K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2017

Cô em tên Hạnh

Dáng người mỏng manh

Cô luôn bên cạnh

Giúp em làm bài.

Cô xem chúng em

Làm bài ra sao

Cô luôn chỉ bảo

Những bạn học kém.

Những bạn giỏi rồi

Thì cô hướng dẫn

Cô luôn cần mẫn

Với từng bài giảng.

Nụ cười của cô

Như cổ vũ em

Hăng say học hành

Sau này nên người.

Ngày tháng trôi đi

Cô chỉ lo lắng

Trong mỗi kì thi

Học sinh cố gắng.

Cô luôn sốt sắng

Cố gắng giảng dạy

Từng ngày qua mau

Chúng em nhớ mãi.

Lời cô giảng dạy

Sau này nên người

Xây dựng nước nhà

Chẳng thể nào quên.

Cô ơi, cô à

Sau này đi xa

Chúng em mãi là

Đứa con của cô.

Chúng em xin hứa

Khắc mãi lời cô

Trượt đỗ hay không

Cô không phải lo

Cô là người mẹ

Của những học sinh

Như sinh một nhà

Như nhà một mái.

=> Nội dung : Nói về cô Hạnh - cô giáo chủ nhiệm của em với những nét đẹp dáng người, với từng bài giảng hay, với tình yêu thương học sinh vô bờ bến -> thể hiện được tình cô trò như tình mẫu tử.

=> Nghệ thuật :

- Vần chân : Hạnh - manh - cạnh, sao - bảo, dẫn - mẫn, đi - thi, à - xa - là - nhà, lắng - gắng.

- Vần lưng : tên - bên, cô - cổ, đi - chỉ - khi, sắng - gắng, dạy - này, sinh - sinh, cô - đỗ, không - không, nhà - nhà.

******* Chj ko chắc xác định đúng mấy cái vần đâu, ko nhớ nữa ..... Chúc em học tốt.

5 tháng 3 2017

e camon cj nh` ạk

1 tháng 3 2021

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

Mùa xuân về ngập tràn sắc mai vàng thanh nhã, sắc cúc vàng rực rỡ, hay sắc ly kiêu hãnh.... Nhưng đặc trưng nhất của ngày Tết miền Bắc là sắc đào đỏ với nhiều niềm may mắn...kèm những lời chúc tết cực kỳ ý nghĩa trong dịp tết nguyên đán.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, trong gia đình tôi lại có một cây đào. Được cắt tỉa gọn gàng nên cây đào có hình chóp trông như một cái nón rất đẹp mắt. Đào được trồng trong một cái chậu cành rất to và trang trí nhiều hoa văn. Vẻ đẹp của cây đào như được tôn thêm nhờ vẻ đẹp của cái chậu cảnh ấy. Cây đào cao ngang đầu tôi nên thỉnh thoảng đứng gần, tôi thủ thỉ bên tai đào như hai người bạn. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp, mặc một cái áo gilê màu nâu sậm. Từ thân ấy đâm ra không biết bao nhiêu cánh tay tí hon. Những cành nhỏ vươn ra như khoe những nụ đào chúm chím, còn đang e ấp. Từng ngày trôi qua, những nụ hoa ấy cũng khẽ cựa mình khoe sắc thắm, khoe những cánh hoa màu hồng mềm mại, mỏng manh. Khi những cánh hoa xoè rộng, nhị vàng bên trong hé mình nhìn ngắm bên ngoài. Xen lẫn với nụ hoa là những mầm xanh nhú lộc nhưng có khi đã bật mình thành những chiếc lá xanh. Để thêm phân hấp dẫn, bố con tôi còn quàng lên mình cây đào những chòm đèn xanh đỏ nhấp nháy. Buổi tối, khi bật đèn nhìn cây đào càng thêm phần rực rỡ, kiêu sa.....

Cây đào dường như trở thành tâm điểm của sư chú ý. Cả gia đình tôi ai cũng thích cây đào. Không chỉ vì nó mang đến không khí ngày Tết mà còn là nhịp cầu nối mọi người gần nhau hơn. Thỉnh thoảng, cả gia đình tôi lại quây quần bên nhau ngắm hoa đào và thưởng thức những ngụm trà ấm nóng. Đó là khoảnh khắc đặc biệt quí giá với gia đình tôi.

Tết đến xuân về, muôn hoa khoe sắc. Nhưng như đã trở thành truyền thống, hoa đào là biểu tượng mùa xuân miền Bắc và của cả nước ta. Nhìn hoa đào, ta biết mùa xuân đã đến. Những đứa con xa nhà lại chuẩn bị trở về với gia đình thân yêu.

19 tháng 4 2017

Trong cuộc sống, con người luôn khai thác và chinh phục thiên nhiên. Dù vậy chúng ta phải luôn nhớ rằng: : Thiên nhiên là bạn tốt của con người, con người cần yêu mến và bảo vệ thiên nhiên.Thiên nhiên làm cho tâm hồn con người cao như trời, mênh mông như rừng, thản nhiên như biển, phong phú hài hòa cùng vạn vật. Bên cạnh đó thiên nhiên còn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nghệ sĩ. Họa sĩ người nga Lêvitan đã vẽ lên bức tranh ” Mùa thu vàng” thật đẹp.JHay Bác Hồ của chúng ta cũng là một người yêu nước và gắn bó với thiên nhiên. Trong thơ Bác, trăng, cây, sông, trời, nước như hòa làm một, thêu dệt lên những bức tranh như hoa như ngọc:

” Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Hay :

” Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”

Thiên nhiên không chỉ đem lại nguồn kinh tế cao mà còn là người bạn bên cạnh ta mỗi khi chúng ta mệt mỏi.

19 tháng 4 2017

Cuộc sống luôn luôn là một sự chứng minh hùng hồn cho chân lí đó. Trước hết, chúng ta cần hiểu thiên nhiên là gì? Nói một cách khái quát, thiên nhiên là tất cả những gì ở bên ngoài con người, xung quanh con người, không do bàn tay của con người làm nên. Nói một cách cụ thể, thiên nhiên là bầu trời, là rừng, là biển, là sông, là suối, là cây cỏ, chim muông... Tất cả những thứ đó luôn luôn ở bên cạnh con người, bảo vệ con người, giúp ích cho con người.Thiên nhiên có ích là thế, tốt lành với con người là thế. Cho nên từ xưa con người đã yêu mến và bảo vệ thiên nhiên như người bạn quý.Văn chương nghệ thuật đã coi thiên nhiên là người bạn không thể thiếu được của con người. Không thể đếm hết những bài thơ, bức hoạ ca ngợi vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên. Nhà họa sĩ phong cảnh nổi tiếng Lê-vi-tan được hàng triệu người hâm mộ vì bức tranh "Mùa thu vàng" tuyệt diệu và những bức tranh về thiên nhiên nước Nga dịu dàng, trong sáng, tĩnh lặng.Thử tưởng tượng nếu. có một buổi mai, tỉnh dậy, ta bỗng thấy thiên nhiên đã hoàn toàn biến khỏi cuộc sống, đâu đâu cũng chỉ có nhà cửa, chỉ có máy móc, ống khói... thì thật là khủng khiếp. Lúc ấy, trái đất sẽ là mặt trăng lạnh lẽo, dẫu vẫn được mặt trời chiếu sáng, nhưng không còn đâu bóng dáng của sự sống nữa.Con người, hãy yêu mến và bảo vệ thiên nhiên bởi vì thiên nhiên là người bạn thật tốt!

20 tháng 4 2017

Mùa thu năm 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch Cao - Bắc - Lạng (còn gọi là chiến dịch Biên giới) nhằm phá vỡ phòng tuyến bao vây căn cứ Việt Bắc của thực dân Pháp, mở đường liên lạc giữa nước ta với các nước anh em như Trung Quốc, Liên Xô... Quân ta chuẩn bị lực lượng tương đối kĩ, có sự phối hợp chặt chẽ trên các chiến trường để giành thắng lợi.

Trước khi chiến dịch mở màn, Bác đến thăm các đơn vị tham gia chiến dịch và nghỉ lại nơi trú quân của đơn vị tôi. Đêm mưa, trời lạnh, chiến sĩ ngủ quây quần bên Bác. Nhưng Bác không ngủ. Người ngồi bên đống lửa, hai tay bó gối, đôi mắt trầm ngâm, những vết nhăn như sâu hơn trên vầng trán rộng.

Đêm đã khuya. Cảnh vật chìm trong bóng tối. Thỉnh thoảng văng vẳng đâu đó tiếng vỗ cánh của loài chim ăn đêm. Tiếng mưa rơi tí tách trên mái lán. Đồng đội của tôi đang ngủ say sau một ngày hành quân vất vả. Tôi trở mình, quay mặt về phía đống lửa và lặng lẽ nhìn Bác - người Cha già kính yêu của quân đội và nhân dân Việt Nam. Bác khơi cho bếp lửa cháy bùng lên, hơi ấm toả khắp căn lều dã chiến. Rồi Bác đi dém chăn cho từng chiến sĩ. Bác coi trọng giấc ngủ của bộ đội nên nhón chân rất nhẹ nhàng, cố gắng không gây ra tiếng động. Bác ân cần săn sóc các chiến sĩ không khác gì bà mẹ hiền thương yêu lo lắng cho đàn con.

Tôi dõi theo từng cử chỉ của Bác mà trong lòng trào lên tình cảm yêu thương và biết ơn vô hạn. Ánh lửa bập bùng ln bóng Bác lồng lộng trên vách nứa đơn sơ giống hình ảnh ông tiên, ông bụt trong truyện cổ tích. Tình thương của Bác đã sưởi ấm trái tim chiến sĩ trước giờ ra trận. Tôi cảm thấy mình như đang được che chở trong tình thương bao la, nồng đượm ấy. Lòng tôi bồi hồi, rưng rưng một niềm xúc động. Tôi thì thầm hỏi nhỏ:

- Thưa Bác, sao Bác chưa ngủ ạ? Bác có lạnh lắm không?

Bác không trả lời câu hỏi của tôi mà ân cần khuyên nhủ:

- Chú cứ việc ngủ ngon, Đềlấy sức ngày mai đánh giặc!

Vâng lời Bác, tôi nhắm mắt mà lòng vẫn thấp thỏm không yên. Những chiến sĩ trẻ chúng tôi sức dài vai rộng, còn Bác vừa yếu lại vừa cao tuổi; Người không ngủ thì làm sao có đủ sức khoẻ Đềchỉ đạo chiến dịch quyết liệt này?

Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua. Trời đang chuyển dần về sáng. Lần thứ ba thức dậy, tôi giật mình thấy Bác vẫn ngồi im như pho tượng, đôi mắt trĩu nặng suy tư, đăm đăm nhìn ngọn lửa hồng. Tôi không thể đành lòng bèn lên tiếng:

- Thưa Bác! Xin Bác chợp mắt một chút cho khoẻ ạ!

Bác cất giọng trầm ấm bảo tôi:

- Cháu đừng bận tâm. Bác không thể yên lòng mà ngủ. Trời thì mưa lạnh thế này, dân công ngủ ngoài rừng tránh sao cho khỏi ướt?! Bác nóng ruột lắm, chỉ mong trời mau sáng!

Nghe Bác nói, tôi càng hiểu tình thương của Người sâu nặng, bao la biết chừng nào! Bác! o cho chiến sĩ, dân công cũng là lo cho chiến dịch, cho cuộc kháng chiến gian khổ mà anh dũng của toàn dân. Tình thương ấy bao trùm lên đất nước và dân tộc.

Sung sướng và tự hào biết bao, tôi được làm người chiến sĩ chiến đấu dưới ngọn cờ vinh quang của Đảng, của Bác! Bác đã khơi dậy trong tôi tình đồng đội, tình giai cấp đẹp đẽ và cao quý. Không đành lòng ngủ yên trong chăn ấm, bên bếp lửa hồng, khi những đồng đội của mình còn phải chịu bao gian khổ, tôi thức luôn cùng Bác. Dường như hiểu được lòng tôi, những ngọn lửa hồng cũng nhảy múa reo vui và càng thêm rực sáng.

28 tháng 11 2016

lên mạng tham khảo đi

28 tháng 11 2016

khổ nỗi tham khảo mạng ròy đầu óc lú lẫn , ko bt viết văn của mk lm sao cơ ?

7 tháng 5 2017

1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Em có rất nhiều bạn.
- Thân nhất là bạn Thắng nhà ở cùng phố và học chung một lớp.
2. Thân bài:
* Tả bạn Thắng: a/ Ngoại hình:
- Dáng người cân đối, chân tay săn chắc.
- Mái tóc cắt ngắn hợp với khuôn mặt đầy đặn, rám nắng.
- Đôi mắt sáng toát lên vẻ thông minh, hóm hỉnh, b/ Tính nết, tài năng:
- Dễ mến, hay giúp đỡ bạn.
- Học ra học, chơi ra chơi.
- Giỏi Toán nhất lớp.
- Là chân sút số một của đội bóng...
- Là người tổ chức những trò chơi vui vẻ... c/ Kỉ niệm sâu sắc trong tình bạn với Thắng:
- Thắng giúp em tập bơi, khắc phục tật sợ nước. ,
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ cùa em:
- Em và Thắng đều có những ước mơ đẹp đẽ.
- Tình bạn thân thiết sẽ giúp chúng em biến những ước mơ đó thành hiện thực.

6 tháng 10 2022

1.  Mở bài

Giới thiệu về dòng sông quê em: Quê em rất đỗi thân thương và bình dị. Em thích nhất là ra bờ sông để ngắm nhìn dòng nước chảy rì rào, để ngâm chân mình dưới dòng nước mát lạnh. Con sông quê em rất đỗi thân thương, em sẽ giới thiệu con sông quê em cho mọi người cùng biết.

2. Thân bài

* Tả khái quát
- Dòng sông dài ngoằn nghèo
- Dòng sông có nước trong veo, chảy rì rào như một điệu nhạc
- Dòng sông nằm cạnh cánh đồng bao la
- Hai bên dòng sông có các cây cỏ um tùm

* Tả chi tiết
-  Buổi sáng
+ Mặt trời mọc hòa mình vào dòng sông
+ Dòng sông nhộn nhịp với tàu thuyền đánh cá
+ Tấp nập người qua sông
+ Rồi người làm việc trên sông
+ Trẻ con đi cào hến, bắt cua trên sông

- Buổi trưa
+ Nắng dãi trên sông
+ Dòng sông nằm phẳng lặng
+ Những đứa trẻ nghịch ngợm không ngủ trưa ra sông nghịch nước
+ Những người già ra sông tìm bóng mát nghỉ trưa
+ Các mẹ thì tất bật giặt quần áo

* Buổi chiều
- Dòng sông lấp lánh ánh vàng của những vệt nắng cuối ngày
- Bọn trẻ nhỏ nô đùa quanh sông
- Các chú chèo thuyền đi thả lờ để đặt cá
- Màn đêm bắt đầu buôn xuống

* Buổi tối
- Dòng sông chìm trong bóng tối
- Những người đi thả cá, bắt tôm
- Những ánh đèn mập mờ trên sông
- Rồi dòng sông chìm trong giấc ngủ êm đềm

* Lợi ích của dòng sông
- Cung cấp nước sinh hoạt
- Mang lại lương thực thực phẩm
- Điều hòa nguồn nước
- Điều hòa không khí

3. Kết bài

Nêu cảm nghĩ của em về dòng sông: Con sông đã cùng em lớn lên, con sông như một người bạn thời cắp sách của em. Con sông mang lại nhiều lợi ích cho gia đình em và những người trong làng em. Em rất yêu con sông quê em.

19 tháng 2 2022

là vui đố ngày xuân ạk

Bạn xem phần dàn ý rồi chọn ra phần tả hình dáng hoặc hoạt động của người thân.

Sau đó dựa vào dàn ý viết đoạn văn đó.

8 tháng 3 2021

Mẹ em rất hiền . Mẹ em có khuôn mặt hình trái xoan . Nổi bật trên khuân mặt là cặp mắt hình tròn , cặp mắt ấy ánh lên sự trìu mếm . Cặp lông mày hình lá liễu . Chiếc mũi cao làm cho khuân mặt mẹ thêm hài hòa hơn . Đôi môi hình trái tim . Khi mẹ cười làm lộ hàm răng trắng tinh .

Công việc thường ngày của mẹ đó là nấu ăn . Khi mẹ nấu ăn nhìn mẹ như môtj đầu bếp thực thụ . Công việc như được sắp xếp sẵn trong đầu . chỉ trong chốc lát , mẹ đã nấu xong những món ăn mà cả nhà đều thích .

29 tháng 4 2017

____ Nhock tham khảo bài này rồi làm nhé ____

Buổi sáng hôm ấy, vừa ngủ dậy, tôi đã nhận được một tờ thông cáo do xã trưởng sai đem tới. Lướt mắt qua tờ thông cáo, tôi choáng váng. Quân khốn nặn! Quân thầm độc! Chúng muốn huỷ diệt dân tộc Pháp vĩ đại và chân chính của chúng tôi bằng việc gạt tiếng mẹ đẻ ra khỏi tiềm thức những đứa con của dân tộc Pháp vùng An-dát và Lo-ren!

Hôm nay là buổi học Pháp văn cuối cùng mà tôi được dạy các học trò thân yêu của mình ư? Ngày mai, chúng sẽ phải học bằng tiếng Đức ư? Rồi chúng sẽ chẳng bao giờ biết đọc biết viết bằng tiếng mẹ đẻ của mình ư? Nghĩ đến điều đó, tôi thật đau lòng. Nước mắt tôi trào ra, chảy qua môi, mặn chát.

Tôi quyết định chọn bộ lễ phục thường mặc khi đi lễ nhà thờ vào ngày chủ nhật làm trang phục cho buổi lên lớp cuối cùng của mình. Và tôi bước vào lớp học, sớm hơn mọi ngày.

Các học trò đã đến khá đông đủ. Nhưng lạ chưa, mọi ngày chúng la hét om sòm khiến tôi cố gào to mới lập lại được trật tự, mà hôm nay chúng ngồi im lặng, nét mặt buồn rầu Có lẽ chúng đã biết chuyện — Tôi nhủ thầm — Thật tội nghiệp cho chúng!.

Điều làm tôi ngạc nhiên hơn cả là trông thấy ở cuối lớp, trên những hàng ghế thường bỏ trông, dân làng đang ngồi lặng lẽ.

Thấy tôi bước vào lớp, cụ già Hô-de (trước đây là xã trưởng) đứng dậy, giọng trang nghiêm run run:

- Thưa thầy Ha-men, dân làng xưa nay không coi trọng việc học hành, đã bỏ phí nhiều thì giờ, giờ hôi cũng không kịp. Xin phép thầy cho dân làng chúng tôi được học buổi học cuối cùng này.

Quá xúc động trước lời đề nghị ấy, tôi không nói được câu nào, chỉ lặng lẽ gật đầu.

Tôi định bắt đầu buổi học sớm hơn thường lệ để học trò của tôi và dân làng được học nhiều hơn. Nhưng lướt nhanh các dãy bàn, một chỗ trống. Phrăng vẫn chưa đến. Cậu học trò nghịch ngợm và lười học cua tôi vẫn thế, chắc là đang đùa nghịch dọc đường.

Tôi quyết định chờ Phrăng. Tôi không muốn một học trò nào của tôi không được học bài học cuối cùng này.

Đã quá giờ vào lớp như thường lệ. Vừa lúc đó Phrăng xuất hiện, mặt đỏ bừng, thở hổn hển. Tôi bước lại, âu yếm nắm tay cậu bé, dịu dàng nói:

- Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con.

Sau khi Phrăng đã ngồi vào chỗ của em, tôi bước lên bục, rồi hướng xuống phía lớp học:

- Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các vùng An-dát và Lo-ren. Cổ họng tôi tự dưng nghẹn lại. Đám học trò nhỏ của tôi cúi đầu xuống, không khí im lặng bao trùm, đến nỗi nghe được cả tiếng gió thổi và tiếng lá cây xào xạc.

Tôi cố trẫn tĩnh nói tiếp:

- Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý

Phía dưới lớp học mấy em gái khóc thành tiếng. Còn đám học trò trai thì nhìn tôi đăm đăm, ánh mắt thảng thốt. Cụ già Hô-de bỏ kính ra, lấy tay áo chấm vào khóe mắt.

Bốn mươi năm nay, tôi đã dạy Pháp văn ở cái làng nhỏ này. Bao nhiêu lớp học trò đã đi qua cuộc đời tôi. Tôi đã phạt không biết bao nhiêu học trò lười học. Tôi đã vụt thước kẻ vào tay chúng khi chúng viết như giun bò. Tuy vậy, chúng thân thương và gắn bó vởi tôi như cha con. Thế mà ngày mai tôi đã phải xa chúng, ra đi rồi không bao giờ trở lại vùng này nữa... Tim tôi nhói lên. Nhìn xuống lớp học, tôi thấy những ánh mắt buồn rầu đang chờ đợi tôi, đang chờ bài Pháp văn cuối cùng!

Tôi gọi học trò đọc bài. Đến lượt Phrăng, cậu không thuộc bài. Nhưng tôi không giận cậu bé. Tôi chỉ trách cha mẹ chúng đã không tha thiết lắm với việc thấy các con có học thức. Cha mẹ chúng chỉ thích cho các con làm việc đồng áng hoặc làm nhà máy sợi để kiếm thêm dăm xu. Rồi tôi tự trách mình. Cả tôi nữa. Tôi đã chẳng sai chúng tưới vườn thay cho việc học đó hay sao? Và khi tôi muốn đi câu cá hương, tôi có ngại ngùng cho chúng nghỉ học đâu?...

Tôi giảng giải cho lũ học trò nhỏ của tôi về tiếng Pháp, bảo chúng rằng đó là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất:

- Các con ạ, phải giữ lấy tiếng Pháp trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...

Rồi tôi cầm một quyển ngữ pháp và đọc bài học. Chưa bao giờ tôi đọc say sưa và xúc động đến thế. Dường như bao nhiêu tình cảm với học trò, với bốn mươi năm dạy học, với Tổ quốc dồn cả vào bài học cuối cùng này. Trước khi ra đi, tôi muốn truyền thụ lại toàn bộ tri thức của mình cho học trò, tôi muốn đưa toàn bộ những tri thức ấy vào đầu óc chúng. Đám học trò chăm chú nghe tôi đọc bài. Chúng như uống lấy từng lời của tôi.

Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Tôi đã chuẩn bị cho học trò những từ mẫu mới tinh, viết thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát.. Chưa bao giờ bọn trẻ chú tập viết đến thế! Lớp học im phăng phắc! Chỉ nghe tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc mấy con bọ dừa bay vào, bọn trẻ vẫn không để ý. Cả những đứa nhỏ nhất cũng vậy, chúng cặm cụi vạch từng nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp... Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ. Phrăng ngẩng lên, lắng tai nghe, vẻ nghĩ ngợi.

Tôi ôn tồn bảo cậu bé:

- Phrăng, con nghĩ gì thế? Viết bài đi con!

- Thưa thầỹ, liệu người ta có bắt cả chim bồ câu cũng phải hót bằng tiếng Đức không nhĩ?

Tôi bàng hoàng vì câu hỏi của cậu bé. Những trò khác cũng thẫn thờ nhìn tôi!

.... Bỗng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ, rồi đến tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa. Cùng lúc đó, tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ...

Tôi giật mình vì những âm thanh đó. Tôi đứng dậy, người tái nhợt.

- Các bạn, tôi nói, hỡi các bạn, tôi... tôi...

Nhưng tôi nghẹn ngào không nói được hết câu.

Tôi quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, tôi cố viết thật to:

“Nưởc Pháp muôn năm”

Rồi tôi đứng đó, đầu dựa vào tường, không nói được gì, chỉ giơ tay ra hiệu cho bọn học trò:

“Kết thúc rồi... đi đi thôi! ”.


29 tháng 4 2017

E cảm ơn chị nhiều!!