K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2016

Vậy là năm nay em đã là một học sinh lớp 7 rồi, đã là một cô học sinh chững trạc không như ngày này của 7 năm về trước. Bảy lần được dự lễ khai trường, nhưng buổi khai trường đầu tiên vào lớp Một vẫn luôn để lại trong kí ức em ấn tượng sâu đậm nhất và có lẽ em sẽ không bao giờ quên được kỉ niệm vào ngày hôm đó. Đêm hôm trước ngày khai giảng, em sống trong tâm trạng nôn nao, háo hức, chắc đó cũng là tâm trạng chung của những bạn mới bắt đầu đi học như em. Có một điều gì đó lạ lắm, quan trọng lắm đang xảy ra trong căn nhà bé nhỏ của gia đình em. Như thường lệ Mẹ luôn là người chuẩn bị đầy đủ những thứ cần thiết cho em. Những cuốn sách giáo khoa, những cuốn vở gi bài đủ loại với những hình chuột Mic Key, công chúa váy hồng … . Chiếc bảng nhỏ, phấn viết, đồ lau, bút mực, bút chì… đủ cả. Em xếp gọn từng thứ trong chiếc cặp xinh xinh có hai quai để đeo lên vai cho tiện. Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng cho một ngày khai trường ấn tượng. Hôm đó, mọi người thức rất khuya để chuyện trò, bàn bạc mà đương nhiên nhân vật chính là em. Mẹ mặc thử cho em bộ đồng phục học sinh Tiểu học: áo sơ mi trắng cộc tay và chiếc quần tây màu tím than. Đứng trước gương, em thấy mình lạ quá liền bật cười ngượng nghịu. Bà nội xoa đầu khen: “Cháu bà lớn rồi, trông chững chạc ghê! Ngày mai, cháu đã là cậu học sinh lớp Một! Cố học cho thật giỏi, cháu nhé!” Dù là một cô bé dễ ngủ nhưng buổi tối hôm đấy em phải nằm rất lâu mới có thể ngủ được. Bao nhiêu những suy nghĩ tưởng tượng về ngày mai cứ hiện lên trong đầu của em. Đầy thú vị những cũng không khỏi lo lắng hồi hộp. Sáng hôm sau, mẹ chở xe đưa em tới trường. Ngồi sau xe, em nhìn cảnh vật hai bên đường thấy cái gì cũng mới, cũng lạ. Ngôi trường Tiểu học Đàm Duy Thành chỉ cách nhà khoảng cây số mà sao em cảm thấy xa ghê! Trước cổng trường là tấm băng-rôn đỏ nổi bật dòng chữ vàng tươi: Chào mừng năm học mới 2011 – 2012. Hai hàng cờ đuôi nheo đủ màu phất phới trong gió sớm trông giống như những bàn tay xinh xinh đang vẫy vẫy. Niềm vui tràn ngập nơi nơi, từ bầu trời trong xanh, từ màu nắng tinh khôi, từ tiếng chim líu lo trong vòm lá lóng lánh sương thu từ những gương mặt trẻ thơ ngời ngời hạnh phúc và tin tưởng. Trong sân trường, người đông như hội. Các bạn trai tỏ ra mạnh dạn hơn. Các bạn gái ngại ngùng quấn bên chân mẹ, chẳng nỡ rời. Em cũng vậy. Nhìn ngôi trường ba tầng rộng lớn, em cảm thấy mình nhỏ bé làm sao! Mẹ khuyên em hãy bình tĩnh, vui vẻ và tập làm quen với chỗ đông người. Tuy đã rất cố gắng nhưng tim em vẫn đập thình thịch pha lẫn cảm xúc rất khó tả. Một hồi trống vang lên giòn giã. Lễ khai giảng sắp bắt đầu. Các anh chị học sinh lớp lớn khăn quàng đỏ thắm trên vai đã xếp hàng ngay ngắn. Phụ huynh trao con cho các thầy cô giáo chủ nhiệm lớp Một. Đây đó nổi lên tiếng khóc thút thít, tiếng gọi mẹ nho nhỏ. Em không khóc nhưng nước mắt cũng rơm rớm quanh mi. Một nỗi xúc động khó tả dâng lên trong lòng. Em bịn rịn rời tay mẹ, cùng các bạn xếp hàng theo lớp. Buổi khai giảng đầu tiên trong đời học sinh mới long trọng và trang nghiêm làm sao! Tiếng trống trường thôi thúc, náo nức lòng người. Lá cờ Tổ quốc bay phần phật trên đỉnh cột. Giáo viên và học sinh đứng nghiêm, mắt hướng về lá Quốc kì. Tiếng quốc ca vang vang trên sân trường rực nắng. Cô Hiệu trưởng đọc lời khai giảng năm học. Sau đó cô dặn dò, khuyên nhủ chúng em nhiều điều. Cô chúc chúng em học tập ngày càng tiến bộ. Buổi lễ kết thúc, chúng em theo cô Hồng về nhận lớp, Lớp Một A gồm bốn chục học sinh. Em rất vui khi gặp lại Sơn và Hải, hai bạn học chung ở trường Mẫu giáo Sơn Ca. Chỉ một lúc sau, em đã biết tên các bạn ngồi cùng bàn là Hoa, Tâm và Ngọc. Những câu chào hỏi rụt rè làm quen cùng những ánh mắt bỡ ngỡ thật dễ thương! Tan học, mẹ đã đợi sẵn ở cổng trường. Ríu rít như chú chim non, em kể cho mẹ nghe những chuyện về buổi khai trường, cho đến bây giờ, những hình ảnh ấy vẫn hiện lên nguyên vẹn trước mắt em. Nó đã trở thành kỉ niệm đẹp đẽ không thể nào quên của thời thơ ấu.

8 tháng 9 2016

Giờ đây tôi đã lớn, đã là một học sinh lớp 10của trường trung học phổ thông. Nhưng chưa bao giờ, tôi quên được những kỉ niệm của ngày tựu trường đầu tiên vào lớp Một. Nhất là khi mùa thu đang đến, lòng tôi lại nao nức, xốn xang, những kỉ niệm nhẹ nhàng, mà đậm đà, sâu sắc.Buổi mai hôm ấy, một buổi mai trời đẹp. Những đám mây trôi hững hờ khé đùa nghịch trên không trung. Những cơn gió nhẹ nhàng thổi quanh những cây bên đường. Những chiếc lá vàng lượn vài vòng ở trên không, rồi nhẹ nhàng theo cơn gió chạm mặt đất... Xào xạc... Như mọi hôm của năm trước thôi, mẹ vẫn đưa tôi đi học mẫu giáo bằng chiếc xe đẹp cũ này. Nhưng, hôm nay thì khác. Tất cả đều thay đổi một cách ngỡ ngàng. Từ bầu trời, đến cái cây hay ngôi nhà ven đường, dường như đều thay đổi. Tôi cảm thấy như vậy. Và bỗng nhận ra rằng, trong lòng tôi dường như có một cảm giác nào đó, khó tả. Cảm giác như mình đang thay đổi, để bước vào một thế giới màu nhiệm khác, to lớn hơn, đẹp đẽ hơn nhưng cũng xa lạ hơn. Cuối cùng cánh cổng trường cấp 1 cũng hiện ra trước mắt tôi. Nó to lớn quá! Tôi ngạc nhiên nhìn cánh cổng. Bê trong kia, mọi người đang tụ tập rất đông, nói cười rộn rã. Và cũng thoáng lác đác vài cô cậu trạc tuổi tôi, nắm chặt tay người thân và chỉ rụt rè nhìn ra quanh mình. Tôi nắm chặt tay mẹ, đi từng bước, từ từ. Sau đó, một cô giáo có mái tóc đen, dài, mặc chiếc áo dài thướt tha, hiền dịu bước đến bên chúng tôi và nói:" Hôm nay là ngày vào lớp 1 đầu tiên của các em, các em hãy cố gắng học tập nhé. Xin cảm ơn các bậc phụ huynh đã quan tâm đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ!" Các phụ huynh vỗ tay rồi thì thầm điều gì đó với con mình. Các bạn xếp hàng trước cửa rồi chuẩn bị đi vào lớp. Tôi ngỡ ngàng. Một bàn tay dịu dàng nắm lấy vai tôi và đẩy tôi về phía các bạn đang đứng. Tôi không hiểu gì vẫn ngơ ngác và sợ hãi, tôi phải xa mẹ... Tôi bật khóc, ngay giữa đám đông. Cô giáo bước xuống nắm tay tôi, dắt vào lớp đưa tôi đến chỗ ngồi của mình. Tôi ngừng khóc, nhìn cô và các bạn nhỏ quanh mình. Rồi tự nhiên tôi thấy mình không còn sợ sệt gì nữa. Một cảm giác mới mẻ tràn đến bên tôi. Tôi thấy mình như chững chạc, lớn hẳn lên vậy. Tôi khoanh tay lên bàn, mở quyển vở và lấy chiếc bút chì chuẩn bị viết bài...Những ngày đầu tiên ấy, rồi cũng qua, nhưng nó để lại trong lòng tôi 1 kỉ niệm đẹp mà dường như suốt đời không quên. Những cảm xúc trong sáng, hồn nhiên thưở ấy, tôi luôn để nó trong một góc của trái tim mình, để luôn nhớ về nó. Ngày đầu tiên đi học.

22 tháng 12 2016

Đêm nay, tôi không ngủ được. Nhìn ánh trăng lung linh, huyền ảo, tôi nhớ lại bài thơ Cảnh khuya của Bác Hồ Chí Minh. Tác phẩm đã để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc. Bởi lẽ mỗi khi tôi ngâm bài thơ, một cảnh khuya tuyệt đẹp lại hiện lên trong tâm trí, nhưng đẹp nhất vẫn là hình ảnh của một vị Cha già kính yêu, luôn lo cho "con", luôn lo cho vận mệnh của đất nước.
Bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy được một cảnh trăng khuya thơ mộng và cũng giúp ta hiểu rõ hơn về con người của Bác.

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Mở đầu bài thơ là một tiếng hát làm say mê lòng người và ngân vang khắp núi rừng. Tôi nhớ đến tiếng hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ. Hình ảnh của một người phụ nữ thân quen hát dân ca bên dòng suối quê hương.... Ta có thể thấy được tâm hồn của đại thi hào Nguyễn Trãi trong người Bác (Tiếng suối trong như tiếng đàn cầm). Nhưng ta cảm nhận được phong thái của Bác trẻ trung, ung dung và lạc quan hơn.

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Tiếp đến là một ánh trăng sáng tỏ vùng trời lung linh, huyền ảo. Ánh trăng khuất sau cây cổ thụ, rọi sắc sáng xuống hoa lá. Hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất. Bóng của hoa lá, cỏ cây và ánh trăng lồng quyện vào nhau, trăng đan vào cây cổ thụ, trăng tràn vào hoa. Màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của ánh trăng tạo nên một bức tranh lấp lóa, lúc ẩn lúc hiện. Tiếng suối chảy nghe nhẹ nhàng, trong trẻo hơn dưới cảnh răng khuya. Một phong cảnh hữu tình, thơ mộng.
Ta có thể thấy được Bác Hồ và Lí Bạch đều rung động trước ánh trăng. Nhưng tình yêu thiên nhiên của Bác lại có vẻ đằm thắm và tha thiết hơn Lí Bạch. Bác đã xem ánh trăng như người bạn tri kỉ, như làn suối mát làm tan đi nỗi ưu phiền....Thiên nhiên cũng như hiểu được tâm sự của Bác, giúp tâm hồn Bác thanh thản, quên đi những khó khăn, vất vả của cuộc kháng chiến đang diễn ra gay go, quyết liệt.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng khiến Bác Hồ không ngủ được. "Có phải Bác chưa ngủ vì cảnh trăng khuya quá đẹp? Hay thực sự Bác chỉ thao thức vì lo nỗi nước nhà?"- Theo tôi là vì cả hai. Bác rung cảm trước thiên nhiên nhưng lại không thể hưởng thụ trọn vẹn một cảnh khuya lung linh, tuyệt đẹp mà phải lo cho vận mệnh của dân tộc. CHính vì Bác quá yêu thiên nhiên nên phải đứng lên đấu tranh để bảo vệ đất nước; để ngày ngày mọi người được sống tự do, hạnh phúc, thỏa sức ngám trăng; để những cảnh đẹp luôn tồn tại mãi mãi.... Ta có thể thấy được sự hài hòa giữa người thi sĩ và người chiến sĩ vĩ đại. QUa đó cảm nhận được tình yêu thiên nhiên tha thiết hòa vào trong lòng yêu nước sâu nặng của Bác Hồ. Một vị lãnh tụ cao cả và vĩ đại.
Sự hi sinh của Bác đã được đền đáp. Đất nước của chúng ta đã dược hòa bình và tự do. Chúng ta có thể thỏa sức ngắm trăng. Dòng chảy thời gian sẽ không bao giờ ngừng lại, nhưng ánh trăng ánh trăng và bài thơ Cảnh khuya sẽ luôn mang theo hình ảnh đẹp nhất của Bác đang thanh thản, mỉm cười dưới ánh trăng. "Người sẽ mãi là vị Cha già kính yêu của dân tộc."

27 tháng 11 2016

MB: - Giới thiệu về mẹ.
Đối với tất cả mọi người, người mẹ thật thiêng liêng và cao cả. Dù có thế nào mẹ vẫn luôn rộng lòng tha thứ, bao dung cho chúng ta. Mẹ là người mà ta mãi không quên trong đời.
TB: - Mỗi con người đều có một trái tim cũng như chỉ có một mẹ.
- Tình yêu của mẹ dành cho con ( Mẹ yêu con bằng chính trái tim, cho con những gì mẹ có,...).
- Từ khi mới lọt lòng, chúng ta đã cần những gì ở mẹ ( dòng sữa mẹ, ôm ấp trong vòng tay mẹ, những lời ru của mẹ,...).
- Mẹ luôn vững bước theo sát ta, luôin ủng hộ ta.
- Tình cảm của mẹ dành cho con như thế nào ( thật tha thiết, bao la và ấm áp,...).
- Không chỉ có con người cần mẹ mà muông thú cũng cần mẹ (từ những con hổ dũng mãnh đến những con thỏ yếu ớt đều cần mẹ).
- Mẹ thật quan trọng đối với ta (luôn quan tâm chăm sóc ta và dù có thế nào mẹ vẫn luôn ở bên ta).
KB: Nêu cảm xúc, tình cảm về mẹ.
Cảm ơn mẹ vì những gì mẹ đã làm cho con. Cảm ơn mẹ đã yêu thương, luôn ở bên con.

27 tháng 11 2016

a: Mở bài

Giới thiệu đối tượng biểu cảm (ai) và tình cảm chung với đối tượng ( yêu quý, tự hào, biết ơn..)

b: Thân bài

Biểu cảm cụ thể về người đó

  • Biểu cảm về vẻ đẹp ngoại hình, tính tình, tài năng ( nét tiêu biểu) —> yêu, quý, khâm phục…
  • Biểu cảm về đối tượng ở những kỉ niệm sâu sắc (hai, ba kỉ niệm) —> hiểu rõ hơn, yêu quý hơn, khâm phục…
  • Biểu cảm về vai trò của người đó đối với mình ( quan trọng thế nào, nếu có, nếu không…)

c: Kết bài.

Khẳng định lại tình cảm yêu quý của mình với đối tượng.

Liên hệ mình cần làm gi để thự hiện tình cảm trên.

13 tháng 11 2017

mk cũng vậyhehe

Văn mẫu lớp 7

19 tháng 11 2016

hay quá ha

 

25 tháng 9 2016

Umthanghoa

24 tháng 10 2016

Đề bài: cảm nghĩ của em về ngôi trường thân yêu
BÀI LÀM
Trong ký ức tuổi học trò trường học là ngôi nhà thứ hai trong tim mỗi người. Đó là nơi chan chứa những kỉ niệm ngọt ngào giữa thầy cô, bạn bè và cũng là nơi trao dồi những kiến thức vô cùng rộng lớn cho chúng ta. Và nơi đó còn chứa cả những hình ảnh thân thương và cả những kỉ niệm không bao giờ quên được trong mỗi người. Ngôi trường Lê Lợi của em cũng vậy, nơi đó đã cho em rất nhiều thứ quí giá trong cuộc sống.
Trường Lê Lợi nhìn từ xa thật rộng lớn và khang trang, khoác lên mình chiếc áo màu xanh da trời. Cánh cổng trường luôn rộng mở đón chúng em vào như mẹ hiền yêu thương đón em hằng ngày. Sân trường luôn được bao phủ bởi những hàng cây xanh biếc. Ba dãy lớp học với những bức tường sơn xanh và những cánh cửa kính choang làm cho trường em thật hiện đại. Trên đỉnh cột cờ lá cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới trước gió như đang vẫy gọi các bạn học sinh chăm học cùng tiến về tương lai rạng ngời.
Ngôi trường này đã để lại cho em những kỉ niệm đẹp khó phai như những buổi dọn vệ sinh cực nhọc nhưng lại rất vui. Những ngày tháng học tập mệt mỏi và những ngày thi thức đêm thức khuya để làm bài tập. Hay ngày " Nhà giáo Việt Nam" ai cũng xúc động với công lao của thầy và cô. Ngày liên hoan chia tay bạn bè và chào đón những ngày hè phượng rơi xiết bao nỗi buồn, nhớ thầy cô và bạn bè, nhớ mái trường. Những ngày ấy cứ trôi dần làm cho sân trường càng thắm đượm những tình cảm ngọt bùi giữa thầy và trò.
Đã có lời bài hát:" Ơi hàng cây xanh thắm dưới mái trường mến yêu...."
Lời bài hát ấy đã hiện lên trước mắt em về một ngôi trường thân thương đầy cảm động. Với những hàng cây xanh um và bên những lớn học thì có những thầy cô hằng ngày dạy bảo chúng em để biến những ước mơ, những khát khao của chúng em thành sự thật.
Trường học là nơi không chỉ chứa ta mà còn có cả những thầy cô và bạn bè. Thầy cô là người đã cho em rất nhiều kiến thức và cả những tình cảm chân thật của tuổi học trò. Nhiều khi có những học trò gây gỗ nhau trong chính ngôi nhà này, thầy cô luôn là người công minh để xử những vụ không mong muốn ấy. Là người thầm lặng, không quản khó khăn, cực nhọc chăm lo cho từng thế hệ học sinh, thầy cô đã khiến em hiểu được tình cảm giữa thầy và trò thật ngọt ngào và đầy cảm động.
Có những lúc ta ngồi bên hàng ghế đá thơ thẩn một mình về điểm số không mong muốn, và cũng chính lúc ấy bên cạnh là những người bạn đã an ủi chúng ta. Hay những khu hành lang có nhiều bạn hỏi nhau nhiều điều. Nhất là can- tin luôn đông nghịt người. Có những bạn chia nhau bịch bánh, ly giải khát bên những bồn cây xanh um tùm. Ôi, những kỉ niệm đó mới đẹp và khó tả làm sao.
Nhớ ngày còn thơ bé, em mới cắp sách đến trường. Ngày ấy đối với em mới lạ lẫm làm sao. Ở trường sẽ phải gặp những người bạn mới và cả những quy định mới. Nhưng những ngày lạ lẫm ấy đã qua đi rất nhanh và để lại trong em những kĩ năng sống hoàn toàn mới. Không chỉ cho em những kiến thức để chắp cánh cho những ước mơ, hoài bão của bản thân mà ngôi trường còn cho em cả những tình bạn chân thật và trong sáng nhất. Ngôi trường dường như là một gia đình chứa thầy cô là những bậc cha mẹ và cả bạn bè là anh em trong nhà.
Trong tương lai em mong rằng ngôi trường này sẽ là ngôi trường dạy tốt nhất. Ở nơi này các em học sinh sẽ được học nhiều bài bổ ích để xây dựng một đất nước phát triển trong tương lai. Và nơi đây cũng sẽ mãi vẫn chứa những kỉ niệm thân thuộc giữa thầy và trò với một tình yêu học tập cao, rèn luyện chăm.
Mỗi ngày học trôi qua ngôi trường Lê Lợi đã cho em rất nhiều điều bổ ích và cả những tình cảm bạn bè và thầy trò. Nhất là những thầy cô, người đã gửi gắm và trao cho em bao nhiêu là kiến thức và tình thương vô bờ bến. Đây là ngôi nhà thứ hai và cũng là nơi để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất của tuổi học trò hồn nhiên và trong sáng mãi em sẽ không quên.

24 tháng 10 2016

Mình viết trường mình bạn nahk. Bạn tham khảo đi bài mình tự làm đó

13 tháng 12 2016

Đặc điểm của các thể thơ trung đại :
1.Thể thơ :
- Thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc :
+ Thơ cổ phong
+ Thơ đường luật : . Thất ngôn tứ tuyệt
. Ngũ ngôn tứ tuyệt
. Thất ngôn bát cú
Thơ dân tộc : . Song thất lục bát
. Lục bát
2.Đặc điểm riêng của từng thể loại :
a ) Thể thơ có nguồn gốc từ Trung Quốc :
* Thơ cổ phong : ( Ví dụ : Bài ca Côn Sơn – nguyên tác )
(Cổ thể ) – Thể thơ xuất hiện từ đời Đường, về sau không theo luật định, có số câu, số chữ, không hạn định.
* Thơ đường luật : Được đặt ra ở đời Đường, Trung Quốc.
- Dạng cơ bản :
+ Tuyệt cú ( Thơ 4 câu ) :
. Thất ngôn tứ tuyệt
. Ngũ ngôn tứ tuyệt
+ Bát cú ( Thơ 8 câu ) :
. Thất ngôn bát cú
+ Bài luật : Kéo dài số câu của thơ Đường luật
Thể thơ có niêm luật chặt chẽ, gò bó nhất trong lịch sử thơ ca.
Thể thơ : “Thất ngôn bát cú” được xem là thể thơ tiêu biểu.
* Đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú :
- Số câu chữ : 7 chữ, 8 câu
( Thơ tuyệt cú : 7 chữ, 4 câu )
- Gieo vần :Một vần : Cuối câu 1,2,4,6,8.
( Thơ tứ tuyệt : Vần thường gieo cuối câu 1,2,4
hoặc 1,4
Niêm luật : + Nhất tam ngũ bất luận
1 3 5
Nhị tứ lục phân minh
2 4 6
T B T
B T B
- Ví dụ : Bước tới đèo ngang bóng xế tà
T B T
- Luật : Nếu chữ thứ 2 của câu 1 là thanh trắc (T)
=> Luật trắc
Nếu chữ thứ 2 của câu 1 là thanh bằng (B)
Luật bằng
Đối : Các cặp câu : 3 – 4
5 – 6 Đối ý, đối thanh
- Bố cục : Đề, thực, luận, kết.
( Thơ tứ tuyệt : Khai, thừa, chuyển, hợp )
***Lưu ý : Có những bài thơ thường không theo bố cục trên -> Sáng tạo .
b ) Các thể thơ có nguồn gốc dân tộc :
* Song thất lục bát : 2 câu, 7 chữ
-> Câu 6 chữ, câu 8 chữ.
Lưu ý : Có những trường hợp vị trí thay đổi.
( Câu 6,8 -> Câu 7,7 )
Kết hợp vần : Vần lưng + Vần chân
Cách ngắt nhịp : 3/4 hoặc 3/2/2 ( Câu 7 chữ )
3/3

13 tháng 12 2016

Văn học viết Việt Nam được chia thành hai giai đoạn tùy thuộc vào thời gian ra đời và đặc điểm sáng tác đó là: văn học trung đại và văn học hiện đại.
Văn học trung đại hình thành từ thế kỉ X hết thế kỉ XIX và phát triển trong bối cảnh văn hoá, văn học vùng Đông Nam Á, Đông Á; có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn hóa khu vực, đặc biệt là văn học Trung Quốc.
Bạn muốn biết những tác phẩm bạn đang tìm có phải là văn học trung đại hay không thì phải dựa vào các đặc điểm sau:
Thời gian sáng tác: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
Về thể loại: Trong văn học chữ Hán, có ba thể loại chủ yếu: văn xuôi(truyện, kí, tiểu thuyết chương hồi,...); thơ(thơ cổ phong, thơ Đường luật, từ khúc,...); văn biền ngẫu(hình thức trung gian giữa thơ và văn xuôi, được dùng nhiều trong phú, cáo, văn tế,...). Ở văn học chữ Nôm, phần lớn các thể loại là thơ(thơ Nôm Đường luật, truyện thơ, ngâm khúc, hát nói) và văn biền ngẫu.
Về chữ viết: Phần lớn là chữ Hán và chữ Nôm

17 tháng 11 2016

Tương truyền trong lúc cuộc chiến đang hồi quyết liệt thì từ đền thờ Trương Hống, Trương Hát bên bờ sông Như Nguyệt vang lên tiếng ngâm bài thơ “Sông núi nước Nam” mà nhiều người cho rằng do Lý Thường Kiệt viết ra để khích lệ tinh thần tướng sĩ.



“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây,

Chúng mày nhất định sẽ tan vỡ!”



Ngay từ đầu, với lời thơ ngắn gọn, rõ ràng, ý thơ mạnh mẽ ,đanh thép đã là lời khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt Nam . Nước Nam là một nước đã có vua, mà ngày xưa vua là thay mặt tối cao cho một quốc gia. Mặt khác, biên giới nước Nam cũng đã được định rõ ở “sách trời”, đó là một chân lí không gì thay đổi được. Có thể nói đó là lời tuyên ngôn về chủ quyền và nền độc lập của nước Nam, khẳng định niềm tin và ý chí về tinh thần tự lập , tự cường dân tộc. Chính nhờ có niềm tin ấy nên nhân dân ta luôn vùng lên mạnh mẽ mỗi khi bị giặc ngoại xâm, lịch sử đó đã được chứng minh từ thời Bà Trưng, Bà Triệu.



Giặc Tống ỷ mạnh, đem quân sang xâm chiếm nước ta gây ra cuộc chiến tranh phi nghĩa, khiến cho đất nước ta lâm vào cảnh điêu tàn, nhân dân phải sống cuộc sống lầm than, càng hun đúc ý chí quật cường, quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tộc. Dân tộc ta vốn là một dân tộc yêu hòa bình, nhưng trước cuộc chiến tranh phi nghĩa của quân Tống, nhân dân ta sẵn sàng đáp trả những đòn đích đáng.

“Giặc dữ cớ sao phạm đến đây”



Là một lời buộc tội đanh thép, mạnh mẽ, là lời cảnh cáo quyết liệt dành cho giặc ngoại xâm. Chúng ta không muốn chiến tranh, nhưng chúng ta cũng không hề khiếp sợ trước bất kì một thế lực nào khi chúng có âm mưu thôn tính nước ta. Dân tộc ta nhất định chiến thắng vì chúng ta có chính nghĩa, vì chúng ta có truyền thống yêu nước, có tinh thần bất khuất chống giặc ngoại xâm, có tướng tài, quân giỏi. Kẻ địch nhất định thảm bại.

“Chúng mày nhất định sẽ tan vỡ”



Đó là một lời khẳng định. Cuộc chiến phi nghĩa nhất định thất bại. Và lịch sử đã chứng minh. Quân Tống thảm bại trên sông Như Nguyệt, phải tháo chạy nhục nhã. Lịch sử lại ghi thêm một chiến công chói lọi của quân và dân ta.



Bài thơ “Nam quốc sơn hà” được xem như là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, khẳng định chủ quyền của dân tộc, đồng thời nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước kẻ thù xâm lược. Tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc từ bài thơ đã thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta, đã cùng đồng hành với biết bao thế hệ đi vào lịch sử.

17 tháng 11 2016

Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Tình cảm ấy thấm đẫm trong tâm hồn dân tộc và dạt dào lai láng trên những trang thơ văn.

Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) là một áng thơ như thế!

Sông núi nước Nam không phải là sáng tác duy nhất thời Lí -Trần khơi nguồn từ cảm xúc về đất nước, về dân tộc. Gắn bó với một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt - thời đại hào hùng đấu tranh chống ngoại xâm, dường như đất nước và dân tộc là mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhà thơ. Và do đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác văn chương thời kì này.

Nhìn lại các sáng tác thời Lí - Trần, tuy tình cảm đất nước bộc lộ ở những khía cạnh khác nhau, trong những thời điểm khác nhau, nhưng đều rất sâu sắc. Trong Chiếu dời đô, nỗi lo lắng cho vận số của đất nước, dân tộc, hạnh phúc của muôn dân, trăm họ là niềm trăn trở lớn nhất của vị hoàng đế đầu tiên của triều Lí. Ở Hịch tướng sĩ, lòng căm thù giặc, nỗi xót đau trước cảnh đất nước bị giày xéo tàn phá, ý chí sẵn sàng xả thân vì nước trào dâng mãnh liệt trong lòng vị thân vương họ Trần. Còn trong Phò giá về kinh, lại là hào khí chiến thắng của dân tộc và khát vọng về một nền thái bình muôn thuở cho đất nước của thượng tướng thái sư Trần Quang Khải.

Ra đời trong máu lửa của cuộc kháng chiến chống Tống, Sông núi nước Nam là tuyên ngôn của Đại Việt về độc lập, chủ quyền đất nước. Đây là tuyên ngôn của hàng triệu trái tim Đại Việt nồng nàn, thiết tha yêu nước mình.