Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Mình bổ sung đề cho bạn nhé.
1. Nếu dòng 3 là dòng gốc, hãy cho biết lọai đột biến đã sinh ra ba dòng kia và trật tự ph át sinh các dòng đó.
2. Cơ chế hình thành và hậu quả của lọai đột biến nói trên?
Giải:
1.
1.Loại đột biến và trật tự phát sinh các dòng đột biến
– Đây là loại đột biến đảo đoạn
– Các dòng đột biến ph át sinh theo trật tự sau:
+ Dòng 3 -> Dòng 4: -IDC- đảo đoạn thành -CDI-
+ Dòng 4 -> Dòng 1: -HGCD- đảo đoạn thành -DCGH-
+ Dòng 1 -> Dòng 2: -FEDC- đảo đoạn thành -CDEF-
2.Cơ chế và hậu quả
– Cơ chế: một đoạn của nhiễm sắc thể bị đảo ngược 1800
– Hậu quả: đột biến đảo đoạn có thể ảnh hưởng ít hoặc nhiều đến sức sống của thể đột biến, góp phần tăng cường sự sai kh ác giữa các nhiễm ứng trong các nòi (hoặc dòng) thuộc cùng một loài
a\
mạch 2:-X-X-A-T-A-X-G-X-G-T-A-G
mach1:-G-G-T-A-T-G-X-G-X-A-T-X
b\
mach gen 2:-X-X-A-T-A-X-G-X-G-T-A-G
mạch ARN: -G-G-U-A-U-G-X-G-X-A-U-X
Câu 2: Cơ chế xác định giới tính ở người: Tính đực, cái được quy định bởi các cặp nhiễm sắc thể giới tính. Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong phát sinh giao tử là cơ chế xác định giới tính. Trong phát sinh giao tử, cặp nhiễm sắc thể XY phân li tạo ra 2 loại tinh trùng X và Y có số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh hai loại tinh trùng này với trứng X tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY có số lượng ngang nhau. Do đó tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1:1.
Câu 3:
- Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn, trong đó một mạch có đâu 3’-OH, còn mạch kia có đầu 5’-P. Sau đó, Enzim ADN-pôlimeraza lần lượt liên kết các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. Vì enzim ADN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’. Mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn ( một mạch được tổng hợp và một mạch cũ của phân tử ban đầu) đóng xoắn lại với nhau tạo thành hai phân tử ADN con
Kết quả: Hai phân tử ADN con được tạo thành có cấu trúc giống hệt nhau và giống ADN mẹ ban đầu.
a)địa y->cây thông->cây bèo->hoa dâu->hoa súp lơ->cà chua->rau câu->rau cải
b)địa y. Vì địa y là kết quả của sự tương tác (cộng sinh) giữa tảo và nấm
Bài 1.
a). N gen = \(\frac{2040.20}{34}\)=1200 (nu).
Số nu của mỗi mạch đơn: 600 nu.
Mạch thứ nhất có A:T:G:X = 1:1:3:3. Theo tính chất dãy tỉ số bằng nhau:
\(\frac{A}{1}\)=\(\frac{T}{1}\)=\(\frac{G}{3}\)=\(\frac{X}{3}\)=\(\frac{A+T+G+X}{1+1+3+3}\)=\(\frac{600}{8}\)=75.
A1=T2=75.1=75 nu, % = 12,5%.
T1=A2=75.1=75 nu, % = 12,5%.
G1=X2=75.3=225 nu, % = 37,5%.
X1=G2=75.3=225 nu, % = 37,5%.
b). Ta có:
A gen = T gen = A1+T1 = 150 nu. => % = 12,5%
G gen = X gen = G1+X1 = 450 nu. => % = 37,5%..
Bài 2. (bạn xem lại xem phần độ dài là angstrong hay nanomet nhé).
N gen = \(\frac{3060.20}{34}\)=1800 (nu). => Số nu mỗi mạch đơn: 900 nu.
\(\frac{T}{A}\)=\(\frac{7}{3}\)=> T=\(\frac{7}{3}\)A.
\(\frac{T}{X}\)=\(\frac{7}{2}\)=> X=\(\frac{2}{7}\)T => X=\(\frac{2}{7}\).\(\frac{7}{3}\)A=\(\frac{2}{3}\)A.
Ta có:
A1+T1+G1+X1=900
=> A1+\(\frac{7}{3}\)A+A1+\(\frac{2}{3}\)A=900
Giải pt tìm được A1=180 nu.
Suy ra T1=420 nu, G1=180 nu, X1=120 nu.
A gen = T gen = A1+T1 = 600 (nu).
G gen = X gen = G1+X1 = 300 (nu).
Bảng 64.6. Trật tự tiến hóa của giới Động vật