Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhân hóa
Giúp cho con thuyền - báu vật của dân chài lưới trở nên gần gũi hơn
Tác giả đã sử dụng biện pháp ẩn dụ " câu hát căng buồm cùng gió khơi". Cái hay của biện pháp nghệ thuật trên là:
- Câu hát con người làm cánh buồm đẩy thuyền bay cao, bay xa hơn => vẻ đẹp của con người lao động.
- Cho thấy niềm vui hứng khởi của người dân chài khi ra khơi
Em tham khảo:
-Tác giả sử dụng biện pháp tu từ so sánh, liệt kê
-Tác dụng: làm nổi bật lên mong muốn của cậu bé Hồng, mong muốn mẹ được giải thoát khỏi những cổ tục đã đày đọa mẹ, thể hiện thái độ tức giận trước những lời nói xấu người mẹ của bà cô độc ác.
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
Trước hết, có thể thấy hai câu thơ trên đối nhau rất chỉnh: nhân - nguyệt, hướng - tòng, khán minh nguyệt - khán thi gia. Phép đối ấy thể hiện sự hô ứng đồng điệu về trạng thái, tâm hồn giữa người và trăng. Điều kì lạ là các từ chỉ người (nhân, thi gia) và các từ chỉ trăng (nguyệt) đặt ở hai đầu, ở giữa là cửa nhà tù (song). Thế nhưng, giữa người và trăng vẫn tìm được sự giao hoà với nhau: người "hướng" đến trăng và trăng "tòng" theo người. Điều này đã làm nổi bật tình cảm mãnh liệt giữa người và trăng, nổi bật sự gắn bó thân thiết của một mối quan hệ từ lâu đã trở thành tri kỉ (Bác với trăng). Không chỉ vậy, Bác dùng từ "tòng" rất "đắt". “Tòng” là "theo" (giống chữ "tùng" trong "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"). Vầng trăng muôn đời này là niềm mộng ước của các thi nhân, trăng đại diện cho cái đẹp, cái hoàn mĩ, cái thanh cao. Vậy mà nay, trăng "tòng" theo khe cửa nhà tù chật hẹp, hôi hám để "khán" thi sĩ thì hẳn người thơ ấy phải thanh cao, đẹp đẽ đến nhường nào. Hai câu thơ không chỉ làm nổi bật mối quan hệ tri kỉ giữa người và trăng mà còn khẳng định vẻ đẹp tâm hồn người tù cách mạng Hồ Chí Minh.
học tốt
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Từ xưa đến nay, trăng luôn là nguồn đề tài vô tận, là nguồn cảm hứng mãnh liệt cho các nhà văn, nhà thơ. Đặc biệt, đối với Hồ Chí Minh, trăng như một người bạn tâm tình, tri kỉ, luôn đồng hành cùng Người trên suốt chặng đường cứu nước gian khổ.
– Khái quát giá trị: Bài thơ “Ngắm trăng” đã thể hiện tình cảm đặc biệt giữa thi nhân với trăng, thông qua đó bộc lộ phẩm chất cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng...
Xem thêm: https://toploigiai.vn/dan-y-phan-tich-bai-tho-ngam-trang-ngan-gon-nhat
Trong kí ức tuổi thơ của mỗi người, ngày tựu trường giống như một buổi lễ trưởng thành, ghi dấu mốc quan trọng cho sự nghiệp mười hai năm đèn sách, dùi mài kinh sử. Ắt hẳn, ai cũng có những xúc cảm bồi hồi, xốn xang, cũng có những suy tư vừa non nớt, thơ ngây lại vừa dứt khoát, chững chạc. Hiểu được điều đó, nhà văn Thanh Tĩnh đã viết nên truyện ngắn "Tôi đi học", bộc lộ một cách chân thực tâm trạng trong trẻo với kỉ niệm của buổi tựu trường. Đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm nằm ở cách sử dụng ngôn từ tinh tế cùng sự kết hợp điêu luyện giữa các yếu tố miêu tả, biểu cảm theo trật tự tự sự tuyến tính, tạo nên một bức tranh đầy sắc màu hoài niệm.
Sắp xếp theo trật tự thời gian, tác giả mở ra khung cảnh buổi sáng tựu trường với hương hoa sữa mùa thu, những chiếc lá úa vàng và những đám mây bảng lảng trên bầu trời cao rộng: "Hàng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường". Bước chân lên chuyến tàu thời gian, tác giả đưa người đọc trở về với cảm nhận nguyên sơ của một đứa trẻ lần đầu đi học. "Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng". Yếu tố miêu tả, biểu cảm kết hợp nhuần nhuyễn, lối viết văn rất thực mà rất mơ, dường như, trong tâm thức cậu bé ngày ấy, những cảnh tượng hàng ngày vẫn nhìn quen hôm nay lại trở nên khác lạ. Vì chính tâm trạng của cậu hôm nay cũng khác: "Hôm nay tôi đi học". Lựa chọn những hình ảnh rất gần gũi
bạn có thể nói cách ngắn gọn hơn được không