Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vào dịp 19 tháng 5 - ngày sinh nhật của Bác Hồ, bố mẹ đã cho tôi đến viếng lăng Bác. Chuyến đi đã giúp tôi có thêm nhiều văn hoá lịch sử và bài học bổ ích. Không chỉ vậy, tôi cũng có những giây phút nhìn lại thời dân ta hồi khi tôi còn chưa thò đầu ra cùng với bố mẹ.
Hôm trước, mẹ đã mua sắm và chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho chuyến đi. Sáng hôm sau, tôi thức dậy vào lúc sáu giờ sáng. Mọi người trong gia đình cùng nhau ăn sáng. Bố gọi xe taxi để chúng tôi đến thăm lăng Bác.
Trên đường đi, tôi ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Khoảng hơn một tiếng là tới thủ đô Hà Nội. Đường phố ở đây thật đông đúc, tấp nập. Hai bên đường là những cửa hàng thật rạng rỡ, đẹp đẽ. Đầu tiên, tôi sẽ được đến viếng lăng Bác. Đến nơi, em cảm thấy rất háo hức. Xung quanh lăng Bác, rất nhiều chú bộ đội mặc quân phục màu trắng đang đứng gác trông rất oai phong, mãnh liệt, sẵn sàng đương đầu với tử thần để bảo vệ bác hồ.
Rất nhiều người đang đứng xếp hàng để vào trong lắng. Tôi và bố mẹ cũng xếp vào dòng người đó. Khoảng mười lăm phút, tôi đã được vào trong lăng. Bên trong khá lạnh. Khi nhìn thấy Bác nằm đó, em vô cùng xúc động đến chảy nước mắt. Thật khó để diễn tả cảm xúc trong tôi lúc này. Khuôn mặt Bác thật hiền từ, rất giống với trong bức ảnh được treo trong lớp học. Chòm râu dài, mái tóc bạc phơ. Vầng trán cao và rộng. Bác nằm đó giống như chỉ đang ngủ không bao giờ thức dậy vậy.
Ra ngoài lăng Bác, tôi được đến thăm nhà sàn - nơi Bác từng sống và làm việc và bảo tàng Hồ Chí Minh - nơi trưng bày những hiện vật, tư liệu về cuộc đời của Bác. Tại đây, tôi được nghe chị hướng dẫn viên kể nhiều câu chuyện về Bác. Giọng kể của chị hướng dẫn viên khiến câu chuyện càng thêm xúc động hơn. Nghe xong, tôi càng thêm cảm phục và yêu mến Bác Hồ. Tôi và bố mẹ đã chụp nhiều bức ảnh kỉ niệm ở lăng Bác.
Sau chuyến đi này, tôi đã cảm thấy Bác Hồ - 1 vị lãnh tụ vĩ đại trong lịch sử nhà ta.
“Dù ai đi ngược về xuôi,Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lạilàm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dângian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứmười tám, thường tới gội đầu tại đó.Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chínhhội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡcủa bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đáhuyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của VĩnhPhú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.
Đến nay, em vẫn nhớ mãi buổi đi chơi đầy lí thú trong dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn từ năm ngoái. Với chủ đề "Về nguồn", chúng em được đến thăm mảnh đất lịch sử của Địa đạo Củ Chi.
Buổi sáng hôm ấy, trước cổng trường, năm chiếc xe ca đã đậu sẵn từ lúc nào. Học sinh toàn trường nhốn nháo, náo nức. Mấy phút sau, tất cả chúng em lên xe. Tám giờ xe chúng em dừng lại ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Củ Chi. Viếng nghĩa trang xong, chúng em tiếp tục lên đường.
Đúng mười giờ ba mươi phút, đoàn chúng em tới vùng địa đạo. Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Địa đạo là kỳ quan độc nhất vô nhị dài 250km chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, đặc biệt được làm từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc xe xúc đất. Biết vậy chúng ta mới thấy rằng sự bền bỉ, kiên cường và lòng yêu nước mãnh liệt của chiến sĩ ta. Đúng như câu nói “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Đường hầm sâu dưới đất 3-8m, chiều cao chỉ đủ một người đi lom khom. Khi một lần chui vào địa đạo Củ Chi, ta sẽ cảm nhận rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, y chí bất khuất của “vùng đất thép” và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ. Ta sẽ hiểu vì sao Củ Chi mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi.
Sau khi đến nơi, chúng em xuống xe, kiếm địa điểm để căng bạt ni lông. Một số bạn có đem võng, mắc võng vào cành cây điều rồi nằm vắt vẻo nói chuyện. Ở chỗ tập trung của lớp, các bạn gái tất bật, dọn dẹp các túi đồ, chuẩn bị cho buổi ăn trưa. Nghỉ ngơi khoảng mười lăm phút, chúng em đem cơm nắm mang theo ra ăn. Tất cả tập trung lại một chỗ ăn uống, cười nói vui vẻ. Sau đó, tất cả nghe thầy phổ biến lịch tham quan. Hình ảnh làng quê Củ Chi, lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em.
Sau đó, đoàn đã đến thắp hương tưởng niệm và tri ân 44.520 anh hùng liệt sĩ tại Đền Bến Dược. Nơi những người con ưu tú của quê hương được khắc tên trong đền vì sự nghiệp độc lập, tự do của dân tộc. Đoàn đã dâng lên những bó hoa tươi thắm và thắp lên bia đá những nén hương để tưởng nhớ những người con của dân tộc đã ngã xuống trên mảnh đất Củ Chi anh hùng.
Rời phòng họp âm, chúng em được dẫn tới một đoạn địa đạo “mẫu”, mà theo lời giới thiệu thì đã được khoét rộng hơn “nguyên bản” để du khách có thể chui qua chứ không phải bò như những du kích dũng cảm năm nào. Dẫu địa đạo đã được khoét rộng hơn, nhưng để có thể dịch chuyển trong đó, ai nấy đều phải lom khom, không được cao hơn mặt đất quá 80– 90cm. Muốn vậy phải cúi gập lưng, khuỵu thấp hai chân xuống mà lò dò từng bước một cách khó khăn. Cả đoạn địa đạo này chỉ vẻn vẹn có 30m, vậy mà mới được chừng mươi bước đã nghe tiếng kêu: “Mỏi quá, quay lại thôi!” Nhưng đã quá muộn! Một khi con trăn đã chui đầu vào ống nứa thì chỉ có một cách duy nhất thoát thân là cố mà luồn hết tấm thân dài ngoẵng qua ống đó mà thôi. Đoàn chúng em cũng vậy, không có sự lựa chọn nào khác. Thế là, mọi người vừa dò dẫm trong đường ngầm tối mờ, ẩm thấp, vừa kêu la oai oái. Cái tư thế đứng không ra đứng quỳ không ra quỳ siết chặt vào hai ống chân khiến mọi người kêu trời. Lên được mặt đất, mọi người ướt đầm đìa như vừa ra khỏi nhà tắm hơi. Ai nấy đều trợn mắt bảo nhau: “Có cho kẹo bọn giặc cũng đố có dám xuống”.
Sau khi làm lễ và tham quan Đền Bến Dược xong, đoàn tiếp tục chuyến tham quan của mình tới khu vực tái hiện Vùng giải phóng. Con đường nhỏ dẫn chúng em tới Phòng họp âm – một gian phòng đào chìm xuống lòng đất, sâu ngập đầu – nơi mà bốn mươi mấy năm trước, những chiến sĩ đã từng ngồi họp, bàn phương án đánh giặc. Sơ đồ nổi trong phòng giới thiệu cho du khách thấy địa đạo được đào sâu 4 tầng dưới lòng đất, thông với nhau theo muôn vàn ngách nhỏ, với tổng cộng chiều dài tới 250 km. Tầng trên cùng thường là những phòng rộng dùng làm phòng họp, trụ sở, bếp ăn, khu điều trị của thương binh… những tầng dưới chỉ là những đường ngầm nhỏ và hẹp, thông với nhau nhằng nhịt như mạng nhện, toả nhánh khắp nơi. “Cầu thang”, nối các tầng với nhau là những đoạn dốc trượt xuống. Cuối mỗi đoạn “cầu thang” đó thường có một hầm chông nắp gỗ đợi sẵn, phòng khi giặc liều mạng bò xuống thì ta rút nắp cho chúng trượt xuống
Sau đó, toàn trường tập trung lại để cô Loan (cô Tổng phụ trách) tổng kết các cuộc đi tham quan bổ ích này. Sau khi làm lễ xong, chúng em thu dọn lều, bạt, đồ đạc rồi ra về.
Sau buổi đi thăm, chúng em đã có dịp ôn lại những chiến tích vẻ vang, cảm nhận quá khứ chiến tranh vừa đau thương vừa hào hùng, cảm thấy như trở về chiến trường xưa khi tới thăm Khu tái hiện Vùng giải phóng Củ Chi. Với tầm vóc chiến tranh, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20.
Đoàn xe chầm chậm rời khỏi khu địa đạo, tiến ra đường quốc lộ, rồi thẳng tiến về Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi trên xe, chúng em hồi tưởng lại diễn biến buổi đi chơi, ai ai cũng cảm thấy tiếc khi phải ra về. Hình ảnh làng quê Củ Chi, lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em. Buổi đi chơi này đã để lại trong chúng em những kỉ niệm đẹp và sâu sắc. Qua chuyến đi đã góp phần khơi lại, hun đúc lòng yêu nước trong mỗi đoàn viên thanh niên, ý thức tinh thần dân tộc sâu sắc. Khâm phục những khó khăn, gian lao, vất vả và sự hy sinh cống hiến của những vị anh hùng đất thép.
Đến nay, em vẫn nhớ mãi buổi đi chơi đầy lí thú trong dịp kỉ niệm ngày thành lập Đoàn từ năm ngoái. Với chủ đề "Về nguồn", chúng em được đến thăm mảnh đất lịch sử của Địa đạo Củ Chi.
Buổi sáng hôm ấy, trước cổng trường, năm chiếc xe ca đã đậu sẵn từ lúc nào. Học sinh toàn trường nhốn nháo, náo nức. Mấy phút sau, tất cả chúng em lên xe. Tám giờ xe chúng em dừng lại ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Củ Chi. Viếng nghĩa trang xong, chúng em tiếp tục lên đường.
Đúng mười giờ ba mươi phút, đoàn chúng em tới vùng địa đạo. Địa đạo Củ Chi là một di tích lịch sử cách mạng nổi tiếng thuộc xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi. Địa đạo là kỳ quan độc nhất vô nhị dài 250km chạy ngoắt ngoéo trong lòng đất, đặc biệt được làm từ dụng cụ thô sơ là lưỡi cuốc và chiếc xe xúc đất. Biết vậy chúng ta mới thấy rằng sự bền bỉ, kiên cường và lòng yêu nước mãnh liệt của chiến sĩ ta. Đúng như câu nói “Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Đường hầm sâu dưới đất 3-8m, chiều cao chỉ đủ một người đi lom khom. Khi một lần chui vào địa đạo Củ Chi, ta sẽ cảm nhận rõ chiều sâu thăm thẳm của lòng căm thù, y chí bất khuất của “vùng đất thép” và sẽ hiểu vì sao một nước Việt Nam nhỏ bé lại chiến thắng một nước lớn và giàu có như Hoa Kỳ. Ta sẽ hiểu vì sao Củ Chi mảnh đất nghèo khó lại đương đầu ròng rã suốt 20 năm với một đội quân thiện chiến, vũ khí tối tân mà vẫn giành thắng lợi.
Sau khi đến nơi, chúng em xuống xe, kiếm địa điểm để căng bạt ni lông. Một số bạn có đem võng, mắc võng vào cành cây điều rồi nằm vắt vẻo nói chuyện. Ở chỗ tập trung của lớp, các bạn gái tất bật, dọn dẹp các túi đồ, chuẩn bị cho buổi ăn trưa. Nghỉ ngơi khoảng mười lăm phút, chúng em đem cơm nắm mang theo ra ăn. Tất cả tập trung lại một chỗ ăn uống, cười nói vui vẻ. Sau đó, tất cả nghe thầy phổ biến lịch tham quan. Hình ảnh làng quê Củ Chi, lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em.
Sau đó, đoàn đã đến thắp hương tưởng niệm và tri ân 44.520 anh hùng liệt sĩ tại Đền Bến Dược. Nơi những người con ưu tú của quê hương được khắc tên trong đền vì sự nghiệp độc lập, tự do của dân tộc. Đoàn đã dâng lên những bó hoa tươi thắm và thắp lên bia đá những nén hương để tưởng nhớ những người con của dân tộc đã ngã xuống trên mảnh đất Củ Chi anh hùng.
Rời phòng họp âm, chúng em được dẫn tới một đoạn địa đạo “mẫu”, mà theo lời giới thiệu thì đã được khoét rộng hơn “nguyên bản” để du khách có thể chui qua chứ không phải bò như những du kích dũng cảm năm nào. Dẫu địa đạo đã được khoét rộng hơn, nhưng để có thể dịch chuyển trong đó, ai nấy đều phải lom khom, không được cao hơn mặt đất quá 80– 90cm. Muốn vậy phải cúi gập lưng, khuỵu thấp hai chân xuống mà lò dò từng bước một cách khó khăn. Cả đoạn địa đạo này chỉ vẻn vẹn có 30m, vậy mà mới được chừng mươi bước đã nghe tiếng kêu: “Mỏi quá, quay lại thôi!” Nhưng đã quá muộn! Một khi con trăn đã chui đầu vào ống nứa thì chỉ có một cách duy nhất thoát thân là cố mà luồn hết tấm thân dài ngoẵng qua ống đó mà thôi. Đoàn chúng em cũng vậy, không có sự lựa chọn nào khác. Thế là, mọi người vừa dò dẫm trong đường ngầm tối mờ, ẩm thấp, vừa kêu la oai oái. Cái tư thế đứng không ra đứng quỳ không ra quỳ siết chặt vào hai ống chân khiến mọi người kêu trời. Lên được mặt đất, mọi người ướt đầm đìa như vừa ra khỏi nhà tắm hơi. Ai nấy đều trợn mắt bảo nhau: “Có cho kẹo bọn giặc cũng đố có dám xuống”.
Sau khi làm lễ và tham quan Đền Bến Dược xong, đoàn tiếp tục chuyến tham quan của mình tới khu vực tái hiện Vùng giải phóng. Con đường nhỏ dẫn chúng em tới Phòng họp âm – một gian phòng đào chìm xuống lòng đất, sâu ngập đầu – nơi mà bốn mươi mấy năm trước, những chiến sĩ đã từng ngồi họp, bàn phương án đánh giặc. Sơ đồ nổi trong phòng giới thiệu cho du khách thấy địa đạo được đào sâu 4 tầng dưới lòng đất, thông với nhau theo muôn vàn ngách nhỏ, với tổng cộng chiều dài tới 250 km. Tầng trên cùng thường là những phòng rộng dùng làm phòng họp, trụ sở, bếp ăn, khu điều trị của thương binh… những tầng dưới chỉ là những đường ngầm nhỏ và hẹp, thông với nhau nhằng nhịt như mạng nhện, toả nhánh khắp nơi. “Cầu thang”, nối các tầng với nhau là những đoạn dốc trượt xuống. Cuối mỗi đoạn “cầu thang” đó thường có một hầm chông nắp gỗ đợi sẵn, phòng khi giặc liều mạng bò xuống thì ta rút nắp cho chúng trượt xuống
Sau đó, toàn trường tập trung lại để cô Loan (cô Tổng phụ trách) tổng kết các cuộc đi tham quan bổ ích này. Sau khi làm lễ xong, chúng em thu dọn lều, bạt, đồ đạc rồi ra về.
Sau buổi đi thăm, chúng em đã có dịp ôn lại những chiến tích vẻ vang, cảm nhận quá khứ chiến tranh vừa đau thương vừa hào hùng, cảm thấy như trở về chiến trường xưa khi tới thăm Khu tái hiện Vùng giải phóng Củ Chi. Với tầm vóc chiến tranh, địa đạo Củ Chi đã đi vào lịch sử đấu tranh anh hùng của nhân dân Việt Nam như một huyền thoại của thế kỷ 20.
Đoàn xe chầm chậm rời khỏi khu địa đạo, tiến ra đường quốc lộ, rồi thẳng tiến về Thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi trên xe, chúng em hồi tưởng lại diễn biến buổi đi chơi, ai ai cũng cảm thấy tiếc khi phải ra về. Hình ảnh làng quê Củ Chi, lũy tre, đồng ruộng và hầm địa đạo cứ chờn vờn trong em. Buổi đi chơi này đã để lại trong chúng em những kỉ niệm đẹp và sâu sắc. Qua chuyến đi đã góp phần khơi lại, hun đúc lòng yêu nước trong mỗi đoàn viên thanh niên, ý thức tinh thần dân tộc sâu sắc. Khâm phục những khó khăn, gian lao, vất vả và sự hy sinh cống hiến của những vị anh hùng đất thép.
Mở bài: Lí do của cuộc đi thăm di tích lịch sử: do ai tổ chức, đi vào thời gian nào, tên của di tích.
Thân bài: Diễn tiến cuộc đi thăm di tích:
- Tả khung cảnh của di tích: khung cảnh bao quát, cụ thể.
- Kể lại điểm chi tiết thú vị nhất trong chuyến đi khiến em ấn tượng.
Kết bài: Cảm nghĩ, tình cảm của em sau chuyến đi
- Gắn bó, yêu thương mọi người nhiều hơn (hoạt động tập thể)
- Hiểu và hiểu thêm về những địa điểm của quê hương, đất nước.
Chuyện bộ đội công binh làm đường, đào hầm, tạo bến vượt phục vụ các đơn vị chiến đấu hẳn chẳng mấy người không biết tới, nhưng lính công binh hộ tống xe tăng chiến đấu thì quả thật không nhiều và lần đầu tiên xuất hiện trong chiến dịch tiến công Đường 9-Khe Sanh năm 1968.
Trong giai đoạn thực hành chiến đấu, để bảo đảm cho đại đội tăng tiến công Huội San, bộ đội công binh đã sửa chữa cấp tốc 17km đường, 8 cầu, 8 bến lội và mở cửa mở cho xe tăng vượt qua bãi mìn. Do hỏa lực của địch quá mạnh, trong khi xe tăng chưa vượt qua được cửa mở, đồng thời bộ binh vẫn còn ở phía sau, để tận dụng tốt thời cơ có lợi, sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình, phó trung đội trưởng công binh Bùi Ngọc Dương đã trực tiếp chỉ huy hai tiểu đội công binh hộ tống xe tăng đánh sâu vào căn cứ địch, kết thúc trận đánh. Bước vào đợt chiến đấu thứ hai (6-2 đến 31-3-1968), mà trước hết là để bảo đảm cho hai đại đội xe tăng PT-76 tiến công cứ điểm Làng Vây, bộ đội công binh đã mở 18km đường, sửa chữa tăng cường 13 cầu, phối hợp với bộ đội xe tăng bí mật, khảo sát, thăm dò dòng sông Sê Pôn, xác định đường cơ động, bến và các biện pháp khắc phục vật cản dưới nước như: Cây cối, đá ngầm... Đặc biệt, ở nhiều đoạn sông khối lượng đá ngầm lớn, không có thời gian tiến hành khắc phục, bộ đội công binh đã ngâm mình dưới nước lạnh làm cọc tiêu chỉ đường cho xe tăng hành tiến bảo đảm thời gian cơ động. Với kinh nghiệm từ trận đánh trước, khi bộ đội thực hành xung phong đánh chiếm các mục tiêu của địch, bộ đội công binh tiếp tục hộ tống xe tăng tiến công phát triển vào tung thâm, phối hợp với các lực lượng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Đánh giá khái quát về việc bảo đảm công binh phục vụ chiến đấu trong chiến dịch tiến công Đường 9-Khe Sanh, Đại tá Phạm Quang Xuân, Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Binh chủng Công binh cho rằng: Do chủ động nghiên cứu, nắm chắc địa hình, có biện pháp thực hiện phù hợp, nhất là khắc phục vật cản dưới nước và lợi dụng địa hình để xe tăng bí mật cơ động dọc sông Sê Pôn đã tạo nên sự bất ngờ lớn đối với địch. Việc mở đường sông dẫn đường cho xe tăng ta tiến công địch ở Làng Vây là nét độc đáo, thể hiện tính sáng tạo trong nghệ thuật bảo đảm công binh. Đó cũng chính là bước ngoặt phát triển mới về khả năng hiệp đồng quân, binh chủng nói chung và bộ đội công binh nói riêng trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước.
Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà em biết là : Hồ Gươm , Lăng Bác , đền ngọc sơn , hoàng thành thăng long, hồ tây ,chùa trần quốc ,...
Em sẽ làm những điều sau để bảo vệ , giữ gìn danh lam thắng cảnh đó là :
+ Không nên vứt rác bừa bãi .
+ Không hút thuốc ở các nơi công cộng .
+ Đi thăm quan , tìm hiểu các di tích lịch sử .
+ Báo cáo với bảo vệ khi thấy người ăn cắp cổ vật .
Trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam, chủ đề đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước là chủ đề phổ biến. Vàtrong chuỗi các truyền thuyết có cùng chủ đề ta không thể không nhắc đến truyền thuyết Thánh Gióng. Tácphẩm nằm trong hệ thống truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước, qua câu chuyện này ta thấyngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã phải đối mặt với nạn giặc xâm lược, công cuộc dựng nước luôngắn liền với công cuộc giữ nước, đồng thời thấy được tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm chốnggiặc ngoại xâm của ông cha. Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, sức chiến đấu kiên cường, quật khởi củadân tộc ta. Thánh Gióng được sinh ra một cách thần kì, bà mẹ đi ra đồng ướm chân vào một bàn chân lớn, vềnhà bà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra Thánh Gióng – một cậu bé khôi ngô tuấn tú, nhưng lên ba vẫnchưa biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy. Và cậu bé ấy chỉ cất tiếng nói khi nghe sứ giả tìm người đi đánhgiặc. Lời nói đầu tiên của cậu chính là lời xin đi đánh giặc cứu nước, điều đó cho thấy ý thức công dân củacon người phi thường này.Sau tiếng nói thần kì, Thánh Gióng ăn không biết no, quần áo không còn mặc vừa. Trước sự kì lạ của Gióng,dân làng mang gạo sang nuôi Gióng cùng bố mẹ. Chi tiết này cho thấy rõ lòng yêu nước và sức mạnh tìnhđoàn kết của dân tộc ta. Khi có giặc đến dân ta đồng lòng, giúp sức để đánh đuổi giặc xâm lược, hơn thế nữasự trưởng thành của người anh hùng Thánh Gióng còn cho thấy, sự lớn mạnh của Gióng xuất phát từ nhândân, được nhân dân nuôi dưỡng mà lớn lên. Bằng sức mạnh phi thường, Gióng đánh tan hết lớp giặc nàyđến lớp giặc khác, khi roi sắt gãy, Tháng Gióng không hề nao núng, nhổ những bụi tre ven đường để tiếp tụcchiến đấu với kẻ thù cho đến khi chúng hoàn toàn bị tiêu diệt. Để làm nên những chiến công thần kì, khôngchỉ có những thứ vũ khi hiện đại (roi sắt, áo giáp sắt) mà còn là cả những vũ khí thô sơ nhất (bụi treTác phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố thần kì (sinh nở thần kì, lớn nhanh như thổi, bay về trời) với hình tượng người anh hùng. Thánh Gióng là một hình ảnh đẹp đẽ biểu tượng cho lòng yêu nước và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm xâm lược. Thánh Gióng là hình tượng bất tử trong lòng dân tộc Việt Nam.
1,
Em thấy việc bảo vệ môi trường rất cần thiết, vì mang lại sức khỏe cho mọi người chính vì vậy lớp em đã chọn công việc tổng vệ sinh lớp học. Vào chiều thứ sáu lớp em bắt đầu. Để làm việc tốt lớp em đã chuẩn bị khẩu trang, giẻ lau, chổi.... Cô giáo giao nhiệm vụ cho từng tổ, từng bạn rất chi tiết tỉ mỉ. Các bạn nam khỏe nên cô giáo giao nhiệm vụ kê bàn ghế, quét mạng nhện. Còn các bạn nữ thì làm công việc nhặt rác, lau bảng. Em được cô giáo phân công lau bảng. Đầu tiên em đi vò khăn rồi quay về lớp để lau bảng. Em lau từ bảng này đến bảng khác cho thật sạch để cô khen. Buổi lao động rất mệt nhưng lại thật vui, em nhìn mặt bạn nào cũng đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhãi. Khi cô hiệu trưởng bước vào lớp em, cô rất khen làm cô chủ nhiệm rất vui lòng nên cả lớp em mỗi người được thưởng điểm. Chưa đầy một tiếng đồng hồ lớp em đã xong. Em rất tự hào về lớp học của mình.
2,Vì mk ko bít bn ở đâu nên ko làm được nha
-