K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2018

Những ưu điểm và hạn chế của kinh tế thời Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX :
a) Nông nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Nhà nước đã ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích trồng trọt.
+ Hằng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương.
- Hạn chế:
+ Ruộng đất của Nhà nước ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.
+ Kinh tế nông nghiệp của nhà Nguyễn lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả.
h) Thủ công nghiệp :
- Ưu điểm :
+ Các nghề thủ công tiếp tục phát triển, đặc biệt các nghề làm gốm sứ, kéo tơ, dệt vải lụa, nấu đường, khai mỏ. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.
+ Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn với nhiều ngành nghề, thợ quan xưởng đã chế tạo được một số máy móc đơn giản, đặc biệt là đóng được tàu thuỷ chạy bằng máy hơi nước.
- Hạn chế : Do chính sách trưng tập thợ thủ công giỏi và sự quản lí của nhà nước, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.
c) Thương nghiệp :
- Ưu điểm : Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán.
- Hạn chế:
+ Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.
+ Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.

9 tháng 5 2018

chính sách cai trị mà bạn

Đề tui có câu này bạn có thể tham khảo:

– Tích cực: Duy  trì  mối  quan  hệ  tốt  đẹp  với  các  nước  láng  giềng như Lào, Xiêm, Thái Lan,…

– Hạn chế: thực hiện chính sách ngoại giao “đóng cửa” khước từ mọi quan hệ với các nước phương Tây.

=> Thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu không tạo điều kiện cho đảo nước giao lưu với các nước và các nền văn háo tiên tiến trên thế giới, dẫn đến đất nước trì trệ.

Đề tui có câu này bạn có thể tham khảo:

– Tích cực: Duy  trì  mối  quan  hệ  tốt  đẹp  với  các  nước  láng  giềng như Lào, Xiêm, Thái Lan,…

– Hạn chế: thực hiện chính sách ngoại giao “đóng cửa” khước từ mọi quan hệ với các nước phương Tây.

=> Thể hiện sự bảo thủ, lạc hậu không tạo điều kiện cho đảo nước giao lưu với các nước và các nền văn háo tiên tiến trên thế giới, dẫn đến đất nước trì trệ.

20 tháng 5 2022

Chính sách quốc phòng, ngoại giao.

a. Chính sách quốc phòng:

- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ

- Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch: ba suất đinh lấy một suất lính.

- Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh và kị binh; có chiến thuyền lớn.

b. Chính sách ngoại giao:

- Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.

- Phía Nam: Nguyễn Ánh tìm cách đánh ra Quy Nhơn; Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn, tiêu diệt hoàn toàn lực lượng Nguyễn Ánh ở Gia Định. Kế hoạch đang tiến hành thì Quang Trung đột ngột từ trần (16/9/1792). Quang Toản lên kế nghiệp, nhưng từ đó nội bộ triều đình Phú Xuân suy yếu dần.

21 tháng 5 2022

nêu rõ hạn chế giúp mk ạ

8 tháng 1 2021

 * Tiến bộ:

- Đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.

- Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

- Những cải cách về văn hoá, giáo dục có nhiều tiến bộ.

 * Hạn chế:

- Một số chính sách chưa triệt để: gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận, chưa phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.

- Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân.

8 tháng 1 2021

Tích cực:

- Tăng nguồn thu nhập và tăng cường quyền lực của nhà nước.

Hạn chế:

- Chính sách đó chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế và chưa phù hợp với lòng dân.

16 tháng 3 2022

tham khảo :))

 Giải thích về chính sách ngoại thương của chúa Trịnh và chúa Nguyễn.

- Nêu được chính sách hạn chế ngoại thương.

- Giải thích vì sao lại hạn chế ngoại thương.

11 tháng 12 2016

Nhà Trần để lại bài học đáng nhớ.................................

12 tháng 12 2016

Quân đội nhà Trần phản ánh việc tổ chức quân đội của nhà Trần trong gần 200 năm tồn tại trong Lịch sử VN. Hoạt động quân sự nhà Trần diễn ra ở cả phía nam, phía bắc; cả bên trong và ngoài biên giới. Quân đội thời nhà Trần được đánh giá rất cao trong lịch sử quân sự Việt Nam vì những chiến công quân sự hiển hách, đặc biệt là sau ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông xâm lược. Quân đội nhà Trần có tiếng vì sự tinh nhuệ, thiện chiến, kỹ luật cùng với những vị tướng chỉ huy tài ba trong thời kỳ này mà điển hình là Tiết chế Quốc công Trần Hưng Đạo

6 tháng 5 2020

Lĩnh vực

Ưu điểm

Hạn chế

Nông nghiệp

+ Nhà nước ban hành lại chính sách quân điền, khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức và đã mở rộng thêm được diện tích trồng trọt.

+ Hằng năm, nhà nước đã cố gắng bỏ tiền, thóc, huy động nhân dân sửa đắp đê điều, nạo vét kênh mương.

+ Ruộng đất công ngày càng bị thu hẹp và nông dân hầu như không có ruộng đất.

+ Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, các chính sách của nhà Nguyễn về nông nghiệp hầu như không có hiệu quả.

Thủ công nghiệp

+ TCN Nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, các quan xưởng được xây dựng để sản xuất vũ khí, đóng thuyền, làm đồ trang sức.

+ Trong nhân dân nghề thủ công truyền thống được duy trì. Xuất hiện nghề mới là in tranh dân gian.

+ Thợ quan xưởng đã đóng được tàu thủy, tiếp cận với kĩ thuật chạy bằng máy hơi nước.

Do nhu cầu của nhà nước, do chế độ công tượng hà khắc, do việc giao thương khó khăn đã làm cho thủ công nghiệp không phát triển như trước.

Thương nghiệp

Nhà nước bắt đầu cho một số thuyền của mình sang các nước láng giềng mua bán.

+ Do chính sách thuế khoá nặng nề và phức tạp của nhà nước đã cản trở việc buôn bán trong nước.

+ Nhà nước giữ độc lập quyền về ngoại thương, hạn chế thương nhân nước ngoài vào buôn bán. Các đô thị như Hội An, Phố Hiến, Thanh Hà đều tàn lụi.

6 tháng 5 2020

cảm ơn bạn rất nhiều\"vui\"

\n
11 tháng 4 2022

refer

 

* Chính trị, quân sự:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

* Đối ngoại:

- Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thuần phục, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước.

- Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: Các vua Nguyễn rất chú ý đến việc khai hoang, thực hiện các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam.

- Thủ công nghiệp: Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định,… Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.

- Thương nghiệp:

+ Các vua Nguyễn nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Xiêm, In-đô-nê-xi-a bán gạo, đường, các lâm sản,… và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí,…

+ Đối với các nước phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ) nhà Nguyễn không cho mở cửa hàng mà chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.

* Xã hội:

- Đặt ra nhiều thứ thuế, quan lại tham nhũng, địa chủ, cương hào hoành hành, làm cho đời sống của nhân dân cực khổ.

- Tiến hành đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.

12 tháng 4 2022

refer

 

* Chính trị, quân sự:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

* Đối ngoại:

- Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thuần phục, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước.

- Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: Các vua Nguyễn rất chú ý đến việc khai hoang, thực hiện các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam.

- Thủ công nghiệp: Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định,… Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.

- Thương nghiệp:

+ Các vua Nguyễn nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Xiêm, In-đô-nê-xi-a bán gạo, đường, các lâm sản,… và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí,…

+ Đối với các nước phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ) nhà Nguyễn không cho mở cửa hàng mà chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.

* Xã hội:

- Đặt ra nhiều thứ thuế, quan lại tham nhũng, địa chủ, cương hào hoành hành, làm cho đời sống của nhân dân cực khổ.

- Tiến hành đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.