K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2019

MB:

- Những khó khăn trong cuộc sống hạn chết việc phát huy khả năng của con người.

Câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” đúc kết điều đó

- Câu tục ngữ trên có giá trị như thế nào, cần hiểu và vận dụng vào cuộc sống như thế nào cho đúng

TB:

- Giải thích câu tục ngữ:

    + Cái khó: khó khăn, trở ngại trong thực tế cuộc sống

    + Bó: sự trói buộc, kìm hãm

    + Cái khôn: sự sáng tạo, khả năng của con người

- Ý nghĩa câu tục ngữ: Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế nhiều đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người

- Câu tục ngữ có tính đúng đắn, cũng có mặt chưa đúng

    + Mặt đúng: quá trình vận động, phát triển của mỗi cá nhân thường chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh khách quan

    + Mặt chưa đúng: bài học còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò sự vươn lên, bứt phá của con người trong khó khăn

- Bài học từ câu tục ngữ

    + Trước khi làm việc gì cần chú ý tới điều kiện khách quan bên ngoài, hạn chế bị phụ thuộc vào vấn đề đó

    + Hoàn cảnh nào cũng cần phải cố gắng, nỗ lực hết mình vượt qua khó khăn

KB

- Trước hoàn cảnh khó khăn cần phải nỗ lực khắc phục

- Có tâm thế sẵn sàng biến khó khăn thành động lực để rèn luyện bản lĩnh

4 tháng 5 2017

Lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề tài này

Dàn bài tham khảo:

a. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: Trong cuộc sống, đôi khi những khó khăn của hoàn cảnh làm ảnh hưởng tới việc phát huy khả năng của con người. Vì thế, tục ngữ có câu: "Cái khó bó cái khôn”.

- Định hướng tư tưởng cho bài viết: Câu tục ngữ có những mặt đúng, có những mặt chưa đúng. Khi vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn cuộc sống cần có sự linh hoạt.

b. Thân bài

Ý 1. Giải thích ý nghĩa tục ngữ:

- "Cái khó": Những khó khăn thực tế cuộc sống như hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, điều kiện làm việc thiếu thốn, môi trường sốne khắc nghiệt...

- "Cái khôn". khả năng suy nghĩ sáng tạo cũng như nhận thức đúng đắn về sự vật, sự việc, dự tính, phán đoán được hướng phát triển của vấn đề, đề ra những cách thức, giải pháp tốt để thực hiện công việc...

- "Cái khó bó cái khôn": "bó" là sự trói buộc, kìm hãm. Những khó khăn trong cuộc sống trói buộc khả năng nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo,....của con người (giống như một số bạn học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập vậy).

Câu tục ngữ đúc rút một thực tế là: Những khó khăn trong cuộc sống hạn chế nhiéu đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người. Bài học này có mặt đúng, có mặt chưa đúng:

- Mặt đúng: Con người bao giờ cũng chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh (ít hay nhiểu). Chẳng hạn, những bạn có điều kiện thuận lợi như gia đình giàu có, thời gian nhiều, tài liệu đủ, thầy giỏi, bạn tốt.. .sẽ có thể học tốt hơn những bạn nhà nghèo, thời gian dành cho học tập ít. điều kiện lài liệu, thầy, bạn...cũng thiếu thốn.

- Mặt chưa đúng: Bài học mà câu tục ngữ nêu ra còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò của cá nhân trong việc vươn lên trên hoàn cảnh, thậm chí cải tạo hoàn cảnh. Bằng chứng là nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn vẫn học tốt, ngược lại nhiều bạn có điều kiện thuận lợi nhưng do ỷ lại nên vẫn học yếu.

Ý 2. Vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn cuộc sống, học tập:

- Trước khi làm bất kì một việc gì, cần tính đến những điều kiện khách quan, lường trước những khó khăn.

- Nhưng trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn làm tiền đề cho sự thành công.

c. Kết luận

Đánh giá chung: Hoàn cảnh khó khăn như những thách thức trên bước đường chinh phục. Khó khăn càng nhiều thì khi đạt tới đỉnh cao ta càng thấy giá trị của vinh quang. Câu tục ngữ giúp ta nhận thức được một thực tế nhưng hiểu cặn kẽ mọi mặt sẽ khiến ta không nản lòng.

21 tháng 8 2019

Bổ sung các ý còn thiếu:

- Mối quan hệ giữa tài với đức

Trong quá trình rèn luyện cần thể hiện song song, hướng tới sự hoàn thiện cả đức và tài

b, Viết phần dàn ý

MB:

    + Giới thiệu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu ý nghĩa, nội dung lời dạy đó

TB

- Giải thích câu nói của Bác

    + Khẳng định ý nghĩa, tính đúng đắn của câu nói trong việc rèn luyện, tu dưỡng cá nhân

- Nêu mối quan hệ, phương hướng phấn đấu để thực hiện lời dạy của Bác ( mối quan hệ giữa tài- đức)

- Tầm quan trọng của hai yếu tố tài – đức trong thời kì đất nước hội nhập

KB

- Khẳng định tầm quan trọng của tài và đức.

28 tháng 2 2022

Dựa vào dàn ý để làm nha , dàn ý chi tiết rồi đó:>

1. Giải thích ý kiến 

- Quà tặng bất ngờ: là những điều may mắn, hạnh phúc, niềm vui bất ngờ đến với con người do khách quan đem lại hoặc người khác trao tặng.

"Chờ đợi": thái độ sống thụ động, phụ thuộc.

"Tự mình làn nên cuộc sống": sống tích cực, chủ động.

=> Khẳng định ý nghĩa của câu nói: khuyên con người cần có thái độ sống chủ động, không nên trông chờ vào người khác. Cuộc sống của mỗi người do chính bản thân tạo nên.

2. Bàn luận ý kiến 

- Trong cuộc đời của mỗi người đôi khi sẽ nhận được những bất ngờ từ cuộc sống. Khi đó ta sẽ có may mắn được hưởng niềm vui, hạnh phúc trong cuộc đời. Không thể phủ nhận ý nghĩa và giá trị của quà tặng bất ngờ mà cuộc sống đem lại cho con người, vấn đề là biết tận dụng, trân trọng quà tặng ấy như thế nào.

- Tuy nhiên cuộc sống không phải lúc nào cũng là thảm đỏ trải đầy hoa hồng, cuộc sống là một trường tranh đấu luôn tiềm ẩn những khó khăn phức tạp. Vì vậy, cần chủ động, tự mình vượt lên hoàn cảnh để vươn tới những điều tốt đẹp. 

Dẫn chứng: những tấm gương nghị lực vượt hoàn cảnh số phận: thầy Nguyễn Ngọc Ký, Đoàn Phạm Khiêm, Đồng Thị Nga...; những người nghèo biết vượt lên chính mình;... 

3. Bài học nhận thức và hành động 

- Trong cuộc sống, ngoài ý chí nghị lực vươn lên, yếu tố may mắn cũng góp phần không nhỏ tạo nên thành công.

- Phải chủ động trang bị kiến thức, rèn luyện cách sống bản lĩnh, có lí tưởng, có ước mơ để làm nên những điều kì diệu cho cuộc sống của chính mình.

- Phê phán một số người thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ chờ đợi những quà tặng bất ngờ mà không tự mình làm nên cuộc sống.

26 tháng 4 2023

gà 

nhìn đây này nhót

qqqqqqqqqqqqqqqqqqqwqwqwqwqwqwqwqwqwqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqqwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwweeeeeeeeeeeeeeeeerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyyuuuuuuuuuuuuuuuuuiiiiiiiiiiiiiiiiiioooooooooooooooooooop[pppppppppppp[[[[[[[[[[]]]]]]]]ư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

\\\\\\\\\\\\\\\\\\\\''''''''''''''''''';;;lkkkkkjjjjjjjjhgfdsaqwertyuiol.,mnbv

Chọn một trong các đề sau:Đề 1: Viết một bài văn nghị luận thể hiện những điều bạn cảm nhận được qua tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của danh nhân Nguyễn Trãi.Đề 2: Tình thế lựa chọn khó khăn nhưng đầy ý nghĩa mà bạn đã trải qua trong hành trình rèn luyện – trưởng thành của mình.Hãy viết về chủ đề trên.Đề 3: Trong những tác phẩm mà bạn đã tìm đọc được theo gợi ý ở các bài...
Đọc tiếp

Chọn một trong các đề sau:

Đề 1: Viết một bài văn nghị luận thể hiện những điều bạn cảm nhận được qua tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của danh nhân Nguyễn Trãi.

Đề 2: Tình thế lựa chọn khó khăn nhưng đầy ý nghĩa mà bạn đã trải qua trong hành trình rèn luyện – trưởng thành của mình.

Hãy viết về chủ đề trên.

Đề 3: Trong những tác phẩm mà bạn đã tìm đọc được theo gợi ý ở các bài trong Sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập hai, tác phẩm nào để lại cho bạn nhiều ấn tượng và suy nghĩ nhất? Hãy viết một bài nghị luận bàn về tác phẩm đó theo các vấn đề nội dung và nghệ thuật tự chọn.

Đề 4: Theo quan sát và trải nghiệm của bạn, ở không gian sinh hoạt cộng đồng nào còn thiếu những quy định, hướng dẫn về hành vi ứng xử cần có cho mọi người? Trong vai người được một cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ủy nhiệm, bạn hãy hoàn thành một bản nội quy hay hướng dẫn nơi công cộng góp phần xây dựng môi trường sống lành mạnh, có văn hóa


 

4
9 tháng 3 2023

DÀN BÀI ĐỀ 1:

Dàn ý

1. Mở bài

     Giới thiệu khái quát về danh nhân Nguyễn Trãi và cảm nhận của cá nhân.

2. Thân bài

- Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi:

+ Xuất thân; trong một gia đình có truyền thống văn hóa, văn học và yêu nước. Cha: Nguyễn Phi Khanh đỗ Tiến sĩ làm quan dưới triều đại nhà Hồ; Mẹ: Trần Thị Thái dòng dõi quý tộc, con của Trần Nguyên Đán.

⇒ Cuộc đời của một đại anh hùng dân tộc, một nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có. Ở ông có một nhà chính trị, một nhà văn, một nhà thơ tầm cỡ kiệt xuất. Cuộc đời của ông là cuộc đời của một con người chịu oan khiên thảm khốc.

+ Văn hóa dân tộc: đóng góp cho việc xây dựng nền văn hiến nước nhà. Văn hiến bao gồm các tác phẩm có giá trị và người hiền tài: Quân trung từ mệnh tập, Đại cáo Bình Ngô thể hiện ông nhà văn chính luận xuất sắc. “Quốc âm thi tập” là tập thơ nôm sớm nhất, nhiều bài nhất và hay nhất cho đến hiện nay.

+ Tư tưởng chủ đạo trong các thi phẩm, bài chính luận là tư tưởng nhân nghĩa, mệnh trời, tư tưởng nhân dân, sống theo tư tưởng đạo Nho nhưng không gò bó, câu nệ tiểu tiết mà vô cùng khoáng đạt, rộng rãi.

+ Nghệ thuật thơ của Nguyễn Trãi có ngôn từ giản dị, gần gũi, hình ảnh thơ giàu tính ước lệ.

- Cảm nhận của cá nhân: kính phục, tự hào, …

3. Kết bài

     Tổng kết cảm nhận của cá nhân về danh nhân Nguyễn Trãi.

9 tháng 3 2023

đề 2:

Cuộc sống của chúng ta là một chuỗi những ngày tháng khó khăn và đầy thách thức. Ngoài những trở ngại trong đời sống tình cảm, vật chất, ta còn phải vượt qua những cám dỗ của cuộc sống. Để vượt qua những điều ấy, chúng ta cần có một bản lĩnh thực sự vững vàng. Bản lĩnh là một thước đo nhân cách con người, xem họ có phải là những người biết giữ vững chính kiến, không đứng núi này trông núi nọ và biết hướng đến những điều hay lẽ phải. Có rất nhiều khía cạnh để thể hiện tính bản lĩnh. Bản lĩnh đối diện với khó khăn, bản lĩnh trong thi đấu, bản lĩnh trong công việc… Sống bản lĩnh giúp chúng ta tăng thêm tự tin trong cuộc sống, tạo năng lượng để theo đuổi những suy nghĩ, dự định và đêm mê của mình. Bản lĩnh còn là yếu tố tạo nên những đức tính, phẩm chất của con người. Trong bất cứ hoàn cảnh sống nào, dù xung quanh ta đều là những người xấu, những tệ nạn xã hội bủa vây, nhưng ta cần giữ vững bản lĩnh kiên cường, cự tuyệt những điều xấu để giữ cho mình một cuộc sống lành mạnh, biết tiếp thu cái hay, cái mới và bài trừ cái xấu. Nhiều người không có được bản lĩnh chiến đấu, khi gặp khó khăn đã vội bỏ cuộc. Chỉ biết chạy theo miệng lưỡi người đời mà không có chính kiến của mình thì cuộc sống của họ thật khó có được thành công. Có những người, chỉ mới giao lưu kết bạn với vài người bạn không tốt, đã ngay lập tức thay đổi, biến chất. Hay có những bạn học sinh vừa mới bước chân ra thành phố lớn, đi học đại học, không hề chú tăm việc học hành lại lao theo đua đòi, ăn chơi theo những trào lưu mới. Những hành động, những con người đáng bị phê phán. Bản lĩnh không phải là một tố chất sẵn có mà cần có một quá trình để phấn đấu rèn luyện. Là những người trẻ tuổi, để học tập tốt, rèn luyện tốt, chúng ta phải luôn cố gắng giữ vững chính kiến, quan điểm của mình. Thất bại là mẹ của thành công, có bản lĩnh ắt sẽ làm nên sự nghiệp lớn.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Bài viết mẫu

     Giữa bộn bề ngột ngạt của cuộc sống xô bồ, tìm về với những áng văn Thạch Lam viết về thiên nhiên thơ mộng trữ tình, ta thấy lòng nhẹ nhõm và bình yên đến lạ! Bức tranh quê trong đa số tác phẩm truyện ngắn Thạch Lam, luôn chứa đựng những gì tinh khôi và đẹp đẽ nhất, Thạch Lam là một cây bút được coi là hàng đầu của văn xuôi Việt Nam. Thạch Lam đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị trong đó có tác phẩm Dưới bóng hoàng lan. tác phẩm là truyện ngắn không có cốt truyện. Nó không kể một câu chuyện mà nó gợi sâu suy nghĩ. Thời gian đọng lại không gian tĩnh lặng hé lộ kín đáo bi kịch đời người màn người đọc phải cảm nhận kĩ mới cảm nhận được. Đó chính là cái thú vị cái đặc sắc của tác phẩm.

     Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan viết về nhân vật Thanh thông qua một lần trở về quê hương, thăm bà, gặp lại những người anh luôn yêu thương, tôn trọng. Thanh mồ côi cha mẹ, sống cùng bà, hai bà cháu sống nương tựa lẫn nhau, tuổi thơ của Thanh tuy đầy sự vất vả nhưng luôn tràn đầy hơi ấm, tình yêu, sự chở che của người bà. Thanh ra tỉnh làm rồi đi về hàng năm, các ngày nghỉ nhưng lần trở về này đã cách kỳ trước hai năm. Có phải đời sống thị thành đã nhiều lúc khiến Thanh quên rằng người bà tóc bạc phơ đang sống những ngày cuối cùng trong đời mỏi mắt trông chờ anh, đáp lại tiếng gọi bà ơi một cái bóng nhẹ từ bên trong vụt ra rơi xuống mặt bàn anh chàng định thần nhìn con mèo của nhà anh chàng. Từ khi Thanh lên thành phố công tác thì ngôi nhà vốn neo người của bà cháu anh càng trở nên hoang vắng, quạnh quẽ hơn “Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn, tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngừng lại trên bậc cửa”. Tuy đã xa nhà một thời gian dài nhưng mỗi lần trở về thăm quê, với Thanh ngôi nhà ấy vẫn như ngày nào vậy, tựa như tình yêu thương nơi người bà “ …cảnh tượng gian nhà cũ không có gì thay đổi, cũng y như ngày chàng đi khi xưa”. Ngôi nhà thân thuộc ấy phần nào lại khiến cho anh chàng cảm thấy hồi hộp bồi hồi đến kì lạ khiến chàng thấy cảm động quá.

     Đọc tác phẩm, người đọc có thể thấy ở Thanh toát lên một tình yêu quê hương da diết, một thứ tình cảm gắn bó thiêng liêng với ngôi nhà, mà hơn cả là với người bà mà anh rất mực yêu thương, kính trọng. Mỗi lần về thăm quê, Thanh đều có cảm giác bồi hồi, mừng rỡ, đó là thứ tình cảm của một người con xa quê khi được trở về nơi mái nhà thân yêu, nơi quê hương mình được sinh ra, được lớn lên. Thanh cảm thấy thời gian như quay ngược lại, không gian đứng lặng, phong cảnh vẫn y nguyên, gian nhà vẫn tịch mịch và bà chàng vẫn tóc bạc phơ và hiền từ. Các trang văn của Thạch Lam luôn vậy, nhẹ nhàng, giản dị nhưng lại có sức lay động đến bình dị đến vậy. Theo bước chân của Thanh, người đọc như được hòa nhập làm một với nhân vật, được ngắm nhìn khung cảnh bình yên và thong thả của chốn xưa. Câu văn ngắn gọn mà chan chứa tình cảm của bà “Đi vào trong nhà không nắng cháu” đã khiến cho người đọc thấy xúc động khôn nguôi, sự quan tâm dù rất nhỏ bé nhưng lại thể hiện được tình cảm, tấm lòng bao la của người bà đối với Thanh, luôn quan tâm đến cháu từ những thứ nhỏ nhặt nhất. Trở về thăm nhà sau hai năm xa quê, gặp lại bà, được nhận những yêu thương, quan tâm của bà, Thanh có cảm giác như được trở về với tuổi thơ khi còn nhỏ “…tất cả những ngày thuở nhỏ trở lại với chàng”.

      Hình ảnh người bà tuy xuất hiện không hẳn nhiều nhưng chỉ với vài chi tiết, những hành động, những lời nói quan tâm của bà dành cho Thanh, ta cũng có thể cảm nhận được trọn vẹn tình cảm bao la của người bà. Từ lời quan tâm “Đi vào trong nhà không nắng cháu” đến lời thúc giục cháu đi rửa mặt rồi nghỉ ngơi “Con rửa mặt đi, rồi đi nghỉ không mệt. Trời nắng thế này mà con không đi xe ư?…”. Bà sợ cháu đi đường xa về mệt, bà sửa gối chiếu, dùng phất trần để phủi bụi trên giường, bà giục cháu nghỉ ngơi còn mình thì xuống bếp nấu ăn vì sợ cháu đói. Đối với Thanh khi ở bên bà lúc nào cũng có cảm giác được che chở, được quan tâm thì đối với bà, người cháu dù có lớn khôn đến đâu thì với bà lúc nào cũng là một đứa nhỏ cần được yêu thương, chăm sóc: “ …Ở đấy, bà chàng lúc nào cũng sẵn sàng chờ đợi để mến yêu chàng”. Hình ảnh người bà đã thể hiện trọn vẹn chất thơ trong truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam, khiến người đọc thấy cảm động trước tình cảm gia đình – tình bà cháu thiêng liêng.

     Không gian trong truyện ngắn cũng được Thạch Lam thành công miêu tả một cách sống động, hình ảnh khu vườn xưa hiện lên trước mắt Thanh với con đường Bát Tràng rêu phủ với những vòm ánh sáng lọt qua vòm cây với bức tường hoa thấp chạy thẳng đến đầu nhà với cả một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí. Một khu vườn với cây hoàng lan vốn quen thuộc nhưng lại rất mát mẻ và dịu dàng đối với Thanh đến lạ thường. Và trong không gian bóng hoàng lan ấy, hình ảnh những cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ, bên cạnh mái tóc bạc trắng của bà chàng cũng khiến Thanh hơi dao động phần nào. Chàng cảm thấy không gian náo nhiệt ồn ào ngoài kia như đang dừng lại trên bậc cửa.

     Hình ảnh cây hoàng lan xuyên suốt câu truyện gắn với những kỉ niệm khi xưa của Thanh và cũng là nhân chứng cho tình yêu trong sáng của đôi trẻ Thanh – Nga. Tình yêu nhẹ nhàng giữa Thanh và Nga cũng khiến cho người đọc cảm thấy xúc động bởi nó trong sáng, lại rất đáng yêu, qua những đoạn đối thoại của Thanh và Nga, lời yêu chưa từng được nói ra nhưng ta vẫn có thể cảm nhận được bao nhiêu tình ý chứa trong đó. Thạch Lam đã đưa chất thơ vào thể hiện sự nhẹ nhàng, tinh tế khi Thanh cài lên mái tóc Nga bông hoa hoàng lan, đó cũng chính là khoảnh khắc lãng mạn, tinh tế của đôi lứa. Dù cho tình yêu của Thanh và Nga có chưa đầy sự gian khổ, khó khăn khi Thanh một lần nữa phải lên đường thì nó vẫn bền vững như ngày nào dưới sự chứng kiến của cây hoàng lan, Nga vẫn sẽ đợi Thanh, vẫn sẽ hái hoa hoàng lan cài lên tóc mỗi mùa hoa nở như khi Thanh đang ở bên cạnh. Tình yêu chưa lời ngỏ, chuyện tình chưa đi được đến hồi kết nhưng sự nhẹ nhàng của tình yêu ấy cũng đủ để lay động biết bao tâm hồn.

      Truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh. Sở dĩ nó mang lại cho con người biết bao cảm xúc yêu thương, trìu mến bởi nó khơi gợi được thứ tình cảm gắn bó, sâu kín ở mỗi người, đó là tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, tình yêu đầu đời. Đọc truyện ngắn Dưới bóng hoàng lan, người đọc không chỉ cảm thán bởi tình cảm gia đình, tình bà cháu hay tình yêu đôi lứa của Thanh và Nga mà còn thán phục trước vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng mà đầy chất trữ tình.

29 tháng 8 2023

Theo em vấn đề đặt trong truyện ngắn này là những hậu quả của chiến tranh để lại sau khi giành độc lập dân tộc, người lính Bộ đội Cụ Hồ trở về quê hương.

Hình tượng về con người và thảm họa con người sau cuộc chiến tranh được chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ của trái tim bị rung động thật sự. Bị cuốn hút bởi một thực tế, một hiện thực không thể tưởng tượng, không thể hư cấu hơn, tự nó đã làm nên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Hậu quả của nó để lại vô cùng nặng nề, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi khói lửa của bom đạn, của các chất hóa học do con người chế tạo nhằm phục vụ cuộc chiến. Các công trình kiến trúc được coi là văn minh nhân loại, những cánh rừng bất tận không còn màu xanh mà chỉ thấy khói lửa… Chiến tranh cũng khiến cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ. Bóc lột giữa con người với con người ngày càng gia tăng, chênh lệch giàu nghèo càng rõ ràng. Cuộc sống của người dân thường xuyên rơi vào đói nghèo, trình độ văn hóa thấp,... Văn học hé mở khát vọng bức thiết, đòi hỏi quan tâm đến mỗi số phận cá nhân. Mối quan tâm cộng đồng đã nhường chỗ cho số phận cá nhân. Cái tôi trữ tình tìm thấy tiếng nói khác đầy ắp tâm trạng, nỗi trăn trở, sự day dứt, lo âu đầy trách nhiệm về chiến tranh vệ quốc, về hy sinh, mất mát, về nhu cầu, khát vọng của con người. Đó chính là cơ sở để thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần nhân bản sẽ trở thành nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo bao trùm của nền văn học sau năm 1975.

4 tháng 3 2023

Truyện không chủ ý viết về chiến tranh, bom đạn; về những gian khổ, hi sinh của người nữ chiến sĩ ở chiến trường. Truyện tập trung kể về sự hi sinh thầm lặng, bản lĩnh phi thường, phẩm chất tốt đẹp của người nữ thương binh giữa đời thường. Mây, người nữ chiến sĩ quân y Trường Sơn, vốn đã chịu thương tật vì bom đạn, nay trở về quê hương đúng ngày người yêu đi lấy vợ, phải nhận thêm chấn thương tinh thần đau đớn, dai dẳng. Không muốn một người phụ nữ nữa (cô Thanh) phải chịu đau khổ như mình, dì Mây chấp nhận rời xa chú San, lặng lẽ sống nơi lều cỏ bên bến sông Châu. Người phụ nữ ấy không gục ngã vì hai lần đau đớn, vì sự trớ trêu của số phận. Bằng bản lĩnh, nghị lực phi thường, chị đã hoà nhập vào đời sống, sẵn sàng nhận lãnh trách nhiệm mới, sống nghĩa tình, nhân hậu, yêu thương giữa cuộc đời.

Bản lĩnh và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây thật đáng ngưỡng mộ. Cuộc sống hôm nay, tuy không còn chiến tranh, bom đạn, nhưng nghị lực phi thường và lòng nhân hậu của nhân vật dì Mây có sức mạnh cổ vũ mọi người can đảm đối mặt v

19 tháng 6 2018

1. Mở bài : Trích dẫn ý kiến và nêu lên tính đúng đắn của câu nói.

2. Thân bài :

- Giải thích “thói xấu” ?

   + Thói xấu ban đầu là người khách qua đường : chỉ tình cờ lướt qua, không có quan hệ thân thiết, gặp rồi quên ngay, không gây ảnh hưởng.

   + Sau trở nên người bạn thân ở chung nhà : luôn đồng hành cùng ta trong mỗi hành động, việc làm, không dễ tách xa.

 + Trở thành ông chủ nhà khó tính : Kiểm soát, điều khiển buộc ta phải làm theo, chi phối mọi mặt cuộc sống.

- Nội dung ý kiến : Những thói xấu dần dần sẽ lấn chiếm và ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

- Phân tích, chứng minh và bình luận :

   + Trong mỗi con người bao giờ cũng có những đức tính tốt và những tính xấu.

   + Thói xấu có một sức quyến rũ và khi đã trở thành thói quen thì rất khó bỏ.

   + Nếu con người không biết tự rèn luyện, hướng tới những gì tốt đẹp, bị những thói xấu làm chủ thì "biến thành ông chủ nhà khó tính" (khía cạnh đúng của ý kiến).

   + Nếu con người biết tự rèn luyện, biết hướng tới những gì tốt đẹp, nhận ra những thói tật xấu để từ bỏ thì không những thói xấu không có cơ hội phát triển mà dần dần con người sẽ trở nên hoàn thiện (khía cạnh chưa đúng của ý kiến).

3. Kết bài : Ý kiến bản thân và hướng rèn luyện cho bản thân mỗi người.