K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thuận lợi và khó khăn với phát triển kinh tế:

+ Thuận lợi: tài nguyên biển đảo đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển, như: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thủy sản, du lịch biển.

+ Khó khăn: chịu ảnh hưởng của nhiều thiên tai (bão, lũ,…) gây thiệt hại lớn cho sinh hoạt và sản xuất; môi trường biển đảo đang bị ô nhiễm, gây trở ngại cho khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội,…

- Thuận lợi và khó khăn đối với quá trình bảo vệ chủ quyền, quyền và các lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:

+ Thuận lợi: Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (1892); Luật biển Việt Nam (2012); Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á,…

+ Khó khăn: tình trạng vi phạm, tranh chấp chủ quyền vẫn diễn ra giữa một số quốc gia trong khu vực…

- Quá trình xác lập chủ quyền biển đảo:do sống ở gần biển, sớm nhận thức được vai trò của biển, các thế hệ người Việt từ xa xưa đã dành nhiều công sức để khai phá, xác lập và thực thi quyền, chủ quyền biển đảo nói chung và đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa nói riêng.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đặc điểm về môi trường biển, hải đảo:

+ Chất lượng môi trường nước biển (ven bờ và xa bờ, ven các đảo và cụm đảo) đều còn khá tốt. Các hệ sinh thái biển rất đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rạn san hô.

+ Tuy nhiên, chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng suy thoái: lượng rác thải, chất thải trên biển tăng, nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm, số lượng nhiều loài hải sản giảm, một số hệ sinh thái bị suy thoái,...

+ Trong những năm gần đây, chất lượng môi trường biển và hải đảo đang từng bước được cải thiện với những biện pháp cụ thể, như: trồng và bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ rạn san hô, cải thiện tình trạng ô nhiễm ven bờ,...

- Tài nguyên vùng biển đảo Việt Nam: Vùng biển và hải đảo nước ta có nguồn tài nguyên khá phong phú và đa dạng.

+ Vùng biển Việt Nam có nhiều loài thuỷ sản cho giá trị kinh tế cao. Dọc ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá rất thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản.

+ Biển Việt Nam là nguồn cung cấp muối vô tận. Các khoáng sản có trữ lượng tương đối lớn như: dầu mỏ, khí tự nhiên, cát thuỷ tinh, ti-tan,... tạo thuận lợi phát triển các ngành công nghiệp.

+ Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển đặc sắc và đa dạng. Gồm các bãi biển đẹp, các vịnh biển có phong cảnh độc đáo, các khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển biển và hải đảo,.. thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

13 tháng 8 2023

Một số khoáng sản ở Việt Nam: than, dầu khí, sắt, aptatit, đá vôi,…

- Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam:

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.

+ Khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ.

+ Sự hình thành khoáng sản ở nước ta gắn với sự hình thành và phát triển của tự nhiên.

13 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Một số khoáng sản ở Việt Nam: than, dầu khí, sắt, aptatit, đá vôi,…

- Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản Việt Nam:

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng.

+ Khoáng sản nước ta có trữ lượng vừa và nhỏ.

+ Sự hình thành khoáng sản ở nước ta gắn với sự hình thành và phát triển của tự nhiên.

15 tháng 8 2023

tham khảo

- Môi trường biển, đảo nước ta:

+ Chất lượng nước trong môi trường biển và chất lượng môi trường trầm tích biển của nước ta còn khá tốt. Ở một số nơi nuôi trồng thuỷ sản, đầm, vịnh, cửa sông ven biển có tình trạng ô nhiễm nhưng không thường xuyên.

+ Gần đây, diện tích rừng ngập mặn đang được phục hồi và tăng lên nhưng các hệ sinh thái biển (rạn san hô, cỏ biển,..) có xu hướng suy thoái ở một số nơi.

- Tài nguyên môi trường biển, đảo:

+ Vùng biển Việt Nam có hàng nghìn loài hải sản, trong đó khoảng hơn 100 loài có giá trị kinh tế cao.

+ Tài nguyên khoáng sản ở vùng biển, đảo nước ta phong phú. Nhiều khoáng sản có giá trị và trữ lượng lớn như dầu mỏ, khí tự nhiên, titan, cát trắng, muối biển,..

+ Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp, nhiều cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái biển, đảo,... thu hút ngày càng nhiều du khách trong nước và quốc tế.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

Nhìn chung, chất lượng môi trường nước biển (ven bờ và xa bờ, ven các đảo và cụm đảo) đều còn khá tốt, hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành.Các hệ sinh thái biển rất đa dạng, đặc biệt là hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái rạn san hô.Tài nguyên vùng biển, đảo nước ta có tiềm năng rất lớn với hàng nghìn loài hải sản, trong đó có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao; Tài nguyên khoáng sản cũng vô cùng phong phú với trữ lượng lớn dầu mỏ, khí tự nhiên, titan, cát trắng, muối biển,...; Bờ biển dài với nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp,...Tuy nhiên, chất lượng môi trường biển đảo có xu hướng suy thoái: lượng rác thải, chất thải trên biển tăng, nhiều vùng biển ven bờ bị ô nhiễm, số lượng nhiều loài hải sản giảm, một số hệ sinh thái (nhất là rạn san hô, cỏ biển,...) bị suy thoái,...
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đặc điểm môi trường:

+ Nước biển sạch và không khí trong lành.

+ Môi trường biển đảo rất nhạy cảm với các tác động của con người.

+ Hiện nay, ở một số nơi đã xảy ra hiện tượng sạt lở bờ biển, tăng lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường, suy giảm hệ sinh thái biển.

- Đặc điểm tài nguyên:

+ Tài nguyên rất phong phú, đa dạng, tiêu biểu cho vùng biển nhiệt đới.

+ Nguồn tài nguyên tập trung chủ yếu trong vùng biển đảo ven bờ và thềm lục địa.

+ Chịu sự tác động mạnh bởi các hoạt động khai thác của con người.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Đặc điểm về tự nhiên:

+ Địa hình vùng biển, đảo Việt Nam rất đa dạng.

+ Khí hậu vùng biển nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.

+ Hướng chảy và cường độ của dòng biển ven bờ có sự thay đổi theo mùa. Nhiệt độ nước biển trung bình trên 23°C. Độ muối bình quân là 30 - 33%%. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ thuỷ triều khác nhau, như: nhật triều, bán nhật triều,…

- Đặc điểm về môi trường:

+ Chất lượng môi trường nước biển khá tốt; môi trường trên các đảo chưa bị tác động mạnh; các hệ sinh thái vùng bờ biển cũng rất phong phú.

+ Tuy nhiên, thời gian gần đây: môi trường biển đang có xu hướng suy giảm về chất lượng.

- Đặc điểm về tài nguyên: vùng biển Việt Nam rất giàu các tài nguyên sinh vật, khoáng sản và giàu tiềm năng để phát triển du lịch, khai thác năng lượng gió, năng lượng thủy triều,…

16 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

- Môi trường biển là không chia cắt được. Vì vậy, khi một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, vùng nước và cả các đảo xung quanh.

- Môi trường đảo do có sự biệt lập với đất liền, lại có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm trước tác động của con người, dễ bị suy thoái hơn so với đất liền.
2. 

* Vấn đề bảo vệ môi trường biển đảo Việt Nam:

- Biển đảo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

+ Vùng ven biển và hải đảo là nơi cư trú và diễn ra các hoạt động sản xuất của dân cư nước ta.

+ Nhiều hoạt động kinh tế biển đã đóng góp đáng kể vào GDP của đất nước.

+ Hệ thống các đảo tiền tiêu có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Chất lượng nước biển:

+ Chất lượng nước biển ven bờ còn khá tốt với hầu hết các chỉ số đặc trưng đều nằm trong giới hạn cho phép.

+ Chất lượng nước biển ven các đảo và cụm đảo khá tốt, kể cả ở các đảo tập trung đông dân cư.

+ Chất lượng nước biển xa bờ đều đạt chuẩn cho phép, tương đối ổn định và ít biến động qua các năm.

- Chất lượng môi trường nước biển có xu hướng giảm do chịu tác động mạnh của các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven bờ. Ngoài ra, biến đổi khí hậu và nước biển dâng cũng có tác động xấu tới môi trường biển đảo.

- Để bảo vệ môi trường biển đảo cần kết hợp nhiều giải pháp như:

+ Xây dựng cơ chế chính sách, luật bảo vệ môi trường biển đảo;

+ Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ để kiểm soát và xử lí vấn đề môi trường biển đảo;

+ Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ và cải thiện môi trường biển đảo,...

* Liên hệ: những hành động mà em có thể làm để góp phần bảo vệ môi trường biển đảo:

- Tham gia các hoạt động làm sạch bờ biển, giữ gìn môi trường sinh thái,... nhằm giảm thiểu sự suy thoái, ô nhiễm môi trường biển và trên các đảo.

- Đấu tranh với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển đảo trái với quy định của pháp luật.

- Rèn luyện kĩ năng để thích ứng với các thiên tai và sự cố xảy ra trong vùng biển đảo.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Biểu hiện đa dạng sinh học: đa dạng hệ sinh thái; đa dạng thành phần loài và đa dạng nguồn gen

- Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học:

+ Vai trò của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học

+ Đa dạng sinh học ở Việt Nam đang bị suy giảm

15 tháng 8 2023

THAM KHẢO:

Nước ta có một vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền; có bờ biển dài 3.260km. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển có vai trò, vị trí rất quan trọng, gắn bó mật thiết và ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của nước ta. Tuy nhiên, môi trường biển hiện nay đang bị ô nhiễm báo động, vấn đề này có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng trước hết là ở chính con người, và để giảm thiểu vấn đề này cần bắt đầu từ những việc làm nhỏ như không xả rác bừa bãi. Hàng ngày con người đã thải ra một lượng rác rất lớn và gây ảnh hưởng đến sự bình yên của biển cả. Hệ thống xử lý nước thải chưa được đầu tư đồng bộ, cho nên nguồn nước thải tại các khu vực này chủ yếu được xả thẳng ra đại dương; du khách xả rác bừa bãi trên các bãi tắm; rác thải chỉ xử lý bằng phương pháp chôn lấp; các tổ chức, cá nhân kinih doanh tại các khu, điểm du lịch biển lơ là trong công tác vệ sinh môi trường... Sau tất cả, chúng ta đang biến biển cả thành thùng rác nên tất cả đều xả ra đại dương. Các chuyên gia về môi trường nhận định việc rác thải tràn ngập ở đại dương kéo theo nhiều hệ lụy, như ảnh hưởng đến hệ sinh thái, cuộc sống của các sinh vật biển, nguồn hải sản làm thực phẩm cho con người sẽ ăn phải các mảnh rác và bị nhiễm độc, từ đó gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Bảo vệ biển là bảo vệ môi trường sống trong hiện tại và cả tương lai. Do đó, các phong trào làm sạch biển cần tiếp tục được lan tỏa, nhân rộng, cần sự vào cuộc tích cực, chủ động của chính quyền địa phương, của mọi tổ chức, cá nhân.

14 tháng 5 2024

150 từ mà