K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2018

Ngày 30 tháng 4 năm 2013, sau khi ăn bữa cơm trưa mừng mẹ mới mua cho chị chiếc xe máy, khoảng 14 giờ 30 phút, Nam đi bắt tổ chim ở bãi tắm Động Chùa gần nhà thì thấy 5 em nhỏ bị đuối nước. Không chút do dự, Nam cởi phăng áo, lao xuống sông.

Trong khoảng 20 phút đầu vật lộn với dòng nước chảy khá mạnh, Nam cứu được 4 em nhỏ, đưa lên bờ là các em Nguyễn Công Linh, Nguyễn Công Lương, Nguyễn Công Mạnh, Trần Quốc Mạnh.

Sau khi đưa được 4 em lên bờ nhưng thấy vẫn còn em Nguyễn Hữu Đô đang ở dưới sông, có nguy cơ chìm dần trong dòng nước, lúc này mặc dù đã rất mệt vì đuối sức nhưng Nam vẫn cố bơi ra sông để cứu em Đô. Khi dìu được em Đô lên gần đến bờ cũng là lúc Nam kiệt sức, không cưỡng lại được dòng nước nên đã bị nhấn chìm và tử vong. Đến chiều cùng ngày, thi thể em Nam đã được tìm thấy và đưa về gia đình an táng

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, là người dân tộc Tày. Anh tham gia hoạt động cách mạng từ khi còn nhỏ tuổi. Kim Đồng đã cùng với những đội viên nhỏ tuổi khác làm nhiệm vụ giao liên đưa đón cán bộ cách mạng, chuyển thư từ. Đã rất nhiều lần anh hoàn thành nhiệm vụ đưa đón các cán bộ quan trọng đi làm việc trong vùng địch. Trong một lần đi liên lạc, phát hiện có địch, Kin Đồng đã đánh lạc hướng bọn địch để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, qua con đường mà thường ngày vốn đã rất quen thuộc với anh.

Với khả năng nhanh nhạy, thông minh hơn nữa lại thuộc đường nên anh bỏ xa bọn địch. Nhưng vì không đuổi bắt được nên bọn chúng liền xả súng xối xả vào anh. Anh đã anh dũng hi sinh ngay bên bờ suối Leenin vào ngày 15 tháng 2 năm 1943 khi mới 14 tuổi.

Tấm gương hi sinh anh dũng của anh Kim ĐỒng đã khiến cho các bạn nhỏ chúng em vô cùng cảm phục và biết ơn. Bản thân em thấy cần phải cố gắng sống và học tập tốt hơn để xứng đáng với sự hi sinh của anh.

1 tháng 1 2018

CHỊ GÁI

Gia đình em có bốn người: bố mẹ và hai chị em em. Em rất yêu bố và mẹ nhưng không hiểu sao, chị Bích Hà lại gần gũi với em hơn cả. Em vừa yêu lại vừa ngại chị.

Chị Hà của em cao nhưng đầy đặn. Bố mẹ vẫn nói, khi đẻ ra chị to nhất nhà hộ sinh nên sau này nuôi rất dễ. Chị lớn như thổi vậy. Khuôn mặt trái xoan với các nét thanh thoát khiến chị em rất xinh. Nước da bánh mật của chị có lúc hồng hào, dễ mến. Chị rất hay cười và hay trả lời những câu hỏi của mọi người bằng nụ cười tươi tắn. Chị học giỏi những môn tự nhiên và học rất nhẹ nhàng, không vất vả như em. Mẹ bảo chị thông minh giống bố.

Đối với em, chị rất tận tình chỉ bảo và chăm sóc. Bài vở của em chị thường xuyên xem xét và giảng giải. Lạ là chị giảng em thấy dễ nghe và nhanh hiểu hơn. Gần chị em cảm thấy tự tin hơn, có chị ở bên em cảm thấy to tát hơn, khỏe mạnh hơn chẳng sợ ai bắt nạt. Em thầm cảm ơn bố mẹ đã sinh ra chị Bích Hà và bố mẹ lại sắp xếp cho em làm em gái của chị.

Năm ngoái chị đi học xa nhà. Nhà em im ắng hẳn đi, cửa nhà không có chị em cảm thấy rộng ra hẳn thế. Mỗi sáng ngủ dậy chỉ còn mỗi một mình em trong nhà, em rất buồn và nhớ chị, không muốn ngồi dậy nữa. Những ngày chị còn ở nhà, vào giờ này em đã nghe thấy tiếng bát đĩa được chị rửa dưới nhà và tiếng đàn chị tập cần mẫn. Tiếng đàn của chị mạnh mẽ và đầm ấm lắm. Chị đã có công lớn trong việc dạy em đánh đàn, nghĩ lại mà em thấy nhớ những ngày tháng đó quá. Sao hồi đó cứ “ghét” và oán chị nhi. Quả thật chị rất nghiêm khắc, không ngày nào chị không bắt em ngồi bên đàn một tiếng, chỉ trừ khi ốm. Chị khẳng định tập đàn là thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và coi như tập bài thể dục vậy. Quả thực nhìn dáng chị ngồi lắc lư bên cây đàn em thấy chị vừa thanh cao vừa thư thái. Bây giờ, mỗi khi buồn và nhớ chị, em lại ngồi bên chiếc đàn oóc-gan xinh xắn đánh những ca khúc chị đã dạy em. Em thích nhất là bài “Những ngọn nến” vì chị rất hay hát bài đó.

Hiện giờ chị Hà đang ở cách xa em hàng ngàn cây số nhưng hình ảnh của chị, giọng nói, tiếng cười của chị,… tất cả vẫn hiển hiện rõ nét quanh em. Đây là góc bàn chị vẫn ôm em ngồi xem vô tuyến, đây là bình nước sáng sáng chị vẫn tưới hoa, dây là chiếc gương hai chị em vẫn nghiêng ngó soi chung,! đây là chiếc ghế nhỏ chị ngồi cặm cụi nhặt rau, rửa bát,… Trong nhà, đồ vật nào cũng có dấu ấn của chị, cả nhà em luôn lo lắng và nhớ chị nhiều lắm. Khi vắng chị Hà em càng nhớ thương chị nhiều hơn. 

Em mong chị học thật giỏi và khóa học của chị kết thúc sớm để chị sớm về với gia đình. Trước mắt học kì II này em phải phấn đấu để đạt điểm cao. Có vậy em mới được sang chơi cùng chị trong dịp nghỉ hè này và cũng để vui lòng bố mẹ và chị Bích Hà của em.



 

1 tháng 1 2018

Gia đình em có bốn người: bố mẹ và hai chị em em. Em rất yêu bố và mẹ nhưng không hiểu sao, chị Bích Hà lại gần gũi với em hơn cả. Em vừa yêu lại vừa ngại chị.

Chị Hà của em cao nhưng đầy đặn. Bố mẹ vẫn nói, khi đẻ ra chị to nhất nhà hộ sinh nên sau này nuôi rất dễ. Chị lớn như thổi vậy. Khuôn mặt trái xoan với các nét thanh thoát khiến chị em rất xinh. Nước da bánh mật của chị có lúc hồng hào, dễ mến. Chị rất hay cười và hay trả lời những câu hỏi của mọi người bằng nụ cười tươi tắn. Chị học giỏi những môn tự nhiên và học rất nhẹ nhàng, không vất vả như em. Mẹ bảo chị thông minh giống bố.

Đối với em, chị rất tận tình chỉ bảo và chăm sóc. Bài vở của em chị thường xuyên xem xét và giảng giải. Lạ là chị giảng em thấy dễ nghe và nhanh hiểu hơn. Gần chị em cảm thấy tự tin hơn, có chị ở bên em cảm thấy to tát hơn, khỏe mạnh hơn chẳng sợ ai bắt nạt. Em thầm cảm ơn bố mẹ đã sinh ra chị Bích Hà và bố mẹ lại sắp xếp cho em làm em gái của chị.

Năm ngoái chị đi học xa nhà. Nhà em im ắng hẳn đi, cửa nhà không có chị em cảm thấy rộng ra hẳn thế. Mỗi sáng ngủ dậy chỉ còn mỗi một mình em trong nhà, em rất buồn và nhớ chị, không muốn ngồi dậy nữa. Những ngày chị còn ở nhà, vào giờ này em đã nghe thấy tiếng bát đĩa được chị rửa dưới nhà và tiếng đàn chị tập cần mẫn. Tiếng đàn của chị mạnh mẽ và đầm ấm lắm. Chị đã có công lớn trong việc dạy em đánh đàn, nghĩ lại mà em thấy nhớ những ngày tháng đó quá. Sao hồi đó cứ “ghét” và oán chị nhi. Quả thật chị rất nghiêm khắc, không ngày nào chị không bắt em ngồi bên đàn một tiếng, chỉ trừ khi ốm. Chị khẳng định tập đàn là thời gian thư giãn, nghỉ ngơi và coi như tập bài thể dục vậy. Quả thực nhìn dáng chị ngồi lắc lư bên cây đàn em thấy chị vừa thanh cao vừa thư thái. Bây giờ, mỗi khi buồn và nhớ chị, em lại ngồi bên chiếc đàn oóc-gan xinh xắn đánh những ca khúc chị đã dạy em. Em thích nhất là bài “Những ngọn nến” vì chị rất hay hát bài đó.

Hiện giờ chị Hà đang ở cách xa em hàng ngàn cây số nhưng hình ảnh của chị, giọng nói, tiếng cười của chị,… tất cả vẫn hiển hiện rõ nét quanh em. Đây là góc bàn chị vẫn ôm em ngồi xem vô tuyến, đây là bình nước sáng sáng chị vẫn tưới hoa, dây là chiếc gương hai chị em vẫn nghiêng ngó soi chung,! đây là chiếc ghế nhỏ chị ngồi cặm cụi nhặt rau, rửa bát,… Trong nhà, đồ vật nào cũng có dấu ấn của chị, cả nhà em luôn lo lắng và nhớ chị nhiều lắm. Khi vắng chị Hà em càng nhớ thương chị nhiều hơn. 

Em mong chị học thật giỏi và khóa học của chị kết thúc sớm để chị sớm về với gia đình. Trước mắt học kì II này em phải phấn đấu để đạt điểm cao. Có vậy em mới được sang chơi cùng chị trong dịp nghỉ hè này và cũng để vui lòng bố mẹ và chị Bích Hà của em.


 

3 tháng 5 2022

TK
Mỗi năm, hàng ngàn loài động vật hoang dã bị tuyệt chủng. Những loài vật đã có thời từng lang thang khắp Trái Đất hàng đàn thì nay đã vĩnh viễn biến khỏi hành tinh của chúng ta với một tốc độ nhanh khủng khiếp. Các nhà khoa học ước tính rằng tốc độ tuyệt chủng hiện thời cao hơn 1000 lần so với tốc độ bình thường chỉ bởi một yếu tố. Điều gì đã gây ra tốc độ tuyệt chủng tăng nhanh đến thế? Câu trả lời đơn giản nhưng đáng lo ngại là: con người. Điều không ổn ở đây là gì? Chúng ta đang tiêu thụ các tài nguyên thiên nhiên của Trái Đất nhanh hơn so với mức có thể tái tạo được chúng. Chúng ta đang hủy hoại môi trường sống của động vật, thức ăn, nước và không khí của chúng, và tiêu diệt chính bản thân các loài vật, với một tốc độ không thể chống lại. Càng nhiều tổ chim bị phát quang đi để xây những tòa nhà chọc trời, nhiều con sông bị san lấp để làm bãi đỗ xe và nhiều đàn voi bị tàn sát để làm đồ trang sức rẻ tiền, thì số lượng và tính đa dạng của động vật càng bị giảm sút. Ngoài việc tiêu thụ quá nhiều tài nguyên, một xu hướng đáng lo ngại hơn đang đe dọa động vật hoang dã; đó là nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp. Nạn buôn lậu các loài động vật hoang dã và các bộ phận cơ thể chúng trên thị trường chợ đen đang tăng lên. Nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ một số loài động vật trên cạn điển hình như voi, tê giác và hổ không chỉ đe dọa những loài động vật đó mà còn đe dọa cả sự yên bình, sức khỏe và sự thịnh vượng của cư dân sống gần chúng. Tại sao chúng ta phải quan tâm Khi toàn bộ một loài vật đi đến tuyệt chủng thì tổn thất gây ra không chỉ dừng lại ở tổng số con vật bị mất đi. Mặc dù chúng ta có thể coi thế giới động vật là tách biệt với chúng ta, nhưng cuộc sống của chúng ta và cuộc sống của chúng lại liên kết chặt chẽ, gắn kết với nhau bằng cả triệu sợi dây vô hình. Cây cối, động vật, con người và - 3 - môi trường cùng nhau cấu thành một cộng đồng sinh học – một hệ sinh thái – mà trong đó mỗi bộ phận này đều phụ thuộc vào các bộ phận kia để tồn tại. Khi một bộ phận của cộng đồng đó bị rơi vào tình trạng mất cân bằng hoặc bị loại bỏ thì toàn bộ hệ sinh thái đó sẽ gánh chịu hậu quả. Hơn nữa, việc buôn bán bất hợp pháp động vật hoang dã còn làm suy giảm an ninh của người dân và các nguồn lợi thu được từ việc kinh doanh hợp pháp. Mọi người đều có thể giúp sức Mặc dù con người là mối đe dọa lớn nhất của động vật hoang dã, nhưng chúng ta cũng là niềm hy vọng duy nhất của chúng. Trên khắp thế giới, các cá nhân và các nhóm nhỏ cũng như các tổ chức lớn, các tập đoàn và các chính phủ đang góp phần vào việc đảm bảo một tương lai an toàn hơn cho các loài động vật hoang dã của chúng ta và cho cả chúng ta. Từ việc kiềm chế nhu cầu đối với các sản phẩm được chế ra từ động vật hoang dã, việc xây dựng và thực thi luật lệ chống lại nạn buôn bán bất hợp pháp, và tình nguyện đứng trong các tổ chức bảo tồn động vật hoang dã giúp bảo vệ các loài đang có nguy cơ tuyệt chủng, những người anh hùng trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã đang chiến đấu với các mối đe dọa tới các động vật hoang dã theo nhiều cách thức khác nhau. Không có hành động bảo vệ động vật hoang dã nào là quá nhỏ nhoi, mỗi hành động đều có ý nghĩa. Chúng ta không thể phục hồi các loài đã mất, nhưng còn có nhiều loài nữa đang bên bờ vực tuyệt diệt; chúng cần sự quan tâm và hành động tức thì của chúng ta. Đừng tiếp tay cho vấn nạn này mà hãy giải quyết nó: Hãy quan tâm và bảo vệ động vật hoang dã trên Trái Đất.  

3 tháng 5 2022

Nhân hóa mình thành động vật đó mà bạn

27 tháng 12 2017

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa”

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Bài văn kể về cô giáo của em

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”

tk mk nha

27 tháng 12 2017

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, nhưng người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh- cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. “Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!” Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: “Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông”. Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: “Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm!”

13 tháng 12 2017

 Qua các cấp học cũng như qua các lớp thì em lại có thêm rất nhiều những người bạn thân thiết, đó là những con người mà em sẽ sẻ chia những buồn vui của cuộc sống cũng như cùng giúp đỡ nhau trong hoạt động học tập. Một trong số những người bạn mà em yêu mến nhất, thân thiết với em nhất đó chính là Quỳnh Phương. Phương không chỉ là người bạn em yêu quý nhất mà còn là người em ngưỡng mộ nhất, bởi Phương không chỉ học giỏi mà bạn ấy còn rất tốt bụng, thường xuyên giúp đỡ những bạn bè trong lớp.

Em và Quỳnh Phương học cùng nhau từ năm lớp một và đến nay, khi đã trở thành học sinh lớp năm thì chúng em vẫn học cùng nhau, có khác thì đó chính là tình bạn giữa em và Phương ngày càng thân thiết, chúng em không chỉ cùng giúp đỡ nhau trong học tập mà chúng em còn sẻ chia, tâm sự những niềm vui, nỗi buồn cũng như những khó khăn trong cuộc sống. Lúc mới bước chân vào lớp một, em và Phương không hề quen biết nhau, chúng em đều vô cùng lạ lẫm với một không gian hoàn toàn mới, làm quen với những người bạn mới, mà trước đó chúng em không hề quen biết.Ngay từ buổi học đầu tiên, khi cô giáo chủ nhiệm bắt đầu sắp xếp chỗ ngồi cho các bạn trong lớp, thì em và Phương đã được xếp cùng ngồi một bàn. Có lẽ còn lạ lẫm nên chúng em lúc ấy cũng không nói chuyện nhiều với nhau, ngay cả tên em cũng không nhớ rõ bạn ấy tên là gì. Có một kỉ niệm mà em nhớ mãi, đó cũng là cột mốc đánh dấu tình bạn thân thiết của em và Phương. Hôm ấy là tiết chính tả, chúng em đang ngồi nắn nót viết từng chữ ngay ngắn, và sau buổi cô giáo của em sẽ  thu vở và chấm điểm. Khi em đang viết thì bút máy của em hết mực, mà lọ mực thì em lại để quên ở nhà nên không thể viết tiếp.Lúc ấy em thực sự không biết phải làm như thế nào, nếu như không có bút viết thì em sợ sẽ bị cô trách phạt. Trong lúc đang loay hoay, lo lắng ấy thì Phương đã đưa cho em một chiếc bút máy của bạn ấy, bạn ấy nói hãy dùng bút của bạn ấy mà dùng, em lo lắng hỏi nếu em dùng bút của Phương thì Phương sẽ viết như thế nào. Lúc ấy thì Phương đã cười với em một nụ cười thật đẹp, bạn ấy nói không cần lo lắng, vì bạn ấy còn một chiếc bút nữa. Lúc bấy giờ em đã rất cảm động và cũng biết ơn Phương nữa.

Nhờ có chiếc bút của Phương mà bài viết chính tả hôm ấy của em đã hoàn thành, và khi trả bài thì cả em và Phương đều được điểm cao nhất, đó là điểm mười. Chúng em đã rất vui mừng, và cũng từ buổi sáng ngày hôm ấy, em và Phương đã trở tành những người bạn rất tốt của nhau. Em cũng rất vui vì có một người bạn tốt bụng như Phương.

13 tháng 12 2017

Qua các cấp học cũng như qua các lớp thì em lại có thêm rất nhiều những người bạn thân thiết, đó là những con người mà em sẽ sẻ chia những buồn vui của cuộc sống cũng như cùng giúp đỡ nhau trong hoạt động học tập. Một trong số những người bạn mà em yêu mến nhất, thân thiết với em nhất đó chính là Quỳnh Phương. Phương không chỉ là người bạn em yêu quý nhất mà còn là người em ngưỡng mộ nhất, bởi Phương không chỉ học giỏi mà bạn ấy còn rất tốt bụng, thường xuyên giúp đỡ những bạn bè trong lớp.

Em và Quỳnh Phương học cùng nhau từ năm lớp một và đến nay, khi đã trở thành học sinh lớp năm thì chúng em vẫn học cùng nhau, có khác thì đó chính là tình bạn giữa em và Phương ngày càng thân thiết, chúng em không chỉ cùng giúp đỡ nhau trong học tập mà chúng em còn sẻ chia, tâm sự những niềm vui, nỗi buồn cũng như những khó khăn trong cuộc sống. Lúc mới bước chân vào lớp một, em và Phương không hề quen biết nhau, chúng em đều vô cùng lạ lẫm với một không gian hoàn toàn mới, làm quen với những người bạn mới, mà trước đó chúng em không hề quen biết

Ngay từ buổi học đầu tiên, khi cô giáo chủ nhiệm bắt đầu sắp xếp chỗ ngồi cho các bạn trong lớp, thì em và Phương đã được xếp cùng ngồi một bàn. Có lẽ còn lạ lẫm nên chúng em lúc ấy cũng không nói chuyện nhiều với nhau, ngay cả tên em cũng không nhớ rõ bạn ấy tên là gì. Có một kỉ niệm mà em nhớ mãi, đó cũng là cột mốc đánh dấu tình bạn thân thiết của em và Phương. Hôm ấy là tiết chính tả, chúng em đang ngồi nắn nót viết từng chữ ngay ngắn, và sau buổi cô giáo của em sẽ  thu vở và chấm điểm. Khi em đang viết thì bút máy của em hết mực, mà lọ mực thì em lại để quên ở nhà nên không thể viết tiếp.

Lúc ấy em thực sự không biết phải làm như thế nào, nếu như không có bút viết thì em sợ sẽ bị cô trách phạt. Trong lúc đang loay hoay, lo lắng ấy thì Phương đã đưa cho em một chiếc bút máy của bạn ấy, bạn ấy nói hãy dùng bút của bạn ấy mà dùng, em lo lắng hỏi nếu em dùng bút của Phương thì Phương sẽ viết như thế nào. Lúc ấy thì Phương đã cười với em một nụ cười thật đẹp, bạn ấy nói không cần lo lắng, vì bạn ấy còn một chiếc bút nữa. Lúc bấy giờ em đã rất cảm động và cũng biết ơn Phương nữa.

Nhờ có chiếc bút của Phương mà bài viết chính tả hôm ấy của em đã hoàn thành, và khi trả bài thì cả em và Phương đều được điểm cao nhất, đó là điểm mười. Chúng em đã rất vui mừng, và cũng từ buổi sáng ngày hôm ấy, em và Phương đã trở tành những người bạn rất tốt của nhau. Em cũng rất vui vì có một người bạn tốt bụng như Phương.

8 tháng 10 2017

Phan Đình Giót sinh năm 1922 ở xóm Tam Quang, thôn Vĩnh Yên, xã Cẩm Quan,  huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, trong một gia đình rất nghèo đã mấy đời chịu cảnh cày thuê, cuốc mướn. Bố mất sớm, hai anh em sống cùng mẹ trong một ngôi nhà tranh dột nát, siêu vẹo. Đói quá, không có cái ăn Phan Đình Giót và em trai phải đi ở cho địa chủ từ lúc lên 6, lên 7.

Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với bạn bè cùng trang lứa anh xin tham gia tự vệ chiến đấu. Đến năm 1950 thì anh xung phong đi bộ đội chủ lực. Những trận đánh có Phan Đình Giót đều lập được chiến công, có lần anh chích máu viết bản quyết tâm thư gửi lên đại đoàn, thể hiện chí khí hiên ngang của một con người đã giác ngộ và đi theo cách mạng. Chí khí đó, lòng dũng cảm đó của Phan Đình Giót đã được ghi nhận.

11 tháng 6 2018

  Với chiều cao và cân nặng giống nhau: cùng có số đo 129,3 (nặng 129,3 kg: cao 129,3 cm), trôngDoraemon khá ngộ nghĩnh, đáng yêu. 
Hình ảnh hoàn hảo nhất củaDoraemon xuất hiện vào tập 11, với đầy đủ cấu tạo bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, chú mèo máy lại bị coi là một sản phẩm lỗi của nhà máy sản xuất rô-bốt chứ không được hoàn thiện như cô em Dorami. Chính vì thế, nhiều tình huống, ta bắt gặp chú mèo máy lúng túng với việc tìm bảo bối. 

Trước đây, Doraemon từng có nước da màu vàng và đôi tai mèo. Tuy nhiên, trong một buổi ngủ trưa, chú đã bị chuột gặm mất đôi tai. Điều đó dẫn đến nỗi sợ chuột và nước da xanh. (do nhìn thấy hình ảnh của mình trong gương). Tuy nhiên, trong tập 2112: Đôrêmon ra đời, màu vàng của Doraemon là nước sơn, và chúng bị tróc hết ra khi cậu khóc nhiều, đồng thời, đôi tai cụt là do bị một chú chuột máy gặm. 
Bài nữa đây; 
Chú mèo máy của thế kỉ 22, sinh ngày thứ bảy, 3 tháng 9 năm 2112, cao 129,3 cm, cân nặng 129,3 kg, vòng bụng 129,3 cm, khi nhảy cao ( gặp chuột ) 129,3 cm.Trước bụng Doraemon có một cái túi không gian bốn chiều đựng rất nhiều bảo bối thần kỳ và các vật linh tinh khác trong đó như chén,đũa,... Doraemon thích ăn bánh rán (dorayaki) và rất sợ chuột. Doraemon là một chú mèo máy thông minh, tốt bụng. Với cái túi thần kì chứa các bảo bối của thế kỉ 22 và nhất là lòng dũng cảm, quý mến bạn bè, Doraemon vẫn là vị cứu tinh cho Nobita cùng nhóm bạn, thậm chí cho cả nhân loại lúc hiểm nguy, và có ý nghĩa khuyến khích độc giả nhỏ tuổi biết ước mơ và thích ước mơ. Hình thể của Doraemon ở những tập đầu hơi mập mạp một chút. Ở những tập sau, hình thể của Doraemon đã được sửa lại cho cân đối hơn.

11 tháng 6 2018

Ai cũng biết Tây Du Ký mô tả câu chuyện nhà sư Đường Huyền Trang lên đường sang Ấn Độ thỉnh kinh có thật trong lịch sử Trung Hoa. 

Trong khi đó, Tôn Ngộ Không - đại đệ tử của Đường Tăng lại là một nhân vật hư cấu với tài năng vượt trội. Và sẽ chẳng ai mảy may nghi ngờ nếu ta khẳng định, Tôn Ngộ Không chỉ là nhân vật hư cấu tưởng tượng của nhà văn Ngô Thừa Ân.

Tuy nhiên, sự thật có lẽ không hoàn toàn như vậy. Không ít những dấu vết lịch sử lại chỉ ra điều ngược lại, rằng Tôn Ngộ Không có thật ngoài đời và những gì được hư cấu chỉ là tài năng hay phép thuật của Tề Thiên Đại Thánh mà thôi.

Cụ thể, các nhà khảo cổ Trung Quốc từng phát hiện ra dấu tích khác lạ về nguồn gốc của Tôn Ngộ Không từ những bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm tuổi trong động Thiên Phật (cách Tây An, Cam Túc khoảng 90km). 

Trong các bức hình, người ta thấy cảnh một vị hòa thượng và “hầu hình nhân” (một sinh vật có hình hài giống khỉ) đang nghiêm trang chắp tay hành lễ, hướng mặt về phía Phật Bà Quan Âm. Bốn bức hình khác khắc họa chi tiết về chuyến thỉnh kinh của 2 thầy trò hòa thượng, khá giống với truyện Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân.

Dân gian xưa còn đồn thổi về một người đàn ông tên Thạch Bàn Đà (quê ở Tiên Dương, Trung Quốc). Vì có hình thù xấu xí, thô kệch, kỳ quái nên Thạch Bàn Đà có biệt danh là “hầu hình nhân”. 

Thạch Bàn Đà có võ nghệ cao cường, thông minh nhanh nhẹn và hay giúp đỡ người xung quanh, diệt trừ thú dữ. Năm 629, khi Huyền Trang đi thỉnh kinh ngang qua Tiên Dương, Thạch Bàn Đà được cảm hóa, nguyện theo tháp tùng Đường Tăng tới Tây Thiên lấy kinh. 

Với những dữ kiện này, phải chăng khỉ "đá" Tôn Ngộ Không võ nghệ cao cường thực ra đã được Ngô Thừa Ân xây dựng trên nhân vật họ Thạch kia? Câu trả lời có lẽ sẽ còn là một ẩn số không lời đáp.

2. Sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không là ai?

Bên cạnh Tôn Ngộ Không, một trong những nhân vật gây nên nhiều bí ẩn nhất trong tác phẩm của Ngô Thừa Ân, đó là danh tính vị Bồ Đề Tổ Sư - thầy truyền thụ 72 phép biến hóa thần thông cho khỉ đá trong những hồi đầu của truyện. 

Tung tích, xuất thân của nhân vật này là ai, có lẽ chúng ta không thể biết nếu chỉ dừng ở mức đọc hoặc xem Tây Du Ký. Danh xưng Bồ Đề Tổ Sư thực ra cũng chỉ mang nghĩa là một vị thầy tịnh tu đắc đạo dưới gốc cây bồ đề mà thôi.

Có lẽ từ đây mà nhiều người nảy sinh hoài nghi và đưa ra một giả thuyết, thầy dạy Tôn Ngộ Không ban đầu chính là Thông Thiên Giáo chủ, một sư đệ của Thái Thượng Lão Quân. 

Giả thuyết này dựa trên sự kết hợp giữa Tây Du Ký với một tác phẩm khác là Phong thần diễn nghĩa. Theo đó, cả Thông Thiên Giáo chủ và Thái Thượng Lão Quân đều là đệ tử của Hồng Quân Lão Tổ. 

Hai người này pháp lực vô biên, theo hai phái khác nhau của Đạo giáo là Triệt giáo (Thông Thiên Giáo chủ) và Xiển giáo (Thái Thượng Lão Quân), giữa họ luôn tồn tại sự đối kháng và mâu thuẫn lẫn nhau.Vì thế, phải chăng Thông Thiên Giáo chủ đã thu nhận Tôn Ngộ Không về dạy dỗ, chỉ cho 72 phép thần thông - cảnh giới cao nhất về phép thuật song lại chẳng mấy chú tâm tới việc dạy nhân cách cho khỉ đá. Để rồi sau này, Ngộ Không tự xưng Tề Thiên Đại Thánh, đại náo thiên cung làm long trời lở đất.

Một chi tiết khác cũng rất đáng lưu ý, đó là việc khả năng thật sự của Tôn Ngộ Không gây rất nhiều tranh cãi. Trong nguyên tác, khi đi lấy kinh, thầy trò Đường Tăng gặp rất nhiều yêu quái và Tôn Ngộ Không thường xuyên phải nhờ tới các chư phật thần linh giúp đỡ. Trong số đó, có cả thú cưỡi của Thái Thượng Lão Quân. 

Như vậy, rõ ràng phép thuật của Thái Thượng Lão Quân phải vượt trội hoàn toàn so với khỉ đá.Vậy tại sao khi Ngộ Không đại náo thiên cung, Thái Thượng Lão Quân không hề có phản ứng, thậm chí kinh sợ trước phép thuật của vua khỉ?

3. Tôn Ngộ Không đã chết trong trận chiến phân tranh thật - giả?

Một trong những tình tiết ly kỳ nhất trong Tây Du Ký, đó là hồi truyện về hai Tôn Ngộ Không thật - giả lẫn lộn. Trong nguyên tác của Ngô Thừa Ân, từ sư phụ Đường Tăng cho tới ngay cả nhiều thần, Phật cũng không tài nào phân biệt được đâu là Ngộ Không thật, đâu là Ngộ Không giả. 

Cuối cùng, sau khi đi khắp đất trời, chỉ có Như Lai Phật Tổ là nhìn ra được yêu quái giả dạng Tôn Ngộ Không. Đó là con Lục Nhĩ Hầu hóa thân mà ra. 

Như Lai Phật Tổ giải thích, đây là con khỉ có sáu tai, nghe thông tường hết mọi chuyện trên trời đất, pháp lực ngang ngửa Ngộ Không, do vậy không ai có thể nhận ra. Kết thúc hồi, Ngộ Không thật đã dùng gậy như ý tiêu diệt Lục Nhĩ Hầu.

Tuy nhiên, không ít người hoài nghi về tính chính xác của phần truyện này. Một giả thuyết kì lạ đã được đưa ra khiến nhiều người vô cùng tò mò. Theo đó, người bị đánh chết phải chăng chính là Tôn Ngộ Không thật, còn Tôn Ngộ Không giả mới là người tiếp tục đi lấy chân kinh?

Giả thuyết này thoạt nghe thật vô lý, tuy nhiên nếu dựa vào các tình tiết truyện thì không phải không có căn cứ. Thứ nhất, Lục Nhĩ Hầu và Tôn Ngộ Không giống nhau y như đúc, pháp lực tương đương nên khả năng có sự nhầm lẫn khi phân định là rất lớn. Vậy nên nếu Lục Nhĩ Hầu nhân cơ hội đánh chết Ngộ Không thật thì cũng không có ai đối chứng. 

Thứ hai, khi cả hai đến gặp Đế Thính nhờ phân định thật giả, Đế Thính dùng tai nghe ra thật giả nhưng lại phán “Ta xem ra được, nhưng không dám nói”. Liệu phải chăng Đế Thính sợ Tôn Ngộ Không giả làm loạn, sợ một thế lực nào khác đằng sau Lục Nhĩ Hầu?Thứ ba, trong Tây Du Ký, Lục Nhĩ Hầu có năng lực biết tương lai, hiểu rõ quá khứ vạn vật xung quanh. Nếu con khỉ này lợi hại như vậy, biết trước cả tương lai, tại sao không biết được mình sẽ bị thu phục mà dám cùng Ngộ Không đến gặp Như Lai Phật Tổ.

Thứ tư, nếu so sánh trước và sau hồi truyện này, bạn sẽ thấy trước đây Tôn Ngộ Không không hoàn toàn nghe Đường Tăng. Hai người thường xuyên có mâu thuẫn và tranh cãi. Vậy mà sau đó, Ngộ Không lại rất vâng lời sư phụ của mình. Điều này làm dấy lên nghi ngờ phải chăng Tôn Ngộ Không đã bị đánh tráo ở đây và người đi lấy kinh thực tế chính là Lục Nhĩ Hầu kia.

Ba giả thuyết trên có thể đúng, có thể sai nhưng dẫu sao, chúng không làm giảm đi tình cảm mà chúng ta dành cho Tây Du Ký - một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng và vô cùng thân thuộc với tuổi thơ nhiều thế hệ từ hàng chục năm nay.

K MK NHA 

14 tháng 12 2018

Việt Nam ngày 13/12/2018

Chào người bạn xa nhớ!

Vậy là chúng mình xa nhau đã được 2 năm. Bạn và gia đình đã chuyển sang Canada định cư. Lá thư hôm nay mình gửi bạn là lá thư đặc biệt. Mình sẽ viết về người anh hùng trong lòng của mình. Người đó chính là ông nội mình.

"Chúng mày chỉ là con nhà lão dọn phân trâu, phân bò" đó là những câu mà bố mình và anh em của ông thường xuyên phải nghe khi bị nhiều người dè bỉu về ông nội. Nhưng với bố và các anh em của mình bây giờ, ông nội là người anh hùng.

Bố kể gia đình của ông từng là bộ đội giải ngũ. Khi ấy gia đình ông rất nghèo, đông con. Bà mình bị tai nạn ngã từ năm 35 tuổi khiến gãy xương không được điều trị trở thành cố tật bà gù.

Nhà bố có 5 anh em, bố là con áp út, các anh em của bố đều học rất giỏi nên ai cũng được ông cho đi học. Hồi đó ông vừa đảm nhiệm trụ cột gia đình vừa gánh thêm công việc của người phụ nữ như giặt đồ, nấu nướng.

Nhà nghèo nên chỉ có cơm độn khoai ăn. Bố kể rằng lúc ấy các bác, cô và bố chỉ ăn cơm độn khoai và rắc mấy hạt muối trắng nhưng ai cũng ăn ngon lành. Về tháng giêng, nhà không có gạo ăn chỉ còn khoai lang phơi khô nấu với lá khúc để ăn trừ bữa. Dù nghèo đói nhưng ông luôn động viên các con phải chăm học, phải đi học thật tốt để không còn khổ. Lúc nào ông cũng mong các con trở thành cô giáo hay bác sĩ để ông có thể vẻ vang với mọi người.

Quanh năm, ông chỉ còn biết đi mò cua, bắt ốc bán lấy tiền cho con đi học. Bố kể khi mùa đông lạnh thấu xương ông đi cày thuê cho người ta, hôm nào không có ai thuê ông lội xuống ao đánh giậm, úp nơm kiếm tý cá về bán lấy tiền đong gạo. Cả nhà 7 miệng ăn đều do ông lo hết.

Rét quá, ông luôn thủ sẵn bên cạnh mình bi- đông rượu. Bố kể chúng mình nghe có lúc đi học về, nhìn thấy ông đang bì bõm dưới đầm đánh tôm, cá. Thấy ông cứ tu rượu ừng ực con cái hỏi ông bảo uống rượu cho ấm. Có lẽ do thói quen đó, đến khi con cái trưởng thành thì ông mắc bệnh xơ gan cổ trướng. 

Ông nội làm đủ các nghề cày thuê, cuốc mướn, ruộng nương của nhà ông làm hết. Bố kể thời nông nhàn không ai thuê làm, ông mình đi lấy phân trâu, phân bò thải ra đường mang đi bán cho người ta bón lúa, trồng cây. Mỗi gánh phân trâu chỉ được 200 đồng nhưng để có nó ông mình đã mất cả ngày đi khắp các ngả đường để thu lại và mang bán.

Dù làm vất vả, ông chưa bao giờ than thở với con cái. Đặc biệt với bà, ông thương bà vô bờ bến. Ông luôn nói với các con về tình nghĩa vợ chồng. Nhờ thế mà đến nay, các bác nhà mình ai cũng trân trọng gia đình của mình. Đặc biệt, công việc vất vả đôi khi bị coi thường nhưng ông luôn kiên cường vượt qua. Lúc nào gặp các con ông cũng cười nói vui vẻ để mọi vất vả ở xa ngoài cổng nhà.

Bác Hải là bác lớn trong nhà học xong cấp 3 bác đi bộ đội và bác sống xa nhà từ đó, bác thứ hai học xong cao đẳng sư phạm cũng phải vào tận Tây Nguyên mới xin được làm giáo viên. Bác thứ ba chỉ học hết cấp 2 do bác thương ông quá nên tình nguyện ở nhà giúp ông làm ruộng và phụ ông nuôi em. Nhờ thế mà bố mình và cô Hà mới có cơi hội học đại học. Cô Hà học bác sĩ và giờ theo chồng sang định cư ở nước ngoài còn bố làm kinh doanh.

Mỗi lần về quê, bố đều kể cho chúng mình nghe về ông nội. Ông đã đi theo các cụ về thế giới bên kia hơn chục năm nhưng mỗi lần nhắc về ông, mọi người đều kính nể và coi ông như một người anh hùng.

Bố kể cả đời ông vất vả, khi con cái làm được tiền muốn báo hiếu thì ông bị xơ gan, dù các con cố gắng nhưng chỉ được 4 năm là ông qua đời vì ung thư gan. Mỗi khi nhắc đến ông, đại gia đình nhà mình đều cảm kích tình thường và nghị lực vượt qua khó khăn ông dành cho cả gia đình nhỏ.

Bà nội mình cũng qua đời năm ngoái, khi bà mất bà chỉ mong các con hãy giữ tinh thần nhiệt huyết như lúc ông còn sống. Bố luôn mong chị em chúng mình sống là người tốt và biết vượt qua khó khăn như ông mình đã trải qua nó.

Đó chính là người anh hùng trong mình, còn bạn, người anh hùng trong lòng bạn là ai bạn hãy gửi lại thư cho mình nhé!

Xin chào Hạ Vy!

Hẹn gặp lại bạn vào mùa hè

Ký tên: Nguyễn Nhật Minh

14 tháng 12 2018

Việt Nam ngày 1/12/2018

Cháo các bạn!

Hôm nay tôi viết bức thư về người hùng của tôi người ấy không ai khác chính là người hùng Harry Potter. Chắc hẳn các bạn ai cũng từng “điêu đứng” về chàng phù thủy này và với mình Harry thực sự trở thành một người hùng mà mình yêu thích.

Mình chia sẻ cho các bạn lý do vì sao Harry lại trở thành người hùng của mình và vì sao mình lại thích nhân vật này như vậy.

Harry là một người cực kỳ dũng cảm, trung thành, và vị tha.Cậu không thích bị coi là trung tâm của sự chú ý và bực tức với những người lợi dụng sự nổi tiếng ấy vì mục đích cá nhân. Cậu thông minh, có trực giác nhanh nhẹn, có khả năng làm chủ tâm trí tốt, đưa ra quyết định đúng đắn, hợp lý trong những lúc quyết định, những tình huống khó khăn. Nhìn chung cậu có thể duy trì tình trạng nhận thức và tuyệt đối đề phòng với bên ngoài trong mọi trường hợp nguy hiểm.

Harry cũng cho mình thầy khả năng kiềm chế nóng giận, không mất đi sự bình tĩnh và thể hiện sự vượt trội về pháp thuật trong những lúc khủng hoảng nhất. Cậu đã nhiều lần nhắc mọi người rằng một khi đã quyết định thì cậu sẽ tự nguyện kiên quyết làm đến cùng, mặc cho đó đã được dự tính trước là rất liều lĩnh. Ngay cả trong tính cách lãnh đạo cũng đã thể hiện điều đó: kiên trì, bền bỉ, không bao giờ nao núng.

Cậu có thể tự ra quyết định và tự tin về việc đó, mặc dù có thể đó là một sai lầm: bắt đầu từ phần bốn, một số người cho rằng việc cậu tự bỏ phiếu quán quân cho mình là một hành động "tự làm anh hùng". Rồi đến phần năm, vì quyết định sai lầm mà cậu bị bọn Tử thần Thực tử lợi dụng để lấy quả cầu tiên tri, gây ra một trận chiến khốc liệt.

Trong phần bảy, cậu bị phát hiện khi chạy trốn cũng vì đòn phép có hiệu quả nhưng lại đặc trưng cho cậu (Đòn phép Giải giới, Expelliarmus Spell) được tung ra khi chiến đấu. Hành động liều lĩnh đó đã phá hủy toàn bộ kế hoạch. Có thể đó không phải lỗi của cậu và tính quyết định cương quyết không phải điểm yếu nhưng bọn xấu đã biết lợi dụng điểm mạnh đó biến nó trở thành điểm yếu.

Trong một số trường hợp, Harry có thể trở nên vô cùng đáng sợ đối với những người như Gilderoy Lockhart, Mundungus Fletcher, Hermione Granger và Ron Weasley. Cậu có thể trở nên cực kỳ đáng sợ khi bị đẩy đến đỉnh điểm của sự tức giận hoặc sự phiền toái. Khi ở trong một tâm trạng xấu và khi tranh cãi, thậm chí người bạn thân nhất của Harry cũng phải cảnh giác với cậu, thường trả lời giọng nói giận dữ của cậu một cách bình tĩnh và xoa dịu. Người duy nhất không tỏ ra sợ hãi khi cậu giận dữ (trừ giáo viên và một số nhân vật có quyền khác trong truyện) là Ginny Weasley.

Một trong những sức mạnh lớn nhất của Harry Potter là tình yêu thương đối với mọi người mặc cho những khó khăn và thử thách. Cậu có khả năng lãnh đạo vốn có cùng với khả năng bình ổn và giảng dạy cho các bạn học

Cái mình thích ở Harry đó là bài học về tình yêu thương của những người thân trong gia đình dành cho nhau, tình yêu ấy luôn tồn tại trong trái tim, trong tâm hồn và cả trong máu thịt của mỗi người. Đó cũng có thể là bài học về tình bạn tri kỉ, tuy đôi lúc hiểu lầm nhau nhưng trong gian khó thì luôn gắn bó và đoàn kết, cùng nhau vượt qua bao hiểm nguy.

Là bài học về cách nhìn người, đôi khi họ trông giống kẻ ác, thích bắt nạt, hãm hại người khác nhưng biết đâu chừng phía sau vẻ độc ác ấy, sâu thẳm trong tâm hồn họ là một trái tim lương thiện và biết yêu thương...

Xin chào

28 tháng 12 2017

(Tả mẹ em đang may áo)

Mẹ em thường tự mình cắt may quần áo cho cả nhà. Đầu năm học, mẹ may cho em chiếc áo sơ mi mới. Hôm mẹ may áo cho em, em quấn quýt bên mẹ xem mẹ ráp áo.

Mẹ em còn trẻ, năm nay chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Mẹ có làn da trắng mịn, mắt to, sống mũi thẳng. Dáng mẹ ngồi ở bàn máy may rất chuyên nghiệp vì tuy không phải là thợ may nhưng mẹ em may đồ rất đẹp. Làm việc ở nhà nên mẹ em hay mặc đồ ngắn, áo sát nách và tóc vấn cao cho mát.

Từ những hôm trước, mẹ đã cắt áo rồi đem đi vắt xổ. Những mảnh vải của thân áo được vuốt phẳng, em chờ đợi mẹ ráp thành áo. Mẹ đeo kính vào rồi mở thùng máy may, mẹ xỏ chỉ vào kim, lắp chỉ ổ thuyền xong mẹ may thử một đường trên mảnh vải vụn. Xong đâu đấy mẹ lấy thân áo ra, giữ thẳng, xem kĩ mặt trái, mặt phải của vải rồi xếp hai thân áo chồng khít lên nhau. Đưa mảnh vải vào chân vịt máy may, mẹ điều chỉnh cần lại mối rồi đạp nhè nhẹ bàn đạp, tay giữ mảnh vải, mắt mẹ theo dõi thân áo đang chạy qua chạy lại dưới chấn vịt máy may. Một tay mẹ giữ mảnh vải, một tay mẹ giữ cần lại mối chỉ của máy may. Cặp kính mẹ đeo trễ xuống sống mũi. Mẹ may ba mảnh của thân áo lại ở chỗ đường ráp vai áo. Cúi nhìn đường chỉ thẳng tắpđều đều, mẹ gật gù: “Cái máy may này may đường chỉ sắc sảo, đẹp thật đó con.” Tiếp theo, mẹ ráp hai tay áo vào thân áo. Lộn chiếc áo ra mặtphải, mẹ cho máy chạy chỉ chần tay áo và sườn áo. Mẹ đo độ rộng của áo rồi cắt lá cổ. Mẹ ủi cổ áo dính vào keo lót rồi ráp cố áo. Mẹ khéo léo nốì ráp cổ áo, lộn phải một cách thành thạo rồi là phẳng cổ áo một lần nữa. Bàn tay thon dài của mẹ vuốt sát mép vải, mắt mẹ nheo nheo sau làn kính trắng. Mẹ cười thích thú, gò má mẹ hồng lên, mắt mẹ sáng long lanh: “Ngày mốt là con mặc áo mới thôi vì mẹ còn đơm khuy và giặt sạch áo.” Nói đoạn, mẹ đưa áo vào chân vịt, may túi áo, lai áo. Thế là chiếc áo đã hoàn tất.

Dù thời gian eo hẹp, mẹ vẫn thu xếp để may áo cho em. Nhìn mẹ vui sướng khi ráp xong áo, mẹ đẹp lên vì nét rạng rỡ làm sáng bừng khuôn mặt, em thấy thật vui. Em ngắm nhìn chiếc áo, lòng đầy tự hào vì mẹ em rất giỏi, làm gì cũng đẹp và gọn gàng.

Em rất thích xem mẹ làm việc. Không chỉ thích xem mẹ may áo, em còn thích giúp mẹ làm những việc vặt trong nhà. Niềm vui của mẹ khi may áo cho em lắng đọng trong tim em tình yêu dạt dào của mẹ. Đó là máu thịt nuôi em khôn lớn, là hành trang cho em bước vào đời một cách vững chắc, tự tin.