Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Mở bài.
- Những người có trình độ học vấn cao thường đạt được những thành công trong cuộc đời và sự nghiệp. Chúng ta ngưỡng mộ tài năng của họ nhưng không mấy ai nghĩ rằng họ đã phải trải qua bao gian khổ trong học tập, trong nghiên cứu khoa học…
- Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.
2. Thân bài.
* Ý nghĩa câu ngạn ngữ.
- Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của mỗi người.
- Con đường học tập để có được học vấn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay).
- Học vấn mang lại niềm vui, hạnh phúc và lợi ích to lớn cho con người (hoa quả ngọt ngào).
- Phải nhìn thấy cả hai mặt của vấn đề và cần xác định rõ, chỉ có không ngại khó, không ngại khổ, con người mới có thể thành công trong học tập.
* Khẳng định chân lí trong câu ngạn ngữ.
- Có học vấn, con người mới có điều kiện làm chủ bản thân, gia đình và xã hội. Trên cơ sở đó, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.
- Muốn có học vấn cao, phải nỗ lực học tập. Học tập là quá trình chiếm lĩnh tri thức, là nghiên cứu, phát minh… Lao động trí óc rất vất vả, phải lao tâm khổ trí.
- Trong thực tế học tập và nghiên cứu, chúng ta thường gặp những vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải dồn hết tâm huyết, sức lực để tìm hiểu, khám phá và giải quyết. Cần có thái độ kiên trì, vượt khó, thắng không kiêu, bại không nản.
- Quá trình học tập sẽ gặp nhiều khó khăn, thử thách. Nhiều người phải vừa lao động kiếm sống, vừa học tập.
- Tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập là Bác Hồ. Lúc còn trẻ, Bác phải làm phụ bếp dưới tàu biển, trong khách sạn, làm công nhân khuân vác ngoài bến cảng, quét tuyết ở công viên, làm thợ ảnh, làm báo … Tuy phải làm rất nhiều nghề vất vả để hoạt động cách mạng, nhưng Bác vẫn chuyên cần học tập nên đã đạt đến trình độ học vấn cao.
(- Lấy dẫn chứng trong học tập và rèn luyện của bản thân, của những người xung quanh, đương thời hoặc trong lịch sử để làm sáng tỏ thêm chân lí trong câu ngạn ngữ trên.)
* Mở rộng vấn đề.
- Không nên quan niệm học vấn chỉ là sự hiểu biết về mặt kiến thức. Học vấn bao gồm cả việc rèn luyện tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách cao quí.
- Để đạt được những điều đó, mỗi người cần cố gắng không ngừng. từ bỏ một thói xấu hoặc làm một việc tốt cũng là vượt qua khó khăn, thử thách.
- Không phải khi nào cay đắng cũng đến trước, ngọt ngào đến sau. Thực ra, trong học tập vừa có nỗi khổ vừa có niềm vui. Khi đã ham học thì sự say mê làm vơi đi mệt nhọc, kết quả học tập sẽ rất khả quan.
3. Kết bài.
- Ai cũng muốn hái những hoa quả ngọt ngào trên cây học vấn. Nhưng nó chỉ dành cho những người chấp nhận những chùm rễ đắng cay.
- Thế hệ trẻ ngày nay muốn trở thành người có học vấn, muốn chiếm lĩnh được đỉnh cao khoa học thì phải tự trang bị cho mình tinh thần dũng cảm của người chiến sĩ, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trên con đường học tập
A. GIẢI THÍCH
1. Tiền bạc mua được tất cả
Trong xã hội, các giá trị được lưu hành qua sự trao đổi thì đôi khi đồng tiền có thể nói là có sức mạnh vạn năng.
- Tiền là thước đo giá trị sản phẩm và cũng là thước đo sức mạnh, thế lực của con người.
- Tiền là phương tiện thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người trong đời sống thường ngày.
- Nếu được đầu tư đúng, tiền bạc sẽ tạo điều kiện phát triển về mọi mặt: văn hóa, trí tuệ, giao tiếp xã hội, làm tăng uy tín của con người
2. Tiền bạc không mua được hạnh phúc
- Hạnh phúc đích thực không thể là một sản phẩm để mua bán. Hạnh phúc chân chính phải xuất phát từ nỗ lực cá nhân, được nảy nở từ lòng nhân ái, được nuôi dưỡng từ tình yêu thương.
- Hạnh phúc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm hạnh phúc trong tình yêu gia đình, bạn bè, hạnh phúc trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày và hạnh phúc là đấu tranh (Các Mác). Như vậy hạnh phúc đúng nghĩa được xây dựng trên những giá trị mang ý nghĩa tinh thần cao quý, có tính tự nguyện, không thể ép buộc để trao đổi.
- Cho nên, hạnh phúc không thể mua được bằng tiền bạc. “Tiền bạc không tạo ra hạnh phúc, mà chỉ góp phần vào hạnh phúc” như một câu châm ngôn phương Tây khẳng định.
B. BÀN LUẬN
1. Cần thấy được tính hai mặt của đồng tiền.
- Mặt tích cực là đồng tiền làm cho cuộc sống thêm phong phú, kích thích sự sáng tạo, nỗ lực cá nhân trên mọi lĩnh vực đời sống. Đồng tiền cũng là thước đo năng suất lao động, thể hiện trình độ lao động của con người.
- Mặt tiêu cực là nếu lấy đồng tiền làm mục đích thì con người sẽ trở thành nô lệ cho tiền bạc, cuộc sống rơi dần vào bi kịch và có thể mất dần nhân tính, trở nên xấu xa, tàn bạo.
2. Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào sự giàu nghèo, tiền bạc nhưng tuyệt nhiên không phải cứ có tiền là có hạnh phúc và ngược lại, không hẳn người nghèo không có hạnh phúc bằng kẻ giàu có.
Cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải cố gắng lao động, vươn lên làm giàu một cách chính đáng cho mình và cho xã hội để bản thân và mọi người có điều kiện sống hạnh phúc. Nhưng quan trọng hơn là ta cần phải tạo sự hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
C. BÀI HỌC
1. Hạnh phúc là một báu vật do con người tạo nên, không thể mua bán. Cho nên ước vọng lớn nhất của con người là xây dựng được cuộc sống hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Ta cần ý thức sâu sắc mối quan hệ giữa đồng tiền và hạnh phúc: tiền bạc chỉ là một phương tiện góp phần tăng thêm hạnh phúc, chứ không phải là mục đích duy nhất và cao nhất của cuộc đời.
2. Cuộc sống có ý nghĩa đích thực là cuộc sống có đời sống tinh thần phong phú, có khát vọng sáng tạo và cống hiến cho đời, có tình cảm nhân ái, hài hòa về vật chất và tinh thần.
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc.
II. Thân bài:
* Giải thích:
- Tiền bạc mua được tất cả
+ Trong xã hội, các giá trị được lưu hành qua sự trao đổi thì đôi khi đồng tiền có thể nói là có sức mạnh vạn năng.
+ Tiền là thước đo giá trị sản phẩm và cũng là thước đo sức mạnh, thế lực của con người.
+ Tiền là phương tiện thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần của con người trong đời sống thường ngày.
+ Nếu được đầu tư đúng, tiền bạc sẽ tạo điều kiện phát triển về mọi mặt: văn hóa, trí tuệ, giao tiếp xã hội, làm tăng uy tín của con người
- Tiền bạc không mua được hạnh phúc
+ Hạnh phúc đích thực không thể là một sản phẩm để mua bán. Hạnh phúc chân chính phải xuất phát từ nỗ lực cá nhân, được nảy nở từ lòng nhân ái, được nuôi dưỡng từ tình yêu thương.
+ Hạnh phúc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm hạnh phúc trong tình yêu gia đình, bạn bè, hạnh phúc trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày và hạnh phúc là đấu tranh (Các Mác). Như vậy hạnh phúc đúng nghĩa được xây dựng trên những giá trị mang ý nghĩa tinh thần cao quý, có tính tự nguyện, không thể ép buộc để trao đổi.
+ Cho nên, hạnh phúc không thể mua được bằng tiền bạc. “Tiền bạc không tạo ra hạnh phúc, mà chỉ góp phần vào hạnh phúc” như một câu châm ngôn phương Tây khẳng định.
* Bàn luận:
- Mặt tích cực là đồng tiền làm cho cuộc sống thêm phong phú, kích thích sự sáng tạo, nỗ lực cá nhân trên mọi lĩnh vực đời sống. Đồng tiền cũng là thước đo năng suất lao động, thể hiện trình độ lao động của con người.
- Mặt tiêu cực là nếu lấy đồng tiền làm mục đích thì con người sẽ trở thành nô lệ cho tiền bạc, cuộc sống rơi dần vào bi kịch và có thể mất dần nhân tính, trở nên xấu xa, tàn bạo.
- Chất lượng cuộc sống phụ thuộc vào sự giàu nghèo, tiền bạc nhưng tuyệt nhiên không phải cứ có tiền là có hạnh phúc và ngược lại, không hẳn người nghèo không có hạnh phúc bằng kẻ giàu có.
- Cuộc sống đòi hỏi chúng ta phải cố gắng lao động, vươn lên làm giàu một cách chính đáng cho mình và cho xã hội để bản thân và mọi người có điều kiện sống hạnh phúc. Nhưng quan trọng hơn là ta cần phải tạo sự hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
* Bài học:
- Hạnh phúc là một báu vật do con người tạo nên, không thể mua bán. Cho nên ước vọng lớn nhất của con người là xây dựng được cuộc sống hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Ta cần ý thức sâu sắc mối quan hệ giữa đồng tiền và hạnh phúc: tiền bạc chỉ là một phương tiện góp phần tăng thêm hạnh phúc, chứ không phải là mục đích duy nhất và cao nhất của cuộc đời.
- Cuộc sống có ý nghĩa đích thực là cuộc sống có đời sống tinh thần phong phú, có khát vọng sáng tạo và cống hiến cho đời, có tình cảm nhân ái, hài hòa về vật chất và tinh thần.
III. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
1. Mở bài
– Giới thiệu về tác giả Nam Cao và khái quát đặc điểm sáng tác của ông: Nam Cao là một trong số những cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với ngòi bút hiện thực xuất sắc cùng tấm lòng nhân đạo sâu sắc, Nam Cao đã có những trang viết thật cảm động và thấm thía về cuộc sống của người nông dân bị tha hóa trong xã hội cũ.
– Giới thiệu về truyện ngắn Chí Phèo: Là một trong số những tác phẩm xuất sắc của Nam Cao khi viết về người nông dân. Tác phẩm đã thể hiện sâu sắc số phận khốn cùng bi thảm của người nông dân trong xã hội cũng và tấm lòng thương cảm của nhà văn đối với họ
– Giới thiệu khái quát về nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên.
2. Thân bài
a. Sự xuất hiện của nhân vật Chí Phèo qua tiếng chửi
– Sử dụng nhiều kiểu câu, câu văn trần thuật nửa trực tiếp rất độc đáo
– Tiếng chửi của một người say nhưng đọc kĩ ta sẽ thấy sự hợp lí của nó khi thay đổi đối tượng chửi theo một trật tự rất phù hợp: chửi trời, chửi đời, chửi làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa ***** nào đã đẻ ra hắn.
– Qua tiếng chửi ấy, người đọc đã phần nào đó hình dung về nhân vật – một kẻ lưu manh cứ rượu vào là chửi, một kẻ sống bị mọi người xa lánh, không ai coi hắn là con người, không ai quan tâm đến hắn.
b. Chí Phèo – một người nông dân lương thiện
– Chí sinh ra “không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích”, Chí được một người đi thả ống lươn nhặt về và lớn lên trong tình yêu thương của xóm làng
– Lớn lên Chí đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến và cũng từng có những ước ao, khao khát bình dị
=> Người nông dân hiền lành lương thiện, một người lao động nghèo khổ, đáng thương, kiếm sống bằng sức lao động chính đáng của mình.
– Chí cũng luôn ý thức được nhân phẩm và có lòng tự trọng của mình: Chí bóp chân cho bà Ba mà trong lòng cảm thấy “thấy nhục chứ yêu thương gì, run run sợ hãi, uất ức chịu đựng”
c. Chí Phèo sau khi ra tù: sự thay đổi cả nhân hình lẫn nhân tính
– Sự thay đổi nhân hình: Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế.
– Sự thay đổi nhân tính:
+ “Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi ở chợ uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến chiều. Rồi say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến, gọi tận tên tục mà chửi”.
+ Chí trở thành tay sai đắc lực của Bá Kiến, đâm thuê, chém mướn
=> Chí là nạn nhân của nhà tù thực dân, chính nhà tù thực dân đã đẩy Chí đến bên ngoài rìa của xã hội loài người, trở thành “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại.
d. Sự thay đổi của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở
– Chí cảm nhận thấy những âm thanh bình dị của cuộc sống đời thường:“Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài có mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy…”
– Chí có những sự thay đổi về tâm lí “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc (…) Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. bừng lên cái ước ao, khao khát có một gia đình nhỏ, bình dị và khao khát được làm người:
+ “ao ước có một gia đình nhỏ. Chồng cuốc mướn, vợ cày thuê dệt vải,…”
+ “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn thèm làm hòa với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”.
e. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
– Sự từ chối, cự tuyệt của Thị Nở đã khiến Chí hiểu ra tất cả “hắn nghĩ ngợi một tí rồi như hắn hiểu, hắn bỗng nhiên ngẩn người”.
– Nỗi đau trong Chí như quặn thắt lại, Chí “ôm mặt khóc rưng rức” Chí lại tìm đến rượu như một sự giải tỏa nhưng càng uống lại càng tỉnh.
– Chí tìm đến nhà Bá Kiến đòi quyền lương thiện và nhận ra đó là điều không thể, Chí cầm dao giết chết Bá Kiến và tự kết liễu đời mình. Chí chết đi bên ngưỡng cửa được làm người lương thiện.
3. Kết bài
– Khái quát về nhân vật Chí Phèo: Chí Phèo là nhân vật điển hình cho người nông dân bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa trong xã hội trước cách mạng tháng Tám năm 1945
– Qua nhân vật giúp chúng ta thấy;
+ Nam Cao muốn phê phán xã hội thực dân đã đẩy người nông dân vào con đường tha hóa và qua đó ông cũng thể hiện tấm lòng cảm thương sâu sắc của mình với những người nông dân trong xã hội cũ.
+ Tài phân tích tâm lí bậc thầy của Nam Cao.
I. Mở bài:
II. Thân Bài:
* Hình tượng nhân vật Chí Phèo:
- Chí phèo là người nông dân lương thiện:
+ Sinh ra bị vứt bỏ ở lò gạch cũ.
+ Nhờ sự cưu mang của nhiều người.
+ 20 tuổi trở thành anh canh điền khỏe mạnh, làm thuê cho Bá Kiến.
+ Ao ướt có một gia đình: Chồng cầy thuê cuốc mướn, vợ dệt vải.
→ Người nông dân chăm chỉ, trong sáng, có ước mơ giản dị.
- Chí phèo là thằng lưu manh:
+ Bá kiến ghen tuông đẩy vào tù.
+ Trờ thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.
+ Biến đổi nhân hình:
. Cái đầu trọc lóc.
. Cái răng cạo trắng hớn.
. Cái mặt đen mà cơng cơng.
. Hai mắt gườm gườm trông gớm chết.
. Cái ngực phanh đầy nét trạm trỗ rồng phượng.
→ Chí phèo mất hết hình người.
+ Biến đổi nhân tính:
. Trở thành du côn du đãng.
. Say triền miên, cướp giật, rạch mặt ăn vạ.
. Tay say cho Bà Kiến.
→ Chí phèo đánh mất nhân tính.
=> Nhà tù thực dân tiếp tay cho địa chủ phong kiến biến một người nông dân lương thiện thành tên lưu manh.
- Chí phèo và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
+ Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở:
. Tình yêu của thị nỡ đánh thức bản bất lương thiện của Chí Phèo.
. Chí phèo đã thức tỉnh, quay trờ lại tính hiền lành.
. Nhận biết mọi âm thanh trong cuộc sống.
. Nhận ra bi kịch của cuộc đời mình.
. Muốn làm người lương thiện.
+ Bát cháo hành: Biểu tượng tình yêu, đánh thức bản tính hiền lành của Chí.
→ Tác giả trân trọng người nông dân ngay cả khi học biến chất.
+ Diến biến bi kịch bị cự tuyệt
. Nguyên nhân: Bà cô thị nở không cho Thị lấy Chí.
. Tâm trạng Chí Phèo:
. Lúc đầu Chí ngạc nhiên, đau đơn thất vọng.
. Sau đó. Chỉ hiểu mọi việc.
. Đâm chết kẻ thù và tự sát.
→ Niềm khao khát được sông lương thiện và tố cáo xã hội thực dân nữa phong kiến.
* Giá trị tác phẩm:
- Phản ánh tình trạng một bộ phận nông dân bị tha hóa.
- Mâu thuẫn giữa nông dân và đại chủ, giữa các thế lực ác bá ở địa phương.
- Cảm thương trước cảnh người nông dân bị lăng nhục.
- Phát hiện và miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ biến chất.
- Niềm tin vào bản chất lương thiện của con người.
* Nghệ thuật:
- Xây dựng những nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động, có cá tính độc đáo.
- Miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.
- Kết cấu truyện mời mẻ, tưởng như tự do nhưng rất chặt chẽ.
- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.
- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện vừa gần gũi tự nhiên.
- Giọng điệu đan xen biến hóa, trần thuật linh hoạt.
III. Kết bài.
1. Mở bài
2. Thân bài
3. Kết bài
Me chx đên tuổi iu nên ko bt