Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
14 vị Anh hùng dân tộc Việt Nam đáp ứng được một trong ba tiêu chí sau đây:[3]
- Người khởi xướng, lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại ách đô hộ ngoại xâm, giành độc lập dân tộc;
- Người đứng đầu 1 vương triều có đóng góp đặc biệt xuất sắc, lãnh đạo dân tộc giành được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước;
- Nhà quân sự, chính trị, văn hóa lỗi lạc.
Danh sách[sửa | sửa mã nguồn]
STT | Tên | Quê quán | Thời đại | Nhà nước | Kinh đô | Tiêu chuẩn |
---|---|---|---|---|---|---|
1 | Hùng Vương | Phú Thọ | Hồng Bàng | Văn Lang | Phong Châu | 2 |
2 | Hai Bà Trưng | Hà Nội | Hai Bà Trưng | Lĩnh Nam | Mê Linh | 1 |
3 | Lý Nam Đế | Thái Nguyên | Nhà Tiền Lý | Vạn Xuân | Long Uyên | |
4 | Ngô Quyền | Hà Nội (?) | Nhà Ngô | Tĩnh Hải quân | Cổ Loa | |
5 | Đinh Tiên Hoàng | Ninh Bình | Nhà Đinh | Đại Cồ Việt | Hoa Lư | 2 |
6 | Lê Đại Hành | Thanh Hóa (?) | Nhà Tiền Lê | 1, 2 | ||
7 | Lý Thái Tổ | Bắc Ninh | Nhà Lý | Thăng Long | 2 | |
8 | Lý Thường Kiệt | Hà Nội | Đại Việt | 3 | ||
9 | Trần Nhân Tông | Nam Định | Nhà Trần | 1,3 | ||
10 | Trần Hưng Đạo | 3 | ||||
11 | Lê Thái Tổ | Thanh Hóa | Nhà Hậu Lê | Đông Kinh | 1,2 | |
12 | Nguyễn Trãi | Hải Dương | 3 | |||
13 | Quang Trung | Bình Định | Nhà Tây Sơn | Phú Xuân | 1,3 | |
14 | Hồ Chí Minh | Nghệ An | Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa | Việt Nam | Hà Nội |
Quy hoạch tượng đài[sửa | sửa mã nguồn]
Các địa phương được đặt địa điểm xây dựng tượng đài Quốc tổ Hùng Vương và 14 vị anh hùng dân tộc khi đạt một trong 4 tiêu chí sau:
- Địa phương là quê hương của danh nhân anh hùng dân tộc;
- Địa phương gắn liền với sự kiện lịch sử quan trọng ghi đậm dấu ấn về cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân anh hùng dân tộc;
- Địa phương có di tích lịch sử, di tích cách mạng hoặc truyền thống văn hóa gắn với danh nhân anh hùng dân tộc;
- Địa phương (vùng, khu vực) được ưu tiên xây dựng công trình tưởng niệm, tạo dựng truyền thống văn hóa về Quốc tổ Hùng Vương.
sau:[2]
- Hùng Vương: quốc tổ của Việt Nam.
- Hai Bà Trưng, tức Trưng Trắc và Trưng Nhị: 2 nữ thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Hán.
- Lý Nam Đế, tức Lý Bí: thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ của Nhà Lương, lập ra Nhà Tiền Lý và nước Vạn Xuân.
- Ngô Quyền: vị tướng đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, lập ra Nhà Ngô.
- Đinh Tiên Hoàng, tức Đinh Bộ Lĩnh: người đánh bại 12 sứ quân và thống nhất Việt Nam, lập ra Nhà Đinh và nước Đại Cồ Việt.
- Lê Đại Hành tức Lê Hoàn: vị tướng đánh bại quân Tống, lập ra Nhà Tiền Lê.
- Lý Thái Tổ, tức Lý Công Uẩn: người sáng lập ra Nhà Lý, có công dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long.
- Lý Thường Kiệt: vị tướng của nhà Lý có công đánh bại quân Tống xâm lược.
- Trần Nhân Tông: vị vua anh minh của Nhà Trần và là người lãnh đạo nhân dân chống quân Mông Cổ và quân Nguyên xâm lược.
- Trần Hưng Đạo, tức Trần Quốc Tuấn: vị tướng của Nhà Trần và 2 lần chỉ huy nhân dân đánh bại quân Mông - Nguyên.
- Lê Thái Tổ, tức Lê Lợi: thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh, lập ra Nhà Hậu Lê.
- Nguyễn Trãi: nhà văn hóa và tư tưởng lỗi lạc của nhà Hậu Lê.
- Quang Trung, tức Nguyễn Huệ: thủ lĩnh cuộc Khởi nghĩa Tây Sơn, đánh dẹp vua Lê – chúa Trịnh và chúa Nguyễn giúp thống nhất Việt Nam, đồng thời đánh bại quân Xiêm và quân Thanh xâm lược.
- Hồ Chí Minh: vị lãnh tụ của phong trào giành độc lập của Việt Nam thời Pháp thuộc, là người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam và là người khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa độc lập. Ông dẫn dắt Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống lại quân xâm lược Nhật, Pháp và Mỹ.
Kim đồng và các bạn anh là những đội viên đầu tiên của nước ta.
CN VN
Anh hùng Kim Đồng (tên thật là Nông Văn Dền) sinh năm 1928, dân tộc Nùng, tại bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khi hy sinh, Kim Đồng là đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc (Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay).
Sinh ra và lớn lên trong chiếc nôi của chiến khu cách mạng, khi còn nhỏ Kim Đồng đã sớm được cán bộ Việt Minh giáo dục, giác ngộ. Anh đã vận động các bạn cùng lứa tuổi trong bản làm nhiệm vụ liên lạc, chuyển công văn, tài liệu, đưa đón cán bộ, trinh sát nắm tình hình địch để cung cấp cho cán bộ.
Tháng 5 năm 1941, Trung ương Đảng quyết định thành lập Đội Nhi đồng Cứu quốc. Kim Đồng là một trong số năm đội viên đầu tiên và được bầu làm đội trưởng Đội Nhi đồng Cứu quốc. Được rèn luyện thử thách, Kim Đồng luôn thể hiện trí thông minh, lòng dũng cảm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Rạng sáng ngày 15 tháng 2 năm 1943, Kim Đồng được giao nhiệm vụ canh gác, bảo vệ cuộc họp bí mật của Trung ương Đảng. Địch phát hiện và cho một lực lượng khá lớn bao vây hòng bắt sống các đồng chí lãnh đạo của Đảng. Trước tình thế nguy hiểm, Kim Đồng đã mưu trí đánh lạc hướng, lừa địch tập trung lực lượng và hoả lực về phía mình, đồng thời phát tín hiệu cho các đồng chí cán bộ rút lui an toàn. Kim Đồng đã anh dũng hy sinh khi anh vừa tròn 15 tuổi, anh đã nêu tấm gương sáng chói cho các thế hệ thanh, thiếu niên và mọi người Việt Nam noi theo.
Ngày 23 tháng 9 năm 1997, Nông Văn Dền (tức Kim Đồng) được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
hình ảnh của anh Kim Đồng mik chẳng thấy bao giờ cả , cầu thủ coi trên mạng đi
Thường thường, việc dùng chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 0, đối với chúng ta dường như hiển nhiên đến nỗi chúng ta có khuynh hướng xem đó như là khả năng bẩm sinh của con người, như điều gì đó đến tự nhiên, như biết đi hay biết nói. Chúng ta phải nhớ lại bước đầu tập luyện thao tác khó khăn với các con số (Ôi! ê a đọc thuộc lòng bảng cửu chương) để đoán rằng quả là một cái gì đã được phát minh và phải được truyền tiếp. Và chỉ cần gợi nhớ mang máng hệ đếm La Mã (những chữ số La Mã nổi tiếng còn được dùng để nhấn mạnh vài con số quan trọng như số của một thế kỷ) để ta xác nhận rằng người ta đã không đếm như hiện nay, cũng không viết chữ số như bây giờ.
Vậy thì có chỗ đứng cho một lịch sử chữ số thế giới. Bởi nếu lịch sử này có những bước đi chập chững và không liên tục, chỉ được chúng ta biết đến từng đoạn, cuối cùng nó cũng quy tụ về chữ số và hệ đếm dùng vị trí định lượng hiện đang được sử dụng khắp thế giới. Đây là lịch sử của một phát minh vĩ đại, hay nói đúng hơn là của một loạt những phát minh, trải dài trên nhiều thiên niên kỷ, có lẽ hàng chục thiên niên kỷ. Tôi đã kể chi tiết chuyện này trong quyển sách tựa đề Lịch sử chữ số thế giới[1], nhưng nay tôi muốn thuật lại, cho tầng lớp bạn đọc rộng rãi hơn, các giai đoạn chính. Ở đây sẽ không có nhiều tài liệu chi tiết khiến cuốn sách khó hiểu. Nhưng bạn đọc sẽ vẫn có thể dễ dàng theo dõi, mà không bị rơi vào sự đơn giản hóa quá mức, những nét nổi bật của cuộc tiến hoá đa dạng phức tạp, và nhờ có nhiều minh hoạ, giai thoại cũng như phục dựng, bạn đọc sẽ khám phá cách đếm của những nền văn minh lớn trong quá khứ (văn minh Sumer, Babylone, Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Hébreu (Hê-brơ), Maya, Trung Hoa, Ấn Độ và dĩ nhiên A Rập). Tôi hy vọng bạn đọc sẽ thích thú khi được xem lại các giai đoạn của bài toán nhân Ai Cập hay bài toán chia Sumer. Và bạn đọc sẽ hiểu hơn tại sao, bốn phép tính số học, ngày nay với chúng ta thật là sơ đẳng mà trong hàng chục thế kỷ lại là một nghệ thuật khó hiểu và phức tạp cho bao nhiêu triệu người, chỉ dành riêng cho một tầng lớp ưu tú hiếm hoi, thường thuộc giới tăng lữ. Bạn đọc có thể sẽ ngạc nhiên nhận thấy rằng ở châu Âu cách nay vài thế kỷ thôi, người ta còn làm tính không phải với chữ số mà trên đầu ngón tay hay còn dùng thẻ tròn trên bàn tính và làm kế toán bằng que có khấc. Để nắm vững các bí ẩn của phép nhân, chia, cậu con trai của một thương gia giàu có thời Trung cổ đã phải trải qua nhiều năm học tập và muôn nỗi thăng trầm của một cuộc hành trình xuyên khắp châu Âu. Tương đương nói chung với một bằng tiến sĩ bây giờ.
Thế nên, lịch sử này không phải là một lịch sử trừu tượng và thẳng tắp như đôi khi người ta hiểu lầm về lịch sử toán học: cho nó là một chuỗi ý niệm liên kết hoàn hảo. Ngược lại, đây là lịch sử những nhu cầu và những mối quan tâm của các nhóm xã hội khác nhau muốn tìm ra cách đếm người, tài sản, tổn thất, tù binh, ghi lại ngày tạo dựng thành quách và ngày chiến thắng, bằng phương tiện có gì dùng nấy, khi thì từ kinh nghiệm như vết khấc, khi thì bằng phong cách kỳ lạ của những huyền thoại như ở người Ai Cập. Và giữa họ, rõ ràng có rất nhiều thành kiến.
Có những nhóm tỏ ra thực dụng và giới hạn hoài bão của mình trong mục đích hoàn toàn mang tính kế toán; lại có những nhóm khác, để muốn biết mình ở đâu so với vô biên và vĩnh hằng, đòi tính đếm đất trời, tính lượng ngày, tháng, năm từ khi tạo thiên lập địa hay ít ra cũng từ một mốc thời gian nào đó đã từ lâu mất ý nghĩa. Chính nhóm người thứ nhì, mà người ta cho là mơ mộng, theo tôi, có lý: phải thể hiện cho được các con số thật lớn, họ đã từ bỏ cách dùng vô số ký hiệu và chọn hướng đi vào con đường của hệ đếm dùng vị trí định lượng và con Zéro (số Không).
Nhưng các khám phá này không bao giờ được gìn giữ lâu dài: khi một nền văn minh suy vong, Babylone hay Maya chẳng hạn, thì ít nhiều kỹ thuật về những con số cũng mất theo với đẳng cấp ưu tú của xã hội đó, chủ yếu là giới tăng lữ. Thế là phải làm lại từ đầu. Chính vì thế mà đây là một lịch sử gian nan, hỗn loạn và đầy thăng trầm, với tiến trình mò mẫm, đứt quãng bởi thử nghiệm và sai lầm, bế tắc, lãng quên và từ bỏ (đối với chúng ta là những người ít ra biết được thành quả cuối cùng), thì thật chẳng khác gì tác phong của người say rượu.
Dù các phát minh quan trọng đến thế nào chăng nữa, lịch sử chữ số hoàn toàn vô danh. Vì được xây dựng bởi và cho các cộng đồng, nó không cấp bằng phát minh. Không phải tất cả các tên tuổi đều vắng mặt; chúng có đầy trên các tài liệu bằng đá, giấy cói, da cừu, giấy bột, vải vóc và một người chủ đoàn thú hay một kẻ thắng trận nào đó đã bất tử hoá danh tính không còn có ý nghĩa gì với chúng ta nữa, bằng cách kết hợp nó với chữ số. Chúng ta thường biết được tên của những người đã lưu truyền, khai thác hay bình phẩm chữ số và hệ đếm. Nhưng bản thân tên những người tìm ra chúng thì hiển nhiên đã mãi mãi mất đi. Có lẽ vì các phát minh có từ thời quá xa xưa. Cũng có thể những phát minh thiên tài này đã được làm nên bởi những con người bình thường, không có quyền được ghi tên vào sử sách. Cuối cùng, có thể vì là sản phẩm của những thực hành tập thể nên không thể gắn chúng cho một cá nhân. Nhà phát minh ra số Zéro có thể là viên thư lại tỉ mỉ quan tâm đến việc giới hạn vị trí trong một chuỗi chữ số tuân theo nguyên tắc vị trí định lượng, và có lẽ y đã không bao giờ ý thức được tính cách mạng của công việc mình làm.
Vả lại, tôi đã ngạc nhiên là theo truyền thuyết, chữ viết thường được coi như quà tặng của một vị thần nào đó cho con người nhưng chữ số nói chung thì không, mặc dù chữ số chắc chắn được phát minh ra trước chữ viết. Nhưng điều đó không có nghĩa là con số đã giữ vai trò nhỏ bé trong tư tưởng huyền bí và tôn giáo. Hoàn toàn trái lại. Người ta đã biết tới nỗi sợ hãi do mê tín mà con người có từ bao đời, đến mức thường đồng hoá con số với quyền lực, thậm chí với thần linh, tốt hay xấu tuỳ trường hợp và biểu tượng số được gắn chặt như một yếu tố cơ bản với tên và đặc tính [của vị thần]. Chẳng hạn các pháp sư Babylone đã đặt cho mỗi vị thần của đền thờ một con số, theo thứ tự lùi phản ánh cấp bậc của mỗi vị (60, liên hệ với thần trời Anu; 50, thần đất Enlil; 40, thần nước Ea v.v.). Có lẽ người ta đã muốn làm rõ nét bản chất ưu việt của thần linh so với con người bằng cách gán cho các vị thần những khái niệm trừu tượng nhất vừa tầm với họ: khái niệm con số mà chữ số là lớp áo ngoài.
Lịch sử này không theo quy luật logic nào. Đây là mối quan tâm của nhà kế toán, nhưng cũng là của nhà tu hành, nhà thiên văn và cuối cùng mới là của nhà toán học. Chính những mối quan tâm này đã chủ trì việc phát minh và sự tiến hoá của hệ đếm. Và các thành phần xã hội ấy, rõ ràng là bảo thủ, ít nhất là ba hạng người đầu (kế toán, nhà tu, nhà thiên văn), hiển nhiên đã cố tình làm chậm trễ sự cải tiến và việc truyền bá hệ đếm của họ. Vì khi một tri thức được phong cho một quyền lực, dù hết sức sơ đẳng dưới mắt chúng ta nhưng biết bao tinh tế đối với tổ tiên ta, thì dường như chia sẻ nó sẽ khủng khiếp như một hành vi nghịch đạo. Về điểm này, trong nhiều lĩnh vực khác, có thể một số quan chức còn giữ lề thói ấy.
Nhưng còn nhiều lý do khác nữa. Một phát minh, một khám phá chỉ có thể được phát triển nếu nó đáp ứng nhu cầu xã hội của một nền văn minh, còn khoa học cơ bản thì đáp ứng một đòi hỏi lịch sử xuất phát từ tiềm thức của nhà bác học. Và đổi lại, hẳn nhiên là phải có đi có lại, nó làm thay đổi hoặc đảo lộn nền văn minh ấy.
Bao nhiêu bước tiến khoa học thời xưa, quả nhiên, đã không được phát triển bởi vì đòi hỏi của xã hội lúc bấy giờ không bức thiết.
Ngoài ra, theo dòng thời gian, qua nhiều tư liệu về cách sử dụng chữ số của nhiều dân tộc khác nhau, ta có thể tìm ra dấu vết các mối quan tâm không liên hệ mấy với toán học mà lại mang tính thần bí, bói toán, thơ mộng, thậm chí phóng đãng. Những dư âm này chứng tỏ rằng chữ số, không hề là vectơ của xã hội kỹ thuật và thống kê của chúng ta, từ bao đời đã lại là điểm tựa cho mộng mơ, ảo ảnh, tư biện siêu hình học, chất liệu của văn học, thăm dò tương lai vô định hay ít ra là ước vọng muốn tiên đoán. Chữ số là chất thơ. Chữ số được nhân loại nhào nặn.
Có lẽ trẻ em cảm nhận rõ điều này hơn khi chúng bắt đầu học khám phá chữ số. Vả chăng, nghiên cứu của tôi bắt nguồn từ một câu hỏi trẻ thơ. Thuở tôi còn dạy Toán, một hôm tôi gặp phải một thắc mắc ngây thơ đáng gờm: “Chữ số từ đâu đến? Ngày xưa người ta đếm như thế nào? Ai phát minh ra số Zéro?” Gần như bị nhục mạ, bằng cách ứng tác một câu trả lời vụng về, tôi đã đo được cả tầm cỡ dốt nát của mình và hiểu ra những điểm yếu của một nền giáo dục trong đó lịch sử khoa học không hề được nhắc đến. Sau nhiều năm làm việc và tìm tòi nghiên cứu, những điều đã dẫn tôi hoặc tư tưởng của tôi đi khắp năm châu, tôi không thể khẳng định đã trả lời thấu đáo, nhưng dù sao cũng chính xác hơn trước. Quyển sách này, vốn dành cho những tâm hồn trẻ trung tò mò ham hiểu biết, là biểu hiện trọn vẹn lòng say mê và câu trả lời thực sự của tôi cho câu hỏi ngày xưa.
Cần phải luôn thận trọng trước những câu hỏi xem chừng “ngây thơ” của trẻ con. Cần phải luôn cố gắng trả lời những câu hỏi ấy. Nhưng nếu bạn chỉ hơi chút tò mò thì những câu hỏi này có nguy cơ dẫn bạn đi rất xa, xa hơn là bạn tưởng rất nhiều. Về điểm này, các em học trò đôi khi cũng có thể là những nhà giáo tuyệt vời.
Theo năm tháng, tôi cũng đã nhận được sự ủng hộ của thính giả đến nghe tôi diễn thuyết, thông qua các câu hỏi của họ, cùng sự khích lệ và những thông tin rất quý báu của đông đảo các nhà bác học đầy thiện chí, những người mà tôi đã mắc nợ toàn bộ sự hiểu biết của mình.
Cũng phải nói rằng, nếu không có sự cộng tác của Gérard Klein, nhà xuất bản và cũng là bạn thân của tôi, mà các câu hỏi, lời khuyên và ý kiến phê bình đã giúp đỡ tôi rất nhiều, thì có lẽ tôi sẽ chẳng bao giờ khai hoang được một số vùng đất của cái xứ sở từ lâu không ai thăm dò đến này. Vì một ngày nọ, sau khi ông đã đặt cho tôi một trong những câu hỏi cực kỳ “ngây thơ” ấy và trong khi thử trả lời, tôi đã tìm được giải đáp cho một vấn đề hóc búa đã làm bối rối các nhà khảo cổ học từ đầu thế kỷ XX: giải mã các ký hiệu của hệ đếm đã được dùng ở Iran cách nay 5000 năm.
Về cơ bản, cuốn sách này chủ yếu tóm tắt các tư liệu đã được tập hợp trong quyển Lịch sử chữ số thế giới của tôi. Nhưng mọi nghiên cứu đều biến chuyển, nên trên nhiều điểm, tôi có thêm những lời giải thích rõ ràng chưa được công bố, đặc biệt là vấn đề lý thú và tế nhị về nguồn gốc chữ số của chúng ta, được quen gọi là chữ số A Rập, sinh ra từ Ấn Độ, cách nay hơn 15 thế kỷ, từ sự liên kết có thể đã không xảy ra giữa hành dụng và truyền thống. Đây là một lịch sử kỳ diệu, liên quan mật thiết với lịch sử trí thông minh con người. Nhưng trước khi xem chương cuối cùng rất quan trọng đánh chương 0, xin mời các bạn đọc chín chương trước đó.
Vì đó là quy luật của toán học.
1 < 2 < 3 < 4 < 5 < 6 < 7 ...
Bạn tham khảo ạ (Sai đề báo mình ạ):
Tưởng tượng và kể tiếp diễn biến của câu chuyện sau:
Kim Giờ, Kim Phút, Kim Giây
Ba anh chàng Kim giờ, Kim Phút, Kim Giây sống chung với nhau trong ngôi nhà Đồng Hồ. Bình thường, việc của ai người nấy làm. Nền nếp này đã được duy trì từ bao lâu nay, thế mà bỗng dưng sinh chuyện. Vào ngày nọ, chúng nói chuyện với nhau, Kim Giây thì cho rằng mình vất vả nhất, chạy nhiều nhất, còn Kim Phút thì nhởn nhơ. Kim Phút cũng không chịu thua liền nói Kim Giờ là kẻ lười biếng, chúng cãi nhau miết, đòi đổi chỗ cho nhau.
Sau khi tranh luận, Kim Giây vào thay thế chỗ của Kim Giờ , Kim Giờ thì vào chỗ của Kim Phút, còn Kim Phút thì vào chỗ của Kim Giây. Chúng hoạt động mà cảm thấy vất quá, quả là không phù hợp với bản thân mình. Kim Giây thường ngày nhanh nhảu lắm mà giờ ì ạch chạy chậm trong thân xác của Kim Giờ, Kim Giờ cũng đã quen với bản thân của mình trước đây, nó cảm thấy thật khó chịu, còn Kim Phút cũng vậy, nó thấy mệt mỏi vì phải hoạt động liên tục. Cả ba đều hối lỗi vì tới xin lỗi nhau, chúng đều hiểu ra rằng: "Phải biết trân trọng bản thân mình, không than phiền hay lạnh tị, ghét bỏ nhau" , chúng đã xin về vị trí cũ. Từ đó chúng hoạt động chăm chỉ hơn bao giờ hết vì chúng đều nhận thấy: "Bản thân mình có ích cho xã hội, cho con người" .
* Mình viết không hay lắm, bạn thông cảm *
Cre: Hoang (me)
#Nocopy
Học tốt ạ;-;
Kim Đồng (1929 – 15 tháng 2 năm 1943) là bí danh của Nông Văn Dèn (một số sách báo ghi nhầm thành Nông Văn Dền), một thiếu niên người dân tộc Nùng, ở thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Anh là người đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Đội TNTP HCM được thành lập ngày 15 tháng 5 năm 1941. Bí danh của năm đội viên đầu tiên là: Kim Đồng, Cao Sơn, Thanh Minh,Thanh Thủy, Thủy Tiên.
Tên thật
Kim Đồng, tên thật là Nông Văn Dèn. Dèn tiếng Tày, Nùng có nghĩa là Tiền. Một số sách báo đội mũ cho chữ Dèn thành chữ Dền, tuy nhiên Dền không có nghĩa gì cả. Có thể khi sinh Dèn, cha mẹ Dèn mong đứa con trai của mình sau này sẽ có cuộc sống tốt, có nhiều tiền bạc nên mới đặt tên như vậy. Ngoài ra cái tên Dèn còn mang ý nghĩa là đứa con yêu, đứa con quý như tiền bạc vậy.
Gia đình Kim Đồng
Cha của Kim Đồng, người làng Nà Mạ, tên là Nông Văn Ý. Trong một lần sang quê vợ ở làng Kép Ké (Nà Sác) bị nạn, chết không xác định được nguyên nhân chính xác.
Mẹ Kim Đồng tên là Lân Thị He, quê làng Kép Ké, sinh năm 1890. Bà là một phụ nữ chăm chỉ, hết lòng vì chồng con, giỏi nghề dệt và làm giấy bản (chỉa sla), là hội viên Hội phụ nữ cứu quốc. Sức khỏe bà yếu (bị bệnh khớp) nên từ nhỏ Kim Đồng đã làm nhiều việc của người lớn, điều đó sớm hình thành trong Kim Đồng những tính cách của "người lớn": Quyết đoán, năng động, không ngại khó...
Kim Đồng có hai chị gái, một anh trai và một em gái. Chị gái cả tên là Nông Thị Nhằm (Nhằm, tiếng Tày, Nùng là Mong nhớ). Lấy chồng trong làng tên là Lý Văn Kinh thường được gọi là Kinh Xình, nhà anh Kinh Xình là nơi hội họp, đón tiếp, bảo vệ cán bộ cách mạng. Trong ngôi nhà này, ngày 14/2/1943, lãnh đạo chủ chốt Châu uỷ Hà Quảng họp, nhờ hành động dũng cảm của Kim Đồng mà thoát cả lên núi phía sau nhà. Chị gái thứ hai là Nông Thị Lằng cũng lấy chồng trong làng. Anh trai là Nông Văn Tằng (bí danh là Phục Quốc) sớm tham gia cách mạng, là đội viên giải phóng quân, chiến đấu và hy sinh ở Chợ Đồn (Bắc Kạn). Để anh Phục Quốc có điều kiện hoạt động cách mạng, 12 tuổi, Kim Đồng đã thay anh đi làm phu, chặt cây, trồng cỏ ở đồn Sóc Giang. Em gái là Nông Thị Slấn (Slấn tiếng Tày, Nùng có nghĩa là tin tưởng), xinh đẹp, chăm chỉ. Một lần qua suối, không may trượt chân ngã, chết đuối.
Hi sinh
Kim Đồng đã cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, khi cán bộ đang có cuộc họp, anh phát hiện có quân Pháp đang tới nơi cư trú của cán bộ, Kim Đồng đã đánh lạc hướng họ để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, quân Pháp theo không kịp liền nổ súng vào anh. Kim Đồng ngã xuống ngay bên bờ suối Lê Nin (Cao Bằng) ngày 15 tháng 2 năm1943, khi vừa tròn 14 tuổi.
Dũng cảm, vượt khó khăn.