K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2021

là 1234231

7 tháng 5 2021

a) Ở hiền gặp lành: Nếu ta tốt bụng, ăn ở tử tế, bao giờ cũng sẵn sàng giúp đỡ người khác thì cuộc sống của ta sẽ được đền bù xứng đáng, những điều tốt lành sẽ đến với ta.

b) Cây ngay không sợ chết đứng: Nếu chúng ta sống ngay thẳng không làm điều gì khuất tất thì chẳng việc gì phải sợ sự vu oan, giá họa, gièm pha của người đời.

c) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn đó là câu tục ngữ nói về chất liệu gỗ sẽ được coi trọng nhiều hơn là nước sơn bên ngoài, nhưng ý nghĩa sâu xa mà câu này muốn thể hiện đó là chúng ta nên coi trọng chất lượng hơn là mẫu mã bên ngoài, bởi những điều đó mới thực sự đem lại ý nghĩa to lớn cho mỗi con người.

d) Thẳng như ruột ngựa: Trong sử dụng ngôn ngữ, Thẳng như ruột ngựa thường được dùng để chỉ sự bộc trực ngay thẳng, thật thà của tính cách con người. Trong cách đối xử, người có tính "thẳng ruột ngựa" được xem là người hiền lành, không có ác tâm, không lắt léo, không tính toán vòng vo, không so đo hơn thiệt.

e) Có chí thì nên: Muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ không làm được gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.

Trẻ già măng mọc: Lớp trẻ nối tiếp lớp già

Tốt gỗ hơn tốt nước sơn: Coi trọng vẻ đẹp bên trong hơn vẻ bề ngoài.

@Bảo

#Cafe

11 tháng 11 2017

  a-2; b-3; c-1

11 tháng 10 2021
A2,b3,c1. Bạn nha

Câu 1 :

Gỗ tốt sẽ làm nên những vật dụng tốtGỗ xấu sẽ làm nên những vật dụng chóng hư hỏng. ... Câu tục ngữ: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn" muốn khẳng định: khi đánh giá độ bền của một vật dụng, chúng ta phải chú ý đến chất lượng gỗ để tạo nên đồ vật ấy, chứ không nên chỉ đánh giá bề ngoài của lớp sơn.

Câu 3 : Nghĩa đen của câu tục ngữ có nghĩa như sau: Ăn được ngủ được thì mới là tiên, nếu như không ăn được không ngủ được thì vừa mất tiền lại càng thêm bội phần lo lắng hơn.

5 tháng 4 2021

câu 1

Để nhìn nhận, đánh giá về một sự vật hay một con người, chúng ta nên chú trọng đến những giá trị cốt lõi bên trong chứ không nên bị chi phối bởi những vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài. Như ông cha ta đã có câu: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Câu tục ngữ có từ lâu đời nhưng vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa như thế nào? Ở đây có hai hình ảnh được đưa ra so sánh với nhau đó là “gỗ” và “nước sơn”. Gỗ là vật liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày được con người sử dụng để làm ra nhiều đồ vật khác nhau như bàn, ghế, giường, tủ… Những loại gỗ tốt sẽ tạo ra các vật có độ bền cao, sử dụng lâu dài. Những loại gỗ kém chất lượng thì đồ vật làm ra sẽ nhanh bị hư hỏng . Còn "nước sơn” là chất để phủ bên ngoài làm cho vật thêm bóng, thêm đẹp.

Qua kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn cuộc sống, ông cha ta đã khẳng định "tốt gỗ” thì hơn nhiều so với "tốt nước sơn”. Tức là câu tục ngữ khẳng định muốn có một đồ vật tốt thì chúng ta cần chú trọng đến chất gỗ làm ra vật liệu chứ không nên để chỉ để ý đến vẻ đẹp của nước sơn bên ngoài. Tuy nhiên ý nghĩa câu tục ngữ không dừng lại ở đó. Ông cha ta đã mượn hai hình ảnh rất cụ thể đó để đưa ra một ý nghĩa sâu xa hơn đó là khi đánh giá một con người thì phẩm chất đạo đức của họ quan trọng hơn hẳn so với bề ngoài.

Vậy thì tại sao lại nói: "Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”? Chắc hẳn rằng ông cha ta cũng đã phải trải qua những lần thất bại, vấp ngã mới đúc kết được ra kinh nghiệm ấy. Và câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng, đó là một bài học hết sức quý báu đối với con người. Mỗi một sự vật hay con người đều có hai mặt hình thức và nội dung. Trong thực tế của cuộc sống, không phải lúc nào hình thức và nội dung cũng thống nhất với nhau. Và nếu như phải lựa chọn, chúng ta nên lấy nội dung, phẩm chất bên trong để làm thước đo. Khi đánh giá một sự vật thì người ta phải chú ý đến chất lượng của nó. Một đồ vật được làm từ gỗ lim dù cho không có lớp sơn bóng bẩy phủ bên ngoài nhưng vẫn được người ta chọn mua vì độ bền của nó. Khác với những vật bên ngoài được sơn lấp lánh nhưng lại làm từ gỗ tạp thì dù có đẹp đến mấy cũng sẽ nhanh chóng bị hỏng. Và đối với con người cũng vậy, ngay từ xa xưa, ông cha ta cũng luôn đề cao phẩm chất, tư cách đạo đức hơn là cái vẻ bề ngoài của họ. Một con người có nhân cách tốt sẽ luôn hoàn thành tốt mọi công việc của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào và luôn được mọi người yêu mến nể phục. Nhưng trái lại, đối với một người chỉ quan tâm đến hình thức bên ngoài mà không có tư cách đạo đức tốt thì cũng chẳng có ý nghĩa gì. Một hoa hậu có thể không phải là người đẹp nhất nhưng phải có phẩm chất, nhân cách tốt để xứng đáng với vương miện lấp lánh trên đầu. Giống như các cụ xưa đã từng có câu: "Cái nết đánh chết cái đẹp”. Và tất nhiên, nếu một người có cả vẻ đẹp hình thức lẫn nhân cách thì người đó lại càng được yêu mến trân trọng hơn.

Câu tục ngữ là một bài học vô cùng quý báu và bổ ích cho mọi người, nhất là cho thế hệ trẻ- những chủ nhân tương lai của đất nước. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải không ngừng học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để hoàn thiện nhân cách. Phải "học ăn, học gói, học mở”, không chạy theo những thứ hào nhoáng bên ngoài mà đánh mất đi những gì tốt đẹp ở bên trong.

"Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” – câu tục ngữ mang đến một bài học kinh nghiệm về cách nhìn nhận, đánh giá một sự vật hay một con người. Nội dung, phẩm chất bên trong là yếu tố quyết định, là thước đo có giá trị nhất để đánh giá con người. Đừng quá quan trọng vẻ đẹp bên ngoài mà quên đi nét đẹp trong nhân cách và tâm hồn.

Câu2

Chân lấm tay bùn
tả cảnh làm ăn lam lũ, vất vả ngoài đồng ruộng

Câu3:

Người khỏe mạnh, không phải lo nghĩ, luôn ăn khỏe, ngủ ngon mới là thật sự có hạnh phúc ở trên đời.

Mà vì buồn phiền hay vì bệnh tật mà không ăn không ngủ được thì chỉ thấy lo ngại, tốn tiền thuốc men, cuộc sống sẽ không vui.

5 tháng 2 2017

 

Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài Hình thức thường thống nhất với nội dung
a) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. x  

b) Người thanh tiếng nói cũng thanh

Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

  x
c) Cái nết đánh chết cái đẹp. x  

d) Trông mặt mà bắt hình dong

Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

10 tháng 8 2018

1.

Cây ngay không sợ chết đứng

Câu tục ngữ trên là một câu tục ngữ rất nổi tiếng, nó có nghĩa là nếu như bạn không làm điều gì xấu xa thì cũng chẳng sợ điều gì cả, mặc cho ai muốn nghĩ sao thì nghĩ nhưng lương tâm của bạn tự biết đúng hay sai, sẽ không có gì có thể chi phối được lương tâm bạn.

2.

Của phi nghĩa có giàu đâu ,

Câu tục ngữ có ý nghĩa là đừng làm những việc xấu xa để kiếm tiền mà hãy làm những việc đúng với đạo lý, đúng với lương tâm của mình. Qua đó sẽ thể hiện được tính trung thực của bạn.

10 tháng 8 2018

Cảm ơn bạn

18 tháng 12 2021

quyết chí ,ý chí ,chí hướng

17 tháng 10 2021

nghĩa của các câu thành ngữ , tục ngữ sau là : 

⇒ thẳng như ruột ngựa nghĩa là : được dùng để nói về sự ngay thẳng và thật thà của con người 

⇒ Giấy rách phải giữ lấy lề nghĩa là : được sử dụng để ví một ai đó dẫu có rơi vào khoản cảnh khó khăn ta ko được làm việc xấu 

⇒ Thuốc đắng dã tật nghĩa là : tuy thuốc đắng nhưng có thể chữa bệnh rất tốt như là con người cũng vậy là những lời khó nghe rất bổ ích 

⇒ cây ngay không sợ chết đứng nghĩa là : nói về sự ngay thẳng , trung thực ko làm việc gì trái với đạo lý sống , chết đứng là chết oan như là các chú bộ đội đã bị tra khảo vói rất nhiều nhưng trận đánh khủng khiếp nhưng các chú ko nói một lời .

⇒ đói cho sạch rách cho thơm nghĩa là : dù nghèo đói nhưng cũng ko được làm gì trái với lương tâm , phải giữ lấy lòng tốt , tự trọng 

10 tháng 10

Phạm Thị Phương Thảo giỏi quá 😍😍

22 tháng 2 2018

câu tục ngữ “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn “muốn khuyên ta không được đánh giá người khác chỉ bằng hình thức bên ngoài mà còn phải xem xét nội dung – phẩm chất, tài năng của người đó vì đó là giá trị chân chính của một con người. Và chúng ta phải sống bằng chính thực lực của mình không được lừa dối, giả tạo với mọi người.

22 tháng 2 2018

Search Google là có hết nhé bạn =)))

Tối đa 1 bài văn 5 điểm.Chấm văn mình bao nhiêu điểm comment!Mai mình thi Văn nhưng sợ không đc hay,giúp mk nha,trừ điểm hỏi đáp c đc còn hơn điểm thi kém:Tục ngữ có câu"Ở hiền gặp lành".Trong cuộc sống,câu tục ngữ của các cụ thời xưa ẩn dấu sau đó là một ý nghĩa sâu xa nói về người ăn ở tốt thì sẽ được đáp lại bằng những hình thức tốt đẹp.Có những câu truyện cũng mang...
Đọc tiếp

Tối đa 1 bài văn 5 điểm.Chấm văn mình bao nhiêu điểm comment!Mai mình thi Văn nhưng sợ không đc hay,giúp mk nha,trừ điểm hỏi đáp c đc còn hơn điểm thi kém:

Tục ngữ có câu"Ở hiền gặp lành".Trong cuộc sống,câu tục ngữ của các cụ thời xưa ẩn dấu sau đó là một ý nghĩa sâu xa nói về người ăn ở tốt thì sẽ được đáp lại bằng những hình thức tốt đẹp.Có những câu truyện cũng mang những ý nghĩa tốt đẹp ấy,gồm có câu truyện"Nàng tiên Ốc".

Ngày xửa ngày xưa,ở một làng nọ có bà lão nghèo,sống độc thân quanh năm chỉ mò cua bắt ốc kiếm sống.Bà sống rất tốt với xóm làng,làn da nhăn nheo sạm đi vì gió má,bộ đồ nâu sờn chỉ với nhiều mụn vá và đôi mắt ánh lên vẻ hiền từ đã quá quen thuộc với hàng xóm gần nhà bà.

Một hôm,bà lại ra đồng mò con tôm con tép.Mãi vẫn chưa tìm được dù chỉ là con tép nhỏ.Bà lão chán nản nhủ thầm:"Giờ mà về nhà tay không mình cũng không còn chút lương nào để ăn nữa.Thôi thì mò nốt lần này,không được thì mình đành về thôi."Lần này,bà mò được rất nhiều tôm tép,trong đó có một con ốc vỏ biêng biếc xanh nom rất đẹp không giống những con ốc khác.Ngắm con ốc,bà thích lắm nên không bán mà thả vào trong chum nước.

Sáng hôm sau,trời vừa hửng nắng thì bà lão ra đồng làm việc.Mãi đến trưa,bà lão mới về tới nhà.Bà ngạc nhiên khi thấy sân nhà sạch sẽ,vườn sau tươi sạch cỏ,đàn lợn đã được ăn nằm ngủ no nê,bước vào nhà là mâm cơm đã được ai đó nấu và dọn ra rất tinh tươm.Tối đó,bà lão trằn trọc không ngủ được và quyết tâm tìm được vị ơn công đã giúp mình.Sáng sớm,bà vờ đi làm,đi đến nửa đường rồi bà lại quay về nhà.Nấp sau hàng cây,bà lão nhìn ra phía sân nhà.Không lâu sau,bà chợt nhìn thấy có một cô gái xinh đẹp bước ra từ chum nước.Làn da trắng hồng,môi đỏ mọng,mái tóc dài đen mượt và dáng đi nhanh nhẹn ấy vội mất đi vào trong nhà.Thấy thế,bà lão tới gần chum nước đập vỡ vỏ ốc xanh không cho chui vào nữa.Thấy tiếng động lạ,nàng tiên vội chạy về phía chum nước thì gặp bà lão ôm chầm lấy mình.Bà lão cảm động nói:"Gìa ở đây có một mình,nếu có thể,con hãy ở đây làm con già con nhé!".Nàng tiên Ốc đồng ý,kể từ đó,dưới mái tranh nghèo dù không có gì nhưng hai mẹ con bà lão tốt bụng sống với nhau rất đầm ấm.

Qua câu truyện trên muốn khuyên chúng ta rằng:Ở hiền thì lại gặp hiền,người ngay thì được Phật tiên độ trì.Trong cuộc sống phải sống có trái tim nhân hậu,giúp đỡ lẫn nhau,giúp đỡ người gặp khó khăn bằng cả tái tim của mình.Ở lớp phải biết giúp đỡ những bạn học kém hơn mình.

1
7 tháng 1 2020

Bạn làm văn hay đó,thang điểm tối đa là 5 hả ??? Vậy thì 4,5 nè