K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 4 2018

Dựa vào cách thức tạo ra câu khiến đã học, căn cứ vào nội dung đã cho, em đặt vào câu khiến theo yêu cầu câu hỏi.

Em có thể đặt như sau:

a. - Em hãy ở nhà, bữa khác chị sẽ cho đi! - Con hãy học bài đi!

b. - Chúng minh ra bờ hồ dạo mát đi! - Chúng mình cùng học bài đi nào!

c. - Mong cậu giữ đúng lời hứa! - Xin bố cho con được học thêm môn võ thuật ở nhà văn hóa thiếu nhi!

20 tháng 3 2019

Dựa vào cách thức tạo ra câu khiến đã học, căn cứ vào nội dung đã cho, em đặt vào câu khiến theo yêu cầu câu hỏi.

Em có thể đặt như sau:

a. - Em hãy ở nhà, bữa khác chị sẽ cho đi! - Con hãy học bài đi!

b. - Chúng minh ra bờ hồ dạo mát đi! - Chúng mình cùng học bài đi nào!

c. - Mong cậu giữ đúng lời hứa! - Xin bố cho con được học thêm môn võ thuật ở nhà văn hóa thiếu nhi!

6 tháng 6 2017
Yêu cầu Câu khiến Tình huống
a) Câu khiến có hãy ở trước động từ. - Hãy giúp mình mở cánh cửa này đi Em không mở được cánh cửa vì nó khép quá chặt. Em nhờ bạn giúp.
b) Câu khiến có đi hoặc nào ở sau động từ. - Nào, chúng ta cùng học nhé ! Em rủ bạn cùng học bài.
c) Câu khiến có xin hoặc mong ở trước chủ ngữ. - Xin ba cho con qua nhà bạn Nhiên chơi một lát! Xin người lớn cho phép làm việc gì đó

26 tháng 4 2019

Câu cầu khiến đc đặt bằng cách thêm các từ: hãy, đừng, chớ, nên, phải .....vào trước động từ

9 tháng 6 2019

Nhà vua hãy hoàn gươm lại cho Long Vương

9 tháng 6 2019

Nhà vua hãy mau mau hoàm gươm lại cho Long Vương.

I. ĐỌC HIỂUĐọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:NGU CÔNG DỜI NÚIXưa kia, có một ông lão sống ở vùng Hoa Bắc, tên gọi Bắc Sơn Ngu Công. Ở phía namnhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang nên giao thông đi lại rất khókhăn.Một hôm, lão Ngu cho gọi tất cả cháu con lại, bàn rằng: “Ta muốn cùng các người đồngtâm hiệp sức bạt phẳng hai ngọn núi phía trước,...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
NGU CÔNG DỜI NÚI
Xưa kia, có một ông lão sống ở vùng Hoa Bắc, tên gọi Bắc Sơn Ngu Công. Ở phía nam
nhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang nên giao thông đi lại rất khó
khăn.
Một hôm, lão Ngu cho gọi tất cả cháu con lại, bàn rằng: “Ta muốn cùng các người đồng
tâm hiệp sức bạt phẳng hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác có nên chăng? Khi đấy, chúng
ta sẽ đến thẳng được phía Nam của Dư Châu và Hán Thủy”.
Ai nấy đồng thanh hô to: “ Được ạ!”.
Chỉ có người vợ thấy ngần ngại, liền hỏi vặn: “ Ông già yếu thế kia, sức không bạt nổi
một cái gò, sao bạt được những hai núi to như thế kia? Mà đất đá sẽ mang đổ đi đâu?”.
Mọi người đáp : “ Đem ra Bột Hải, phía bắc An Thổ”.
Nói xong , Ngu Công và con cháu cùng ra phá núi, kẻ đục đá , người đào đất, cho vào sọt
mang ra Bột Hải.
Láng giềng có đứa bé mới tám tuổi, con người đàn bà góa, cũng chạy theo giúp họ. Do
đường xa vợi , từ đông đến hạ, họ chỉ có thể quay về một lần.
Có người nọ thấy thế, can gián Ngu Công: “Ông thật ngốc nghếch! Hay là dừng lại lúc
chưa muộn, về an nghỉ tuổi già!”.
Lão Ngu bảo: “Ngươi xem ra còn không bằng người đàn bà góa và đứa trẻ dại! Ta già, ta
chế, đã có con ta. Hết đời con ta, đã có cháu ta, hết đời cháu ta, đã có chắt ta, con cháu đầy đàn,
núi dù cao, nhưng không thể cao hơn , lo gì không bạt nổi?”.
Trời nghe cụ già nói vậy, bèn đẩy hai trái núi ra xa để cụ có lối đi lại.

Câu 1. Câu chuyện kể về nhân vật nào?
A. Thái Hành

 B. Vương Ốc
C. Ngu Công
 D. Hán Thủy.
Câu 2. Điều gì đã khiến giao thông đi lại ở nhà lão Ngu Công trở nên khó khăn?
A. Ở phía nam nhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang
B. Ở phía nam nhà ông có một tảng đá rất to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang
C. Ở phía bắc nhà ông có hai quả núi to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang
D. Ở phía bắc nhà ông có một tảng đá to Thái Hành và Vương Ốc chắn ngang

Câu 3. Lão Ngu cho gọi tất cả cháu con lại để bàn về điều gì?
A. Quyết đập vỡ tảng đá chắn ngang đường của gia đình ông. 
B. Bạt phẳng hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác.
C. Chuyển đến nơi ở khác để sinh sống.
D. Bạt phẳng một trong hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác.

4
A. Cả gia đình đều đồng thanh hô to: “ Được ạ!”
B. Bạt phẳng hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác.
C. Chuyển đến nơi ở khác để sinh sống.
D. Bạt phẳng một trong hai ngọn núi phía trước, dời đi nơi khác.

Câu 4: Khi nghe Lão Ngu bàn như vậy, mọi người trong gia đình ông đã có thái độ như
thế nào?

A. Cả gia đình đều đồng thanh hô to: “ Được ạ!”
B. Cả gia đình đều không đồng ý chỉ có riêng vợ ông chấp thuận
C. Cả gia đình đều nhất trí nghe theo,chỉ có riêng vợ ông còn ngần ngại.
D. Cả gia đình ông đều phản đối, không chấp thuận theo ý kiến của Ngu Công

Câu 5: Sau khi bàn bạc xong, mọi người trong gia đình Ngu Công đã làm gì?
.......................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6: Những ai đã chạy theo giúp gia đình Ngu Công?

A. Không có ai cả 
B. Tất cả mọi người trong xóm
C. Một người đàn ông
 D. Đứa bé tám tuổi, người đàn bà góa
Câu 7: Khi thấy Ngu Công dời núi, có người đã khuyên Ngu Công điều gì?
A. Đó là một việc làm rất tốt, khuyên ông hãy cô gắng quyết tâm sẽ thành công.
B. Cho rằng việc làm của ông là điên rồ và cười nhạo ông
C. Khuyên ông dừng lại, về an dưỡng tuổi già.
D. Động viên và giúp đỡ Ngu Công dời núi.

Câu 8: Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
......................................................................................................................................................................................................................................
II.luyen tu va cau
1Bài 1: Gạch chân dưới các từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ trong các câu dưới đây.
a) Tuy rét vẫn kéo dài nhưng mùa xuân đã đến.
b) Những cành cây đang trổ lá, lại sắp buông toả những tán hoa.


Bài 2: Chọn một trong ba từ đã, sẽ, đang điền vào từng chỗ trống trong câu chuyện dưới đây
cho thích hợp:

                 Sư tử và chuột nhắt
Một hôm, khi sư tử….......... nằm thì thấy chuột chạy qua lưng. Sư tử chồm dậy tóm gọn
chuột và nói:
- Hay lắm, mi…...........là món khai vị cho bữa tối của ta.
Chuột run lên vì sợ hãi:
- Xin anh hãy tha chết cho tôi. Một ngày nào đó, tôi…..........trả ơn anh. Sư tử phá lên
cười rồi nói:
- Trả ơn ta ư? Bé nhỏ như ngươi thì giúp gì được ta? Nhưng thôi được, ta…..........thả
ngươi ra.
Mấy ngày sau, trong lúc đi dạo trong rừng, chuột nghe thấy tiếng sư tử kêu rên. Chuột
vội vã đến gần và nhìn thấy sư tử…..........bị mắc trong lưới của người thợ săn. Chuột nhanh
nhẹn cắn đứt những sợi lưới thành một lỗ thủng để sư tử chui ra.
Sư tử…..........được chuột cứu thoát như vậy đó!


Bài 4: Đặt câu có từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ
….…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Bài 5:
a) Gạch dưới các tính từ trong đoạn văn sau:

Thế là mùa hè đã đến rồi. Gốc nhài cằn cỗi bỗng bật nở những bông hoa trắng, thơm lừng.
Cây đại tháng trước trơ trụi những cành nay cũng vụt nở những chùm hoa thơm ngát. Chậu ô rỗ
bỗng nhiên đơm đầy hàng trăm nụ tròn xinh, nở ra những bông hoa nhỏ, mỏng manh, y hệt một
lẵng hoa do thiên nhiên ban tặng.


b) Gạch chân những từ in đậm là tính từ trong các cặp câu sau:
(1). a) Chiều chiều, mấy đứa trẻ con chúng tôi thường rủ nhau chơi đá bóng
b) Tính bạn ấy rất
trẻ con
(2). a) Học hay cày giỏi
b) Bố bạn hôm nay đi cày
hay đi bừa?
               
0
14 tháng 11 2021

chị nghĩ là Ước với biến nha:))

14 tháng 12 2017

I - Nhận xét

1. Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung (chú ý những câu hỏi của ông Hòn Rấm), trả lời câu hỏi ở dưới.

Ông Hòn Rấm cười bảo :

- Sao chú mày nhát thế ? Đất có thể nung trong lửa kia mà ! Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:

- Nung ấy ạ ?

- Chứ sao ? Đã là người thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.

Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không ? Nếu không ? Chúng được dùng làm gì?

Câu hỏi

Nó có được dùng để hỏi về điều chưa biết không ?

Nếu không, nó được dùng làm gì ?

Sao chú mày nhát thế ?

 .............

 .............

Chứ sao ?

 .............

 .............

2. Ở Nhà văn hoá, trong lúc mọi người đang xem phim, em và bạn say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Một bác ngồi bên cạnh bảo : “Các cháu có thể nói nhỏ hơn không ?”. Em hiểu câu hỏi ấy có ý nghĩa gì ?

II - Luyện tập

1. Các câu hỏi sau được dùng làm gì ?

Câu hỏi

Dùng làm gì ?

a) Dỗ mãi mà em bé vẫn khóc, mẹ bảo : “Có nín đi không? Các chị ấy cười cho đây này.”

 .............

b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc : "Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy ? "

 .............

c) Chị tôi cười : "Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à ? "

 .............

d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe : "Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không ? " 

 .............

2. Đặt câu phù hợp với mỗi tình huống cho sau đây: 

a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn : chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.

Câu hỏi để yêu cầu: .............

b) Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn

Câu hỏi tỏ ý khen: .............

c) Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tạp, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào ?

Câu hỏi tự trách mình: .............

d) Em Và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo : “Đá cầu là mích nhất” Bạn Nam lại nói : “Chơi bi thích hơn” Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình : chơi diều cũng rất thú vị.

Câu hỏi để nêu ý kiến: .............

3. Hãy nêu một vài tình huống dùng câu hỏi :

Dùng câu hỏi để làm gì ?

Dùng trong những tình huống nào?

a) Để tỏ thái độ khen, chê

M : - Em gái em học mẫu giáo mang về phiếu “Bé ngoan”. Em khen bé : “Sao bé ngoan thế nhỉ ?”

.............

.............

b) Để khẳng định, phủ định

M : - Hè này em muốn đi học võ. Bạn em bảo: “Học võ làm gì ? Học bơi không thiết thực hơn à ?"

.............

.............

c) Để thể hiện yêu cầu, mong muốn

M : - Em trai em nghịch quá, khiến em không tập trung học bài được. Em bảo : “Em ra sân chơi cho chị học bài được không ?”

.............

.............

TRẢ LỜI:

I    - Nhận xét

1. Đọc lại đoạn đối thoại giữa ông Hòn Rấm với chú bé Đất trong truyện Chú Đất Nung (chú ý những câu hỏi của ông Hòn Rấm), trả lời câu hỏi ở dưới.

Ông Hòn Rấm cười bảo :

- Sao chú mày nhát thế ? Đất có thể nung trong lửa kia mà ! Chú bé Đất ngạc nhiên hỏi lại:

- Nung ấy ạ ?

- Chứ sao ? Đã là ngưòi thì phải dám xông pha, làm được nhiều việc có ích.

Theo em, các câu hỏi của ông Hòn Rấm có dùng để hỏi về điều chưa biết không ? Nếu không ? Chúng được dùng làm gì?

Trả lời:

Câu hỏi

Nó có được dùng để hỏi về điều chưa biết không ?

Nếu không, nó được dùng làm gì ?

Sao chú mày nhát thế ?

Câu hỏi này không dùng hỏi điều chưa biết, vì trong câu hỏi đã có sự ngầm khẳng định.

Câu hỏi này dùng để chê cu Đất.

Chứ sao ?

Câu hỏi này không dùng để hỏi.

Câu hỏi này dùng để khẳng định.

2. Ở Nhà văn hóa, trong lúc mọi người đang xem phim, em và bạn say sưa trao đổi với nhau về bộ phim đang xem. Một bác ngồi bên cạnh bảo : “Các cháu có thể nói nhỏ hơn không ?”. Em hiểu câu hỏi ấy có ý nghĩa gì ?

Trả lời : Câu hỏi này dùng để thể hiện sự yêu cầu.

II - Luyện tập

1. Các câu hỏi sau được dùng làm gì ?

Câu hỏi

Dùng làm gì ?

a) Dỗ mãi mà em bé vân khóc, mẹ bảo : “Có nín đi không ? Các chị ấy cười cho đây này.”

 Câu hỏi được dùng để thể hiện yêu cầu.

b) Ánh mắt các bạn nhìn tôi như trách móc : 'Vì sao cậu lại làm phiền lòng cô như vậy ? "

 Câu hỏi được dùng để thể hiện ỷ chê trách.

c) Chị tôi cười : "Em vẽ thế này mà bảo là con ngựa à ? "

 Câu hỏi được dùng để chê.

d) Bà cụ hỏi một người đang đứng vơ vẩn trước bến xe : "Chú có thể xem giúp tôi mấy giờ có xe đi miền Đông không ? " 

 Câu hỏi được dùng để nhờ cậy giúp đỡ.

2. Câu phù hợp với các tình huống cho sau đây :

a)  Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn : chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.

Câu hỏi để yêu cầu: Này bạn, bạn có thể chờ đến hết giờ sinh hoạt chúng mình cùng nói chuyện được không ?

b)  Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn

Câu hỏi tỏ ý khen : Chà, sao nhà bạn sạch sẽ và ngăn nắp quá vậy ?

c)  Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tạp, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào ?

Câu hỏi tự trách mình : Bài tập dễ vậy mà mình lại làm sai, sao mà mình bất cẩn quá vậy ?

d)   Em Và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo : “Đá cầu là mích nhất” Bạn Nam lại nói : “Chơi bi thích hơn” Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình : chơi diều cũng rất thú vị.

Câu hỏi để nêu ý kiến : Nhưng chơi diều cũng rất thích phải không?

3. Hãy nêu một vài tình huống dùng câu hỏi :

Dùng câu hỏi để làm gì ?

Dùng trong những tình huống nào ?

a) Để tỏ thái độ khen, chê

- Em đem kết quả học tập về khoe với ba mẹ, ba em xoa đầu em nói :

-    “Sao mà con gái ba giỏi vậy ?"

- Em gái của em bê chén cơm nhưng vô ý làm đổ, mẹ em trách : “Sao mà sơ ý thế hả con?"

b) Để khẳng định, phủ định

- Em rủ bạn em cuối tuần đến sinh hoạt tại câu lạc bộ “Họa sĩ nhí" em hỏi bạn: ‘‘Bạn rảnh mà, đúng không ?”

- Em gái rất thích ăn kẹo nhưng lại lười đánh răng trước khi đi ngủ. Em nhắc em “Ở trường, cô giáo em dạy phải đánh răng trước khi đi ngủ, đúng không ?” 

c) Để thể hiện yêu cầu, mong muốn

 - Trong giờ tự học, một số bạn trong lớp làm ồn, em hỏi : "Các bạn có thể giữ trật tự được không ?"

- Em mượn bạn quyển sách, em hỏi . “Cho mình mượn quyển sách được không ?

9 tháng 12 2018

Trả lời:

Nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để:

a. Tỏ thái độ khen chê:

Đến nhà bạn chơi. Em gái bạn học mẫu giáo ở lớp về chào hỏi mọi người rất lễ phép. Em khen bé: Sao bé ngoan thế nhỉ?. Về nhà em bé của em rất nghịch làm hỏng đồ chơi quý của em. Em tức quá kêu lên: “Sao em lại phá thế nhỉ?"

b. Khẳng định, phủ định: Một bạn chỉ thích đá bóng. Em nói bạn: “Đánh đàn cũng hay đấy chứ?” Thấy vậy bạn em bĩu mói: “Đánh đàn thì hay gì?"

c. Thể hiện yêu cầu, mong muốn: Em trai em nghịch ngợm, phá phách, không để yên em làm bài. Em bảo: “Em đi chỗ khác chơi cho chị làm bài được không?”



 



 

21 tháng 9 2018

Nêu một vài tình huống có thể dùng câu hỏi để:

a. Tỏ thái độ khen chê:

— Đến nhà bạn chơi. Em gái bạn học mẫu giáo ở lớp về chào hỏi mọi người rất lễ phép. Em khen bé: Sao bé ngoan thế nhỉ?, về nhà em bé của em rất nghịch làm hỏng đồ chơi quý của em. Em tức quá kêu lên: "Sao em lại phá thế nhỉ?"

b. Khẳng định, phủ định: Một bạn chỉ thích đá bóng. Em nói bạn: "Đánh đàn cũng hay đấy chứ?" Thấy vậy bạn em bĩu mói: "Đánh đàn thì hay gì?"

c. Thể hiện yêu cầu, mong muốn: Em trai em nghịch ngợm, phá phách, không để yên em làm bài. Em bảo: "Em đi chỗ khác chơi cho chị làm bài được không?"