K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 3 2017

giúp mik với

12 tháng 3 2017

Con người chúng ta trong cuộc sống có biết bao nhiêu là dáng vẻ đẹp từ những cái cao cả cho đến những thú vui ngày thường. Có những dáng vẻ của những anh bộ đội cụ Hồ dù trúng đạn nhưng anh vẫn chết trong tư thế đứng bắn thể hiện một vẻ đẹp bất khuất kiên cường. Và cũng có những dang vẻ của những người mẹ tần tảo nuôi con ru con không quản khó khăn mệt nhọc. Thậm chí khi một cụ già ngồi câu cá cũng để lại những vẻ đẹp. Đó là vẻ đẹp của sự thanh nhàn, giải trí, cũng có thể là lao động của ông già ấy.

Câu cá là một thú vui tao nhã của những cụ già có thời gian. Nó đem lại niềm vui cho những người chân đã yếu, mắt đã mờ không thể lao động được nữa. Đương nhiên nói như thế không phải chỉ có những cụ già mới có thể câu cá mà tất cả những người có hứng thú với nó thì đều câu cá được.

Câu cá đòi hỏi sự kiên nhẫn cho nên những người già khi đã trải qua biết bao nhiêu sóng gió của cuộc đời thì thường sẽ kiến trì hơn. Một cụ già đi câu cá dáng vẻ hiện lên thật sự rất đẹp. Trên mặt hồ với những ngọn sóng lăn tăn gợn những đám bèo xanh non to có, nhỏ cũng có trôi lững lờ tạo nên một nét đẹp quê hương vô cùng hữu tình. Và trên bờ hồ kia hay giữa dòng sông kia có hình ảnh con thuyền nhỏ có một cụ già ngồi tựa gối buông cần đợi cá cắn câu. Những chiếc radio được mở những bài nhạc quê hương cách mạng thật hay. Không khí thanh mát với những làn gió nhẹ nhàng cụ già ngồi trên thuyền nhìn chiếc cành câu để chờ cá cắn. Trong lúc chờ đợi cụ lại nhấp môi chén trà ấm nóng chẹp chẹp miệng như thưởng thức vị ngon của trà. Cũng có thể là cụ đang thưởng thức những thú vui tao nhã của bản thân mình.

Thế rồi dây câu bỗng nhiên dựt dựt ông lão vui mừng tươi cười. Nó không phải nét hớn hở mà nó là một nụ cười đủ thể hiện thấy cụ đã biết cá đã cắn câu. Cụ đã già thế nhưng nhanh như chớp cụ vội hất chiếc cành câu lên. Nhìn cụ bỗng nhiên trông cụ giống như một chiến binh chứ không đơn thuần là một cụ già nữa. Một chú cá to bằng bàn tay người lớn quẫy đuôi muốn thoát. Thế rồi cụ để nó vào một cái xô đã có nước. Cụ tiếp tục cho mồi vào lưỡi câu sắc nhọn ấy sau đó lại thả xuống mặt hồ và tiếp tục nhắm mặt tận hưởng những điệu nhạc quê hương và cụ lại tiếp tục nhấp môi chén trà ấy.

Cứ như thế cụ già cũng câu được những chú cá tiếp thế nhưng khi thôi cụ không mang chúng về mà phóng sinh cho chúng. Đối với tuổi già mà nói thì câu cá không phải để đem về ăn nữa mà chủ yếu đó chỉ là một thú vui tao nhã mà thôi. Hình ảnh cụ hiện lên thật thư thái thanh thản với cuộc sống thường ngày của bản thân mình.

Từ khóa tìm kiếm: tả cụ già ngồi câu cá, tả cụ già đang ngồi câu cá, tả cụ già đang ngồi câu cá bên hồ, ta cu gia ngoi cau ca, ta cu gia dang cau ca, ta cu gia cau ca ben ho

29 tháng 3 2018


Một buổi chiều hè em đang dạo bước trên con đường làng, bên một đầm nước rộng để thư giãn sau một ngày học tập căng thẳng. Ngắm nhìn cảnh đầm nước thơ mộng em gặp một cụ già ngồi câu cá dưới gốc phi lao cuối đầm. Hỏi ra mới biết đó là cụ Ngà nổi tiếng là "sát cá" ở xóm trong.

Đầm nước rộng mênh mông đã được gia đình con trai cụ Ngà đấu thầu thả cá đã mấy năm nay. Xung quanh bờ đầm cây cối um tùm, trên mặt nước hoa sen, hoa súng tha hồ soi bóng làm duyên với tấm gương khổng lồ.

Em lại gần ngắm nhìn mới thấy vẻ đẹp quắc thước của cụ. Bộ quần áo nâu giản dị, nước da đồi mồi,  ánh mắt vẫn còn tinh lắm. Chiếc cần câu cụ cầm trong tay bằng tre trúc vàng óng, chỗ tay cầm bóng loáng. Cụ thong thả buông cần trúc đoạn cức khá dài có gắng cái phao bằng lông ngỗng, đầu dây được nối với lưỡi câu nhỏ và sắc. Đôi bàn tay nhăn nheo nhưng tóm mồi vẫn còn khéo léo lắm. Ngắm cụ tóm mồi, buông cần thật là thiện nghệ. Em đến bên bờ khẽ chào cụ. Cụ đáp lại bằng giọng thaatj là hiền từ, ấm áp, nụ cười hiền hậu khiến em thấy cụ gần gũi như ông nội của mình. Mái tóc bạc trắng càng tôn thêm vẻ quắc thước của cụ.

Thế rồi cụ Ngà nói với em rất nhiều chuyện nhưng ánh mắt cụ không rời chiếc phao trên mặt nước. Cụ ôn tồn chậm rãy kể vvè thời trai trẻ cuả mình. Cách đây mấy năm cụ đã bàn với cậu con trai xin đấu thầu khu đầm này. Tuy tuổi cao nhưng cụ rất nhiều kinh nghiệm về nghề nuôi cá… Chiều chiều cụ ra đây câu cá vừa để trông nom giúp con trai vừa để thư giãn rồi cụ đọc một câu thơ rất hay… Bất chợt cụ giật phắtmột chú trắm to dễ đến hơn một cân giãy đành đạch trên vệ cỏ. Cụ cất tiếng cười sảng khoái. Rồi cụ dạy em các gỡ cá, mắc mồi, buông cần. Em làm thử tưởng dễ mà cũng thật khó.

 Mặt trời sắp lặn, ráng chiều đỏ sẫm, em chia tay cụ Ngà trong lòng hiểu được bao điều mới mẻ. Đy câu là một thú vui lành mạnh bổ ích giúp tâm hồn ta thanh thản sau những giờ làm việc căng thẳng. Hình ảnh và câu chuyện của cụ Ngà mãy còn khắc ghi trong tâm hồn em.

29 tháng 3 2018

Bác mặc một chiếc áo màu trắng nhạt, hòa với màu tóc Người, dáng điệu ung dung tự tại mà lại rất uy nghi. Tay cam chiếc cần trúc, buông nhẹ xuống ao. Mắt lim dim như ngâm ngợi điều gì. Thỉnh thoáng, vài cơn gió hiu hiu thổi làm mặt nước gợn sóng khẽ lăn tăn. Thỉnh thoảng Bác quay sang uống vài ngụm trà xanh dân dã, trông rất mộc mạc, giản dị. Nhìn dáng Bác ngồi câu không hề thấy chút mệt mỏi, ưu tư. Ngắm Bác ung dung câu cá, nhiều người liên tưởng tới hình ảnh cụ già ngồi câu cá trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến ngày xưa.
 
Tưởng rằng “Tựa gối ôm cần lâu chẳng được” vậy mà “Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Bác đã giật mạnh cần câu, một chú chép tráng ham mồi bay lun khỏi mặt nước, lấp loáng uốn lưng dưới nắng vàng. Bác Hồ nét mặt vui tươi hân hoan, cười khoan khoái.
 
Hình ảnh Bác Hồ - vị cha già dân tộc, mộc mạc, dung dị và rất đời thường ấy khiến biết bao thế hệ người dân Việt Nam xúc động nghẹn ngào. Hình ảnh đó sẽ còn lắng mãi trong trái tim mỗi con người Việt Nam và trong tâm trí em.

9 tháng 2 2018

cụ già ngồi câu cá thì sao ? làm éo có j để xem

mà éo có j để xem thì làm éo có j để tả ??

9 tháng 2 2018

 Một buổi sáng mùa thu, tiết trời ấm áp, em có dịp quan sát một cụ già  đang ngồi câu cá bên bờ hồ.

       Hôm đó , cụ mặc bộ đồ bà ba màu xám trắng, tay cầm chiếc cần câu bằng trúc,  lóng lánh dưới nắng mai hồng. Cụ trông thanh cao, giản dị và đầy chí khí.  Tuy cụ đã ngoài bảy mươi nhưng khuôn mặt vẫn đầy đặn, đẹp lão. Vầng  trán cao đã hằn sâu những nếp nhăn. Mái tóc bạc phơ, nhìn cụ như một ông  tiên nhân đức.  Cụ già thong thả buông cần trúc xuống hồ sen. Trời nước lênh đênh,  những chú cá chép lượn lờ trông mây dưới nước, đàn cá rô tung tăng đùa  giỡn, cụ lay nhẹ cần câu, mặt nước hồ chao động. Đàn cá liếc mắt nhìn lên  thấy chú giun cựa quậy dưới lưỡi câu, chúng lấy làm thích thú. Cụ già đưa  tay vuốt nhẹ chòm râu bạc trắng, mắt cụ đăm đắm nhìn lũ cá đang vờn mồi.  Cụ vẫn ung dung hút thuốc lào, mùi khói thuốc bay ra quyện với hương sen  đang phảng phất. Khói cứ bay cao, lan tỏa trong không gian vắng lặng.  Bỗng cụ mỉm cười thật tươi, đôi mắt hiền từ của cụ ánh lên một niềm vui,  niềm thú vị, thì ra đó là một chú cá chép vừa rón rén tới cắn câu. Cụ nhanh  tay bật mạnh cần câu, chú cá chép vừa nuốt chửng con mồi và cũng vừa  được cụ đưa lên bờ, rồi nằm gọn trong giỏ tre của cụ. Chú cá quẫy tũng  toẵng. Cụ nói: “Nếu muốn trở về với nước thì cũng nằm đấy mà đợi cụ nhé! “  Lời nói của cụ lúc trong trẻo nghe như tiếng chuông đồng, lúc trầm trầm  sâu lắng, rồi cụ bảo em: 

–        Con có thích cá không?

 Em vội trả lời: 

–        Có ạ! Cụ câu cho con một chú cá rô nhé!

–        Vậy thì ngồi đấy mà chờ ông. 

Rồi cụ gọi:

     – Cá rô ơi; hãy cắn câu đi nào! 

Đàn cá rô vẫn vô tư, lượn lờ dưới nước, quanh quẩn bên đài sen để  thưởng thức hương thơm. Chú giun vẫn cứ cựa quậy dưới lưỡi câu lóng  lánh, cụ già vẫn kiên trì chờ đợi. Mặt hồ trải rộng, mênh mông và gợn sóng.  Những đóa sen vẫn rung rinh, gật gù trong gió sớm. Đột nhiên, một chú cá  rô dũng cảm đến gần lưỡi câu. Cụ già khẽ bảo em:

  – Lần này thì con có cá rô rồi đấy. 

     Em vui lắm và thầm mong cho cá cắn câu.  Cụ già như hiểu ý em, cụ cố nhìn con mồi. Cụ cũng mong có cá rô cho  em. Bàn tay xương xương của cụ vẫn nắm chặt lấy cần câu. Bóng cụ trải dài  dưới mặt nước trong xanh. Mấy cọng tóc bạc phất phơ trước trán. Cụ vẫn  kiên nhẫn, đợi chờ. Lần này trông cụ lo lắng, không còn vẻ ung dung vì sợ em thấy thất vọng. Chú cá rô không cầm lòng trước miếng mồi ngon, chú  đớp mạnh còn mồi rồi định tuôn chạy nhưng đâu còn kịp nữa. Chú đã mắc  câu. Cụ già bung tay lên hất cần câu lên bờ hồ. Cụ mỉm cười rồi bắt cá bỏ  vào chiếc bị cho em. Cụ còn dặn dò em:

      – Ông cho cá con đây nhưng con phải hứa với ông là học giỏi đấy!

     Em  vội đưa hai tay đón lấy cá và cám ơn cụ rối rít:  – Con cảm ơn cụ, con sẽ học giỏi ạ! Chào cụ con về ạ  Cụ gật đầu khen em ngoan rồi vuốt nhẹ chòm râu. Có lẽ cụ hài lòng… 

        Em cầm chú cá đi về mà thầm cảm ơn cụ già tốt bụng kia… Lời dặn dò  của cụ vẫn còn vang lời dặn dò của cụ già mà em xem như một ông tiên  nhân hậu.

13 tháng 2 2019

a. Mở bài

- Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ hoặc địa điểm mà em được chứng kiến cụ già ngồi câu cá.

b. Thân bài

- Miêu tả lại chân dung của cụ già lúc ngồi câu cá.

   + Khuôn mặt (chú ý đôi mắt, chòm râu,…).

   + Tư thế ngồi khom mình, ngồi thấp...

- Miêu tả cử chỉ, hành động của cụ từ xa đến gần.

   + Chú ý miêu tả đôi tay.

   + Miêu tả chi tiết các hành động như cuốc giun, xâu mồi, cầm cần thả xuông ao, sông, suối...

- Phong thái của ông lão lúc ngồi câu gợi ra điều gì? (sự nhàn nhã, thanh thản hay suy tư, trầm mặc).

- Có thể cho thêm vài hình ảnh như bầu trời trong xanh, dưới hàng cây...

- Đến khi cụ về thì dáng dấp cụ ra sao, xô đã đầy cá chưa?

- Hình ảnh ông lão gợi cho em ấn tượng gì?

c. Kết bài

- Hình ảnh ông lão ngồi câu cá có ngợi cho em nhớ về một kỉ niệm nào đó đối với ông nội (hay ông ngoại) của mình không?

- Qua đó, em mong ước điều gì? (được sống cùng ông bà và những người thân, để luôn được chăm lo dạy dỗ,…).

4 tháng 4 2016

I.  DÀN Ý

1.  Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Cụ già đó là ai? Khoảng bao nhiêu tuổi?

- Câu ở hồ nào? Vào thời điểm nào trong ngày?

2.  Thân bài:

* Tả cảnh cụ già ngồi câu cá:

- Cảnh đẹp của hồ.

- Hình dáng, tư thế của cụ già.

- Có câu được cá hay không? Nhiều hay ít?

- Tâm tư, tình cảm của cụ già được bộc lộ như thế nào?

3.  Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Thích thú.

- Vui lây với niềm vui của cụ già câu cá.

II.  Bài làm

Làng em có cụ Ngà nổi tiếng là “sát cá”. Năm nay, cụ đã ngoài bảy mươi tuổi, râu tóc bạc phơ nhưng đôi mắt vẫn còn tinh lắm. Chiều chiều, cụ buộc chiếc giỏ tre bên hông và vác chiếc cần trúc lên vai, rồi thong thả đi ra phía đầu làng.

Đầu làng em có một cái đầm rất rộng. Xung quanh đầm, cây cối um tùm. Trên mặt nước, hoa sen, hoa súng màu hồng, màu tím... trông rất đẹp. Rong lá hẹ, rong đuôi chó mọc dày ven bờ. cỏ chân vịt, dừa nước và rau ngổ kết thành bè lớn là nơi trú ngụ, sinh sôi của bao loài tôm cá.

Thỉnh thoảng, em xin cụ Ngà cho đi câu cùng. Chỗ ngồi quen thuộc của cụ là ở dưới gốc cây phi lao già phía cuối đầm.

Mấy chục năm câu cá, cụ Ngà hiểu rõ thói quen của từng loài. Cá trắng hay ăn mồi gì, cá đen hay ăn mồi gì, cụ đều biết cả. Cho nên cụ đã chuẩn bị sẵn từng thứ từ nhà và gói kín bằng lá khoai môn.

Chiếc cần câu của cụ bằng trúc vàng, chỗ tay cầm bóng loáng. Đoạn cước khá dài có gắn chiếc phao lông ngỗng; đầu dây nối với cái móc bằng thép có ngạnh rất sắc. Sau khi móc mồi, cụ Ngà nhẹ nhàng thả câu. Gió thổi nhẹ, sóng gợn lăn tăn, hơi nước mát mẻ toả lên rất dễ chịu.

Cụ Ngà ngồi bó gối, vẻ mặt đăm chiêu, chăm chú nhìn vào chiếc phao trắng đang dập dềnh trên mặt nước. Cụ chậm rãi kể cho em nghe về những lần cụ đi câu được những con cá lớn như thế nào.

Bỗng cụ im bặt, chỉ tay xuống mặt đầm. Chiếc phao chúi mạnh rồi quay rất nhanh thành một vòng tròn. Em hồi hộp giục cụ giật lên, cụ lắc đầu bảo: “Kệ! Cứ Đềnó vùng vẫy, móc câu sẽ cắm sâu hơn, không vuột ra được”.

Bất chợt cụ khom người đứng dậy, giật mạnh chiếc cần và quay vút ra phía sau. Một chú cá diếc to hơn bàn tay đang giãy đành đạch trên mặt cỏ. Cụ Ngà cất tiếng cười khà khà sảng khoái:

- Chà! Con cá này rán giòn lên nhắm rượu thì ngon phải biết! Cu An gỡ nó ra đi!

Chú cá diếc đã được bỏ vào giỏ có lót nắm lá tre. Cụ Ngà lại móc mồi khác rồi tiếp tục buông câu. ít phút sau, một chú trắm cỏ tham ăn cũng cùng chung số phận.

Mặt trời đã lặn. Phía Tây, ráng chiều đỏ sẫm. Một làn sương mỏng như khói từ từ phủ xuống mặt đầm. Em xách giỏ cá đi bên cạnh cụ Ngà, trong lòng dâng lên một niềm thích thú khó tả. Đúng như lời cụ Ngà từng nói: “Đi câu là một cái thú tiêu khiển lành mạnh và có ích. Nó làm cho tâm hồn thanh thản sau những giờ lao động mệt nhọc. Đã vậy lại có cá ăn. Con cá mình câu được ăn ngon hơn con cá mua ở chợ rất nhiều đấy cháu ạ! ”.

Em chẳng biết có thật như vậy không nhưng được đi câu cùng với cụ Ngà thì quả là thú vị!

Một buổi sáng mùa thu, tiết trời ấm áp, em có dịp quan sát một cụ già  đang ngồi câu cá bên bờ hồ.

       Hôm đó , cụ mặc bộ đồ bà ba màu xám trắng, tay cầm chiếc cần câu bằng trúc,  lóng lánh dưới nắng mai hồng. Cụ trông thanh cao, giản dị và đầy chí khí.  Tuy cụ đã ngoài bảy mươi nhưng khuôn mặt vẫn đầy đặn, đẹp lão. Vầng  trán cao đã hằn sâu những nếp nhăn. Mái tóc bạc phơ, nhìn cụ như một ông  tiên nhân đức.  Cụ già thong thả buông cần trúc xuống hồ sen. Trời nước lênh đênh,  những chú cá chép lượn lờ trông mây dưới nước, đàn cá rô tung tăng đùa  giỡn, cụ lay nhẹ cần câu, mặt nước hồ chao động. Đàn cá liếc mắt nhìn lên  thấy chú giun cựa quậy dưới lưỡi câu, chúng lấy làm thích thú. Cụ già đưa  tay vuốt nhẹ chòm râu bạc trắng, mắt cụ đăm đắm nhìn lũ cá đang vờn mồi.  Cụ vẫn ung dung hút thuốc lào, mùi khói thuốc bay ra quyện với hương sen  đang phảng phất. Khói cứ bay cao, lan tỏa trong không gian vắng lặng.  Bỗng cụ mỉm cười thật tươi, đôi mắt hiền từ của cụ ánh lên một niềm vui,  niềm thú vị, thì ra đó là một chú cá chép vừa rón rén tới cắn câu. Cụ nhanh  tay bật mạnh cần câu, chú cá chép vừa nuốt chửng con mồi và cũng vừa  được cụ đưa lên bờ, rồi nằm gọn trong giỏ tre của cụ. Chú cá quẫy tũng  toẵng. Cụ nói: “Nếu muốn trở về với nước thì cũng nằm đấy mà đợi cụ nhé! “  Lời nói của cụ lúc trong trẻo nghe như tiếng chuông đồng, lúc trầm trầm  sâu lắng, rồi cụ bảo em: 

–        Con có thích cá không?

 Em vội trả lời: 

–        Có ạ! Cụ câu cho con một chú cá rô nhé!

–        Vậy thì ngồi đấy mà chờ ông. 

Rồi cụ gọi:

     – Cá rô ơi; hãy cắn câu đi nào! 

Đàn cá rô vẫn vô tư, lượn lờ dưới nước, quanh quẩn bên đài sen để  thưởng thức hương thơm. Chú giun vẫn cứ cựa quậy dưới lưỡi câu lóng  lánh, cụ già vẫn kiên trì chờ đợi. Mặt hồ trải rộng, mênh mông và gợn sóng.  Những đóa sen vẫn rung rinh, gật gù trong gió sớm. Đột nhiên, một chú cá  rô dũng cảm đến gần lưỡi câu. Cụ già khẽ bảo em:

  – Lần này thì con có cá rô rồi đấy. 

     Em vui lắm và thầm mong cho cá cắn câu.  Cụ già như hiểu ý em, cụ cố nhìn con mồi. Cụ cũng mong có cá rô cho  em. Bàn tay xương xương của cụ vẫn nắm chặt lấy cần câu. Bóng cụ trải dài  dưới mặt nước trong xanh. Mấy cọng tóc bạc phất phơ trước trán. Cụ vẫn  kiên nhẫn, đợi chờ. Lần này trông cụ lo lắng, không còn vẻ ung dung vì sợ em thấy thất vọng. Chú cá rô không cầm lòng trước miếng mồi ngon, chú  đớp mạnh còn mồi rồi định tuôn chạy nhưng đâu còn kịp nữa. Chú đã mắc  câu. Cụ già bung tay lên hất cần câu lên bờ hồ. Cụ mỉm cười rồi bắt cá bỏ  vào chiếc bị cho em. Cụ còn dặn dò em:

      – Ông cho cá con đây nhưng con phải hứa với ông là học giỏi đấy!

     Em  vội đưa hai tay đón lấy cá và cám ơn cụ rối rít:  – Con cảm ơn cụ, con sẽ học giỏi ạ! Chào cụ con về ạ  Cụ gật đầu khen em ngoan rồi vuốt nhẹ chòm râu. Có lẽ cụ hài lòng… 

        Em cầm chú cá đi về mà thầm cảm ơn cụ già tốt bụng kia… Lời dặn dò  của cụ vẫn còn vang lời dặn dò của cụ già mà em xem như một ông tiên  nhân hậu.

18 tháng 4 2018

Trong cuộc sống, có rất nhiều hình ảnh, nhiều dáng vẻ mà chúng ta bắt gặp khi đi trên đường. Đó là những hình ảnh tạo nên sự đa dạng, phong phú và tươi đẹp hơn cho cuộc sống này. Hôm nay trên đường đi học nhóm về em chú ý đến dáng vẻ của một cụ già đang câu cá ở cái hồ gần trường em học.

Cụ già mặc một bộ quần áo màu vàng nhạt, đi chiếc xe đạp đã cũ, treo một cái giỏ ở xe và cụ ngồi trên một cái ghế nhỏ và buông cần câu cá. Mắt cụ chăm chăm nhìn vào mặt nước, rồi lại đi vòng vòng xung quanh hồ xem ở chỗ nào có cá để buông cần câu.

Cái cần câu của ông cụ rất dài, dây câu cũng dài và mồi ông cụ bỏ vào một cái hộp bé xíu. Mỗi khi buông câu, cụ lại gắn mồi vào móc câu. Có những lúc em thấy cụ giật giật cần câu rồi từ từ kéo lên, mặt cụ bừng sáng vì hi vọng là có cá mắc câu. Tuy nhiên khi cụ kéo câu lên thì không có cá mà mồi thì bị ăn hết. Có lẽ con cá đó đã nhanh nhẹn ăn xong mồi nên chạy đi thật xa.

Mặt hồ bình yên, thi thoảng lăn tăn gợn sóng do cơn gió từ đâu ùa về. Lúc đó có những chú cá ngoi lên tung tăng bơi lội trong hồ, chờn vờn bên cần câu của cụ già nhưng không biết có cắn câu hay không.

Tả cụ già câu cá – lớp 6

Thời tiết hôm đó khá đẹp, nắng rất nhẹ nhàng, không gắt gỏng; gương mặt của cụ già cũng tươi tỉnh dù cá không cắn câu.

 !-->

Khi mặt hồ yên lặng, không có chú cá nào bơi đến cụ lại thong thả vuốt chòm râu dài và trắng phau. Mái đầu của cụ cũng đã bạc trắng, thêm chòm râu trắng nữa nên cụ trông giống như một ông tiên hạ trần thế. Phong thái bình tĩnh và điềm đạm của cụ lúc câu cá khiến cho em liên tưởng đến bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng có dáng câu cá rất tao nhã và bình thản như vậy.

Cụ già rất kiên trì khi câu cá, lúc nào có động tĩnh, cụ cũng kéo cần câu rất nhẹ nhàng và điềm tĩnh để không đánh thức lũ cá đang bơi lội ở dưới kia. Bàn tay cụ khéo léo, kéo từ từ cần câu. Và lúc cần câu ngoi lên mặt nước thì có một con cá đã cắn câu. Đó là một con cá rô phi to bằng bàn tay người lớn đã bị mắc vào chiếc cần câu sắc nhọn. Chú cá ngoe nguẩy bên này sang bên kia để thoát khỏi bàn tay của ông cụ. Nhưng cụ đã rất nhanh nhẹn và khéo léo để bỏ chú cá xấu số vào chiếc giỏ đang treo ở xe.

Vậy là cụ già đã có một bữa tối ngon lành với chú cá rô phi xấu số kia. Có thể chú cá sẽ được vào nồi nấu canh chua hoặc kho lên với nghệ. Nghĩ đến em đã thèm rồi.

Hình dáng cụ già câu cá hôm đó khiến em vui vui, cảm thấy cuộc đời này có nhiều điều thật bình yên nhưng đáng trân trọng.

20 tháng 3 2018

Đề 2 nhé khi em mắc lỗi

Tôi chưa hẳn là đứa con ngoan của mẹ. Bởi cái tính ngang ngạnh của mình mà nhiều lúc tôi khiến mẹ không vừa lòng. Có một lần tôi nhớ mãi, đã hơn một năm trôi qua, mỗi khi nghĩ lại, tôi vẫn hình dung thật rõ hình ảnh mẹ lúc ấy.

Đó là những ngày cuối năm học lớp 5. Do sự rủ rê của bạn bè mà tôi thường trốn học đi chơi. Nhiều lần như thế lặp đi lặp lại, kết quả học tập của tôi sút đi trông thấy. Hình như cô giáo đã trao đổi với mẹ.

Trưa hôm ấy, khi tôi đi học về đã thấy mẹ đợi sẵn ở nhà từ bao giờ. Mọi hôm, mẹ thường về muộn hơn tôi. Biết có chuyện, tôi định lỉnh ra sau nhà, nhưng mẹ đã gọi lại. Mẹ hỏi chuyện học của tôi ở lớp. Lẽ dĩ nhiên là tôi trả lời trơn tru. Khi mẹ yêu cầu tôi đưa bài vở của mình cho mẹ xem, bí quá, tôi gắt lên: “Mẹ không có quyền đòi xem sách vở của con!”. Đang cầm chiếc cặp của tôi trên tay, mẹ sững lại.

Trong đôi mắt mẹ thoáng qua một chút ngạc nhiên. Một chút bối rối. Một chút đau đớn và bực bội. Cái cặp rơi xuống đất sổ tung ra. Những bài kiểm tra điểm 3, điểm 4, những trang vở ghi nghệch ngoạc... như phơi ra. Tôi thuỗn mặt, không còn chối cãi vào đâu được nữa. Mẹ im lặng đi vào buồng khiến tôi đứng như trời trồng giữa nhà.

Buổi trưa hôm ấy trôi qua thật nặng nề. Bố tôi đi công tác chỉ còn tôi và mẹ trong căn nhà rộng thênh. Mẹ lặng lẽ soạn sửa cho bữa cơm trưa. Chỉ một mình, không cần tôi trợ giúp như mọi hôm. Len lén đứng ở cửa bếp nhìn vào, tôi thấy rõ nỗi buồn trên gương mặt mẹ. Đôi tay mẹ cứ làm nhưng ánh mắt của mẹ dường như vô định. Thái độ của mẹ làm tôi thấy sợ. Thường ngày mẹ vui tính, lại hay nói hài hước khiến cả nhà cùng cười. Thế mà hôm nay... Chưa bao giờ tôi có dịp nhìn kĩ mẹ đến vậy. Nước da đã xạm lại. Gương mặt nghiêm nghị đầy những vết nhăn và vết chân chim. Mấy sợi gân xanh nổi lên trên vầng trán rộng. Khuôn miệng không còn tươi thắm như trước.

Tôi chợt muốn oà khóc. Suốt bữa cơm, mẹ im lặng. Thỉnh thoảng mẹ vẫn gắp thức ăn bỏ vào bát cho tôi, nhưng tôi làm sao có thể ăn nổi. Tôi chỉ muốn thốt lên một câu: “Con xin lỗi...”. Nhưng cái tính ngang ngạch của tôi hay nỗi sợ hãi đã làm tôi không thốt thành lời.

Chỉ ăn hết lưng cơm rồi mẹ đặt bát xuống. Hình như mẹ đang nén tiếng thở dài. Chưa kịp nghỉ ngơi, mẹ đã vội đi làm ca chiều, để tôi một mình ở nhà với tâm trạng lo âu, buồn rẫu. Những điểm 3, điểm 4 trong trang giấy kiểm tra bị sổ tung ra nền nhà hồi trưa. Ánh mắt thẫn thờ của mẹ. Chưa bao giờ tôi thấy mình tệ như vậy. Và tôi biết mẹ buồn vì sự sa sút trong học tập của tôi thì ít, còn mẹ đau đớn vì thái độ của tôi thì nhiều. Vắng tiếng cười vui và những câu nói đùa của mẹ, tự nhiên tôi thấy mình đơn độc. Nước mắt cứ thế trào ra.

Tối hôm ấy, mẹ đi nằm sớm, mặt quay vào vách tường, lặng lẽ. Ngập ngừng mãi nơi cửa buồng, tôi mới dám len lén bước vào, ghé xuống nằm bên cạnh mẹ, không nhúc nhích. Nhắm mắt vờ ngủ. Tôi biết mẹ đang rất buồn. “Con xin lỗi mẹ, mẹ ơi!”. Tôi thầm kêu lên trong lòng như vậy. Nước mắt đầm đìa tràn trên má, rơi xuống gối. Tôi thèm được mẹ vuốt ve mái tóc. Tôi thèm được mẹ ôm vào lòng... Bỗng tôi cảm thấy hơi ấm của mẹ thật gần.

Rồi bàn tay khô ráp của mẹ áp vào má tôi, lau những giọt nước mắt cho tôi. Mẹ ôm tôi vào lòng thì thầm: “Ôi, con gái yêu của mẹ! Con ngủ mê rồi đây này!”. Chao ôi! Buồn lòng như vậy mà mẹ vẫn thương tôi vô cùng. Mẹ không hề giận tôi nữa ư? Mẹ đã tha thứ cho tôi rồi ư? Tôi nằm im không nhúc nhích, cứ sợ rằng đó chỉ là giấc mơ...

Thời gian cứ trôi đi. Tôi dần khôn lớn. Nhưng tôi biết rằng hình ảnh mẹ trong cái lần tôi phạm lỗi ấy sẽ đi theo tôi suốt đời, sẽ nhắc nhở tôi sống tốt hơn, sống đẹp hơn. Nhất định như vậy, mẹ ạ!

20 tháng 3 2018

Các bạn làm ơn tả lại hoạt động nữa nhé!

19 tháng 3 2018

Help me now!!!!

20 tháng 3 2018

Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào
Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.
Đây là những câu thơ câu hát, mà ai ai cũng khắc ghi trong lòng. Tình cảm của mẹ vô bờ bến. Lòng mẹ mênh mông bao la hơn cả biển rộng sông dài. Mẹ là người luôn lo lắng, yêu thương, chăm sóc và luôn dành cho em nhiều tình cảm nhất. Kỷ niệm về mẹ sẽ còn mãi trong em và trong mỗi chúng ta không bao giờ phai nhạt.
Một người phụ nữ đã bước qua tuổi 40 mà người vẫn còn thong thả, dáng đi uyển chuyển nhẹ nhàng. Da mẹ trắng và rất mịn màng. Dù đã lớn nhưng thói quen vuốt lên má mẹ ngày nào vẫn tạo cảm giác thích thú vô cùng. Mẹ rất am hiểu về nghệ thuật nên những bộ đồ mẹ mặc luôn tạo phong cách riêng đầy cá tính. Trên gương mặt mẹ, các nét hòa hợp với nhau tạo nên vẻ đẹp giản dị. Đặc biệt là nụ cười rạng rở, tươi tắn luôn nở trên môi, để lại cho mọi người một ấn tượng khó quên. Mái tóc mẹ điểm vài lốm đốm hoa râm nhưng vẫn mượt mà. Đôi mắt mẹ sáng long lanh, dưới cặp chân mày đen rậm, mỗi khi nhìn em với ánh mắt trìu mến và gần gũi.Mẹ có đôi môi mỏng đỏ nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho gương mặt càng thêm xinh. Mỗi khi mẹ cười lộ ra hàm răng trắng tinh, tươi như những đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm và ấm áp. Đôi bàn tay mẹ gầy gầy xương xương, đã vất vả nuôi em khôn lớn từng ngày. Mẹ vừa dịu dàng vừa đảm đang. Mẹ vừa đi làm vừa lo cho gia đình, tuy cực nhọc cả ngày nhưng mẹ không hề than phiền. Đi làm về mẹ vào bếp nấu cơm cho cả gia đình.Tối đến mẹ còn dạy em học bài, dọn dẹp nhà cửa rồi mới đi ngủ. Những đêm đông giá lạnh, mẹ thức giấc đắp chăn lại cho em. Khi em ốm đau mẹ thức suốt đêm chăm sóc. Phương châm sống của mẹ là luôn vui vẻ hòa đồng và giúp đỡ mọi người. Còn kỷ niệm về mẹ ư? Nó như một cái kho đầy ấp không biết tự bao giờ. Em nhớ nhất là ngày đầu tiên mẹ đưa em đi học. Khi đến cổng trường, em vừa sợ cũng có chút nũng nịu nhất định không vào trường. Nhưng rồi em nhanh chóng bị thuyết phục bằng những lời nói ngọt ngào, bằng nụ cười và ánh mắt của mẹ. Em ngoan ngoãn cầm tay cô giáo bước vào lớp.
Trong trái tim em mẹ là người tuyệt vời nhất. Lòng mẹ là thiên đàng hạnh phúc thăm thẳm ngút ngàn.Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời. Con yêu mẹ với tất cả tấm lòng, không một từ nào có thể tả hết, không gì có thể so sánh được. Hạnh phúc của con là được làm con của mẹ. Dù con có lớn khôn đến đâu, con vẫn là con của mẹ.

21 tháng 3 2018

Lập dàn ý:

1. Mở bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh gặp gỡ hoặc địa điểm mà em được chứng kiến cụ già ngồi câu cá.

2. Thân bài:

- Miêu tả lại chân dung của cụ già lúc ngồi câu cá.

+ Khuôn mặt (chú ý đôi mắt, chòm râu,…).

+ Tư thế ngồi khom mình, ngồi thấp…

- Miêu tả cử chỉ, hành động của cụ từ xa đến gần.

+ Chú ý miêu tả đôi tay.

+ Miêu tả chi tiết các hành động như cuốc giun, xâu mồi, cầm cần thả xuống ao, sông, suối...

- Phong thái của ông lão lúc ngồi câu gợi ra điều gì? (sự nhàn nhã, thanh thản hay suy tư, trầm mặc).

- Có thể cho thêm vài hình ảnh như bầu trời trong xanh, dưới hàng cây...

- Đến khi cụ về thì dáng dấp cụ ra sao, xô đã đầy cá chưa?

- Hình ảnh ông lão gợi cho em ấn tượng gì?

3. Kết bài:

- Hình ảnh ông lão ngồi câu cá có ngợi cho em nhớ về một kỉ niệm nào đó đối với ông nội (hay ông ngoại) của mình không?

- Qua đó, em mong ước điều gì? (được sống cùng ông bà và những người thân, để luôn được chăm lo dạy dỗ,…).

Bài tham khảo 1

Một buổi sáng mùa thu, tiết trời ấm áp, em có dịp quan sát một cụ già đang ngồi câu cá bên bờ hồ.

Hôm đó, cụ mặc bộ đồ bà ba màu xám trắng, tay cầm chiếc cần câu bằng trúc, lóng lánh dưới nắng mai hồng. Cụ trông thanh cao, giản dị và đầy chí khí. Tuy cụ đã ngoài bảy mươi nhưng khuôn mặt vẫn đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã hằn sâu những nếp nhăn. Mái tóc bạc phơ, nhìn cụ như một ông tiên nhân đức. Cụ già thong thả buông cần trúc xuống hồ sen. Trời nước lênh đênh, những chú cá chép lượn lờ trông mây dưới nước, đàn cá rô tung tăng đùa giỡn, cụ lay nhẹ cần câu, mặt nước hồ chao động. Đàn cá liếc mắt nhìn lên thấy chú giun cựa quậy dưới lưỡi câu, chúng lấy làm thích thú. Cụ già đưa tay vuốt nhẹ chòm râu bạc trắng, mắt cụ đăm đắm nhìn lũ cá đang vờn mồi. Cụ vẫn ung dung hút thuốc lào, mùi khói thuốc bay ra quyện với hương sen đang phảng phất. Khói cứ bay cao, lan tỏa trong không gian vắng lặng. Bỗng cụ mỉm cười thật tươi, đôi mắt hiền từ của cụ ánh lên một niềm vui, niềm thú vị, thì ra đó là một chú cá chép vừa rón rén tới cắn câu. Cụ nhanh tay bật mạnh cần câu, chú cá chép vừa nuốt chửng con mồi và cũng vừa được cụ đưa lên bờ, rồi nằm gọn trong giỏ tre của cụ. Chú cá quẫy tũng toẵng. Cụ nói: “Nếu muốn trở về với nước thì cũng nằm đấy mà đợi cụ nhé! “. Lời nói của cụ lúc trong trẻo nghe như tiếng chuông đồng, lúc trầm trầm sâu lắng, rồi cụ bảo em:

– Con có thích cá không?

Em vội trả lời:

– Có ạ! Cụ câu cho con một chú cá rô nhé!

– Vậy thì ngồi đấy mà chờ ông.

Rồi cụ gọi:

– Cá rô ơi, hãy cắn câu đi nào!

Đàn cá rô vẫn vô tư, lượn lờ dưới nước, quanh quẩn bên đài sen để thưởng thức hương thơm. Chú giun vẫn cứ cựa quậy dưới lưỡi câu lóng lánh, cụ già vẫn kiên trì chờ đợi. Mặt hồ trải rộng, mênh mông và gợn sóng. Những đóa sen vẫn rung rinh, gật gù trong gió sớm. Đột nhiên, một chú cá rô dũng cảm đến gần lưỡi câu. Cụ già khẽ bảo em:

– Lần này thì con có cá rô rồi đấy.

Em vui lắm và thầm mong cho cá cắn câu. Cụ già như hiểu ý em, cụ cố nhìn con mồi. Cụ cũng mong có cá rô cho em. Bàn tay xương xương của cụ vẫn nắm chặt lấy cần câu. Bóng cụ trải dài dưới mặt nước trong xanh. Mấy cọng tóc bạc phất phơ trước trán. Cụ vẫn kiên nhẫn, đợi chờ. Lần này trông cụ lo lắng, không còn vẻ ung dung vì sợ em thấy thất vọng. Chú cá rô không cầm lòng trước miếng mồi ngon, chú đớp mạnh còn mồi rồi định tuôn chạy nhưng đâu còn kịp nữa. Chú đã mắc câu. Cụ già bung tay lên hất cần câu lên bờ hồ. Cụ mỉm cười rồi bắt cá bỏ vào chiếc bị cho em. Cụ còn dặn dò em:

– Ông cho cá con đây nhưng con phải hứa với ông là học giỏi đấy!

Em vội đưa hai tay đón lấy cá và cám ơn cụ rối rít:

– Con cảm ơn cụ, con sẽ học giỏi ạ! Chào cụ con về ạ Cụ gật đầu khen em ngoan rồi vuốt nhẹ chòm râu. Có lẽ cụ hài lòng…

Em cầm chú cá đi về mà thầm cảm ơn cụ già tốt bụng kia… Lời dặn dò của cụ vẫn còn vang lời dặn dò của cụ già mà em xem như một ông tiên nhân hậu.

tham khảo nha bạn

21 tháng 3 2018

 Một buổi sáng mùa thu, tiết trời ấm áp, em có dịp quan sát một cụ già  đang ngồi câu cá bên bờ hồ.

       Hôm đó , cụ mặc bộ đồ bà ba màu xám trắng, tay cầm chiếc cần câu bằng trúc,  lóng lánh dưới nắng mai hồng. Cụ trông thanh cao, giản dị và đầy chí khí.  Tuy cụ đã ngoài bảy mươi nhưng khuôn mặt vẫn đầy đặn, đẹp lão. Vầng  trán cao đã hằn sâu những nếp nhăn. Mái tóc bạc phơ, nhìn cụ như một ông  tiên nhân đức.  Cụ già thong thả buông cần trúc xuống hồ sen. Trời nước lênh đênh,  những chú cá chép lượn lờ trông mây dưới nước, đàn cá rô tung tăng đùa  giỡn, cụ lay nhẹ cần câu, mặt nước hồ chao động. Đàn cá liếc mắt nhìn lên  thấy chú giun cựa quậy dưới lưỡi câu, chúng lấy làm thích thú. Cụ già đưa  tay vuốt nhẹ chòm râu bạc trắng, mắt cụ đăm đắm nhìn lũ cá đang vờn mồi.  Cụ vẫn ung dung hút thuốc lào, mùi khói thuốc bay ra quyện với hương sen  đang phảng phất. Khói cứ bay cao, lan tỏa trong không gian vắng lặng.  Bỗng cụ mỉm cười thật tươi, đôi mắt hiền từ của cụ ánh lên một niềm vui,  niềm thú vị, thì ra đó là một chú cá chép vừa rón rén tới cắn câu. Cụ nhanh  tay bật mạnh cần câu, chú cá chép vừa nuốt chửng con mồi và cũng vừa  được cụ đưa lên bờ, rồi nằm gọn trong giỏ tre của cụ. Chú cá quẫy tũng  toẵng. Cụ nói: “Nếu muốn trở về với nước thì cũng nằm đấy mà đợi cụ nhé! “  Lời nói của cụ lúc trong trẻo nghe như tiếng chuông đồng, lúc trầm trầm  sâu lắng, rồi cụ bảo em: 

–        Con có thích cá không?

 Em vội trả lời: 

–        Có ạ! Cụ câu cho con một chú cá rô nhé!

–        Vậy thì ngồi đấy mà chờ ông. 

Rồi cụ gọi:

     – Cá rô ơi; hãy cắn câu đi nào! 

Đàn cá rô vẫn vô tư, lượn lờ dưới nước, quanh quẩn bên đài sen để  thưởng thức hương thơm. Chú giun vẫn cứ cựa quậy dưới lưỡi câu lóng  lánh, cụ già vẫn kiên trì chờ đợi. Mặt hồ trải rộng, mênh mông và gợn sóng.  Những đóa sen vẫn rung rinh, gật gù trong gió sớm. Đột nhiên, một chú cá  rô dũng cảm đến gần lưỡi câu. Cụ già khẽ bảo em:

  – Lần này thì con có cá rô rồi đấy. 

     Em vui lắm và thầm mong cho cá cắn câu.  Cụ già như hiểu ý em, cụ cố nhìn con mồi. Cụ cũng mong có cá rô cho  em. Bàn tay xương xương của cụ vẫn nắm chặt lấy cần câu. Bóng cụ trải dài  dưới mặt nước trong xanh. Mấy cọng tóc bạc phất phơ trước trán. Cụ vẫn  kiên nhẫn, đợi chờ. Lần này trông cụ lo lắng, không còn vẻ ung dung vì sợ em thấy thất vọng. Chú cá rô không cầm lòng trước miếng mồi ngon, chú  đớp mạnh còn mồi rồi định tuôn chạy nhưng đâu còn kịp nữa. Chú đã mắc  câu. Cụ già bung tay lên hất cần câu lên bờ hồ. Cụ mỉm cười rồi bắt cá bỏ  vào chiếc bị cho em. Cụ còn dặn dò em:

      – Ông cho cá con đây nhưng con phải hứa với ông là học giỏi đấy!

     Em  vội đưa hai tay đón lấy cá và cám ơn cụ rối rít:  – Con cảm ơn cụ, con sẽ học giỏi ạ! Chào cụ con về ạ  Cụ gật đầu khen em ngoan rồi vuốt nhẹ chòm râu. Có lẽ cụ hài lòng… 

        Em cầm chú cá đi về mà thầm cảm ơn cụ già tốt bụng kia… Lời dặn dò  của cụ vẫn còn vang lời dặn dò của cụ già mà em xem như một ông tiên  nhân hậu.

31 tháng 3 2016

Một buổi sáng mùa thu, tiết trời ấm áp, em có dịp quan sát một cụ già  đang ngồi câu cá bên bờ hồ.

 

       Hôm đó , cụ mặc bộ đồ bà ba màu xám trắng, tay cầm chiếc cần câu bằng trúc,  lóng lánh dưới nắng mai hồng. Cụ trông thanh cao, giản dị và đầy chí khí.  Tuy cụ đã ngoài bảy mươi nhưng khuôn mặt vẫn đầy đặn, đẹp lão. Vầng  trán cao đã hằn sâu những nếp nhăn. Mái tóc bạc phơ, nhìn cụ như một ông  tiên nhân đức.  Cụ già thong thả buông cần trúc xuống hồ sen. Trời nước lênh đênh,  những chú cá chép lượn lờ trông mây dưới nước, đàn cá rô tung tăng đùa  giỡn, cụ lay nhẹ cần câu, mặt nước hồ chao động. Đàn cá liếc mắt nhìn lên  thấy chú giun cựa quậy dưới lưỡi câu, chúng lấy làm thích thú. Cụ già đưa  tay vuốt nhẹ chòm râu bạc trắng, mắt cụ đăm đắm nhìn lũ cá đang vờn mồi.  Cụ vẫn ung dung hút thuốc lào, mùi khói thuốc bay ra quyện với hương sen  đang phảng phất. Khói cứ bay cao, lan tỏa trong không gian vắng lặng.  Bỗng cụ mỉm cười thật tươi, đôi mắt hiền từ của cụ ánh lên một niềm vui,  niềm thú vị, thì ra đó là một chú cá chép vừa rón rén tới cắn câu. Cụ nhanh  tay bật mạnh cần câu, chú cá chép vừa nuốt chửng con mồi và cũng vừa  được cụ đưa lên bờ, rồi nằm gọn trong giỏ tre của cụ. Chú cá quẫy tũng  toẵng. Cụ nói: “Nếu muốn trở về với nước thì cũng nằm đấy mà đợi cụ nhé! “  Lời nói của cụ lúc trong trẻo nghe như tiếng chuông đồng, lúc trầm trầm  sâu lắng, rồi cụ bảo em: 

–        Con có thích cá không?

 Em vội trả lời: 

–        Có ạ! Cụ câu cho con một chú cá rô nhé!

–        Vậy thì ngồi đấy mà chờ ông. 

Rồi cụ gọi:

     – Cá rô ơi; hãy cắn câu đi nào! 

Đàn cá rô vẫn vô tư, lượn lờ dưới nước, quanh quẩn bên đài sen để  thưởng thức hương thơm. Chú giun vẫn cứ cựa quậy dưới lưỡi câu lóng  lánh, cụ già vẫn kiên trì chờ đợi. Mặt hồ trải rộng, mênh mông và gợn sóng.  Những đóa sen vẫn rung rinh, gật gù trong gió sớm. Đột nhiên, một chú cá  rô dũng cảm đến gần lưỡi câu. Cụ già khẽ bảo em:

  – Lần này thì con có cá rô rồi đấy. 

     Em vui lắm và thầm mong cho cá cắn câu.  Cụ già như hiểu ý em, cụ cố nhìn con mồi. Cụ cũng mong có cá rô cho  em. Bàn tay xương xương của cụ vẫn nắm chặt lấy cần câu. Bóng cụ trải dài  dưới mặt nước trong xanh. Mấy cọng tóc bạc phất phơ trước trán. Cụ vẫn  kiên nhẫn, đợi chờ. Lần này trông cụ lo lắng, không còn vẻ ung dung vì sợ em thấy thất vọng. Chú cá rô không cầm lòng trước miếng mồi ngon, chú  đớp mạnh còn mồi rồi định tuôn chạy nhưng đâu còn kịp nữa. Chú đã mắc  câu. Cụ già bung tay lên hất cần câu lên bờ hồ. Cụ mỉm cười rồi bắt cá bỏ  vào chiếc bị cho em. Cụ còn dặn dò em:

      – Ông cho cá con đây nhưng con phải hứa với ông là học giỏi đấy!

     Em  vội đưa hai tay đón lấy cá và cám ơn cụ rối rít:  – Con cảm ơn cụ, con sẽ học giỏi ạ! Chào cụ con về ạ  Cụ gật đầu khen em ngoan rồi vuốt nhẹ chòm râu. Có lẽ cụ hài lòng… 

 

        Em cầm chú cá đi về mà thầm cảm ơn cụ già tốt bụng kia… Lời dặn dò  của cụ vẫn còn vang lời dặn dò của cụ già mà em xem như một ông tiên  nhân hậu.

 

31 tháng 3 2016

Làng em có cụ Ngà nổi tiếng là “sát cá”. Năm nay, cụ đã ngoài bảy mươi tuổi, râu tóc bạc phơ nhưng đôi mắt vẫn còn tinh lắm. Chiều chiều, cụ buộc chiếc giỏ tre bên hông và vác chiếc cần trúc lên vai, rồi thong thả đi ra phía đầu làng.

Đầu làng em có một cái đầm rất rộng. Xung quanh đầm, cây cối um tùm. Trên mặt nước, hoa sen, hoa súng màu hồng, màu tím... trông rất đẹp. Rong lá hẹ, rong đuôi chó mọc dày ven bờ. cỏ chân vịt, dừa nước và rau ngổ kết thành bè lớn là nơi trú ngụ, sinh sôi của bao loài tôm cá.

Thỉnh thoảng, em xin cụ Ngà cho đi câu cùng. Chỗ ngồi quen thuộc của cụ là ở dưới gốc cây phi lao già phía cuối đầm.

Mấy chục năm câu cá, cụ Ngà hiểu rõ thói quen của từng loài. Cá trắng hay ăn mồi gì, cá đen hay ăn mồi gì, cụ đều biết cả. Cho nên cụ đã chuẩn bị sẵn từng thứ từ nhà và gói kín bằng lá khoai môn.

Chiếc cần câu của cụ bằng trúc vàng, chỗ tay cầm bóng loáng. Đoạn cước khá dài có gắn chiếc phao lông ngỗng; đầu dây nối với cái móc bằng thép có ngạnh rất sắc. Sau khi móc mồi, cụ Ngà nhẹ nhàng thả câu. Gió thổi nhẹ, sóng gợn lăn tăn, hơi nước mát mẻ toả lên rất dễ chịu.

Cụ Ngà ngồi bó gối, vẻ mặt đăm chiêu, chăm chú nhìn vào chiếc phao trắng đang dập dềnh trên mặt nước. Cụ chậm rãi kể cho em nghe về những lần cụ đi câu được những con cá lớn như thế nào.

Bỗng cụ im bặt, chỉ tay xuống mặt đầm. Chiếc phao chúi mạnh rồi quay rất nhanh thành một vòng tròn. Em hồi hộp giục cụ giật lên, cụ lắc đầu bảo: “Kệ! Cứ Đềnó vùng vẫy, móc câu sẽ cắm sâu hơn, không vuột ra được”.

Bất chợt cụ khom người đứng dậy, giật mạnh chiếc cần và quay vút ra phía sau. Một chú cá diếc to hơn bàn tay đang giãy đành đạch trên mặt cỏ. Cụ Ngà cất tiếng cười khà khà sảng khoái:

- Chà! Con cá này rán giòn lên nhắm rượu thì ngon phải biết! Cu An gỡ nó ra đi!

Chú cá diếc đã được bỏ vào giỏ có lót nắm lá tre. Cụ Ngà lại móc mồi khác rồi tiếp tục buông câu. ít phút sau, một chú trắm cỏ tham ăn cũng cùng chung số phận.

Mặt trời đã lặn. Phía Tây, ráng chiều đỏ sẫm. Một làn sương mỏng như khói từ từ phủ xuống mặt đầm. Em xách giỏ cá đi bên cạnh cụ Ngà, trong lòng dâng lên một niềm thích thú khó tả. Đúng như lời cụ Ngà từng nói: “Đi câu là một cái thú tiêu khiển lành mạnh và có ích. Nó làm cho tâm hồn thanh thản sau những giờ lao động mệt nhọc. Đã vậy lại có cá ăn. Con cá mình câu được ăn ngon hơn con cá mua ở chợ rất nhiều đấy cháu ạ! ”.

Em chẳng biết có thật như vậy không nhưng được đi câu cùng với cụ Ngà thì quả là thú vị !

có được 1 GP không vậy ?

13 tháng 2 2019

“Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn, mẹ là người cha, người mẹ tuyệt vời nhất trên đời này.

Nhưng khi tôi lên chín tuổi, thời gian quá ngắn giữa mẹ và tôi thế nhưng mẹ đã bỏ tôi một mình bơ vơ trên cõi đời này mà ra đi. Chỉ chín tuổi tôi còn quá nhỏ để hiểu được sâu sắc việc mãi mãi không có mẹ bên cạnh. Nhưng hình ảnh ngày nào của mẹ thì không bao giờ phai trong tôi, mỗi bước chân tôi đi như có bóng mẹ soi đường, chỉ tôi. Mẹ là người sống mãi mãi trong lòng tôi.

Mẹ tôi là người phụ nữ mạnh mẽ, mẹ luôn sống vì tôi. Tuy cuộc sống vất vả và phải sống chung với căn bệnh hiểm nghèo nhưng mẹ sống rất lạc quan, yêu đời. Mẹ tôi cao, làn da xám đen vì nắng gió. Khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Mẹ luôn dạy bảo tôi những điều tốt nhất. Mẹ động viên tôi những khi tôi buồn, tôi thất bại. Mẹ luôn lo lắng, mang những điều tốt đẹp đến cho tôi còn tôi thì chỉ biết làm mẹ buồn, mẹ khóc.

Mẹ dạy tôi rất nhiều điều “Phải sống trung thực, ngay thẳng. Phải biết ơn nhưng không được nhớ oán. Phải biết tha thứ yêu thương người khác. Nhất định chị em phải đoàn kết với nhau mà sống, đừng để mọi người chê cười con không có dạy”. Đó là tất cả những gì mẹ để lại cho tôi trước lúc ra đi. Lúc đó, tôi chẳng hiểu gì cả, tôi sống vô tư có mẹ cũng như không có mẹ. Nhưng Mẹ ơi? Giờ con mới hiểu mồ cô mẹ là gì? Giờ con mới biết những lời nói đó là tài sản quý giá nhất mà mẹ đã dành cho con. Con nhớ me nhiều lắm, nhất định cn sẽ làm theo những gì mẹ dạy.

Mẹ tôi đã vượt qua khó khăn để sống và tôi cũng sẽ thế. Mẹ luôn là một vầng ánh sáng soi dẫn đường tôi. Những nụ cười của mẹ sao nó cứ hiện mãi trong đầu tôi cả lúc mẹ ra đi nữa. Giờ tôi muốn được nắm tay mẹ, muốn được ngồi vào mẹ nhưng tôi không thể! Mẹ tôi rất thương yêu tôi, mẹ đã hi sinh cuộc đời mình để tôi được sống tốt hơn. Ngày ấy, lúc mẹ đau đớn giữa đêm khuya, thấy mẹ đau tôi chẳng biết làm gì mà chỉ biết khóc. Mẹ nắm tay tôi và cười trong những giọt nước mắt “Mẹ không sao đâu con. Thế là tôi đã ngủ thiếp đi, sao tôi lại khờ dại đến ngu ngốc thế chứ? Tôi hiểu mẹ yêu tôi nhường nào và tôi cũng vậy. Tuy giờ không có mẹ bên cạnh nhưng mẹ vẫn sống trong tâm trí tôi. Tôi sẽ sống thật tốt để mẹ được vui lòng, giờ tôi chỉ có thể làm được thế thôi.

Mẹ tôi là người thế đó, tôi chỉ có thể nói là mẹ tôi rất tuyệt. Mẹ là người tôi yêu quý nhất trên đời và dù me đi xa nhưng mẹ vẫn như còn đó đứng bên cạnh tôi. Giá như, tôi được sống với mẹ dù chỉ là một ngày. tôi sẽ chăm sóc cho mẹ, việc mà tôi chưa từng làm, tôi sẽ làm mẹ vui, không làm mẹ phải khóc. Và điều tôi muốn nói với mẹ là “Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều, con rất muốn được sống và lo cho mẹ. Mẹ ơi! Con rất muốn”.

Hỡi những ai còn mẹ thì đừng làm mẹ mình phải khóc, dù chỉ là một lần!”

Đề 1 :

“Tuổi thơ tôi không được may mắn như bao đứa trẻ khác. Từ khi sinh ra tôi đã mồ côi cha. Một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn, mẹ là người cha, người mẹ tuyệt vời nhất trên đời này.

Nhưng khi tôi lên chín tuổi, thời gian quá ngắn giữa mẹ và tôi thế nhưng mẹ đã bỏ tôi một mình bơ vơ trên cõi đời này mà ra đi. Chỉ chín tuổi tôi còn quá nhỏ để hiểu được sâu sắc việc mãi mãi không có mẹ bên cạnh. Nhưng hình ảnh ngày nào của mẹ thì không bao giờ phai trong tôi, mỗi bước chân tôi đi như có bóng mẹ soi đường, chỉ tôi. Mẹ là người sống mãi mãi trong lòng tôi.

Mẹ tôi là người phụ nữ mạnh mẽ, mẹ luôn sống vì tôi. Tuy cuộc sống vất vả và phải sống chung với căn bệnh hiểm nghèo nhưng mẹ sống rất lạc quan, yêu đời. Mẹ tôi cao, làn da xám đen vì nắng gió. Khuôn mặt phúc hậu, hiền từ. Mẹ luôn dạy bảo tôi những điều tốt nhất. Mẹ động viên tôi những khi tôi buồn, tôi thất bại. Mẹ luôn lo lắng, mang những điều tốt đẹp đến cho tôi còn tôi thì chỉ biết làm mẹ buồn, mẹ khóc.

Mẹ dạy tôi rất nhiều điều “Phải sống trung thực, ngay thẳng. Phải biết ơn nhưng không được nhớ oán. Phải biết tha thứ yêu thương người khác. Nhất định chị em phải đoàn kết với nhau mà sống, đừng để mọi người chê cười con không có dạy”. Đó là tất cả những gì mẹ để lại cho tôi trước lúc ra đi. Lúc đó, tôi chẳng hiểu gì cả, tôi sống vô tư có mẹ cũng như không có mẹ. Nhưng Mẹ ơi? Giờ con mới hiểu mồ cô mẹ là gì? Giờ con mới biết những lời nói đó là tài sản quý giá nhất mà mẹ đã dành cho con. Con nhớ me nhiều lắm, nhất định cn sẽ làm theo những gì mẹ dạy.

Mẹ tôi đã vượt qua khó khăn để sống và tôi cũng sẽ thế. Mẹ luôn là một vầng ánh sáng soi dẫn đường tôi. Những nụ cười của mẹ sao nó cứ hiện mãi trong đầu tôi cả lúc mẹ ra đi nữa. Giờ tôi muốn được nắm tay mẹ, muốn được ngồi vào mẹ nhưng tôi không thể! Mẹ tôi rất thương yêu tôi, mẹ đã hi sinh cuộc đời mình để tôi được sống tốt hơn. Ngày ấy, lúc mẹ đau đớn giữa đêm khuya, thấy mẹ đau tôi chẳng biết làm gì mà chỉ biết khóc. Mẹ nắm tay tôi và cười trong những giọt nước mắt “Mẹ không sao đâu con. Thế là tôi đã ngủ thiếp đi, sao tôi lại khờ dại đến ngu ngốc thế chứ? Tôi hiểu mẹ yêu tôi nhường nào và tôi cũng vậy. Tuy giờ không có mẹ bên cạnh nhưng mẹ vẫn sống trong tâm trí tôi. Tôi sẽ sống thật tốt để mẹ được vui lòng, giờ tôi chỉ có thể làm được thế thôi.

Mẹ tôi là người thế đó, tôi chỉ có thể nói là mẹ tôi rất tuyệt. Mẹ là người tôi yêu quý nhất trên đời và dù me đi xa nhưng mẹ vẫn như còn đó đứng bên cạnh tôi. Giá như, tôi được sống với mẹ dù chỉ là một ngày. tôi sẽ chăm sóc cho mẹ, việc mà tôi chưa từng làm, tôi sẽ làm mẹ vui, không làm mẹ phải khóc. Và điều tôi muốn nói với mẹ là “Mẹ ơi! Con yêu mẹ rất nhiều, con rất muốn được sống và lo cho mẹ. Mẹ ơi! Con rất muốn”.

Hỡi những ai còn mẹ thì đừng làm mẹ mình phải khóc, dù chỉ là một lần!”