Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Yêu cầu kĩ thuật gieo trồng:
- Thời vụ: Trồng chôm chôm vào đầu mưa (tháng 4 – 5) là tốt nhất.
- Khoảng cách trồng: Tuỳ theo loạt đất mà khoảng cách trồng là 8m x 8m hoặc 10m x 10m.
- Đào hố, bón phân lót: Hố trồng có kích thước 60cm x 60 cm x 60cm (nơi đất tốt) hoặc 100cm x 100cm (nơi đất xấu). Bón lót bằng phân hữu cơ và phân hoá học.
Yêu cầu kĩ thuật chăm sóc:
- Làm cỏ, xới xáo: Tiến hành làm cỏ, vun xới quanh gốc cây để trừ cỏ dại và mầm mống sâu, bệnh, đảm cho cây sinh trưởng tốt.
- Bón phân thúc: Cây chôm chôm cần được bón nhiều phân đạm và kali. Tiến hành bón 3 lần.
+ Sau khi hái quả và tỉa cành, bón phân hữu cơ và phân hoá học.
+ Bón đón hoá tước khi nở bằng phân đạm và kali.
+ Bón nuôi quả, phân vi lượng và tăng đậu quả.
- Tưới nước: cây chôm chôm cần tưới nước và phủ rơm, rạ quanh gốc cây che gió giữ ẩm. Trời nắng hạn tưới 2 – 3 ngày 1 lần. Thời kì mầm hoa, cần giữ khô để chấm dứt thời kì phát triển lá nên không tưới nước. Sau khi ra hoa, tưới đủ ẩm để có tỉ lệ đậu quả cao.
- Tạo hình sửa cành: Tiến hành cắt tỉa, tạo hình làm cho cây có tán khung cân đối. Cắt bỏ các cành vượt, cành bị sâu, bệnh, cành khô đảm bảo cho tán cây được thông thoáng.
- Phòng trừ sâu bệnh: Cây chôm chôm thường bị các loại sâu, bệnh phá hại như rệp sấp, rầy, sâu đục cành, đục quả, bệnh thối quả, bệnh chảy mủ thân, bệnh phấn trắng…
Yêu cầu kĩ thuật thu hoạch: Quả chôm chôm chín rải rác nên thu hoạch nhiều lần. Khi vỏ quả có màu vàng (chôm chôm nhãn) hoặc màu đỏ vàng( chôm chôm Java) thì tiến hành thu hoạch.
Tham khảo
Đây là một trong nhũng nghề nghiệp sát với nhu cầu thiết yếu của người tại mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời các thiết bị điện ngày càng đa dạng và được sử dụng rất nhiều trong các gia đình. Chính vì vậy nhu cầu sửa chữa hay lắp đặt hệ thống điện là vô cùng lớn.
Một thợ điện dân dụng có thể hành nghề tại bất cứ đâu không phân biệt là miền cao hay đồng bằng, thành phố hay nông thôn. Đây là một nghề không thể thiếu đối với xã hội vì vậy triển vọng phát triển nghề rất cao.
- Nghề điện dân dụng luôn cần phát triển để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
- Tương lai nghề điện dân dụng gắn liền với sự phát triển điện năng, đồ dùng điện và tốc độ phát triển xây dựng nhà ở.
- Nghề điện dân dụng có nhiều điều kiện phát triển không những ở thành phố mà còn ở nông thôn, miền núi.
- Do sự phát triển của cách mạng khoa học và kĩ thuật, luôn xuất hiện nhiều thiết bị mới có nhiều tính năng hiện đại đòi hỏi người thợ điện luôn phải cập nhật, nâng cao kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp.
Nông nghiệp công nghệ cao có xu thế dựa trên nền tảng khoa học, kĩ thuật và công nghệ phát triển; tích hợp mạnh mẽ các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong sản xuất để phát triển mô hình nông nghiệp 4.0, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp số; gắn với xu thế phát triển của các ngành công nghệ khác như: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học nông nghiệp, công nghệ tự động hoá, công nghệ năng lượng tái tạo,...
- Xu thế phát triển của nền nông nghiệp công nghệ cao được đánh giá theo các tiêu chí sau:
+ Phương thức sản xuất
+ Công nghệ sử dụng
+ Hệ thống quản lí
+ Tác động môi trường
+ Hiệu quả