K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2018

Bánh trôi nước

Thân em vừa trắng, lại vừa tròn,
Bảy nổi ba chìm với nước non.
Lớn nhỏ mặc dù tay kẻ nặn,
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Vịnh cái quạt

Một lỗ xâu xâu mới cũng vừa
Duyên em dính dán tự ngàn xưa
Chành ra ba góc da còn thiếu
Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa
Mát mặt anh hùng khi tắt gió
Che đầu quân tử lúc sa mưa
Nâng niu ướm hỏi người trong trướng:
“Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?”

Cảnh thu

Thánh thót tầu tiêu mấy hạt mưa,
Khen ai khéo vẽ cảnh tiêu sơ,
Xanh ôm cổ thụ tròn xoe tán,
Trắng xóa tràng giang phẳng lặng tờ. 

Bầu dốc giang sơn say chấp rượu.
Túi lưng phong nguyệt nặng vì thơ.
Ơ hay, cánh cương ưa người nhỉ,
Ai thấy, ai mà chẳng ngẩn ngơ.

Thơ tự tình

Tiếng gà xao xác gáy trên vòm 
Oán hận trông ra khắp mọi chòm 
Mõ thảm không khua mà cũng cốc 
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om 
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ 
Sau hận vì duyên để mõm mòm 
Tài tử văn nhân ai đó tá 
Thân này đâu đã chịu già tom.

Vấn nguyệt

Trải mấy thu nay vẫn hãy còn, 
Cớ sao khi khuyết lại khi tròn? 
Hỏi con Bạch Thố đà bao tuổi? 
Hỏi chị Hằng Nga đã mấy con? 
Đêm tối cớ sao soi gác tía? 
Ngày xanh còn thẹn mấy vầng tròn. 
Năm canh lơ lửng chờ ai đó? 
Hay có tình riêng mấy nước non?

Động Hương tích

Bầy đặt kìa ai khéo khéo phòm, 
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom. 
Người quen cõi Phật chen chân xọc, 
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm. 
Giọt nước hữu tình rơi thánh thót, 
Con thuyền vô trạo cúi lom khom. 
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại, 
Rõ khéo trời già đến dở dom.

Hoạ Nhân

Vài hàng chữ gấm chạnh niềm châu, 
Nghĩ tưởng năm canh nguyệt hé lầu. 
Lá nhuộm thức lam thêm vẻ thẹn, 
Sương pha khói biếc rộn thêm sầu. 
Thẩn thơ trước viện, nhà khoe gió, 
Đồng vọng bên tai, địch thét đâu, 
Ướm hỏi trăng già khe khắc bấy, 
Trêu nhau chi những sợi cơ cầu.

Đá Ông Bà Chồng

Khéo khéo bày trò tạo hoá công 
Ông Chồng đã vậy lại Bà Chồng 
Tầng trên tuyết điểm phơ đầu bạc 
Thớt dưới sương pha đượm má hồng 
Gan nghĩa dãi ra cùng chị Nguyệt 
Khối tình cọ mãi với non sông 
Đá kia còn biết xuân già giặn 
Chả trách người ta lúc trẻ trung

Hỏi Trăng

Một trái trăng thu chín mõm mòm,
Nảy vừng quế đỏ đỏ lòm lom!
Giữa in chiếc bích khuôn còn méo,
Ngoài khép đôi cung cánh vẫn khòm.
Ghét mặt kẻ trần đua xói móc,
Ngứa gan thằng Cuội đứng lom khom.
Hỡi người bẻ quế rằng ai đó,
Đó có Hằng Nga ghé mắt dòm.

Duyên Kỳ Ngộ

Nghìn dặm có duyên sự cũng thành, 
Xin đừng lo lắng hết xuân xanh. 
Tấc gang tay họa thơ không dứt, 
Gần gụi cung dương lá vẫn lành. 
Tên sẵn bút đề dường chĩnh chện, 
Trống mang dùi cắp đã phanh phanh. 
Tuy không thả lá trôi dòng ngự

TK CHO MÌNH NHA
 

9 tháng 5 2018

1, Thơ Tự Tình

Tiếng gà xao xác gáy trên vòm
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ thảm không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om
Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ
Sau hận vì duyên để mõm mòm
Tài tử văn nhân ai đó tá
Thân này đâu đã chịu già tom

2, Canh Khuya (Tự Tình II)

Canh khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan mấy nước non
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy chòm
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con

3, Lỡm Học Trò

Khéo khéo đi đâu lũ ngẩn ngơ
Lại đây cho chị dạy làm thơ
Ong non ngứa nọc châm hoa rữa
Dê cỏn buồn sừng húc giậu thưa

4, Đánh Đu

Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,
Trai co gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân đã biết xuân chăng tá.
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!

5, Ốc Nhồi

Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi
Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi
Quân tử có thương thì bóc yếm
Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi

6, Quả Mít

Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì múi nó dày
Quân tử có yêu xin đóng cọc
Đừng mân mó nữa nhựa ra tay

7, Lấy Chồng Chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng
Chém cha cái kiếp lấy chồng chung
Năm chừng mười họa hay chăng chớ
Một tháng đôi lần có cũng không
Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng
Cầm bằng làm mướn mướn không công
Nỗi này ví biết dường này nhỉ
Thời trước thôi đành ở vậy xong

8, Đánh Cờ

Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
Ðốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
Ðể đôi ta quyết liệt một phen.
Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
Thoạt mới vào chàng liền nhảy ngựa,
Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
Hai xe hà, chàng gác hai bên,
Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
Ðem tốt đầu dú dí vô cung,
Thiếp đang mắc nước xe lồng,
Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu,
Thua thì thua quyết níu lấy con.
Khi vui nước nước non non,
Khi buồn lại giở bàn son quân ngà.

9, Bánh Trôi Nước

Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm mấy nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son

10, Miếu Sầm Thái Thú

Ghé mắt trông lên thấy bảng treo
Kìa đền thái thú đứng cheo leo
Ví đây đổi phận làm trai được
Thì sự anh hùng há bấy nhiêu

16 tháng 12 2021

Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, thuộc phương thức trữ tình, thơ lấy điểm tựa là sự bộc lộ thế giới nội cảm của nhà thơ, những rung động mãnh liệt của trái tim nghệ sĩ trước cuộc đời. Nhận xét về thơ ca có ý kiến cho rằng:

Thơ là tiếng lòng

“Tiếng lòng” của Bác đc thể hiện rất rõ qua 2 bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng.

    “Tiếng lòng” là những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của tác giả được gửi gắm qua tác phẩm. Trong 2  bài thơ, tâm hồn của nhà thi sĩ, người chiến sĩ Hồ Chí Minh là tình cảm với thiên nhiên, lòng yêu nc sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác.

    Cả 2 bài thơ đều được Bác sáng tác vào giai đoạn đầu của kháng chiến chống Pháp. Bài thơ Cảnh khuya được viết ở chiến khu Việt Bắc, trong một đêm trăng đẹp, Bác ngắm cảnh và viết lên những vần thơ tuyệt đẹp. Bài thơ lột tả vẻ đẹp của thiên nhiên, núi rừng đồng thời gửi gắm bên trong tâm sự của người lãnh đạo, lo lắng tương lai và vận mệnh của đất nước. Rằm tháng giêng là bài thơ ra đời trong một đêm trăng rằm. Bác cùng với các cán bộ có cuộc họp quan trọng, buổi họp kết thức khi trời đã khuya, Bác cùng các cán bộ trở về bằng thuyền. Lấy cảm hứng từ đêm trăng rằm, Bác viết bài thơ để ghi lại khoảng khắc tuyệt đẹp từ thiên nhiên.

    “Tiếng lòng” trg 2 bài thơ trước hết đc thể hiện qua tình yêu thiên nhiên tha thiết. Trg bài thơ Cảnh khuya, thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh huyền ảo.

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
 

Tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà thơ tưởng như có tiếng hát êm ái, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại làm cho đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi thân thương vs con người.  Phép so sánh ấn tượng: tiếng suối là âm thanh của thiên nhiên, lạnh lẽo, mơ hồ nay được được so sánh với “tiếng hát” của con người nhờ vậy mà trở nên gần gũi, ấm áp. Bài thơ vẽ nên một hinnhf ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa tôn lên vẻ đẹp của nhau. Điệp từ lồng đc nhắc đi nhắc lại hai lần tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ. Còn trg bài thơ Rằm tháng giêng, thiên nhiên hiện lên là vẻ đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dòng sông mênh mông của đêm nguyên tiêu.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang, xuân thuỷ tiếp xuân thiên;

Bầu trời, vầng trăng và dòng sông tưởng như ko có giới hạn. Điệp từ “xuân” đc nhắc đi nhắc lại 3 lần mang âm điệu bay bổng, gợi cảm giác trg trẻo, rộng lớn, thanh bình. Thuỷ, nguyệt, thiên vốn là những chất liệu của thi ca cổ nhưng Bác đã có sự sáng tạo tài hoa để làm nổi bật cái thần của bức tranh “nguyên tiêu” tươi sáng rực rỡ tràn đầy sức sống của con người và vạn vật. Phải là người yêu thiên nhiên, mang trg mình tâm hồn của 1 người thi sĩ, biết thưởng thức, biết rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên thì Bác mới vẽ nên 1 bức tranh đẹp đến như vậy.

     Bên cạnh đó “tiếng lòng” cũng đc thể hiện qua tình yêu nước sâu sắc của Bác.  

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Trg bức tranh đêm rừng chiến khu, xuất hiện hình ảnh con người “chưa ngủ”. Thì ra Người “chưa ngủ” ko phải vì bắt gặp vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên mà còn vì “lo nỗi nc nhà”, lo cho cuộc chiến đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam.

Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Hình ảnh Bác, người chiến sĩ hiện lên đẹp như trg huyền thoại ở nơi bàn chuyện hệ trọng sống còn của đất nc, Người vẫn vừa say đắm tận hưởng vầng trăng viên mãn vừa bàn “việc quân”. Con thuyền chở những bí mật quân sự, chở vị lãnh tụ hết mình lo cho dân, lo cho vận mệnh đất nước.

Phong thái ung dung, lạc quan cũng thể hiện “tiếng lòng” của Người. Hai bài thơ này được Bác viết trong những năm đầu kháng Pháp vô cùng khó khăn gian khổ, đã biểu hiện tâm hồn và phong thái của Bác Hồ. Những rung động tinh tế và dồi dào của một tâm hồn nghệ sỹ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, đã sáng tạo nên những bức tranh đẹp về cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc.Người lo lắng cho đất nước nhưng trong tâm hồn, Bác vẫn dành cho thiên nhiên những niềm ưu ái, vẫn ung dung làm việc, vẫn ung dung, chan hoà cùng ánh trăng thơ mộng của núi rừng.

Tóm lại, đó là sự kết hợp giữa con người thi sĩ và con người chiến sĩ, giữa chất thép và chất trữ tình, giữa yêu nc và yêu thiên nhiên.

Hai bài thơ "Cảnh khuya" và "Rằm tháng giêng" là hai tác phẩm ngắn gọn mà độc đáo, đọng lại trong tâm hồn độc giả bao xúc cảm tinh khôi. Thế hệ trẻ đọc thơ Bác cũng là để trái tim được bồi đắp thêm tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước.

19 tháng 11 2016

khó thế

19 tháng 11 2016

Nguyen The Duy you có làm được không ?

12 tháng 10 2016

Bài thơ''Bánh  trôi nước''không sử dụng từ Hán Việt mà sử dụng thơ Nôm(vì bà là chúa thơ Nôm)

Từ ngữ,hình ảnh:Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Gần với loại thơ:Những câu hát than thân

Sử dụng nghệ thuật:Mô típ ''Thân em''

 

12 tháng 10 2016

Thơ của Hồ Xuân Hương (Bà Chúa thơ Nôm) không sử dụng từ Hán Việt

Thơ của Hồ Xuân Hương giống vói những hình ảnh trong thơ những câu hát thân thân

30 tháng 9 2016

- Thơ của Hồ Xuân Hương thuộc thể thơ Đường luât nhà thơ không sử dụng từ hán việt.
- Thơ của Hồ Xuân Hương giống với loại thơ nhưng câu hát than thân, châm biếm

6 tháng 10 2016

- Thơ của Hồ Xuân Hương có sử dụng từ Hán Việt nhưng ít mà thôi (VD: Trong bài bánh trôi nước có sử dụng từ Hán Việt là nước non)

- Từ ngữ và hình ảnh trong bài thơ gần với những câu hát than thân châm biếm

 

20 tháng 10 2021

Đọc xong tác phẩm bánh trôi nước của hồ xuân hương ,em có rất nhiều ấn tượng về nó.Nghe đến bánh trôi ai cũng sẽ nghĩ là nó là 1 loại bánh vỏ dày có nhân đường phên,nhưng tác giả Hồ Xuân Hương đã gắn ghép nó với thân phận ng phụ nữ trong xã hội xưa.Những ng phụ nữ ấy đc tác giả miêu tả vẻ đẹp đầy đặn ,phúc hậu nhưng số phận éo le,đầy trông gai.Nếu như ng phụ nữ của xã hội nay đc tự quyết định tương lại theo mong muốn của mình thì ng phụ nữ xưa hoàn toàn trái ngược ,ng cha ,ng chồng sẽ là ng quyết định thay .Cha đặt đâu con ngồi đấy,chồng bảo gì vợ phải làm theo.Những tục lệ ấy đã khiến biết bao số phận ng con gái chở nên khổ cực hơn.Cũng vì là phụ nữ nên họ bị đối xử bất công . Họ không đc học hành ,phải làm nụng vất vả.Cha mẹ họ chỉ coi họ là "thứ vịt dời"sau này chỉ đi lấy chồng ,ở nhà chồng chứ ko làm đc j hết .Ko có họ làm sao có các thế hệ trẻ như chúng ta.....Hãy trân trong những ng phụ nữ

cặp quan hệ từ :nếu ....thì 

tick nhé !