Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tuổi thiếu nhi chúng ta là cái tuổi thần tiên và cần phải mơ mộng về những điều tốt đẹp nhất và nhờ những bộ phim hoạt hình dí dỏm, đầy nhân văn mà thiếu nhi lại được hoà mình cùng với thế giới thần tiên lung linh, huyền ảo, tăng thêm sức sáng tạo. Khi còn nhỏ, tôi được xem qua rất nhiều bộ phim hoạt hình nhưng có lẽ thích nhất là được xem bộ phim dí dỏm Đô-rê-mon. Cái tên này có lẽ đã quá quen thuộc với các bạn nhỉ? Đô-rê-mon là một chú mèo máy đến từ thế kỉ 22, cái nơi mà mọi thứ tối tân đều được sáng tạo đặc biệt là rô-bot. Có rất nhiều rô-bot nhưng phổ biến hơn cả là những chú rô-bot mèo máy. Không may thay, Đô-rê-mon là một chú mèo bị lỗi và bị vứt bỏ nhưng một cậu bé đã mua nó về. Xui xẻo hơn, khi ở nhà, Đô-rê-mon bị chuột cắn rách tai nên có lẽ đây là chú mèo đầu tiên cụt tai. Về sau, Đô-rê-mon dùng cỗ máy thời gian để đến thế kỉ 21 để giúp Nô-bi-ta, cụ cố của cậu bé đã mua Đô-rê-mon và cuộc hành trình bắt đầu. Đây là một bộ phim rất ăn khách và Đô-re-mon rất ấn tượng. Đây là một chú mèo mập ú nhưng lại rất dễ thương. Do khóc nhiều nên cậu từ màu vàng chuyển thành màu xanh nhưng Đô-rê-mon rất dễ thương. Yêu Đô-rê-mon quá!
đề 1 :
Đêm đã khuya, tôi đang nằm đọc truyện thì chợt có tiếng nói khe khẽ. Tôi nhìn quanh nhưng chẳng thấy ai. Tôi hơi chột dạ vì mình đã khóa cửa kỹ lắm rồi, mà hình như là có trộm. Nhưng rõ ràng tiếng nói ấy vọng ra từ phía bàn học. Tôi để ý và phát hiện ra, đó là cuộc nói chuyện giữa các bạn đồ dùng học tập và cũng nhờ cuộc trò chuyện đó mà tôi đã hiểu được tâm sự của những người bạn thầm lặng bên mình.
Tôi phải tự thú thật rằng tôi là một đứa con gái chẳng mấy nết na, hiền dịu mà ngược lại, rất nghịch ngợm và chẳng gọn gàng. Học xong là sách vở, bút thước của tôi lại bày bừa khắp mặt bàn. Bố mẹ nhắc tôi rất nhiều nhưng tôi vẫn chưa sửa được cái tính đấy cho đến khi nghe được cuộc nói chuyện này. Đầu tiên là lời than thở của chị hộp bút: "Tôi chẳng biết anh thước ko, chị bút chì, mấy cô cậu sách vở sướng hay khổ nhưng tôi thấy mình bị hành hạ ghê quá! Hồi xưa tôi còn là một chiếc hộp bút đẹp đẽ, mới mẻ và trắng trẻo mà giờ đây mặt mũi tôi nhem nhuốc toàn mực là mực, những mảng da thì loang loang lổ lổ. Cô chủ thấy những hình thù nào đẹp là lại dán vào, chán rồi thì lại hóc ra. Những mảng da của lôi cũng dần bị bóc theo. Cái xương sống của tôi giờ cũng sứt mất mấy miếng, đau ơi là đau".
Anh thước kẻ nghe vậy cũng thông cảm cho chị hộp bút và kể lể chuyện của mình:
- Ừ, tôi cũng thấy chị hộp hút khổ thật nhưng tôi nào khác chị. Ngày cô chủ mới mua tôi về, những vạch in số của tôi còn rõ ràng nhưng sau mấy bữa, những con số đó bị cô chủ cậy hết và viết những cái gì linh tinh vào mình tôi. Cô ấy còn lấy dao vạch vạch những hình thù quái dị vào người tôi nữa. Tôi còn là một vũ khí để chiến đấu với mấy thằng con trai hay lấy đồ của cô chủ nên người tôi sứt mấy mảnh liền. Cô chủ thật là...
Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen ngang vào: "Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng em còn bị dập ghim vào người, cô chủ còn vẽ vời lên người chúng em nữa. Ôi, đau lắm! Đau lắm!". Nghe những lời tâm sự đó, tôi mới ngồi nhớ lại những lần tôi làm chúng bị đau, bị bẩn. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập đúng là bị tôi làm xấu, làm hỏng thật nhiều.
Đồ dùng học tập là những người bạn trợ giúp việc học tập của chúng ta thêm tốt hơn. Tôi sẽ và đang cố gắng không bừa bộn và giữ gìn chúng cẩn thận hơn. Nếu bạn nào giống tôi thì cũng phải sửa đấy!
đề 2:
Trong số những cây bút viết của cô chủ thì tôi là cây bút máy được cô yêu thích nhất. Cô chủ lúc nào cũng cưng chiều và chăm sóc tôi cẩn thận từng chút một. Tôi tự hào và hạnh phúc lắm.
Tôi vốn không phải là cây bút của cô chủ. Ngày mới mua về, mẹ tặng tôi cho em trai cô. Cậu bé tuy còn nhỏ nhưng viết chữ rất đẹp mà cũng có ý thức giữ gìn. Vì mới mua nên tôi còn rất mới và là một chàng trai khá bảnh bao. Thân bút sơn nước sơn màu đen láng bóng. Hàng chữ in trên đó rõ ràng từng nét. Cái nắp bút màu bạc lấp lánh. Đặc biệt, ngòi bút viết rất trơn như chạy trên từng trang giấy trắng. Tôi rất dễ tính mà bụng tôi cũng rất khỏe, loại mực nào cũng “ăn” được mà ăn rất ngon lành. Vì vậy, cậu bé lại càng thích tôi. Một hôm, cậu khoe tôi với cô chủ. Cô chủ hứng thú, nhẹ nhàng cầm tôi lên ngắm nghía. “Chà! Đẹp quá. Lại cầm rất vừa tay”. Cô chủ vừa ngắm tôi vừa tấm tắc khen ngợi làm tôi xấu hổ. Rồi cô ngỏ lời muốn tôi làm bạn với cô chủ nhưng cậu bé không chịu. Thế là cô chủ buồn lắm.... Đến ngày sinh nhật cô, em trai tặng một món quà bí mật. Gói quà nhỏ xíu bọc giấy bên ngoải. Cậu bé chắc chắn đây là món quà mà chị rất thích. Hồi hộp, cô chủ từ từ mở ra. Một lát sau, tôi đã nằm trong bàn tay cô chủ. Cô hét lên sung sướng. Từ đó, tôi trở thành người bạn thân thiết của cô.
Cô chủ dành cho tôi không phải tình yêu của cô chủ với đồ vật mà là tình cảm đặc biệt giữa hai người bạn với nhau. Cô coi tôi như một người bạn thật sự. Cô may cho tôi một cái túi xinh xinh bằng vải và cho tôi nằm ở trong đó. Mỗi khi viết bài, cô lấy tôi ra, ngắm nhìn một chút rồi mới viết vào vở. Cô không bao giờ ấn mạnh vì sợ tôi đau nên lúc nào cô cũng nhẹ nhàng đặt tôi lên trang giấy. Trước khi đi ngủ, cô cũng không quên bơm một bụng đầy mực cho tôi, cất tôi vào túi và chúc tôi ngủ ngon. Có những lúc buồn, cô chủ không nói với ai được nên thủ thỉ tâm tình với tôi. Không rõ cô chủ có biết rằng tôi nghe và hiểu hết những điều cô nói. Nhưng nếu cho tôi một điều ước, tôi ước sao mình có thể được nói để chia sẻ với cô, để niềm vui của cô được nhân lên gấp bội và nỗi buồn sẽ được chia đôi. Nhưng tôi chỉ là một cái bút, chỉ biết nghe thôi mà không thể chia sẻ. Tôi nhớ mãi một lần khi thấy nước mắt cô chủ rơi...
Hôm đó, trên lớp học vào giờ ra giải lao, cô chủ vội đi đâu mà không mang tôi theo, để tôi nằm trên bàn mà quên nắp bút. Có cậu học trò hiếu động nô đùa làm tôi ngã từ trên bàn xuống. Thật không may, ngòi bút lại lao xuống trước và tôi đã đau xót khi biết rằng mình không còn giúp cô chủ viết bài được nữa. Chưa kịp hoàn hồn thì cậu ta lại chạy nhảy lung tung, giẫm chân cả lên mình tôi nữa... Tôi đau điếng mà không biết làm sao, chỉ mong cô chủ mau về và cứu tôi. Vừa may, cô chủ vào lớp. Nhìn thấy tôi, cô chủ lập tức chạy tới. Thấy tôi bị xước khắp mình mẩy, ngòi bút bị gãy cô chủ thương tôi chạy ra phía sau sân trường ngồi khóc. Những giọt nước mắt nóng hổi rơi trên mình tôi. Những giọt nước mắt trong sáng, tôi cảm nhận được tình yêu vô bờ cô dành cho tôi. Tôi không chỉ là cây bút bình thường mà là người bạn của cô. Hơn thế, tôi còn là món quà kỉ niệm mà em trai đã tặng cô nhân ngày sinh nhật. Tôi biết, với cô, tôi rất có ý nghĩa. Thế nên cô đã khóc rất nhiều, khóc nức nở như khi mất đi thứ gì quí giá vậy.... Cũng vì thế mà cô giận cậu bạn kia lắm.
Từ ngày tôi bị hỏng, cô chủ không bao giờ viết bút mực nữa. Cô để tôi nằm trong hộp bút nhỏ trên bàn. Dù không dùng nữa nhưng ngày nào đi học về cô cũng mở tôi ra xem, ngắm nghía tôi và kể chuyện cho tôi nghe, vẫn là những câu chuyện lớp học, bạn bè thầy cô nhưng tôi luôn luôn hào hứng. Cô chủ vẫn yêu quí tôi như ngày nào...
Là cây bút viết, đồ dùng học tập quen thuộc của học sinh, chúng tôi luôn mong nhận được từ các cô cậu học trò sự quan tâm và ý thức giữ gìn. Còn với riêng tôi, khi nhận được tình yêu của cô chủ, được coi như người bạn thân thì đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất.
k mình nha
Dàn ý cho bạn nha.
Mở bài:
- Giới thiệu ngày diễn ra tiết học đó.
Vd như: Em còn nhớ lúc học lớp 5, đa số ngày nào cũng học môn Toán. Và không biết từ bao giờ, Toán đã trở thành môn mà em thích. Thế nên, hôm nay em xin kể lại tiết học Toán đó.
Thân bài:
- Thầy, cô nào dạy tiết Toán đó?
+ Nêu tên thầy/ cô.
+ Miêu tả sơ lược dáng hình, giọng nói và tính cách của thầy/ cô.
- Đầu tiết thầy/ cô ôn lại bài cũ và giới thiệu bài mới.
+ Em chăm chú nghe và lấy tập ghi bài.
- Trong tiết, thầy/ cô giảng như thế nào?
+ Tiết số: nói chậm rãi, rõ ràng và lấy tay chỉ những chỗ quan trọng cần nhớ cho chúng em.
+ Tiết hình: thầy/ cô vẽ to rõ, giảng chi tiết và ai không hiểu hỏi lại thầy/ cô thì Người vẫn kiên nhẫn giảng lại lần nữa.
- Cuối tiết:
+ Thầy/ cô dặn lại cần ôn và làm bài tập ntn.
+ Thầy/ cô nghiêm túc chào học sinh kết thúc tiết học.
Kết đoạn:
- Tổng kết và nêu suy nghĩ của em:
Vd: Em rất thích thái độ dạy dỗ học sinh của thầy/ cô và vì thế em vô cùng quý mến họ.
Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.
Avengers: Hồi kết (tên gốc tiếng Anh: Avengers: Endgame) là phim điện ảnh siêu anh hùng Mỹ ra mắt năm 2019, do Marvel Studios sản xuất và Walt Disney Studios Motion Pictures phân phối. Phim là phần thứ tư của loạt phim Avengers, sau Biệt đội siêu anh hùng (2012), Avengers: Đế chế Ultron (2015) và Avengers: Cuộc chiến vô cực (2018). Đây là phim thứ 22 của Vũ trụ Điện ảnh Marvel (MCU), đồng thời là phim áp chót của giai đoạn 3 trong vũ trụ điện ảnh này. Đạo diễn là anh em Russo, biên kịch là Christopher Markus và Stephen McFeely. Các nhân vật trong phim được dựa theo Biệt đội Avengers của truyện tranh Marvel. Tựa đề Avengers: Endgame chính thức được công bố và trailer đầu tiên của phim chính thức được đăng tải lên mạng vào ngày 7 tháng 12 năm 2018.[4][5] Trong phim, các thành viên còn sống sót của nhóm Avengers và các đồng minh của họ hợp tác với nhau để đảo ngược thiệt hại do Thanos gây ra trong Avengers: Cuộc chiến vô cực
~ Hok tốt ~
#Smash
Chuyện tình thanh xuân bi hài của tôi quả nhiên là sai lầm (Nhật: やはり俺の青春ラブコメはまちがっている。 Hepburn: Yahari Ore no Seishun Rabukome wa Machigatteiru.?) còn được biết đến với cái tên OreGairu (俺ガイル?) .Câu chuyện xoay quanh một học sinh cấp ba với tâm lý chống đối xã hội tên là Hikigaya Hachiman. Cậu ta có một cái nhìn đầy méo mó về cuộc sống, do đó cậu không có bất kì người bạn cũng như một cô bạn gái nào. Khi Hikigaya thấy những người khác hào hứng nói chuyện về tuổi trẻ, cậu lẩm bẩm: "Một lũ dối trá". Khi Hikigaya được hỏi về ước mơ cho tương lai của mình, cậu trả lời: "Không phải làm việc". Giáo viên môn Văn Học cổ điển của cậu- Hiratsuka Shizuka bắt Hikigaya phải tham gia vào "Câu lạc bộ tình nguyện" (Service Club), nơi vô tình lại có cô gái xinh đẹp nhất trường, Yukinoshita Yukino. Sau khi cả hai người nhận được yêu cầu giúp Yuigahama Yui tự làm bánh bích quy handmade, Yuigahama chính thức gia nhập CLB. Sinh hoạt CLB cùng với hai cô gái xinh đẹp, "Đúng rồi, chuyện tình thanh xuân phải là như thế này chứ!"- cậu tự nhủ vậy. Tuy rằng không có tươi đẹp đến mức ấy, nhưng Hikigaya đã trải qua rất nhiều chuyện ở trong lẫn ngoài CLB, dần dần có nhiều kỷ niệm đẹp với Yukinoshita và Yuigahama. Cũng vì vậy, quan niệm sống của cậu đã thay đổi
học tốt nhé :D
Người ta vẫn bảo chó là loài vật trung thành và tình nghĩa nhất nên em rất yêu quý loài vật này. Năm đó, gia đình em có nuôi một chú chó, em gọi nó với cái tên thân thương là Mun. Mun được cậu em ở trong Nam gửi về cho em khi bà em vào đó thăm cậu mợ..
Mun có bộ lông xù rất đẹp, thân có mặt đen huyền. Chiếc đuôi công dễ thương và đầy đặn. Chiếc đầu nhỏ nhắn cùng đôi mắt lanh lợi, dễ thương. Cô nàng cũng rất điệu, thích vuốt ve bộ lông của mình mỗi sáng sớm, thỉnh thoảng chạy, nhảy trong sân đầy nhanh nhẹn và thu hút trong như một động viên khiêu vũ vậy. Yêu nhất là những lúc Mun cùng mình trò chuyện, cô nàng cứ thích vẫy đuôi rồi gục vào đôi chân của mình mà nghe mình thủ thỉ. Vui, buồn gì em cũng tâm sự với nàng, giữa chúng em không phải là tình cảm của chủ- em mà như tình cảm của những người bạn thân vậy.
Rồi thời gian ấy, vì bận bịu với đống bài tập và áp lực chuyện thi cử quá, nên em không quan tâm nhiều đến nó nữa. Chắc vì Mun tủi nên thỉnh thoảng lại chạy sang nhà hàng xóm chơi với lũ trẻ bên ấy.
Một hôm, như thường lệ, em ngồi học bài, Mun đi chơi. Khoảng 30 phút sau m có nghe tiếng kêu vọng lại từ nhà hàng xóm. Nhưng vì còn lo lắng cho mấy bài tập chưa xong nên em gắng làm thêm. Khoảng hơn mười phút sau tiếng kêu ấy vẫn còn nhưng nhỏ dần rồi không nghe nữa, lúc đấy em nghe tiếng ba lật đật từ ngoài cửa chạy vào:
- Mai ơi, cái Mai đâu rồi, con Mun nó bị người ta giết sắp chết đây này
Lúc này em mới hoảng hồn chạy ra trong sợ hãi:
- Gì...gì ...vậy ba..Mun bị sao thế ạ?
Trời ơi! Nhìn Mun mắt cụp xuống vì mệt, đầu bê bết máu mà em vừa xót, vừa lo, vừa sợ. Có lẽ nào khi những tiếng kêu ấy bắt đầu cất lên là khi Mun đang bị người ta đánh sao? Trời ơi! em đã làm gì thế này, sự vô tâm của em đã khiến Mun ra nông nỗi này hay sao. Lúc ấy em đã khóc, em khóc vì thương Mun, vì giận mình và căm thù những kẻ tàn ác kia, chúng chỉ vì miếng mồi cho bữa nhậu mà tàn nhẫn đến thế sao?
Em đỡ Mun dậy, lấy sữa trong bịch đút từng chút một vào miệng. Vết đâm thẳng từ trên đầu xuống khá sâu nên một thời gian Mun mới lành hẳn. Từ đó em để tâm em Mun nhiều hơn, dù bận bịu gì cũng phải quan tâm và chăm sóc nó.
Câu chuyện ấy xảy ra cũng đã lâu mà giờ nhắc lại em vẫn thấy rùng mình sợ hãi. Mong rằng Mun và em sẽ còn nhiều thời gian bên nhau hơn nữa.
♡♡♡♡♡♡♡♡♡♡♡
Đề 1:
Một đêm, đang mơ màng ngủ bỗng tôi nghe thấy tiếng động từ phía nhà xe. Tiếng động mỗi lúc một lớn dần. Tò mò không hiểu chuyện gì đang xảy rạ, tôi lặng lẽ bước xuống giường. Đứng ngoài cửa, tôi ngạc nhiên khi thấy ba anh xe đạp, xe máy, ô tô đang cãi nhau, so bì hơn thua rất kịch liệt.
Khu nhà nỏ bé phía sau là nơi cư trú của mấy chiếc xe nhà tôi, xe máy cũ của bố, xe đạp đi học của tôi. Đã mấy năm nay chúng luôn sống với nhau rất hoà thuận. Niềm vui hay nỗi buồn đều chia sẻ và giúp đỡ nhau. Nhưng từ khi chiếc ô tô mới về ở chung thì giữa các xe xuất hiện mâu thuẫn. Chúng ngấm ngầm chê bai nhau, so bì thiệt hơn qua từng việc nhỏ. Tôi biết điều đó nhưng không nghĩ rằng chúng lại cãi nhau kịch liệt đến vậy. Dường như bao nhiêu khó chịu trong lòng được chúng bộc bạch hết. Đêm nay, tôi mới tận mắt chứng kiến chúng cãi nhaụ. Ba xe, xe nào cũng cho ý kiến của mình đúng, đang cố tranh luận phản bác ý kiến nhau.
Đầu tiên là chiếc ô tô: “Các anh làm sao so bì được với tôi. Tôi hiện đại nhất, đẹp nhất và có nhiều tác dụng nhất. Tôi có đầy đủ tiện nghi trong người như một căn nhà di động, nào ti vi, đài phát thanh, máy điều hoà... Gia đình ông chủ lại có bốn người, đi đâu chơi mà dùng tôi thì tiện lợi quá rồi. Các anh liệu có làm được như thế không?”. Ô tô nói với giọng đầy kiêu hãnh, tự hào. Nghe vậy, xe máy liền lên tiếng: Dù anh có hiện đại đến đâu thì cũng không thể tiện lợi bằng tôi được. Tôi tuy không sang trọng như anh nhưng tôi chạy rất nhanh, những chỗ đông người hay ùn tắc anh chịu chết nhưng tôi vẫn có thể vượt qua dễ dàng. Anh cồng kềnh đi đâu cũng chiếm nhiều diện tích. Còn tôi, khiêm tốn và giản dị nên được mọi người sử dụng nhiều hơn. Mà bây giờ họ hàng nhà tôi được sản xuất ngày càng đa dạng, chất lượng cũng tốt hơn với nhiều kiểu dáng, màu sắc, không thua kém gì anh đâu nhé. Quan trọng, tôi đã gắn bó với ông chủ nhà suốt bao năm nay. Trải qua bao vất vả của những ngày nắng gắt, mưa giông tôi đều tận tình phục vụ ông chủ. Từ ngày chưa có anh, gia đình nhà chủ đều rất quí tôi, coi tôi là số một. Đã nhiều năm rồi nên tôi mới cũ đi và xấu xí như thế này đây. Chắc ông chủ không còn yêu tôi nữa...”. Nói đến đây, xe máy bật khóc nức nở. Có lẽ nó đang xúc động lắm khi nhớ về một thời đã xa. Không biết lúc này ô tô suy nghĩ gì. Im lặng một lát, cuối cùng, chiếc xe đạp cũ của tôi mới nhỏ nhẹ lên tiếng: “Các anh ai cũng cho mình đúng,mình tiện lợi nhất, tốt nhất nhưng không ai biết rằng trong chúng ta xe đạp tôi là người có mặt sớm nhất. Từ lâu lắm rồi, tôi được con người sáng tạo ra thay thế cho nhiều phương tiện khác. Lúc đó, ai có một chiếc xe đạp để đi thì thật hạnh phuc. Tôi gọn nhẹ nhất, đi lại dễ dàng, còn giúp con người tập thể dục khi sử dụng tôi nữa. Mà các anh ai cũng cần phải có “thức ăn” mới chịu chạy, nếu không thì đành đứng xó. Còn tôi, chẳng cần xăng dầu vẫn bon bon. Tôi cũng là người gắn bó lâu nhất với gia đình chủ, từ ngày họ còn khó khăn. Tôi cùng ông chủ đi làm, cùng ông đưa đón cậu chủ mỗi ngày, cùng bà chủ đi chợ hay đi đâu xa.... Cứ thế đã bao năm rồi...” Mỗi xe, xe nào cũng đưa ra những lí lẽ rất thuyết phục. Nhưng cả ba xe không ai chịu ai vẫn khăng khăng cho rằng mình tốt nhất, được gia đình chủ yêu nhất và xứng đáng là người được sử dụng nhều nhất.
Chúng mải mê cãi cọ mà không biết tôi đứng nghe từ bao giờ. Tôi bước vào khi chúng vẫn còn tranh luận. Nhìn thấy tôi, chúng ngạc nhiên, sửng sốt. Nhìn một lượt những chiếc xe trong gia đình, tôi thấy những điều chúng nói đều có lí. Nhũng chiếc xe này đã giúp gia đình tôi thật nhiều. Không chỉ vậy, chúng còn gắn bó cùng gia đình tôi với bao kỉ niệm từ thuở còn khó khăn. Tôi lại gần từng chiếc xe, vỗ về và âu yếm chúng. Chúng nằm yên ngoan ngoãn dõi theo tôi. “Các bạn xe ạ! Tôi đã nghe hết những điều các bạn nói. Ai cũng có ý kiến của mình và đều đúng cả. Các anh đều có ích với gia đình tôi. Thử hỏi, nếu thiếu các bạn thì không chỉ gia đình tôi mà bao nhiêu gia đình khác sẽ thế nào. Vì thế, các anh hãy bình tĩnh lại và lắng nghe nhau nói xem sao. Các anh sẽ hiểu nhau và thông cảm với nhau hơn đấy. Từ nay, gia đình tôi sẽ sử dụng đều tất cả các anh. Khi có dịp đi đâu xa, cả nhà tôi nhờ anh ô tô nhé. Còn anh xe máy, anh vẫn ngày ngày giúp bố đến cơ quan, anh xe đạp giúp tôi đến trường. Như thế ai cũng có việc riêng và vẫn phát huy được những chức năng của mình. Các anh hãy nhớ, không ai là người thừa cả và cũng không ai hơn thua ai vì mỗi người đều có sức mạnh riêng của mình... Những chiếc xe im lặng gật gù vẻ tán đồng. Chúng nhìn nhau thân thiện như để giảng hoà...
Cuộc cãi vã giữa những chiếc xe kết thúc từ đó. Ai cũng chăm chỉ làm công việc của mình. Chúng lại sống vui vẻ, hoà thuận bên nhau. Và cũng từ đó, để thể hiện lòng biết ơn với những người bạn nhỏ, gia đình tôi luôn chú ý giữ gìn và chăm sóc chúng tốt hơn.
Đề 2:
Trong số những cây bút viết của cô chủ thì tôi là cây bút máy được cô yêu thích nhất. Cô chủ lúc nào cũng cưng chiều và chăm sóc tôi cẩn thận từng chút một. Tôi tự hào và hạnh phúc lắm.
Tôi vốn không phải là cây bút của cô chủ. Ngày mới mua về, mẹ tặng tôi cho em trai cô. Cậu bé tuy còn nhỏ nhưng viết chữ rất đẹp mà cũng có ý thức giữ gìn. Vì mới mua nên tôi còn rất mới và là một chàng trai khá bảnh bao. Thân bút sơn nước sơn màu đen láng bóng. Hàng chữ in trên đó rõ ràng từng nét. Cái nắp bút màu bạc lấp lánh. Đặc biệt, ngòi bút viết rất trơn như chạy trên từng trang giấy trắng. Tôi rất dễ tính mà bụng tôi cũng rất khỏe, loại mực nào cũng “ăn” được mà ăn rất ngon lành. Vì vậy, cậu bé lại càng thích tôi. Một hôm, cậu khoe tôi với cô chủ. Cô chủ hứng thú, nhẹ nhàng cầm tôi lên ngắm nghía. “Chà! Đẹp quá. Lại cầm rất vừa tay”. Cô chủ vừa ngắm tôi vừa tấm tắc khen ngợi làm tôi xấu hổ. Rồi cô ngỏ lời muốn tôi làm bạn với cô chủ nhưng cậu bé không chịu. Thế là cô chủ buồn lắm.... Đến ngày sinh nhật cô, em trai tặng một món quà bí mật. Gói quà nhỏ xíu bọc giấy bên ngoải. Cậu bé chắc chắn đây là món quà mà chị rất thích. Hồi hộp, cô chủ từ từ mở ra. Một lát sau, tôi đã nằm trong bàn tay cô chủ. Cô hét lên sung sướng. Từ đó, tôi trở thành người bạn thân thiết của cô.
Cô chủ dành cho tôi không phải tình yêu của cô chủ với đồ vật mà là tình cảm đặc biệt giữa hai người bạn với nhau. Cô coi tôi như một người bạn thật sự. Cô may cho tôi một cái túi xinh xinh bằng vải và cho tôi nằm ở trong đó. Mỗi khi viết bài, cô lấy tôi ra, ngắm nhìn một chút rồi mới viết vào vở. Cô không bao giờ ấn mạnh vì sợ tôi đau nên lúc nào cô cũng nhẹ nhàng đặt tôi lên trang giấy. Trước khi đi ngủ, cô cũng không quên bơm một bụng đầy mực cho tôi, cất tôi vào túi và chúc tôi ngủ ngon. Có những lúc buồn, cô chủ không nói với ai được nên thủ thỉ tâm tình với tôi. Không rõ cô chủ có biết rằng tôi nghe và hiểu hết những điều cô nói. Nhưng nếu cho tôi một điều ước, tôi ước sao mình có thể được nói để chia sẻ với cô, để niềm vui của cô được nhân lên gấp bội và nỗi buồn sẽ được chia đôi. Nhưng tôi chỉ là một cái bút, chỉ biết nghe thôi mà không thể chia sẻ. Tôi nhớ mãi một lần khi thấy nước mắt cô chủ rơi...
Hôm đó, trên lớp học vào giờ ra giải lao, cô chủ vội đi đâu mà không mang tôi theo, để tôi nằm trên bàn mà quên nắp bút. Có cậu học trò hiếu động nô đùa làm tôi ngã từ trên bàn xuống. Thật không may, ngòi bút lại lao xuống trước và tôi đã đau xót khi biết rằng mình không còn giúp cô chủ viết bài được nữa. Chưa kịp hoàn hồn thì cậu ta lạichạy nhảy lung tung, giẫm chân cả lên mình tôi nữa... Tôi đau điếng mà không biết làm sao, chỉ mong cô chủ mau về và cứu tôi. Vừa may, cô chủ vào lớp. Nhìn thấy tôi, cô chủ lập tức chạy tới. Thấy tôi bị xước khắp mình mẩy, ngòi bút bị gãy cô chủ thương tôi chạy ra phía sau sân trường ngồi khóc. Những giọt nước mắt nóng hổi rơi trên mình tôi. Những giọt nước mắt trong sáng, tôi cảm nhận được tình yêu vô bờ cô dành cho tôi. Tôi không chỉ là cây bút bình thường mà là người bạn của cô. Hơn thế, tôi còn là món quà kỉ niệm mà em trai đã tặng cô nhân ngày sinh nhật. Tôi biết, với cô, tôi rất có ý nghĩa. Thế nên cô đã khóc rất nhiều, khóc nức nở như khi mất đi thứ gì quí giá vậy.... Cũng vì thế mà cô giận cậu bạn kia lắm.
Từ ngày tôi bị hỏng, cô chủ không bao giờ viết bút mực nữa. Cô để tôi nằm trong hộp bút nhỏ trên bàn. Dù không dùng nữa nhưng ngày nào đi học về cô cũng mở tôi ra xem, ngắm nghía tôi và kể chuyện cho tôi nghe, vẫn là những câu chuyện lớp học, bạn bè thầy cô nhưng tôi luôn luôn hào hứng. Cô chủ vẫn yêu quí tôi như ngày nào...
Là cây bút viết, đồ dùng học tập quen thuộc của học sinh, chúng tôi luôn mong nhận được từ các cô cậu học trò sự quan tâm và ý thức giữ gìn. Còn với riêng tôi, khi nhận được tình yêu của cô chủ, được coi như người bạn thân thì đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất.
Đề 3:Bún bò giò heo - Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.Bún thì không đâu không có, nhưng hình thức của con bún thì mỗi miền mỗi khác. Ở Hà Nội, xưa và nay cũng la liệt bún “bún riêu, bún chả, bún ốc, bún thang…” mà có lẽ đặc biệt nhất là bún chả, sợi bún rất mảnh lại cuộn từng lá mỏng, còn chả thì là thịt ba chỉ cặp vào thanh tre rồi đem nướng trên than hoa, chẳng khác gì bún thịt nướng ở Huế nhưng ngon hơn nhờ nước chấm và rau húng. Ở Huế cũng thế, có bún giò heo.Dọc hai bên đường bạn sẽ gặp ngay ở đây những gánh bún rất bình dân nhưng cũng rất ngon, rất đông khách… Một tô bún giò hay bún bò hấp dẫn thực khách chính là nhờ chất nước ngon ngọt và thơm. Đặc biệt là nồi bún, một nồi bằng nhôm dẻo rất mỏng và được người thợ gò xứ Huế gò rất khéo, trông giống một chiếc nồi đồng ngày xưa nhưng sâu và miệng rộng hơn. Cái nồi được chùi rửa kỳ cọ rất kỹ nên bao giờ cũng sáng trắng, trông rất thích mắt. Ăn một tô bún đang bốc khói, những sợi bún trắng trong nổi bật trên đó là những viên mọc hồng (được viên từ giò sống và thịt cua), những miếng móng giò được ninh mềm nhừ, với một chút màu trắng của những cọng rá và màu xanh của rau sống, húp một ít nước beo béo đậm đà kèm theo một chút gia vị mắm ớt chanh bạn sẽ thấy vô cùng thú vị, vừa cay, vừa nóng, vừa xuýt xoa, vừa nghe vị ngọt của nước bún của thịt chạy dần vào trong thực quản, chắc chắn bạn sẽ không quên được cái hương vị này. Phải có một lần ăn bún đến chảy nước mắt lúc đó mới cảm được cái hương vị xứ Huế nó thâm trầm như thế nào.
Kick cho mình nhé.Mik làm suốt 24h đấy.Bạn phải biết thương mik nhé
nhà e có 3 ptgt ,chúng nó cãi nhau. ô tô bảo nó là xịn nhất vì vừa đắt vừa ko phải đội mũ bảo hiểm. Xe máy bảo ô tô to như cái j ko cho vừa vào nhà, dễ ăn trộm vkl. Xe đạp phản đối kick liệt,bảo :chế là bền nhất, mấy ku vỡ là hỏng luôn.còn anh bi tuột xích thì tra lại là xong.............
Bọn nó cãi ngau ngày đêm, em ko chịu đc đuổi chúng nó ra khỏi nhà
em thik nhất là con choá ( nhấn mạnh đó là choá ) vì em hay chs vs nó cùng mỗi buổi chiều chs vs nó em cảm thấy rất vui vì chs vs nó có thể cho em chạy nhanh hơn tập tính vào bệnh viện nhanh hơn nhẹ nhất là chỉ bị rượt hoặc mạnh nhất là sẽ cho mình làm quen vs mùi đất tr để xuống ko bỡ nghỡ hết ạ đó là bn thân nhất của em
Tôi cũng như bao người khác đều có một ký ức tuổi thơ về quê hương, làng xóm. Trong đó ký ức của tôi về sinh hoạt và vui chơi ở nơi ngôi chùa Làng, cho đến giờ tôi vẫn không thể nào quên.
Đó là ngôi chùa của Làng, ngôi chùa tương đối cổ kính, không biết được xây dựng từ khi nào nhưng khi tôi lớn lên là ngôi chùa đã hiện diên và cổ kính rồi, tôi được biết theo “ Địa phương ký làng Sơn Tùng” của tác giả chú Văn Hữu Tuất thì ngôi chùa làng đầu tiên được thành lập rất sớm vào khoảng năm 1754 (Giáp Tuất) do Ngài Tin Đức Bá Đoàn Phúc Hòa Vệ Long Võ cùng bà con dân làng trùng tu xây dựng.
Năm 1756 (Bính Tý) đời vua Lê Cảnh Hưng thứ 16, Thế Tôn Hiếu Võ Hoàng Đế Nguyễn Phúc Khoát (Chúa Đàng trong) ban bố tấm biển” Sắc tứ Sơn Tùng tự” và 4 câu đối…Vào ngày 25/2 – năm Kỷ Sửu chùa làng bị đốt cháy hoàn toàn, toàn bộ tài liệu quí giá bị thiêu rụi, chỉ sót lại tấm bia đá và cái chuông hiện đang còn để tại chùa.
Đầu thập niên 1960, Khuông hội Phật giáo làng Sơn Tùng xây dựng chùa mới trên nền chùa xưa, đúc tượng Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, Đại hồng chung…các ngài có công xây dựng lại chùa là các ngài: Văn Hữu Đối, Đoàn Quang Kháng, Văn Hữu Hạch, Hồ Đăng Chinh và Hồ Đăng Quát các ngài nay đã qua đời.
Chùa được tọa lạc ngay trung tâm dân cư của làng Sơn Tùng, ngôi chùa nhìn vào toát lên vẽ tôn nghiêm, hiền hòa và dễ gần gũi; có khuôn viên, quang cảnh thoáng mát, 2 bên sân chùa là 2 hàng cây nhãn tỏa bóng mát xum xê. Tôi vẫn còn nhớ thuở nhỏ ngày nào, vào mùa hè lũ nhỏ chúng tôi đi học hè ở trường làng (trụ sở làng bây giờ) trường ở gần chùa, vào những lúc trưa hè, trời nắng gắt chúng tôi kéo nhau vào núp dưới hàng cây Nhãn xanh tỏa bóng mát nghe tiếng Ve hè kêu inh ỏi, chúng tôi càng thỏa sức vui chơi nô đùa, hồn nhiên. Phía trước chánh diện chùa cách chừng 300m có một Hồ sen rộng chừng 100m2, sen nở trắng phau, tỏa hương thơm ngát, nước hồ trong xanh. Sau những lần nô đùa, chạy nhảy, lũ trẻ chúng tôi kéo nhau xuống hồ lấy nước uống, lấy gương sen để ăn.
Tôi vẫn còn nhớ mãi, khi bước vào tuổi niên thiếu, ao ước làm sao để được tham gia lớp “oanh vũ” để được đến chùa sinh hoạt gia đình Phật tử, sau đó tôi cũng được diện cho mình một bộ áo lam tay ngằn, quần đùi để đi oanh vũ. Vui làm sao, hồn nhiên làm sao chiều chủ nhật hàng tuần tôi được sinh hoạt vòng tròn trước sân chùa do các đàn anh, đàn chị “Huynh trưởng” phụ trách, nhiều lắm, đến giờ tôi còn nhớ một vài anh chị đó là anh Văn Hữu Bích, anh Hồ Thiêu, anh Văn Luy, anh Đoàn Phước Dụng, chị Văn Thị Huê, Hồ Thị Túy…Nói chung phong trào Phật tử và sinh hoạt gia đình Phật tử ở làng ta trước năm 1975 phát triển rất mạnh, hoạt động vô tư, tình cảm, trách nhiệm, thương yêu và hồn nhiên.
Sau giải phóng một thời gian dài, do tình hình kinh tế khó khăn chung của đất nước, trong đó có dân làng ta. Việc tu sửa, quan tâm xây dựng phát triển, tôn tạo của chùa có những hạn chế nhất định; phong trào tham gia khuông hội, gia đình Phật tử chưa được nhiệt tình hưởng ứng.
Đến năm 2008, bằng sự nỗ lực, quyết tâm của con dân trong làng đã huy động mọi nguồn lực, mọi sự ủng hộ từ toàn thể nhân dân trong làng, con dân đi làm ăn xa, các nhà hảo tâm đã sửa chữa và tổ chức “Đại Lễ Chẩn Tế Trai Đàn” hết sức hoành tráng và trang nghiêm nhằm để cầu siêu bạt độ cho hương linh con dân trong làng và nguyện cầu an lành, thạnh đạt, bình yên, mưa thuận gió hòa, ăn nên làm ra, con cháu học hành thành đạt…
Những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp cùng với kinh tế của nhân dân trong làng có phần cải thiện nên phong trào tham gia tự nguyện cúng dường, đóng góp công, sức, tiền của để sửa chữa, tô quét lại ngôi chùa và vật kiến trúc của chùa ngàycàng khang trang và đẹp đẽ, đặc biệt là tượng đá “ Phật Quan Âm Bồ Tát” do đệ tử Đoàn Mai Lương cúng dường được dựng ngay trước sân chùa.
Chùa cũng thành lập được Ban Nghi lễ ( Khuôn hội) gồm có 07 người, do ông Văn Ích làm Trưởng Ban, ông Hồ Khoảng làm trưởng Ban Nghi lễ và 5 thành viên gồm ông Hồ Phò, ông Hồ Chiến, ông Đoàn Khách, ông Đoàn Phước Lư và ông Bình. Mặc dù Ban Nghi lễ chỉ có 07 người nhưng hoạt động, duy trì hương đăng, kinh kệ các ngày đại lễ, lễ Phật, vía Phật, ngày rằm…đồng thời nhiệt tình giúp đỡ các gia đình phật tử trong làng có nhu cầu tụng niệm phục vụ tang lễ, cúng giỗ…đã tạo nên nét văn hóa tâm linh gần gũi với mọi nhà.
Bên cạnh đó, hoạt động của gia đình Phật tử lớp thiếu sinh trong làng cũng được chùa quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ và hoạt động xây dựng phong trào, số lượng thiếu sinh khoảng 15-17 em; tuy nhiên, so với các địa phương khác thì phong trào gia đình Phật tử ở làng ta vẫn còn khiêm tốn nhiều mặt, do thiếu thủ lĩnh, thiếu đàn anh dẫn dắt, hầu hết số thanh niên trưởng thành đều đi làm ăn xa.
Sau bao nhiêu năm tôi xa cách ngôi chùa, những lần về thăm quê, tôi đều đến thăm, viếng ngôi chùa thân thương ở làng, khi đó bao nhiêu kỷ niệm tuổi thơ ấu của tôi hiện ra, làm cho tôi cảm xúc dâng trào, khó tả nổi, chỉ biết ngậm ngùi, thương nhớ và đầy lưu luyến. Đây là tâm trạng của tôi cũng như bao bao nhiêu người con xa quê hương khi nghĩ về quê hương, nơi có ngôi chùa làng thân thương.
Tham khảo
Người ta vẫn bảo chó là loài vật trung thành và tình nghĩa nhất nên em rất yêu quý loài vật này. Năm đó, gia đình em có nuôi một chú chó, em gọi nó với cái tên thân thương là Mun. Mun được cậu em ở trong Nam gửi về cho em khi bà em vào đó thăm cậu mợ..
Mun có bộ lông xù rất đẹp, thân có mặt đen huyền. Chiếc đuôi công dễ thương và đầy đặn. Chiếc đầu nhỏ nhắn cùng đôi mắt lanh lợi, dễ thương. Cô nàng cũng rất điệu, thích vuốt ve bộ lông của mình mỗi sáng sớm, thỉnh thoảng chạy, nhảy trong sân đầy nhanh nhẹn và thu hút trong như một động viên khiêu vũ vậy. Yêu nhất là những lúc Mun cùng mình trò chuyện, cô nàng cứ thích vẫy đuôi rồi gục vào đôi chân của mình mà nghe mình thủ thỉ. Vui, buồn gì em cũng tâm sự với nàng, giữa chúng em không phải là tình cảm của chủ- em mà như tình cảm của những người bạn thân vậy.
Rồi thời gian ấy, vì bận bịu với đống bài tập và áp lực chuyện thi cử quá, nên em không quan tâm nhiều đến nó nữa. Chắc vì Mun tủi nên thỉnh thoảng lại chạy sang nhà hàng xóm chơi với lũ trẻ bên ấy.
Một hôm, như thường lệ, em ngồi học bài, Mun đi chơi. Khoảng 30 phút sau em có nghe tiếng kêu vọng lại từ nhà hàng xóm. Nhưng vì còn lo lắng cho mấy bài tập chưa xong nên em gắng làm thêm. Khoảng hơn mười phút sau tiếng kêu ấy vẫn còn nhưng nhỏ dần rồi không nghe nữa, lúc đấy em nghe tiếng ba lật đật từ ngoài cửa chạy vào:
- Mai ơi, cái Mai đâu rồi, con Mun nó bị người ta giết sắp chết đây này
Lúc này em mới hoảng hồn chạy ra trong sợ hãi:
- Gì...gì ...vậy ba..Mun bị sao thế ạ?
Trời ơi! Nhìn Mun mắt cụp xuống vì mệt, đầu bê bết máu mà em vừa xót, vừa lo, vừa sợ. Có lẽ nào khi những tiếng kêu ấy bắt đầu cất lên là khi Mun đang bị người ta đánh sao? Trời ơi! em đã làm gì thế này, sự vô tâm của em đã khiến Mun ra nông nỗi này hay sao. Lúc ấy em đã khóc, em khóc vì thương Mun, vì giận mình và căm thù những kẻ tàn ác kia, chúng chỉ vì miếng mồi cho bữa nhậu mà tàn nhẫn đến thế sao?
Em đỡ Mun dậy, lấy sữa trong bịch đút từng chút một vào miệng. Vết đâm thẳng từ trên đầu xuống khá sâu nên một thời gian Mun mới lành hẳn. Từ đó em để tâm em Mun nhiều hơn, dù bận bịu gì cũng phải quan tâm và chăm sóc nó.
Câu chuyện ấy xảy ra cũng đã lâu mà giờ nhắc lại em vẫn thấy rùng mình sợ hãi. Mong rằng Mun và em sẽ còn nhiều thời gian bên nhau hơn nữa.