K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2024

Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.

 

23 tháng 11 2020
Gióng lên ba vẫn chưa biết nói, khi nghe sứ giả đi khắp nơi tìm người tài giỏi cứu nước thì lại “bỗng dưng cất tiếng nói”. Câu nói đầu tiên của một đứa trẻ lên ba lại là câu nói đòi đi đánh giặc. Câu nói này vừa có ý ca ngợi người anh hùng Thánh Gióng với tinh thần yêu nước luôn được đặt lên hàng đầu và được bộc lộ vào trong những hoàn cảnh hiểm nguy của đất nước. Mặt khác nó cũng thể hiện ý thức thường trực chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, Gióng cũng như những người nông dân khác, quanh năm nhẫn nại, im lặng làm ăn, như hình ảnh chú bé Gióng ba năm không nói, không cười, nhưng chỉ cần đất nước cần thì họ lại có thể sẵn sàng vứt bỏ tất cả, đứng lên chống giặc ngoại xâm.
 
 
17 tháng 9 2020

Thật tuyệt vời khi một cậu bé không biết đi, chẳng biết nói, biết cười lại trở thành một tráng sĩ khổng lồ, có thể giáng xuống bọn giặc những đòn như sấm sét. Óc tưởng tượng của dân gian kì diệu thật: cứ hắt hơi một lần lại vươn vai một cái, mỗi cái vươn vai lại cao thêm hàng thước. Trước nguy cơ nước mất nhà tan, dân tộc ta đã cùng nhau góp sức và trưởng thành mau chóng như thế để đánh giặc giữ nước.

Hình tượng ngựa sắt phun lửa cũng vậy. Ngọn lửa căm thù tội ác quân giặc của nhân dân đã nung nấu và đến khi bộc phát ra, sẽ mạnh mẽ, dữ dội vô cùng, đủ sức thiêu đốt bọn xâm lược ra tro. Chi tiết nhổ tre quật giặc cũng rất thú vị. Rõ ràng đây là vũ khí lâu đời của dân ta. Chi tiết này em thấy rất thực. Thời kì đầu đánh Pháp, “gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù” (Thép Mới).

Thật tự hào biết bao cho dân tộc, khi những em nhỏ lên ba cũng gồng mình lên cứu nước, khi cây tre thô sơ khắp làng mạc bản mường cũng góp phần diệt thù. Thật kì là trí tưởng tượng của dân gian đã sáng tạo được những hình tượng hoành tráng đến như vậy.

Ý nghĩa đặc biệt sâu sắc của hình tượng ấy là ở chỗ nó rất thực, nó kết tinh được truyền thống đánh giặc từ thuở bình minh dựng nước của dân tộc ta. Một dân tộc mà từ thuở xa xưa đã có những trang anh hùng cứu nước lên ba như Thánh Gióng, ngày nay vẫn dào dạt mạch nguồn yêu nước từ tuổi nhỏ thể hiện ở những Kim Đồng, Lê Văn Tám. "

Đất nước ngày nay sạch bóng quân thù. Em nghĩ đến cái vươn vai của dân tộc ta sẽ có được trong những năm tới, đưa dân tộc đến ấm no, sung túc.

23 tháng 2 2019

Trong tâm thức dân gian của người Việt, Thánh Gióng biểu đạt cho sức mạnh to lớn của sự chiến đấu chống ngoại xâm của cộng đồng để bảo vệ cuộc sống chung. 

Tuy nhiên, trong đời sống mỗi dân tộc, không phải lúc nào cũng có nạn ngoại xâm. Chiến tranh tự vệ chẳng qua chỉ là hành động bất đắc dĩ của dân tộc đó. Còn bình thường, mọi thành viên sẽ phải chăm lo sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mình. Nguy cơ xâm lược, do vậy, chỉ còn ở thế tiềm ẩn. Và để đối phó với nó, khả năng tự vệ của dân tộc, vì thế, sẽ luôn luôn ở thế tiềm ẩn.

Đó là những điều có thể rút ra ra hình tượng Thánh Gióng, từ cậu bé lên ba không biết nói cười, bỗng chốc lớn lên thành dũng tướng, cầm roi sắt phi ngựa sắt, phá tan quân giặc.

Khi giặc hết, Thánh Gióng liền bay thẳng vể trời, không màng đến công danh phú quý, như thế tục sau này ...

Đấy cũng chính là bài học lịch sử, là mẫu mực đầu tiên, mà ngay từ thời tiền sử, trí tuệ dân tộc đã tổng kết lại cho các thế hệ con cháu về sau.

Thánh Gióng đã và sống mãi trong tâm thức dân gian, như một vị Thánh bất tử, chính vì những lẽ ấy.
Đến khi hoàn thành xong nhiệm vụ, tuổi trẻ đó đã lên núi cởi áo giáp bỏ lại rồi cùng ngựa sắt bay về trời là hình ảnh của một lớp người tuổi trẻ dù đã lên đến đỉnh danh vọng vẫn không màng quyền tước địa vị, biết coi nhẹ lợi danh. Thấy việc cần phải làm thì làm. Khi làm xong biết cởi bỏ mọi ràng buộc vật chất, lui về sống an nhàn bình dị trong lòng dân tộc. Ngoài ra, hình ảnh Thánh Gióng bay thẳng về trời có phải chăng là hình ảnh Thánh Gióng đã bay thẳng vào lòng dân tộc, bay thẳng vào lòng tôn kính chân thành của dân chúng muôn đời sau.

23 tháng 2 2019

Trong tâm thức dân gian của người Việt, Thánh Gióng biểu đạt cho sức mạnh to lớn của sự chiến đấu chống ngoại xâm của cộng đồng để bảo vệ cuộc sống chung. 

Tuy nhiên, trong đời sống mỗi dân tộc, không phải lúc nào cũng có nạn ngoại xâm. Chiến tranh tự vệ chẳng qua chỉ là hành động bất đắc dĩ của dân tộc đó. Còn bình thường, mọi thành viên sẽ phải chăm lo sản xuất, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mình. Nguy cơ xâm lược, do vậy, chỉ còn ở thế tiềm ẩn. Và để đối phó với nó, khả năng tự vệ của dân tộc, vì thế, sẽ luôn luôn ở thế tiềm ẩn.

Đó là những điều có thể rút ra ra hình tượng Thánh Gióng, từ cậu bé lên ba không biết nói cười, bỗng chốc lớn lên thành dũng tướng, cầm roi sắt phi ngựa sắt, phá tan quân giặc.

Khi giặc hết, Thánh Gióng liền bay thẳng vể trời, không màng đến công danh phú quý, như thế tục sau này ...

Đấy cũng chính là bài học lịch sử, là mẫu mực đầu tiên, mà ngay từ thời tiền sử, trí tuệ dân tộc đã tổng kết lại cho các thế hệ con cháu về sau.

Thánh Gióng đã và sống mãi trong tâm thức dân gian, như một vị Thánh bất tử, chính vì những lẽ ấy.
Đến khi hoàn thành xong nhiệm vụ, tuổi trẻ đó đã lên núi cởi áo giáp bỏ lại rồi cùng ngựa sắt bay về trời là hình ảnh của một lớp người tuổi trẻ dù đã lên đến đỉnh danh vọng vẫn không màng quyền tước địa vị, biết coi nhẹ lợi danh. Thấy việc cần phải làm thì làm. Khi làm xong biết cởi bỏ mọi ràng buộc vật chất, lui về sống an nhàn bình dị trong lòng dân tộc. Ngoài ra, hình ảnh Thánh Gióng bay thẳng về trời có phải chăng là hình ảnh Thánh Gióng đã bay thẳng vào lòng dân tộc, bay thẳng vào lòng tôn kính chân thành của dân chúng muôn đời sau.

4 tháng 11 2016

Bài thơ thứ nhất

Nhớ xưa đang thuở triều Hùng
Vũ Ninh nổi đám bụi hồng nẻo xa
Trời thương Bách Việt sơn hà
Trong nơi thảo mảng nẩy ra kỳ tài
Lên ba đang tuổi anh hài
Roi vàng ngựa sắt ra oai trận tiền
Một phen khói lửa dẹp yên
Sóc Sơn nhẹ bước thần tiên lên trời
 

.Bài thơ thứ hai

Nhớ xưa thứ sáu Hùng Vương

Hai mươi tám tướng, tướng cường nữ nhung

Xâm thượng cậy thế khoe hùng

Quân sang đóng chật một vùng Vũ Ninh.

Trời cho thánh tướng giáng sinh

Giáng về Phù Đổng ẩn hình ai hay

Mới lên ba tuổi thơ ngây

Nghe vua cầu tướng ngày rày ra quân

Gọi sứ phán bảo ân cần

Roi vàng ngựa sắt đề binh tức thì

Thánh vương khi ấy ra uy

Nửa chiều sấm sét, tức thì giặc tan.

Áo nhung cởi lại Linh San

Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.

Giúp vua dẹp nước đã yên

Quốc dân hương lửa ức niên phụng thờ.

(Bài hát dân gian Hội Gióng)
*
Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù Đổng có một người
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ,
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.
Lời thưa mẹ, dạ cần vương,
Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâu trước triều đình,
Gươm vàng, ngựa sắt đề binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo nhung cởi lại Linh San,
Thoắt đà thoát nợ trần hoàn lên tiên.
Miếu đình còn dấu cố viên.
Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không?
(Trích Đại Nam Quốc sử diễn ca)
*
PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG
Tinh anh dấu được khí kiền khôn,
Thiên tướng vang lừng tám cõi đồn.
Nghe tiếng Hùng vương bẻn nảy việc,
Mảng danh, nghịch tặc đã kinh hồn.
Vợt vàng ngựa sắt hằng di để,
Làng Gióng non Trâu miếu hãy còn.
Tự điển trời nam ngôi đệ nhất,
Âm phò quốc thế vững bằng non.
Lê Thánh Tông (Hồng Đức Quốc âm thi tập)

*

KHÔNG ĐỀ

Vệ Linh xuân thụ bạch vân nhàn

Vạn tử thiên hồng diễm thế gian

Thiết mã tại thiên, danh tại sử

Uy anh lẫm lẫm dữ giang san.

Ngô Chi Lan

(Dịch:

Cây xuân non Vệ tráng mây ngàn

Muôn tía nghìn hồng, đẹp thế gian,

Ngựa sắt lên trời, tên chép sử

Anh hùng sống mãi với giang san.)
*

VỊNH ĐỔNG THIÊN VƯƠNG

Tam tải tiềm long thế vị tri,

Nhất triêu phấn khởi đại thi vi.

Kim tiên phá lỗ thiên thanh chấn,

Thiết mã đằng không cổ tích kỳ.

Việt điện kiền khôn lưu vĩ tích,

Ân giao thảo mộc thức dư uy.

Chi kim từ vũ tùng phong động,

Do tưởng đương niên đắc thắng quy.

Cao Bá Quát.

Dịch:

Rồng nấp ba năm ai biết chi

Vùng lên một sớm tỏ thiên uy.

Roi vàng phá giặc, trời rung động,

Ngựa sắt đè mây, chuyện cổ kỳ.

Đất Việt non sông, thành tích kể,

Cõi Ân cây cỏ diệu công nghe,

Thông reo, gió thổi nơi đền miếu,

Tưởng thấy Thiên Vương đại thắng về.

Vũ Đình Liên dịch

*

Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng

Vươn vai lớn bổng dậy nghìn cân

Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa

Nhổ bụi tre làng, đuổi giặc Ân !

Tố Hữu (Trích bài Theo chân Bác)

*
NGẪM VỀ THÁNH GIÓNG

Thánh Gióng
Ăn cơm cà của dân mà lớn
Áo giáp dân cho che chở thân mình
Cưỡi ngựa sắt rèn từ con dao, cái cuốc
Không có dân thì chỉ là cậu bé mà thôi.
Thánh Gióng
Thắng giặc Ân rồi trở về trời
Để đất nước cho nhân dân làm lụng
Không ở lại kể lể công lao và độc quyền lãnh đạo
Không thông lưng với kẻ thù để giữ cái ngai.
Thánh Gióng
Ông đánh giặc vì dân chứ không phải vì mình
Nên không ghi độc quyền cho mình vào giáp cốt
Và ruộng của dân cứ để dân cày
Không gom thành của chung rồi chia nhau hưởng lợi.
*
Thánh Gióng
Ông về trời đã mấy ngàn năm
Mà hồn thiêng trở thành bất tử
Tre đằng ngà như còn bốc lửa
Dân vẫn trồng gìn giữ nước non.

Tp. Tuyên Quang, đêm 19/2/2013
Võ Xuân Tửu
*
HUYỀN THOẠI THÁNH GIÓNG
Tác giả: Thiềng Đức
Phù Đổng Thiên Vương… quê Bắc Ninh
Hùng Vương thứ 6… không yên bình
Giặc Ân khó diệt… Vua rao tuyển
Giúp nước… nhân tài chọn chính danh

Một trẻ xin đi đánh… giúp Vua
Yêu cầu roi, ngựa, giáp… cho vừa
Cả ba binh khí đều bằng sắt
Vua lệnh quan quân phải kịp mua

Ông trẻ vươn vai… cao một trượng
Nhảy lên ngựa sắt thoảng vung roi
Giặc Ân tan tác theo đường múa
Đến Núi Sóc thiêng… vút thẳng trời

Vua truyền xây dựng đền Phù Đổng
Ngày giỗ tháng tư mở hội hè
“Thánh Gióng” dân tôn… ghi sách sử
Sóc Sơn đúc tượng*… trọn tình quê…

tietkimquyduc / Thiềng Đức – 12/3/2011
Tượng đồng khánh thành ngày 5/10/2010.
*
THÁNH GIÓNG
Đời Hùng Vương thứ sáu
Nước nhà đang bình yên
Bỗng giặc Ân khát máu
Sang xâm lấn nước mình
Chúng đem quân bạo ngược
Đốt phá bao xóm làng
Khắp đường quê bến nước
Xác chết nằm ngổn ngang

Vua cầm lòng không được
Sai sứ giả mau mau
Tìm người tài giúp nước
Mong thoát nạn binh đao
Thuở ấy làng Phù Đổng
Có một chuyện kỳ khôi
Cậu bé tên là Gióng
Ba tuổi, chưa nói cười

Một hôm loa vang gọi
Của sứ giả: – Loa loa!
Ai là người tài giỏi
Mau ra cứu nước nhà!

Gióng đang nằm trên võng
Lắng nghe, bật dậy ngay
Vội bảo với mẹ Gióng
– Mẹ mời sứ vào đây!

Mẹ sững sờ ngạc nhiên
Nhìn con như kẻ lạ
Dù nửa ngờ nửa tin
Vẫn ra mời sứ giả
Sứ giả bước vào nhà
Gióng cất lời dõng dạc
– Hỡi sứ giả nghe ta
Về tâu vua gấp gấp

Đúc cho ta một ngựa
Một chiếc gậy cầm tay
Và thêm chiếc nón nữa
Đều bằng sắt, đem đây!

Sứ giả vội đi ngay
Trong lòng vui ra mặt
Ngựa phóng như tên bay
Về kinh thành tức khắc

Gióng cười bảo mẹ rằng:
– Bây giờ con đói lắm
Mẹ nấu cơm con ăn
Để con thêm sức mạnh

Bao nhiêu nồi cơm nếp
Cả làng thổi, đem sang
Gióng ta ăn sạch hết
Không một chút ngại ngần

Rồi vươn vai đứng dậy
Thoắt hóa thành chàng trai
Đưa tay chân vung vẫy
Oai phong không nhường ai
Các lò rèn trong nước
Bận rộn suốt ngày đêm
Đúc ngựa, nón, gậy sắt
Mang về cho Gióng xem

Gióng cầm gậy uốn thử
Gậy liền gãy làm đôi
Gióng nhayt lên lưng ngựa
Ngựa khuỵu chân tức thời

Mọi người đều kinh ngạc
Trước sức mạnh siêu nhiên
Bèn đúc ngựa gậy khác
Nặng đến trăm người khiêng

Gióng liền đội nón sắt
Tay cầm gậy vội vàng
Nhảy phốc lên lưng ngựa
Ngựa tung chân hí vang

Gióng từ biệt mẹ hiền
Và bà con làng xóm
Cùng lớp lớp thanh niên
Rầm rập xông ra trận

Giặc Ân tràn khắp lối
Cướp của rồi đốt nhà
Bức hiếp dân vô tội
Trẻ già đều không tha

Gióng cau mày giận dữ
Thúc ngựa sắt xông lên
Giặc huênh hoang chống cự
Gậy Gióng dập chết liền

Ngựa sắt càng thêm khoái
Phun lửa đốt thành tro
Bất ngờ gậy sắt gãy
Gióng không hề âu lo

Vội cúi xuống bên đường
Nhổ bụi tre làm gậy
Quất vào đầu đối phương
Giặc thua to, cút chạy.

Đánh đuổi xong giặc Ân
Cùng đoàn quân chiến thắng
Gióng cưỡi ngựa qua làng
Nhằm Sóc Sơn bay thẳng.

Người đời sau tưởng nhớ
Đến công đức của ông
Nên lập đén thờ tự
Đức Phù Đổng Thiên Vương.
Nguyễn Lãm Thắng
(Phỏng theo truyện thần thoại Việt Nam.)
*
THÁNH GIÓNG

Ẩn náu ba năm Phù Đổng đây
Kinh thiên động địa đợi mong ngày
Diệt thù cướp nước vung roi sắt
Thiêu giặc cứu dân cưỡi ngựa bay
Lạc Việt mừng vui yên bờ cõi
Bầy Ân khiếp đảm sợ nơi này
Đỉnh Sơn thông réo chào đưa tiễn
Thánh Gióng về trời rẽ gió mây

Nguyễn Bình Xuyên

Bài họa của Lê Trường Hưởng:

THÁNH GIÓNG

Lên ba Phù Đổng cất lời đây
Chờ Chiếu Vua ban đã đến ngày
Bỗng lớn vụt mau như ánh chớp
Chợt cao vút chóng tựa rồng bay
Bụi Tre nhổ bật xua quân đó
Roi sắt múa tung dẹp giặc này
Núi Sóc Sơn Người về Thượng giới
Hình còn in bóng giữa trời mây

Bài họa của Hồ văn Thiên :

HỘI GIÓNG

Thiên thần bất tử chính là đây
Phù Đổng sinh ra ở đất này
Núi Sóc lập đền thiêng thánh hóa
Gia Bình ghi dấu tích tre bay
Hàng năm hội Gióng cùng hành lễ
Dân chúng Phù Linh thảy nhớ ngày
Diễn trận nhớ công người phá giặc
Cầu trời cho lặng gió quang mây
26-3-2014

Bài họa của Lê Phước Vang

PHÙ ĐỔNG THIÊN VƯƠNG

Lưu ly truyền thuyết kể từ đây
Chú bé ba năm đợi một ngày
Vâng lệnh ngọc hoàng đi đuổi giặc
Xin lời cha mẹ thẳng đường bay
Phi nhanh ngựa sắt phun ra lửa
Đánh bại quân An khỏi chốn này
Sứ giả về tâu vua tặng thưởng
“Thiên vương Phù Đổng ” rẽ trời mây.
*
TƯỢNG ĐÀI THÁNH GIÓNG
Ô tô vượt đỉnh Đá Chồng
Dâng hương chiêm bái tượng đồng uy nghiêm
Nơi xưa Thánh hóa, dấu thiêng
Giáp thần cởi lại, lưng yên về Trời
Tám mươi tấn tượng, đồng thoi
Hiên ngang khí phách, ngời ngời oai phong
Tấm gương dòng giống Lạc Rồng
Hào hùng, sáng ngọn cờ hồng đỉnh non
Thánh bay trên đỉnh Sóc Sơn
Lòng chưa nguôi nỗi căm hờn giặc Ân
Ngựa người như áng hồng vân
Chở che, khích lệ tinh thần Việt Nam
Báo cho Bắc Quốc gian tham
Đừng hòng xâm lấn giang san anh hùng
Non sông gấm vóc trường tồn
Đánh Tây, dẹp Bắc kinh hồn ngoại xâm
Thánh về Trời, chửa yên tâm
Bởi chưa dẹp lũ gian thần nội bang !!!

4 tháng 11 2016

cảm ơn bạn nhiều nha

16 tháng 9 2020

- Sự vươn vai của Gióng có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lồ về thể xác, sức mạnh, chiến công. Thần Trụ trời, Sơn Tinh…đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là để đạt đến sự phi thường ấy
-Trong truyện, dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng
lớn lên. Không lớn lên nhanh thì làm sao đáp ứng được nhiệm vụ
cứu nước. Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thường như vậy.Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí, tinh thần của một dân tộc trước nạn ngoại xâm.
Khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc
vươn lên một tầm vóc phi thường thì dân tộc vụt lớn dậy như Thánh Gióng,tự mình thay đổi tư thế, tầm vóc của mình.

17 tháng 9 2020

Từ thủa xa xưa ở làng Gióng, lúc ấy vào thời Hùng Vương thứ sáu, có đôi vợ chồng nhà kia sống phúc đức hết lòng vì mọi người, vậy mà lấy nhau mãi chưa thể sinh con. Một hôm ra đồng làm việc, người vợ nhìn thấy một vệt chân to bèn thấy lạ mà ướm thử chân mình vào. Kì lạ thay, hôm đó về thì chị vợ thụ thai. Thế nhưng cái thai mãi đến mười hai tháng mới chịu ra đời.

Người vợ sinh ra một đứa bé trai vô cùng tuấn tú khôi ngô và đẹp trai. Lại kì lạ hơn, đứa bé không phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Đến năm ba tuổi cũng chưa biết đi chưa biết nói cười. Thời đó giặc giã hoành hành, mãi đến khi có người sứ giả truyền tin tìm người tài đánh giặc thì vua chàng Gióng mới chịu cất tiếng nói đầu tiên.

Những lời đầu tiên biết nói là Gióng đòi xin áo giáp sắt, roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Gióng ăn rất khỏe, mỗi bữa hết một thùng gạo đầy mà vẫn chưa no. Dân làng bèn cùng nhau góp gạo nuôi Gióng. Vươn vai đã lớn như một người tráng sĩ oai hùng. Gióng cưỡi ngựa sắt xông vào đánh giặc. Khi roi sắt bị gẫy, người anh hùng làng Gióng đã nhỏ tre đánh giăc. Lũ giặc bạo tàn kinh hãi chạy toán loạn. Khi giặc tan, Gióng cưỡi ngựa trở về trời.

17 tháng 12 2017

lnói lên lòng cưm thù giặc đến trẻ con cũng biết

17 tháng 12 2017

Truyền thống yêu nước của dân tộc ta

13 tháng 9 2023

\(ko biết nữa, hổng có nhớ:>>\)

17 tháng 10 2023

 Sau khi nhận lấy đồ vua ban, Gióng đã hoá thành một chàng trai cao to, khoẻ mạnh, nhận được những thứ mà mình yêu cầu từ nhà vua, Gióng lập tức lên đường đi đánh giặc. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội, phun lửa, lao thẳng vào đám giặc. Tráng sĩ phi ngựa đến đâu, dẹp tan quân giặc đến đó. Roi sắt gãy, Gióng nhổ cả bụi tre để làm vũ khí. Lũ giặc sợ hãi, giẫm đạp lên nhau mà chạy. Tráng sĩ đuổi theo đến chân núi Sóc. Đến đây, một mình một ngựa, Gióng bay lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp, cả người và ngựa bay về trời. 

17 tháng 10 2023

Hết cứu

25 tháng 8 2019

1. Gậy sắt là vũ khí của người anh hùng. Nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta.
2. Gióng cũng như chính nhân dân, đánh giặc vì lòng yêu nước, căm thù giặc, sẵn sàng hi sinh thân mình mà không đòi hỏi được khen thưởng hay ban cho danh lợi.
-Trích Google-
Muốn viết dài hơn thì search đi, không ít đâu ^^

26 tháng 8 2019

lên VIETJACK.COM

21 tháng 8 2017

A)

  • Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Các chi tiêt này khiến cho các nhân vật và sự kiện lịch sử mang màu sắc thần thoại. Nó được gọi là truyền thuyết.
  • Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua đó, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.

B)Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.Khẳng định Gióng là 1 vị anh hùng vì dân vì nước ko màng danh lợi.Ta thật đáng khâm phục ngài!

21 tháng 8 2017

A ,chi tiết tưởng tượng kì ảo la sự tượng tượng của người dân việt nam về sự kiện và nhân vật trong các truyền thuyết
hay noi cách khác, là sự thần thánh hoá hoặc hình tượng hoá các chi tiết trong truyện
vai trò của nó trong truyện con rồng cháu tiên là:
nhìu lắm, nếu nói cụ thể từng chi tiết thi không noi xuể
thôi, dể nói chung nhé!
vai trò lớn nhất là thể hiện sự kính trọng tổ tiên của nhân dân việt nam ta
người dân việt nam ta cho rằng tổ tiên của minh la noi giông cao sang,đẹp đẽ.
các chi tiết tương ki ảo khac nhú sinh cùng boc trăm trúng, không cần bú mơm mà lớn nhanh nhu thổi co ý nghĩa răng tất cả ng` dân nc việt nam dều là anh em , khi sinh ra ng` viet nam da co kha nang tu chong do voi cac tham hoa thien nhien, chien tranh .....

B. Các chi tiết đặc biệt trong truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chi tiết này chứng tỏ nhân dân ta luôn có ý thức chống giăc ngoại xâm. Khi có giặc, từ người già đến trẻ con đều sẵn sàng đánh giặc cứu nước. Đây là một chi tiết thần kì: chưa hề biết nói, biết cười, ngay lần nói đầu tiên, chú đã nói rất rõ ràng về một việc hệ trọng của đất nước. Tiếp đến, Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc. Gióng không đòi đồ chơi như những đứa trẻ khác mà đòi vũ khí, những vật dụng để đánh giặc. Đây cũng là mội chi tiết thần kì. Gióng sinh ra đã là một anh hùng và điều quan tâm duy nhất của vị anh hùng đó là đánh giặc. Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé cũng là một chi tiết đặc biệt. Gióng là đứa con của nhân dân, được nhân dân nuôi nấng. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của tinh thần đồng sức, đồng lòng. Bên cạnh đó, Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ. Đây cũng là chi tiết thể hiện sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của dân tộc. Khi hoà bình là những người lao đông rất bình thường, nhưng khi chiến tranh xảy ra, sự đoàn kết đã hoá thành sức mạnh phi thường, vùi chôn quân giặc. Lúc xung trận, khi roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc. Chi tiết này khẳng định rằng: gậy sắt là vũ khí của người anh hùng nhưng khi cần thì cả cỏ cây cũng biến thành vũ khí. Điều đó thể hiện sự linh hoạt, sáng tạo trong chiến đấu của nhân dân ta. Trong nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cha ông ta đã dùng đến cả gậy tầm vông, giáo mác, cày, cuốc,... để đối chọi với súng ống, xe tăng của giặc. Và cuối cùng Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng lên trời.