K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Góc trò chuyện của chị em khi đang yêu(Chú ý đây là 1 bài học về biết bày tỏ ý kiến nên không có đc viết nội qui).Tổng 10 đ.Phần 1:những vấn đề thường gặp phải khi yêu hoặc đi yêu người ta.(Khoanh đáp án 4 đúng điểm).1.Thông thường khi đang có tình cảm với đối phương chúng ta thường.A)Thường hay nhìn lén người mình yêu,đi ngủ cũng nghĩ đến...
Đọc tiếp

Góc trò chuyện của chị em khi đang yêu(Chú ý đây là 1 bài học về biết bày tỏ ý kiến nên không có đc viết nội qui).Tổng 10 đ.

Phần 1:những vấn đề thường gặp phải khi yêu hoặc đi yêu người ta.(Khoanh đáp án 4 đúng điểm).

1.Thông thường khi đang có tình cảm với đối phương chúng ta thường.

A)Thường hay nhìn lén người mình yêu,đi ngủ cũng nghĩ đến người ấy,muốn cùng với người ấy kết duyên hoặc đơn giản là nắm tay người đó.

B)Nghĩ đến người đó nhiều tới mức mê muội hoặc điên lên.

C)Tất cả các ý trên đều đúng.

D)Tất cả các ý trên đều sai.

2.Nếu như người đó có vẻ cũng thích bạn,cảm giác đó sẽ như thế nào?

A)Tùy vào cảm xúc của ta thôi.

B)Sẽ nhìn người ấy rồi lại ngượng và quay mặt đi.

C)Vui quá đem kể cho bạn bè,người xung quanh nghe.

D)Đừng vội mừng vì đây chỉ mới là khởi đầu của 1 tình yêu thôi.

Phần 2:Kể về tình yêu của bạn với 1 người nào đó và kết quả ra sao.Bạn có ước mơ gì khi bạn và người trong mộng của bạn sẽ thành đôi?(6 điểm)

 

0
17 tháng 2 2019

nữ xát nhân dạch mồm

17 tháng 2 2019

1. Người hàng xóm khát máu

Trước khi làm lạnh thì các gia đình phải sấy khô thịt bằng cách treo nó ở sân sau. Câu chuyện này bắt nguồn từ một gia đình ở làng quê Việt Nam, khi một cặp vợ chồng phát hiện họ bị mất thịt treo ngoài sân. Vì muốn tìm ra nguyên nhân, cả 2 vợ chồng đã trốn vào trong góc để quan sát. Thật bất ngờ! Bà cụ vẫn thường bị ốm nhà bên cạnh lại đang ăn sống tảng thịt còn đỏ tươi kia khiến họ không tin vào mắt mình. Vài ngày sau đó, cả hai vợ chồng phải đi ra ngoài vào ban đêm, để lại con nhỏ với một người trông trẻ. Họ trở về nhà đúng lúc nghe thấy tiếng hét từ phòng con mình. Chạy vào đến nơi, thấy bà cụ kia đang ăn cánh tay đứa trẻ, trên mặt đầy máu.

2. Thuận Kiều Plaza

Giữa lòng khu phố người Hoa đầy náo nhiệt và sôi động là hình ảnh của 3 tòa nhà liên tiếp cao 33 tầng. Tòa nhà A và B đã hoàn toàn bị bỏ hoang, trong khi tòa nhà C thì chỉ có 20 căn hộ. Ban đầu, Thuận Kiều Plaza được xây dựng để trở thành một khu mua sắm, giải trí và khu căn hộ kết hợp. Nhưng đến nay, tất cả 3 tòa nhà này đều không được sử dụng. Vào những năm 80 trong khi tòa nhà đang được xây dựng , một số công nhân đã thiệt mạng do sự kém an toàn trong công tác bảo hộ. Tuy nhiên, vì đền bù không thỏa đáng dành cho những công nhân này nên Thuận Kiều Plaza đã bị yểm bằng một câu thần chú của người Trung Quốc. Từ đó, các tai nạn và vấn đề liên quan trong khu vực 100.000 mét vuông ấy đã bị phong tỏa.

19 tháng 6 2016

Đề cương ôn thi tốt nghiệp Ngữ văn 12 - TaiLieu.VN

19 tháng 6 2016

Chúc bạn thi tốt!

31 tháng 10 2016

Ngô Tất Tố lá một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán. Tác phẩm của ông tập trung phản ánh sinh hoạt của người nông dân và cảnh ngộ của họ dận trước Cách mạng. Tắt đèn là tác phẩm đặc sắc của Ngô Tất Tố. Tiêu biểu của tác phẩm là đoạn trích Tức nước vỡ bờ.
Qua đoạn trích tác giả đã phản ánh được hiện thực nông thôn Việt Nam trong giai đoạn trước năm 1945. Tức nước vỡ bờ có sức mạnh tố cáo mãnh liệt, nó phơi bày bản chất tham lam, tàn ác của bọn cường hào thống trị, đồng thời phản ánh tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng, nhất là những ngày “sưu thuế giới kì” trong xã hội đương thời.

Chị Dậu là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình, là hình tượng đẹp đẽ của người nông dân Việt Nam. Chị là một đốm sáng đặc biệt trong cái xã hội đầy bóng tối. Chị cần cù, chất phác. Vợ chồng chị đầu tắt mặt tối không dám chơi ngày nào mà vẫn cơm không đủ no, áo không đủ mặc, gia đình lên đến bậc nhì, bậc nhất trong hạng cùng đinh. Sưu thuế đến với chị cùng lúc với bao tai họa. Anh Dậu đang ốm, lại không có tiền nộp thuế. Bọn cường hào chẳng dung tha cho gia đình chị.

Đứng trước khó khăn tột cùng: phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì đau ốm, đàn con còn bé dại, tất cả đều trông chờ ở chị. Trên thực tế, chị là chỗ dựa của cả gia đình, nhưng với chế độ bóc lột, chính sách sưu cao thuế nặng thì làm sao chị có thể đảm đương gánh vác gia đình, cứu anh Dậu thoát khỏi vòng bị kịch.

Hình tượng chị Dậu được tác giả khắc họa thật sinh động, nhất là diễn biến tâm lí của chị, từ hành động lễ phép van xin đến hành động quật ngã tên cai Lệ và người nhà Lí trưởng, từ thái độ ôn hòa van xin đến thái độ quyết liệt chống cự bọn cường hào áp bức. Trước khi chống cự, chị đã lễ phép rùn rui khất nợ: Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bê tiền SƯU nhà nước đâu? Hai ông làm phúc nói với ông Lí cho cháu khất… Chị Dậu càng tha thiết van xin thì cai Lệ càng nổi cơn thịnh nộ, hắn sai người nhà Lí trưởng trói anh Dậu lại. Hắn còn sầm sập chạy đến chỗ anh Dậu, chị đã đỡ lấy tay tên cai Lệ và khẩn thiết van xin lần nữa nhưng hắn đâu buông tha, hắn còn đấm vào ngực chị. Không thể chịu đựng được, chị Đậu liều mạng cự lại. Từ chỗ xưng cháu một cách nhún nhường chị đã chuyển xưng tôi một cách nghiêm nghị. Hành động tàn bạo của tên cai Lệ đã thổi bùng lên ngọn lửa căm thù trong lòng chị. Chị nghiến hàm răng nói với thái độ quyết liệt trước mặt tên cai Lệ: Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

Chúc bạn học tốtokNguyên Thị Thu trang

31 tháng 10 2016

Dậu là điển hình cho sự chân thật, khỏe khoắn với những phẩm chất tốt đẹp. Khi anh Dậu bị bọn tay chân cai lý đánh, chị đã hạ mình van xin, nài nỉ. để cứu chồng chị phải đợ con, bán chó, làm được như vậy chị Dậu ray rứt từng khúc ruột. Chị sẵn sàng vùng dậy đánh nhau với người nhà lý trưởng để đỡ đòn cho chồng. Người đàn bà mà Ngô Tất Tố gọi là “chị chàng nhà quê” ấy đã không ngần ngại làm tất cả để bảo vệ cài gia đình khốn khổ của chị. Với cá tính mạnh mẽ, lúc cứng lúc mềm. Ở con người ấy đã hội tụ đần đủ bản chất của người phụ nữ đôn hậu, đảm đang và thủy chung. . Bên cạnh sự “cạn tàu ráo máng” của bọn quan lại và tay sai thì vẫn còn có những trái tim nhân hậu, biết đùm bọc chở che cho nhau. Hình ảnh bà lão, người đàn bà luôn đứng ra giúp đỡ gia đình chị Dậu, chị đã nói: “đó là ân nhân số một trong cuộc đời mình”. Ở đây tác giả cũng muốn nói với người đọc trong cái khổ đau ta vẫn tìm thấy hạnh phúc dù cho nó có ít ỏi đi chăng nữa. Tình người quan tâm đến nhau trong cuộc sống lam lũ khó khăn là điều quý giá nhất.

4 tháng 1 2018

Vợ chồng A Phủ kể về cuộc đời của hai thanh niên người thiểu số dân tộc Hơ - mông (Mèo): Mị và A Phủ. Mị là một cô gái đẹp, hiếu thảo, đảm đang, giàu sức sống, yêu đời và rất mực tài hoa. Chỉ vì một món nợ từ hồi cha mẹ mới cưới nhau mà Mị bị thống lí Pá Tra bắt về làm dâu trừ nợ, thực chất là làm nô lệ không công cho nhà thống lí. Kể từ khi bước chân vào nhà thống lí, Mị phải sống những tháng ngày tăm tối, bị đày đọa về thể xác, bị giày đạp về tinh thần. Mị phải lao động quần quật như con trâu, con ngựa. Đã có lần Mị muốn chết nhưng sợ liên luỵ đến bố mẹ lại thôi, tiếp tục trở về cuộc đời nô lệ. Cuộc sống đau khổ đã cướp đi mất tuổi thanh xuân của Mị, làm cho cô gần như tê liệt sức sống, cứ vật vờ như chiếc bóng, “lùi lũi như con rùa trong xó cửa”. Cho đến một đêm mùa xuân náo nức, tiếng sáo gọi bàn tình bồi hồi tha thiết vọng đến tai Mị đã đánh thức trong tâm hồn cô niềm khao khát hạnh phúc và tình yêu mãnh liệt. Mị chuẩn bị áo váy đi chơi ngày xuân. Nhưng rồi chồng Mị đã vùi dập phũ phàng ngọn lửa ham sống vừa bùng lên đó. Hắn bước vào buồng, thản nhiên trói Mị vào cột nhà. Cùng trong đêm ấy, hắn phá đám cuộc chơi của trai làng nên bị A Phủ đánh trọng thương. Ỷ vào thế quan, thống lí Pá Tra bắt A Phủ phải làm đứa ở, lao động khổ sai để trả nợ. Một lần, vì để hổ vồ mất con bò của nhà thống lí, A Phủ bị đánh đập tàn nhẫn và bị trói đứng vào trong góc nhà suốt mấy ngày. Cảm thông cho người cùng cảnh ngộ, Mị đã cởi trói cho A Phủ và cùng nhau chạy trốn khỏi nhà thống lí ở Hồng Ngài, tìm đến Phiềng Sa. Họ nhận nhau là vợ chồng. Họ được cán bộ là A Châu giác ngộ, dìu dắt, cả hai lần lượt trở thành du kích, tham gia tích cực vào sự nghiệp đấu tranh chống thực dân Pháp và bọn phong kiến tay sai để giải phóng bản thân, quê hương mình.