hãy kể tên các cuộc cách mạng tư sản mà em đã học.
  • K
    Khách

    Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

    Các cuộc CM tư sản đã học

    Cách mạng Hà Lan(tháng 8-1566) là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới. KQ: lật đổ ách thống trị của vương triều Tây Ban Nha
    Cách mạng TS Anh:(1640-1688) Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đem lại quyền lợi chi quý tộc mới và tư sản
    Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ(1775-1783). Kq: giành độc lập ra đời Hợp chủng quốc Hoa Kì
    Cách mạng tư sản Pháp(1789-1794). Kq: lật đổ chế độ pk, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triể cách mạng Hà Lan

    hệ quả của CM công nghiệp

    Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt các nước tư bản : nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân xuất hiện. Sản xuất bằng máy đã nâng cao năng suất lao động và ngày càng xã hội hoá quá trình lao động của chủ nghĩa tư bản.
    Cách mạng công nghiệp cũng góp phần thúc đẩy những chuyển biến mạnh mẽ trong các ngành kinh tế khác, đặc biệt là nông nghiệp và giao thông vận tải. Nhu cầu công nghiệp hoá khiến nông nghiệp nhanh chóng chuyển sang phương thức chuyên canh hoặc thâm canh, đồng thời quá trình cơ giới hoá nông nghiệp, đã góp phần giải phóng nông dân, bổ sung lực lượng lao động cho thành phố.
    Hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản được hình thành - tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp. Sự tăng cường bóc lột công nhân của giai cấp tư sản làm cho mâu thuẫn trong xã hội tư bản và cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản với giai cấp tư sản không ngừng tăng lên.

    17 tháng 12 2017

    *Anh:
    - Tồn tại chế độ quân chủ lập hiến, 2 đảng tự do, bảo thủ thay nhau cầm quyền bảo vệ gia cấp tư sản.
    - Đẩy mạnh chính sách xâm lược, thống trị và bóc lột thuộc địa.
    => Chủ nghĩa đế quốc thực dân.
    * Pháp:
    - Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng t2 TG sau Anh.
    - Sau năm 1870, công nghiệp Pháp tụt xuống hạng 4( sau Mỹ, đức, anh)
    - Nhiều công ty độc quyền ra đời, chi phối nền kinh tế Pháp trong lĩnh vực ngân hàng Pháp cho vay lãi cao.
    => Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

    Câu1 : Kể tên những cuộc cách mạng tư sản mà em đã học. Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của những cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVI- XVIII.Câu 2 : Nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu của giai cấp  công nhân từ 1830- cuối TK XIX, kết quả và ý nghĩa.Câu 3 : Vì sao tư bản phương Tây lại xâm lược các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Kể tên 5 phong trào đấu tranh của nhân dân các nước...
    Đọc tiếp

    Câu1 : Kể tên những cuộc cách mạng tư sản mà em đã học. Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của những cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVI- XVIII.

    Câu 2 : Nêu những phong trào đấu tranh tiêu biểu của giai cấp  công nhân từ 1830- cuối TK XIX, kết quả và ý nghĩa.

    Câu 3 : Vì sao tư bản phương Tây lại xâm lược các nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Kể tên 5 phong trào đấu tranh của nhân dân các nước Đông Nam Á và Trung Quốc chống xâm lược thế kỉ XIX- XX.

    Câu 4 : Những điểm chung về kinh tế và chính sách đối ngoại của các n­ước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX là gì?   

    Câu 5 : Tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước?

    Câu 6 : Vai trò của Quốc tế thứ nhất và Quốc tế thứ hai đối với phong trào công nhân.

    1
    1 tháng 11 2021

    Câu 1:

    - Các cuộc cách mạng tư sản đã được học:

    Cách mạng Hà Lan.

    Cách mạng tư sản Anh.

    Chiến tranh giành độc lập, của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

    Cách mạng tư sản Pháp.

     

    Các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên có ý nghĩa lịch sử to lớn:

    + Chấm dứt sự đô hộ của chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha (ở Hà Lan).

    + Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế (ở Anh).

    + Giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị của chủ nghĩa thực dân (ở Bắc Mĩ).

    + Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở các nước này.

    13 tháng 11 2021

    Câu 4 :

    Anh đc Lê-nin gọi là " chủ nghĩa đế quốc thực dân " vì Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn

    Pháp đc gọi là " chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi " vì cho các nước Phổ, Nga, Trung Âu, Mĩ la-tinh vay thu lợi nhuận

    Đức được goi là " chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến " vì đức có ít thuộc địa nhưng đang chạy đua vũ trang để chia lại thuộc địa

    Mĩ được goi là " chủ nghĩa đế quốc thực dân kiểu mới " vì là ông vua công nghệp, kĩ thuật phát triển cao

    Câu 5 : 

    - Lực lượng cách mạng là quần chúng nhân dân lao động Pa-ri .

    - Lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản. Thành lập chính quyền của giai cấp vô sản .

    - Do giai cấp vô sản lãnh đạo

    Câu 6 : 

    * tích cực 

    - Các ngành khoa học cơ bản như Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất,... đều đạt được những tiến bộ phi thường.

    - Vật lí học với sự ra đời của thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là thuyết tương đối có ảnh hưởng lớn của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh.

    - Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã được sử dụng như điện tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh,...

    * hạn chế : trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm họa cho nhân loại qua hai cuộc chiến tranh thế giới

     

    6 tháng 12 2021

    Câu 1: SGK có

    Câu 2: CMTS: Pháp, Hà Lan, Anh, 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ. Pháp triệt để nhất, vì đã giải quyết được các vấn đề ruộng đất cho nhân dân (vào thi gặp câu hỏi ik chang mà quất câu này là auto có điểm :)).....

    6 tháng 12 2021

    1. 

    Đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức. Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm. - Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn. 2. 

    2. Các cuộc cách mạng tư sản đã học:

    - CM tư sản Hà Lan

    -CM tư sản Anh

    -CM tư sản Pháp

    Cuộc cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng triệt để nhất vì đc chuẩn bị chú đáo về mọi mặt, đc trang bị bởi hệ tư tưởng triết học tiến bộ góp phần nâng cao trình độ đấu tranh của nhân dân, nhằm thuê tiêu mọi tặng đưa của chế độ phong kiến.

     

    31 tháng 10 2021

    Tham khảo:

    Câu 3: 

     

    * Ý nghĩa lịch sử:

    - Mặc dù thất bại nhưng Công xã Pa-ri có ý nghĩa và ảnh hưởng to lớn đối với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản toàn thế giới.

    - Những chính sách mà Công xã Pa-ri đề ra thể hiện sự sáng tạo hình thức nhà nước kiểu mới dựa trên cơ sở dân chủ vô sản và hoạt động lợi ích của đa số nhân dân lao động.

    - Là hình ảnh của chế độ xã hội mới tiến bộ, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh cho một xã hội tốt đẹp hơn.

    * Bài học: 

    - Cách mạng vô sản muốn giành thắng lợi phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo, thực hiện liên minh công nông;

    - Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù, xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân.

    15 tháng 10 2016

    câu 1 dac điểm của anh là chủ nghỉa đé quốc thực dân

    đặc điểm cua pháp là chũ nghỉa đế quốc cho vay lãi

    đức là chủ nghĩa đế quốc quân phật, hiếu chiến

     

    19 tháng 10 2016
     
    Anh:
    - Cuối thế kỉ XIX- đầu XX, mặc dù Anh mất dần về vị trí công nghiệp song quá trình tập trung TB ở Anh được đẩy mạnh với sự xuất hiện của nhiều tổ chức độc quyền kiểm soát các ngành KT lớn như công nghiệp luyện kim, đóng tàu khai thác mỏ.
    - Sự tập trung TB trong tay các ngân hàng lớn hình thành những tập đoàn TB tài chính chi phối toàn bộ đời sống KT của Anh như sự xuất hiện của 5 ngân hàng lớn ở Luân đôn
    - Anh tăng cường xâm lược thuộc địa và xuất cảng TB. Anh đầu tư TB vào các nc thuộc địa và bóc lột thuộc địa về mặt tài nguyên, nhân công, thị trường để đem lại nguồn cách xù cho chính quốc. Do đó hệ thống thuộc địa của Anh có mặt khắp các châu lục. Người Anh luôn tự hào là nc " M Trời ko bao h lặn". Lê nin gọi đây là chủ nghĩa đế quốc thực dân

    * Pháp:
    -Quá trình tập trung công nghiệp và TB dẫn tới sự ra đời của các tổ chức độc quyền trong các lĩnh vực về công nghiệp như khai mỏ, luyện kim, thương mại đem lại những thành tựu mới cho Pháp.
    -Sự chi phối của các công ty độc quyền đối với KT của đất nc đồng thời vc tập trung TB trong ngân hàng đạt mức đọ cao
    - Xuất cảng TB ở Pháp đứng thứ 2 thế giới, TB Pháp ko sử dụng vốn để phát triển công nghiệp trong nc chủ yếu cho nc ngoài vay với lãi suất nặng. Do đó, Pháp trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới lúc bấy h. Vì thế lê nin nhân định Pháp là chủ nghĩa cho vay nặng lãi.
    - Pháp ráo riết chạy đua vũ trang, tiến hành xlc thuộc địa ở hầu hét châu Phi, châu Á.

    * Đức:
    - Cuối thế kỉ XIX, nền KT TBCN ở Đức phát triển nhanh chóng nên quá trình tập trung TB vào sản xuất diễn ra nhanh chóng với sự ra đời của các công ti độc quyền dưới những hình thức cacten và xanh đi ca
    -Đức đẩy mạnh quá trình chuẩn bị chiến tranh xâm lc trên toàn TG nhằm cạnh tranh với Anh, Pháp. Vì vậy Đức đã công khai dùng vũ lực để chia lại TG. Chúng đầu tư ngân hàng vào các ngành công nghiệp quân sự và chuẩn bị các kế hoạch đánh bại A, P, Nga, mở rộng lãnh thổ

    * Mĩ
    -Tốc độ phát triển của Mĩ cuối TK XIX tăng nhanh vượt bậc từ 1 nc nông nghiệp phụ thuộc vào châu Âu trở thành 1 cường quốc nông nghiệp, công nghiệp đứng đầu TG. Vì vậy quá trình tập trung TB ở Mĩ diễn ra mạnh mẽ dưới những hình thức tơ rớt
    - Sự tập trung TB lớn đã chi phối toàn bộ đời sống KT, Ct, XH của Mĩ.
    - Đầu TK XX, Mĩ thực hiện bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam và Trung Nam Mĩ. Đồng thời sang phương Tây chiếm 1 số đảo ở TBD làm bàn đạp tấn công châu Á. Để thực hiện chính sách này Mĩ áp dụng " cái gậy lớn và đồng đô la Mĩ"
    -Mĩ ko lập chế độ thuộc địa theo khuôn mẫu mà lập chế độ thuộc địa kiểu mới.

     

    22 tháng 11 2021

    Tham khảo

     Câu 1:

    Chủ nghĩa đế quốc Anh:

    - Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi.

    - Trước năm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới 1/4 diện tích lục địa và 1/4 dân số thế giới. Người ta ví nước Anh là nước “Mặt trời không bao giờ lặn”.

    - Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn, nằm rải rác khắp các châu lục.

    ⟹ Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”.

    -Chủ nghĩa đế quốc Pháp:

    - Thời kì này, ở Pháp hình thành nhiều tổ chức độc quyền dần dần chi phối nền kinh tế đất nước. Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao.

    - Pháp là nước đứng thứ hai về xuất khẩu tư bản (sau Anh), nhưng hình thức khác Anh ở chỗ phần lớn số vốn đem cho các nước vay với lãi suất nặng.

    ⟹ Đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi"

    22 tháng 11 2021

    Tham khảo

    Chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa (giản thể: 中华帝国主义, phồn thể: 中華帝國主義,[1] bính âm: Zhōnghuá dìguó zhǔyì) là thuật ngữ chính trị dùng để mô tả và chỉ trích chính sách, hoạt động bành trướng và bá quyền của nền chính trị Trung Quốc trong lịch sử. Chủ nghĩa đế quốc của Trung Quốc thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau, phức tạp và diễn ra xuyên suốt lịch sử.[a] Chủ nghĩa đế quốc đó mang đặc điểm rất riêng biệt, không thể hiểu được chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa[b][c] theo cách định nghĩa về chủ nghĩa đế quốc thông thường[4] của các nước tư bản phương Tây hay trường phái Mác xít. Chủ nghĩa đế quốc Trung Hoa là một trường hợp đặc biệt của phương Đông. Mở rộng kiên trì qua hàng ngàn năm theo cách "tằm ăn dâu", trở thành dân tộc tính và bản chất nền chính trị; nhấn mạnh yếu tố văn hóa như nội lực hơn bất kỳ dân tộc nào khác, mang quan niệm bất kỳ dân tộc nào chấp nhận văn hóa Hán thì được gọi là Trung Quốc; lãnh thổ mở rộng trên lục địa một cách tiếp giáp chứ không rời rạc như các đế quốc hàng hải Châu Âu; đồng thời vừa chiếm hữu một cách trực tiếp qua sáp nhập vừa ảnh hưởng một cách gián tiếp qua hệ thống chư hầu.[4]