Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dùng kỉ niệm của b th,vd nhue kỉ niệm cú shock đầu đời hoắc quê mà c thấy đáng nhớ
Tham khảo nhé:
Nhân dịp Tết tới gần, chung cư nhà em tổ chức hội làng. Buổi sáng, hội chợ - một phần của hội làng bắt đầu. Những gian hàng đầu tiên bày biện hàng hóa. Những hàng bán lì xì thì đỏ rực. Những phong lì xì đề mấy câu chúc Tết đỏ thắm, đỏ rực được bọc trong những cái túi đề giá. Từng chồng lì xì chất lên nhau. Nhưng màu đỏ của lì xì thì chưa đủ. Còn có cả những màu sắc tươi tắn, sặc sỡ của những quần áo mới. Trẻ con níu kéo cha mẹ tới tiệm quần áo, thích chí lay lay những bộ áo mới toanh treo trên giá. Rồi đám trẻ lại kéo cha mẹ tới tiệm đồ chơi. Những chiếc đồ chơi xinh xắn. Có những chú cún bông, lưng đeo một chiếc yếm đỏ đề nét chữ vàng, nhúc nha nhúc nhích không ngừng trên sạp hàng theo sự điều khiển của máy. Có những chú khủng long nhựa, miệng nhe ra để lộ hàm răng sắc, chân giơ ra, những chiếc móng sắc như dao trừng trừng. Những chú thỏ xinh xinh với đôi tai dài vểnh lên, chân ngắn, lông trắng muốt được buộc vào những hộp quà nhiều màu nhỏ xinh. Trước cổng khu chung cư, người ta dựng mô hình một mái lều, dưới mái là những chậu hoa đỏ sặc sỡ, trên xà mái có treo câu đối với những dòng chữ nắn nót. Xếp thành hai hàng quanh ngôi lều là những bức tranh do trẻ con vẽ trông rất đáng yêu và ngộ nghĩnh. Tôi cũng nằm trong số những em bé hôm đó, chạy tung tăng khắp sân chung cư, liếc qua liếc lại những gian hàng bày bán đủ thứ từ bánh kẹo tới lì xì, quần áo...
Buổi tối hội làng thật vui. Tiếng đàn, tiếng hát vang lên. Mọi người tụ tập tại sân chung cư, cùng nhau hòa vào tiếng hát. Đấy sẽ là một ngày đáng nhớ cho tôi và cho tất cả mọi người.
Tham khảo
Kỉ niệm là điều vô cùng quý giá trong cuộc sống của con người. Đến bây giờ, em vẫn còn nhớ mãi kỉ niệm về lễ bế giảng cuối cùng dưới mái trường Tiểu học thân yêu.Buổi sáng hôm đó, em đến trường từ rất sớm. Chào tạm biệt bố, em bước vào trường với một cảm xúc thật đặc biệt. Hôm nay, ngôi trường Tiểu học thân quen trông khác hẳn. Sân trường đã được quét dọn rất sạch sẽ. Những hàng ghế được xếp ngay ngắn. Ở phía trên khu vực sân khấu treo một tấm băng rôn màu xanh. Dòng chữ màu trắng nằm ở chính giữa vô cùng nổi bật “LỄ BẾ GIẢNG NĂM HỌC 20… - 20... ”. Phía bên dưới là tên trường “THCS….”. Hai bên sân khấu cũng được treo những lá cờ đỏ thắm.
Các thầy cô ăn mặc rất trang trọng. Còn học trò như chúng em thì mặc đồng phục. Bảy giờ ba mươi phút, buổi lễ mít tinh bắt đầu. Những tiết mục văn nghệ lần lượt được trình bày. Sau đó, thầy hiệu trưởng thay mặt các thầy cô phát biểu. Từng lời nói của thầy vang vọng khắp sân trường, in sâu vào tâm trí mỗi học trò. Sau lời phát biểu, cô tổng phụ trách chuyển sang phần trao phần thưởng cho học sinh xuất sắc của năm học vừa rồi. Em cảm thấy rất tự hào khi lên nhận phần thưởng, được bắt tay và nhận lời khen từ thầy hiệu trưởng. Lời khen đó khiến em có thêm động lực để cố gắng học tập tốt hơn trong tương lai.
Buổi lễ kết thúc trong niềm hân hoan, phấn khởi của thầy và trò. Tạm biệt mái trường tiểu học thân yêu, em sẽ nhớ mãi những kỉ niệm đẹp đẽ bên thầy cô, bạn bè.
Đề 2: **Tham khảo**
Trong kì nghỉ hè vừa qua em đã được ba cho đi thăm thành phố Đà Nẵng một tuần. Đó là phần thưởng ba dành cho em vì đã đạt kết quả cao trong năm học.
Ba em đã chuẩn bị rất đầy đủ cho chuyến đi này. Từ mấy hôm trước ba đã mua vé máy bay và đặt phòng ở khách sạn Đà Nẵng trước. Sáng thứ 6, đúng 5h30 máy bay cất cánh. Em được ngồi ghế gần cửa sổ nên tha hồ ngắm cảnh ngoài máy bay. Nhìn từ trên cao, thủ đô Hà Nội chỉ còn là những dải xanh ngắt của cây cối.
Ba giờ chiều, ba con em đã có mặt tại thành phố Đà Nẵng, thành phố được du khách đặt cho một tên gọi khác: thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Thời tiết ở đây đẹp quá cứ như đang ủng hộ cho chuyến đi của hai ba con. Cả ngày đầu tiên ba đã dẫn em đi hết một vòng quanh thành phố Đà Nẵng. Mặc dù mệt nhưng em cảm thấy rất vui.
Buổi tối, ba dẫn em đi thưởng thức những món ẩm thực đặc trưng và ngắm cây cầu sông Hàn thơ mộng về đêm. Cây cầu trông cứ như một nàng công chúa mơ mộng nằm ngủ một cách yên bình giữa lòng thành phố. Những ngày sau đó em đã được thăm rất nhiều danh lam thắng cảnh ở nơi đây như khu du lịch sinh thái Bà Nà - Suối Mơ, Ngũ Hành Sơn huyền thoại.
Tuyệt nhất là em đã được đến bán đảo Sơn Trà. Vì là mùa hè nên đây quả thật là địa điểm du lịch lí tưởng. Ba và em chỉ mất mười phút đi xe máy từ trung tâm thành phố là đến được bán đảo Sơn Trà. Con đường được trải nhựa phẳng lì, rợp mát bóng cây hai bên đường. Mọi ồn ào, náo nhiệt của thành phố dường như đã lùi lại tất cả ở phía sau nhường chỗ cho những khung cảnh thanh bình.
Cây cầu dây võng Thuận Phước ngạo nghễ vắt ngang qua eo biển Đà Nẵng, nơi cuối sông đầu biển đã nối nhịp trung tâm thành phố sôi động với bán đảo Sơn Trà lắng đọng trong sự thanh bình. Cả bán đảo cứ như một nàng công chúa được đánh thức sau giấc ngủ dài, bừng dậy với vẻ đẹp lộng lẫy, quyến rũ.
Ba và em đã dành trọn những ngày nghỉ ở đây. Được ngắm cảnh bình mình, rồi hoàng hôn, được ngắm nhìn những con sóng rì rào vỗ vào bờ làm dậy lên trong em những cảm xúc khó tả. Cảnh đẹp của bán đảo đã khiến em và ba chẳng muốn rời đi giây phút nào chỉ muốn ở lại đây mãi.
Suốt chuyến đi, ba đã chụp cho em rất nhiều ảnh đẹp. Trước khi chuẩn bị tạm biệt thành phố Đà Nẵng thân yêu này, ba em đã mua rất nhiều quà lưu niệm cho mẹ. Chắc mẹ em và cậu nhóc em ở nhà mà biết thì sẽ thích lắm. Một tuần tham quan trôi qua vùn vụt. Đã tới lúc tạm biệt Đà Nẵng, trở về với mái ấm gia đình.
Lúc máy bay cất cánh, em thò đầu ra cửa sổ, lưu luyến vẫy chào những con đường, ngọn núi, bờ biển cát trắng, và cả những mái nhà xinh xắn. Tạm biệt nhé, Đà Nẵng! Hẹn ngày này sang năm, em sẽ quay trở lại! Chuyến đi thú vị đã mở mang tầm hiểu biết của em về đất nước, con người. Đất nước mình đâu đâu cũng đẹp như tranh và con người thật nhân hậu, hiếu khách!
- Giả sự bạn đã được mẹ chở về quê thăm ông bà ngoại.
- Bạn đã cùng đại gia đình đi khám phá di tích lịch sử nổi tiếng.
- Bạn cùng với bố mẹ đi du lịch paris, Nhật Bản, Hàn Quốc,....
Bạn chọn 1 câu như ví dụ trên của mình nhé
Nếu là mình thì mình sẽ viết cái này nhưng có thể hơi bịa đặt một chút , bạn thông cảm nha
Theo mình thì viết ( tóm tắt ngắn nha ) :Ở lớp có 1 người bạn mà em không chơi thân , chúng em nhiều lúc còn trêu đùa bạn ấy. Một hôm vào kỉ nghì hè , vì chơi cùng đám bạn gần hồ , ao nên em bị trượt chân té xuống nước . Đúng lúc đó , bạn ấy đi qua . Không chút ngần ngại , bạn ấy nhảy xuống hồ , đưa em lên bờ . Sau đó , bạn ấy còn đưa em về nhà , em cảm ơn bạn ấy và xin lỗi vì bình thường hay trêu đùa , nói xấu bạn ấy , bạn ấy bảo không sao . Nhưng em vẫn cảm thấy có lỗi . Sau hôm đó , em và bạn ấy đi học sùng nhau , chơi cùng nhau , như hình với bóng vậy. Từ đó em rút ra bài học là không được coi thường và phán xét mọi người từ cái nhìn bên ngoài . Đó là bài học trong kì nghỉ hè , mà có lẽ , em không bao giờ quên
Mk tóm tắt vậy thôi nha . Nếu như viết thì dài lắm .
Dù sao , cũng chúc bạn thành công với bài viết văn nhé
TK :
Vốn là đứa năng động, hoạt bát, em được lòng rất nhiều người, từ người lớn cho đến các bạn đồng trang lứa. Cũng vì điều đó mà em luôn hãnh diện, tự hào, luôn tự tin khi bước ra ngoài. Trong nhà, em luôn là đứa con hiếu thảo, chăm ngoan. Ra ngoài, em lại là đứa cầm cầu những vụ nghịch ngợm, luôn nghĩ ra những. Cũng có nhiều lần, những trò đùa của em làm người lớn không vui, nhưng em chỉ cần nũng nịu, làm trò vui là mọi người sẽ bỏ qua cho em hết. Được thể, em lại càng nghịch ngợm hơn. Mẹ đã nhiều lần nhắc nhở nhưng em không nghe lời được quá một ngày.
Hôm đó, sau khi cùng mấy đứa trong xóm thổi bóng bay để nghịch, em nảy ra ý định đổ nước vào bóng để lừa ném vào những người đi ngang qua. Trò đùa tinh quái khiến mấy đứa cười khoái trá, em cũng được dịp lên mặt với chúng nó vì nghĩ ra trò chơi độc. Cứ thế, những quả bóng nước lần lượt được ném ra, người ướt nhẹp, người giật mình nhưng rồi mọi người cũng chỉ nhắc nhở rồi đi.
Trò chơi đó sẽ không dừng lại sớm nếu không có sự việc đáng tiếc xảy ra. Quả bóng nước yên vị trong tay em. Nghe tiếng đạp xe gần tới, em lấy hết sức ném 1 cú thật mạnh rồi trốn vào một góc chờ kết quả. Nhưng không, sau một tiếng của cú ngã xuống đường, không một tiếng động nào khác. Có tiếng mấy đứa thì thầm: “thôi rồi mày ơi, bà nguyệt bị sao rồi?”. Em chạy ra khỏi góc tường ra chỗ bà Nguyệt nằm, lúc đó mẹ em cũng vừa chạy tới. Mẹ nhanh chóng đỡ bà vào trong nhà, lấy khăn ẩm lau cho bà. Mắt mẹ rung rung nhìn em, nhưng mẹ chẳng nói gì. Một lát sau bà tỉnh, bà hỏi có chuyện gì xảy ra. Em chỉ biết cúi mặt khóc, rồi xin lỗi bà trong tiếng nấc. Bà không trách em, mẹ cũng không nói gì nhưng em biết, bà và mẹ buồn em lắm.
Tối đến, sau khi ăn cơm tối xong, mẹ mới ngồi lại cùng em. Mẹ nói nhỏ nhẹ, không hề trách mắng gì, em lại càng thấy ân hận về trò đùa quá đáng của mình. Em khóc, mẹ cũng ôm em khóc. Cũng may bà Nguyệt không sao, nếu không em sẽ ân hận suốt đời.
Từ kỷ niệm không mấy vui ấy, em đã biết cách tiết chế những trò đùa quái ác của mình, em biết nghe lời hơn, ngoan ngoãn hơn. Cũng từ ngày hôm đó, em đã tự hứa với lòng sẽ không bao giờ để mẹ buồn, mẹ khóc vì em nữa.
Hôm nay cô Hường trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đến chỗ tôi đặt bài của tôi xuống bàn, nét mặt cô có vẻ không vui. Tôi cui xuống nhìn bài kiểm tra. Trời ơi! một điểm 3 to tướng, tôi choáng váng, tim như ngừng đập, không thể tin nổi nữa. Tôi lắp bắp, không, không thể như vậy được! Tôi cố lấy bình tĩnh nhìn lại, con số 3 in rõ trong khung điểm màu đỏ rất rõ ràng như trêu ngươi, như giễu cợt tôi. Tô vội vàng gập bài vào, bần thần quay sang nhìn các bạn xung quanh như để tìm một người cùng cảnh với mình. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi buồn của tôi. Chắc các bạn nghĩ rằng tôi cũng như mọi lần thường được điểm 8 điểm 9 vì tôi là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ tôi thấy càng xấu hổ, tôi cúi gầm mặt xuống bàn nhìn bài mình một lần nữa. Dòng chữ cô Hường phê như hiện lên rõ ràng trước mắt tôi: Bài văn lạc đề!
Tôi đọc lại bài thật kĩ và nhận ra là mình đã sai đề thật. Đề bài cô Hường yêu cầu tả một dòng sông vậy mà tôi lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời thơ ấu của mình. Đề bài thì không khó, chỉ tại tôi quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ đến nỗi nhìn gà hóa cuốc và cuối cùng là nhầm đề. Tại sao tôi lại có thể nhầm lẫn một cách ngu ngốc như thế, tôi tự trách mình. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, tôi đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè, quên mất lời cô Hường nhắc nhở: “Các em hãy kiểm tra bài viết trước khi nộp”. Có lẽ quá ỷ vào sức học của mình, quá thỏa mãn trước lời khen của cô giáo và bè bạn nên tôi đã thành một cô bé hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết. Đáng đời cho tôi thật – Tôi tự nhủ. Đúng lúc ấy, bạn Liên nói thầm bên tai em, giọng vui mừng: – Hương ơi! Hôm nay tớ được 8 điểm nhé! Tớ đã rất cố gắng từ lâu nay. Bây giờ mới thấy kết quả đó. Tớ vui quá. Chắc bố mẹ tớ cũng rất vui cho mà xem. Mà sao trông cậu buồn thế, cậu được mấy vậy?Nghe Liên nói, tôi lại càng buồn bã và xấu hổ. Liên đang sung sướng với điểm 8 đầu tiên của môn Làm văn. Còn tôi, kẻ vẫn coi điểm 8 là xoàng xĩnh thì hôm nay lại bị điểm 3! Không thể hào diễn tả hết nỗi đau khổ của tôi lúc ấy. Tôi cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng về tôi cái cảm giác đó thật sự khó chịu được
Trên đường về, tôi chậm chạp kéo lê đôi chân rảo bước trên đường mà lòng nặng trĩu. Bố mẹ đặt niềm tin ở tôi nhiều lắm. Nếu biết tôi bị điểm 3 thì bố mẹ sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên tôi học cho giỏi và mong rằng sau này tôi cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ tôi học bài xong mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong con gái mẹ học giỏi ngoan ngoãn. Không thể để bố mẹ biết được, bố mẹ sẽ thất vọng va buồn lắm, tôi sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài quá kém… Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, tôi đã về đến nhà lúc nào không biết.
Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón tôi. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Tôi đã ôm chầm lấy mẹ và khóc tức tưởi, nói cho mẹ biết tôi vừa bị điểm 3 môn Văn. Trái ngược với những dự đoán của tôi. Chắc bố mẹ sẽ mắng tôi một trận nên thân. Nhưng không, mẹ lại dịu dàng khuyên tôi bình tĩnh, rút kinh nghiệm để lần sau làm bài tốt hơn. Lời mẹ nói làm tôi càng thấy xấu hổ hơn.Tối hôm ấy, tôi xem kĩ lại bài văn của mình. Điểm 3 như nhắc nhở tôi. Tôi tự nhủ nhất định chỉ có một điểm 3 này thôi. Mình sẽ tìm lại những điểm 9, điểm 10 cùng ánh mắt tin cậy của cha mẹ, thầy cô và bè bạn.
Đó là một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên mặc dù bây giờ cũng đã lâu rồi. Và từ đó tôi đã sửa được tính nhanh nhẩu đoảng của mình và điểm 3 không bao giờ xuất hiện trong vở của tôi nữa.
Tham khảo nhé bạn
Nhà em có con gà trống
Mèo con và cún con
Gà trống gáy Ò ó o
Mèo con luôn rình bắt chuột…
Lời bài hát thiếu nhi vui tươi, sinh động này liệu có làm bạn nhớ tới những con vật nuôi mà bạn đã từng chăm sóc không? Chúng thất sự là những người bạn vui vẻ đấy. Đối với tôi, tôi vẫn luôn nhớ mãi một kỉ niệm sâu sắc với con Miu mà nhà tôi đang nuôi bây giờ.
Cho đến bây giờ, tôi kông sao quên được cái ngày mà bố tôi đem nó về nhà. Nó – một con mèo có bộ lông trắng tinh có những đốm vàng trông thật ngộ nghĩnh. Đôi mắt nó màu xanh trong veo trông dễ thương đến lạ. Nhà tôi đặt tên cho nó là Miu. Con Miu chỉ sinh được mấy ngày thì mất mẹ nên nó suy dinh dưỡng vào loại nặng. Hồi mới bắt về, nó bé xíu và còm cõi lắm. Nhưng tất cả mọi người đều thấy nó có vẻ đáng yêu làm sao, nhưng với riêng tôi thì không!
Vì sao vậy, tôi cũng không biết nữa. Tiếng kêu của nó vào ban đêm nghe sao mà giống tiếng em bé khóc thế không biết. Những đêm đầu tiên, tôi không tài nào chợp mắt được. Mỗi lần nghe nó kêu là tôi lại rùng mình, sợ lắm. Đêm nào nó cũng kêu làm tôi ghét nó đến kinh khủng. Nhưng cả nhà ai cũng thích nó… Chị tôi ẵm nó suốt ngày. Ngày nào đi chợ, mẽ cũng mua cá về cho nó. Tôi còn nhớ tôi đã nói với mẹ là mua đôi vớ mới cho tôi, vậy mà cá cho nó thì có còn vớ cho tôi mẹ lại quên. Lúc đó, tôi thật là buồn. Tôi cảm thấy mình thật cô đơn từ khi có con mèo này. Tình thương của mọi người dành cho tôi dường như cũng bị san sẻ đi một nửa cho nó. Ôi, tôi thật ganh tị với nó. Mấy người hàng xóm qua chơi vẫn khen ngợi nó luôn. Chỉ trong vòng vài tuần, con Miu đã tròn hẳn lên. lông nó vàng vàng, càng mịn hơn… “Hình như nó đã chiếm được cảm tình của mọi người thì phải.” Tôi thấm nghĩ như vậy mà lòng cảm thấy buồn buồn
Tối nào ngồi vào bàn học, tôi cũng thấy nó cuộn mình nằm ngay dưới ghế tôi. Cái đầu của nó cạ cạ vào chân tôi như làm quen. Tôi mặc kệ nó. Cái mõm ướt ướt của nó chạm vào da tôi. Cái cảm giác thật khó chịu. Tôi lấy chân đạp nó ra xa. Nhưng chỉ một lát sau, mọi chuyện lại đâu vào đấy, nó lại lầm lũi, lặng lẽ nằm ngay bên chân tôi. Tối nào cũng vậy, chỉ khi nào tôi lên giường ngủ và tắt đèn thì nó mới chịu về chỗ của mình. Tôi cũng không thèm đuổi nó nữa> Khôn gbiết tự bao giờ tôi đã quen với sự có mặt của con Miu. Không có nó, tôi lại kêu “meo, meo…Miu đâu, Miu đâu…”khắp nhà để tìm. Dần dần, nó đã chiếm được cảm tình của tôi. Được vui đùa cùng nó là một cách thư giãn của tôi sau khi học xong. Càng lớn, con Miu càng nhanh nhẹn. Nó bắt chuột thiện nghệ đến mức thỉnh thoảng các bác hàng xóm phải sang mượn nó vền để trị mấy con chuột phá phách. Miu thật là một thành viên tích cực không chỉ của nhà tôi mà còn của cả xóm.
Có một lần, do đểnh đoảng trong lúc dọn dẹp, tôi đã sơ ý làm bể chiếc bình hoa mà mẹ thích nhất. LÒng tôi đang nơm nớp lo sợ mẹ la. trong lúc thu dọn những mảnh vụn thủy tinh, tôi bỗng nghĩ:
- Sao mình không đổ tội cho con Miu nhỉ?
Thế là ý nghĩ đó đã được thực hiện ngay khi mẹ tôi về, tôi đổ tội hết cho con Miu. Tội nghiệp con Miu, nó bị ăn ba cây roi thay tôi. Nó kêu lên “méo méo” thật đau đớn. Tôi nghĩ tối hôm đó nó sẽ không vào phòng tôi nữa. Nhưng nó không những không giận tôi mà vẫn đùa nghịch cùng tôi. Lúc đó, tôi cảm giác mình thật ích kỉ và tự nhiên tôi thương nó vô cùng. Nó ngây thơ và vô tội, đầy lòng vị tha, còn tôi sao mà ích kỉ thế. Miu ơi, tha lỗi cho chị nhé.
Tuy rằng, Miu không phải là con mèo hoàn hảo nhưng cả nhà tôi vẫn rất thương nó. Bây giờ, Miu đã trở thành một thành viên không thể thiếu trong gia đình. Tôi và nó đã trở thành bạn thân. Tôi đã học được nhiều điều bổ ích từ nó.
Ai cũng mang trong mình những kỷ niệm không bao giờ quên. Em cũng vậy, đó là lần đầu tiên em thấy mẹ rơi nước mắt vì em, vì sự nghịch ngợm ngỗ ngược của em. Đó cũng là lúc em tự hứa với mình sẽ không bao giờ để mẹ buồn nữa.
Vốn là đứa năng động, hoạt bát, em được lòng rất nhiều người, từ người lớn cho đến các bạn đồng trang lứa. Cũng vì điều đó mà em luôn hãnh diện, tự hào, luôn tự tin khi bước ra ngoài. Trong nhà, em luôn là đứa con hiếu thảo, chăm ngoan. Ra ngoài, em lại là đứa cầm cầu những vụ nghịch ngợm, luôn nghĩ ra những. Cũng có nhiều lần, những trò đùa của em làm người lớn không vui, nhưng em chỉ cần nũng nịu, làm trò vui là mọi người sẽ bỏ qua cho em hết. Được thể, em lại càng nghịch ngợm hơn. Mẹ đã nhiều lần nhắc nhở nhưng em không nghe lời được quá một ngày.
Hôm đó, sau khi cùng mấy đứa trong xóm thổi bóng bay để nghịch, em nảy ra ý định đổ nước vào bóng để lừa ném vào những người đi ngang qua. Trò đùa tinh quái khiến mấy đứa cười khoái trá, em cũng được dịp lên mặt với chúng nó vì nghĩ ra trò chơi độc. Cứ thế, những quả bóng nước lần lượt được ném ra, người ướt nhẹp, người giật mình nhưng rồi mọi người cũng chỉ nhắc nhở rồi đi.
Trò chơi đó sẽ không dừng lại sớm nếu không có sự việc đáng tiếc xảy ra. Quả bóng nước yên vị trong tay em. Nghe tiếng đạp xe gần tới, em lấy hết sức ném 1 cú thật mạnh rồi trốn vào một góc chờ kết quả. Nhưng không, sau một tiếng của cú ngã xuống đường, không một tiếng động nào khác. Có tiếng mấy đứa thì thầm: “thôi rồi mày ơi, bà nguyệt bị sao rồi?”. Em chạy ra khỏi góc tường ra chỗ bà Nguyệt nằm, lúc đó mẹ em cũng vừa chạy tới. Mẹ nhanh chóng đỡ bà vào trong nhà, lấy khăn ẩm lau cho bà. Mắt mẹ rung rung nhìn em, nhưng mẹ chẳng nói gì. Một lát sau bà tỉnh, bà hỏi có chuyện gì xảy ra. Em chỉ biết cúi mặt khóc, rồi xin lỗi bà trong tiếng nấc. Bà không trách em, mẹ cũng không nói gì nhưng em biết, bà và mẹ buồn em lắm.
Tối đến, sau khi ăn cơm tối xong, mẹ mới ngồi lại cùng em. Mẹ nói nhỏ nhẹ, không hề trách mắng gì, em lại càng thấy ân hận về trò đùa quá đáng của mình. Em khóc, mẹ cũng ôm em khóc. Cũng may bà Nguyệt không sao, nếu không em sẽ ân hận suốt đời.
Từ kỷ niệm không mấy vui ấy, em đã biết cách tiết chế những trò đùa quái ác của mình, em biết nghe lời hơn, ngoan ngoãn hơn. Cũng từ ngày hôm đó, em đã tự hứa với lòng sẽ không bao giờ để mẹ buồn, mẹ khóc vì em nữa.
tặng bạn
Ai cũng đầy ắp những kỉ niệm của một thời thơ ấu. Đặc biệt, những buổi đầu cắp sách đến trường, được gặp gỡ và làm quen với biết bao thầy cô, bạn bè … sẽ luôn là những kỉ niệm mãi mãi không bao giờ quên.
Những ngày đầu đi học, tôi luôn được cố giáo khen viết chữ đẹp và đều. Em học rất khá môn tập viết tuy nhiên lại không giỏi môn toán. Đây là môn học mà em sợ nhất. Cô giáo mặc dù đã giảng dạy, hướng dẫn em làm bài rất cẩn thận và tỉ mỉ tuy nhiên do bản thân sợ môn học này nên những lời cô giảng dạy em không hiểu hết. Biết vậy, nên cô đã đổi chỗ cho em ngồi cạnh Hà – một trong những bạn học giỏi toán nhất lớp – để học tập cùng nhau. Cùng nhau làm bài tập nhóm đã giúp cho em tiến bộ hơn rất nhiều. Em đã học được phương pháp học toán của bạn. Thậm chí, trong những bài toán khó, bạn còn hướng dẫn em cách tiếp cận vấn đề và phương pháp giải phù hợp. Từ một học sinh yếu môn toán, em đã bắt đầu có niềm đam mê và yêu thích với môn học này.
Có một lần trong một bài kiểm tra toán, em không làm được bài. Em ngồi loay hoay gần như cả buổi để giải. Hà thấy vậy liền viết viết ra một tờ nháp. Sau đó, bạn vo vo lại rồi nhẹ nhàng đưa cho em. Em cảm thấy rất vui khi được bạn giúp đỡ nhưng đồng thời cũng thấy bứt rứt trong lòng. Rồi em cầm tờ giấy đã vo nhét vào học bàn. Em chợt nhớ lời cô giáo dạy: “Thất bại là mẹ thành công”. Em không muốn bản thân mình cứ mãi yếu kém môn toán. Hà cũng thúc giục em giở tờ giấy ra chép. Nhưng bản thân em kiên quyết từ chối và tiếp tục ngồi suy nghĩ cách làm. Khi chỉ còn khoảng năm phút thì hết giờ làm bài, tự dưng những lời cô giáo giảng như hiện về trong tâm trí em. Một hồi viết nháp các công thức đã học, em chợt phát hiện ra mình đã bỏ quên mất một phép tính. Em vội vàng sửa lại bài làm. Khi trống báo hiệu kết thúc giờ kiểm tra cũng là lúc em hoàn thành bài thi.
Cô giáo trả bài kiểm tra và em được điểm 8 – một kết quả xứng đáng với sự nỗ lực của bản thân, Hà cũng rất vui khi thấy em đã học khá hơn trước. Đến bây giờ mỗi khi nhắc lại, tôi lại thấy hân hoan trong lòng.
"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào.
Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.
Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...
Tôi đã đến với cuộc đời này, yên tĩnh và lặng lẽ, chỉ có gia đình và người thân biết về sự ra đời đó. Nhưng dường như vì cái sự quá ư là nhẹ nhàng đó mà tôi đã không biết quý trọng cái giây phút mà mình đã được sinh ra như thế nào. Mẹ tôi, 1 người phụ nữ, nuôi dạy, chăm sóc con cái, lo việc nội trợ và thiêng liêng hơn là sinh ra và nuôi dưỡng các anh chị em chúng tôi nên người. Tôi biết điều đó vì chị gái tôi luôn nói với tôi như thế: “Mẹ đã vất vả rất nhiều để sinh ra mấy chị em mình,…”.
Tôi luôn nhớ, và không quên. Tôi dám khẳng định là như thế!
Nhưng dường như việc đi ra đời, tiếp xúc và bương chải với nó quá nhiều mà khiến tôi phần nào quên đi cái câu nhắc nhở ấy. Quên đi cái sự vất vả ấy. Và 1 đứa học sinh cấp 3 như tôi, đủ lớn, đủ suy nghĩ để có thể biết được công ơn của ba mẹ. Nhưng tôi đã quên, trong giây phút ấy.
Tôi được học thế nào là trung thực ở trường, trung thực giúp cho con người ta tiến bộ hơn, có được rất nhiều thứ tốt đẹp trong cuộc sống. Nhưng phần nào tôi cũng đã hiểu được, nó được nhiều và cũng mất nhiều lắm qua những lời mà hôm đó tôi đã nói với mẹ. Mẹ là người tôi nghĩ là người phụ nữ trung hậu nhưng quá “ngang”. Tôi muốn mẹ hiểu được rằng, con cái và cha mẹ cần phải hiểu nhau, chứ không phải là mẹ nói gì, con cái nghe ấy.
Với cái suy nghĩ đó mà tôi đã ngang miệng cãi lại mẹ khi mẹ nói những điều mà tôi cho là mẹ sai hoàn toàn. Đừng vội cho là tôi sai khi cho rằng mẹ sai, trong tình huống ấy, tôi không thể nào nghĩ rằng mẹ đúng. Sai và thật sự sai!. Rồi sau cái ngày ấy, mẹ và tôi dường như cách biệt nhau 1 khoảng cách, xa vời vô cùng mặc dù đang chung 1 nhà.
Tôi không hề nghĩ rằng mình sẽ xin lỗi mẹ, vì mình đã sai. Có thể đó là ngang bướng, nhưng mẹ ạ, con không muốn mẹ con mình cứ mãi không hiểu nhau, nếu như không có cái ngày ấy.
Nhưng bây giờ, con muốn xin lỗi mẹ, vì … con đã ngang bưỡng cãi lại mẹ. Con xin lỗi mẹ vì mẹ là mẹ của con, con đã sai vì con cãi mẹ, nhưng mẹ ạ, con mong mẹ cũng sẽ hiểu cho con.