Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mạch cảm hứng của nhân vật trữ tình trong bài thơ: Bài thơ được viết theo mạch cảm hứng của một buổi trình diễn âm nhạc, từ khâu chuẩn bị cho đến lúc trình diễn và lời ca được cất lên cao trào.
Nhận xét của em về ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ: Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ gần gũi, giản dị, vô cùng dễ hiểu nhưng cũng không kém phần độc đáo. Giọng điệu bài thơ lúc thì du dương trầm bổng, lúc lại rộn rã vui tươi đầy tự hào.
Nhận xét về nhan đề: ngắn gọn, xúc tích nhưng đã truyền tải được đầu đủ thông tin chính về vấn đề trong văn bản.
- Về cách triển khai nội dung: Cách triển khai nội dung theo một hệ thống rõ ràng, trình tự thống nhất, có sử dụng các kí hiệu phi ngôn ngữ để làm dẫn chứng tăng tính thuyết phục.
- Trịnh Tông đúng là ông chúa bù nhìn, hắn lên ngôi chúa hoàn toàn nhờ chỗ dựa là đám lính tráng tự phát nổi lên.
- Kiêu binh đã lập Trịnh Tông lên, cảnh khiêng Tông trên chiếc mâm gỗ, đưa lên, đưa xuống, như “giỡn quả cầu” trong tiếng reo hò của đám loạn quân và dân hàng phố mọi người xúm lại đông như họp chợ. Hai tiếng “họp chợ” thật mỉa mai! Họ lại đặt sập gụ ngoài phủ đường để đưa Tông lên ngôi. Mấy chữ “ngoài phủ đường” cũng hài hước, chẳng có chút uy nghiêm nào với một vị chúa.
Thị Mầu là người con gái có cá tính riêng, dám vượt qua khuôn khổ vốn có của Nho Giáo để bày tỏ và thể hiện mình, Thị Mầu như đại diện cho bao nỗi khát vọng của người phụ nữ xưa. Tuy những hành động của Mầu trong chùa là điều không nên làm nhưng bởi sự hối thúc, khao khát của tình yêu mà lí trí bị lu mờ.
Nhân vật Thị Mầu trong chèo cổ biểu hiện cho một phẩm chất khác của người phụ nữ Việt Nam đó là khát khao yêu đương. Đây là quyền cơ bản của người phụ nữ nói riêng và con người nói chung. Khi lớn lên phải được tự do tìm hiểu, yêu đương và phải lấy người mình yêu. Nhưng đối lập với quyền ấy trong xã hội phong kiến là một lớp sơn đạo đức giả tạo của chế độ hà khắc để trói buộc bao người phụ nữ phải tuân theo “tam tòng” , “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” chứ không được lựa chọn tình yêu và hạnh phúc của riêng mình. Cô ý thức tự do trong tình yêu bộc lộ ở lời nhủ mình và khuyên chị em chớ nghe họ hàng. Thị Mầu là con người của nghệ thuật.
- Không gian trong bài thơ ngày càng thu hẹp lại, cái tĩnh mịch, vắng vẻ càng bao trùm. Mây thu, trời thu, ngõ trúc đều mang nét đặc trưng riêng: thanh sơ, dịu nhẹ, yên tĩnh.
- Không gian ấy phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc, cô quạnh của tâm hồn tác giả. Qua hoàn cảnh chúng ta có thể hiểu đó là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Trãi.
Phương pháp giải:
- Đọc văn bản Người cầm quyền khôi phục uy quyền.
- Đọc kĩ những câu văn, đoạn văn miêu tả nhân vật Gia-ve.
- Từ đó nêu nhận xét về thái độ của người kể chuyện với nhân vật Gia-ve.
Lời giải chi tiết:
+ Qua lời của người kể chuyện, nhân vật Gia-ve:
- Có “bộ mặt gớm ghiếc”.
- Lời nói thì cộc lốc, thô bỉ, chứa sự man rợ, điên cuồng như “thú gầm”.
- Cặp mắt “nhìn như cái móc sắt, và với cái nhìn ấy hắn từng quen kéo giật vào hắn bao kẻ khốn khổ”.
- Điệu cười ghê tởm, phô ra cả hai hàm răng.
+ Thái độ của người kể chuyện đối với nhân vật này là thái độ ghê tởm, căm ghét.
- Nhận xét mà tôi tâm đắc nhất trong văn bản là “Người Việt Nam biết tạo một biểu hiện thẩm mĩ cho những đồ vật thông thường nhất bằng kim loại, gỗ hay tre, tô điểm cho chúng bằng những thứ trang trí, biến chúng thành một cái gì đó còn hơn là một thứ chỉ để mà dùng.”
+ Người Việt Nam có khiếu thẩm mĩ rất tốt, họ biết cách trang trí đồ vật, nhà cửa theo một cách khá đặc biệt và mang nét riêng biệt.
+ Những món đồ trang sức nhỏ như vòng cổ, vòng tay, nhận,… dù chỉ làm bằng kim loại hay gỗ nhưng dưới bàn tay của nghệ nhân Việt thì chúng thành món đồ trang sức tinh tế và đẹp mắt.
+ Người Việt có mắt nhìn tinh tế, có khiếu thẩm mĩ đặc biệt và đặc biệt bàn tay của những người nghệ nhân đã tạo ra những món đồ không đơn giản chỉ dùng để trang trí mà nó còn hơn thế nữa.
- Tôi cảm thấy tâm đắc với nhận xét này vì đây là một nhận xét đúng và chính xác, chính những người nghệ nhân Việt đã tạo nên những món đồ mang đậm nét Việt.
- Tình huống: Bởi trong lòng chú San, tình cảm với dì Mây vẫn đong đầy nên chú ngỏ ý muốn quay lại và cùng sống chung với dì Mây, trong khi chú vừa lấy vợ.
- Quyết định của dì Mây:
+ Dì mây kiên quyết từ chối, mặc sự cố gắng níu kéo của chú San.
Dẫn chứng: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi!” hay “Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn”.
→ Thái độ của dì Mây rất cương quyết nhưng vẫn có đôi chút sự hụt hẫng, đau lòng bởi dì vẫn còn yêu chú San rất nhiều. Quyết định của dì Mây là đúng đắn. Từ đó, người đọc cảm nhận được dì là một người hiểu chuyện, cảm thông cho số phận của những người phụ nữ, biết quan tâm đến hạnh phúc của người khác.
Thái độ và quyết định của dì Mây thể hiện sự cương quyết, cứng rắn của dì. Mặc dù buồn bã và tiếc nuối nhưng dì vẫn quyết tâm dứt khoát với chú San. Quyết định của dì Mây là đúng đắn, có thể cảm nhận được dì là một người hiểu chuyện, cảm thông cho số phận của những người phụ nữ, biết quan tâm đến hạnh phúc của người khác.
- Sắp chết mười mươi cũng không lùi bước
- Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến
- Tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm
- Đôi mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa tre
- Bắp chân to bằng đôi xà ngang, bắp đùi to bằng ống bễ
- Sức ngang voi đực, hơi thở tựa sấm
- Nằm sấp gãy rầm sàn, nằm ngữa gãy xà dọc
- Ngang tàn ngay từ trong bụng mẹ
=> Biện pháp nói quá, so sánh.
Giới thiệu tác giả Ngô Sĩ Liên? “Đại Việt sử kí toàn thư” có đặc điểm gì?
Tác giả viết dựa trên cơ sở nào?
Tác phẩm có giá trị như thế nào?
Cho biết vị trí đoạn trích, bản kỉ, biên niên?
Đoạn 1:
Mở dầu đoạn trích tác giả nêu sự kiện gì?
Tại sao tác giả lại nêu sự kiện đó?
Sắp qua đời Hưng Đạo Vương căn dặn vua Trần điều gì?
Kế sách giữ nước thông thường như thế nào?
Tư tưởng “lấy dân làm gốc” có được lưu truyền đến đời sau không?
Qua kế sách giữ nước em có nhận xét gì về phẩm chất của Hưng Đạo Vương Quốc Tuấn?
Đoạn 2:
Thái độ và hành động của Trần Quốc Tuấn trước lời di huấn của cha?
Nỗi niềm này Trần Quốc Tuấn đã chia sẻ với những ai?
Trần Quốc Tuấn có thái độ như thế nào trước câu trả lời của hai gia nô? Em cho biết phẩm chất của Yết Kiêu và Dã Tượng?
Sau khi hỏi gia nô ông còn đem suy nghĩ của mình hỏi ai? Thu được kết quả gì?
Phương pháp giáo dục con của Quốc Tuấn?
Phẩm chất của Trần Quốc Tuấn được bộc lộ như thế nào?
Đoạn 3:
Sự kiện mở đầu đoạn văn là gì?
Cho biết những công lao, thành tích mà Trần Quốc Tuấn đã cống hiến cho đất nước
Tìm hiểu văn bản:
1. Bố cục:
“Từ đầu à… giữ nước vậy”: Kế sách giữ nước.
“Quốc Tuấn là…vào viếng”: Tấm lòng trung nghĩa của Trần Quốc Tuấn
Còn lại: Công lao, uy tín của Trần Quốc Tuấn.
2. Phẩm chất của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn:
a. Kế sách giữ nước:
“ Tháng 6, ngày 24, sao sa”à Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiênà điềm xấu.
Cách ghi chép theo trình tự thời gian.
Kế sách:
- Tùy thời mà có sách lược thích hợp.
- Toàn dân đoàn kết một lòng.
- Khoan thử sức dân.
Tư tưởng “Lấy dân làm gốc” – thượng sách giữ nước.
Trần Quốc Tuấn: yêu nước, thương dân, hết lòng lo kế sách giúp dân, giúp nước.
b. Tấm lòng trung nghĩa của Trần Quốc Tuấn:
- Trước lời di huấn của cha: “để trong lòng nhưng không cho là phải”à Mâu thuẫn Trung – Hiếu: Đặt Trung lên trên Hiếu.
- Hỏi mọi người:
+ Gia nô: Yết Kiêu, Dã Tượng: “ Chúng tôi...mà thôi”
Trần Quốc Tuấn: “Cảm phục…khen ngợi”
à Nhân cách cao thượng, trung nghĩa, cương trực, hết lòng vì chủ tướng và vì danh dự bản thân.
+ Hai con:
Hưng Vũ Vương: “Dẫu khác họ…một họ”:àNgầm cho là phải.
Hưng Nhượng Vươngà Rút gương kể tội.
à Giáo dục con cẩn thận, nghiêm khắc.
è Trần Quốc Tuấn: Có tư tưởng đúng đắn, cao cả; trung nghĩa với vua, với nước; thẳng thắn và nghiêm khắc trong giáo dục con cái.
c. Công lao, uy tín của ông:
- Hưng Đạo Vương mất và được thăng chức.
- Công lao:
+ Soạn: Binh gia điệu lý yếu lược, vạn kiếp tông bí truyền thư.
+ Phòng xa việc hậu sự: Hỏa táng, đựng vật tròn, san đất, mau mục..
+ Tiến cử người hiền tài: Yết Kiêu, Dã Tượng…
+ Ba lần chỉ huy quân chiến thắng quân Nhuyên – Mông.
- Uy tín:
+ Thái sư Thượng phụ Thượng Quốc công Hưng Đạo Đại Vương.
+ Có quyền phong tước: chưa phong cho aià Khiêm tốn, giản dị, giữ chọn đạo làm tôi.
Câu nói đầy dũng khí: “Bệ hạ…hãy hàng”
+ Kẻ thù không dám gọi tên.
- Trần quốc Tuấn được thần thánh hóa thành bất tử.
è Trần Quốc Tuấn: trung quân, ái quốc, mưu lược, đức độà tấm gương sáng về đạo làm người.
3. Nghệ thuật:
a. Nghệ thuật khắc họa nhân vật:
Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ, tình huống thử thách: mâu thuãn Trung – Hiếuà Phẩm chất:
- Với nước: sẵn sàng quên thân.
- Với dân: quan tâm lo lắng.
- Với tướng sĩ dưới quyền: tận tâm dạy bảo, tiến cử người tài.
- Với con cái: nghiêm khắc giáo dục.
- Với bản thân: khiêm tốn, giữ đạo làm tôi.
è Khắc họa nhân vật lịch sử đậm nét, sống động.
b. Nghệ thuật kể chuyện: Mạch lạc, khúc chiết, mạch chuyện tiếp nối logic, sinh động hấp dẫn à Nổi bật chân dung nhân vật. Theo chiều thời gian, đan xen những nhận xét khéo léo, tạo hứng thú cho người đọc.
kết luận