thờ, đài phun nước, thuê các hoạ sĩ trang hoàng phố xá, nhà cửa, bảo trợ cho các nhà văn hoá, khoa học có tư tưởng tiến bộ.

+ Thương nhân một số đô thị châu Âu còn tập hợp lại với nhau thành lập các hiệp hội buôn bán với mục đích bảo vệ tự do thương mại, thống nhất thị trường và an toàn cho các thương nhân buôn bán đường dài.

+ Tại nhiều nước, hàng năm thương nhân còn tổ chức các hội chợ để thúc đẩy trao đổi hàng hóa giữa các vùng và giữa các quốc gia.

- Tầng lớp thương nhân có vai trò quan trọng với sự phát triển của các đô thị châu Âu trung đại vì thương nhân giữ vai trò trung gian trong việc sản xuất và buôn bán hàng hoá và là nhân tố kết nối các chủ sản xuất, kết nối hoạt động thương mại giữa các khu vực, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của đô thị.

4 tháng 2 2023

- Điều kiện địa lí và lịch sử dẫn đến sự hình thành các đô thị ở phương Đông cổ đại:

+ Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á và châu Phi có nhiều điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của sản xuất nồng nghiệp và quần tụ dân cư đông đúc.

+ Do sự phát triển của sản xuất, dân số tăng lên, những khu định cư nhỏ ban đầu đã dần mở rộng thành các khu dân cư đông đúc và có sự phân hóa lao động.

=> Trên những cơ sở đó, các đô thị cổ đại đã được hình thành, tiêu biểu như: Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà; Ma-phít ở Ai Cập; Mô-giô-pa-hít ở Ấn Độ…