K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 8 2016

1. Người ta phải dùng dây dẫn điện bằng chất nào trong các chất sau đây , xuyên qua cổ bóng đèn điện làm bằng thủy tinh thường để chỗ hàn luôn luôn được kín ? 

A . Sắt 

B . Đồng 

C . Hợp kim platinit

D . Nhôm 

2 . Tại sao đổ nước nóng vào cốc bằng thủy tinh chịu lửa , thì cốc không bị vỡ , còn đổ nước nóng vào cốc thủy tinh thường thì cốc dễ bị vỡ ?

Cốc thủy tinh chịu lửa chịu nhiệt cao khi đổ nước nóng vào cốc dãn nở nên khó vỡ. Cốc thủy tinh thường k thể chịu được nhiệt độ cao nên khi đổ nước nóng cốc ít dãn nở  nên sẽ có hiện tượng cốc bị vỡ/

24 tháng 8 2016

A)SẮT

B)ĐỒNG

C)HỢP KIM PLATINIT

D)NHÔM

2)khi đổ nước nóng vào cốc chịu lửa thì cốc sẽ nở ra đều nên rất khó vỡ

   khi đổ nước nóng vào cốc bình thường thì cốc cũng nở ra nhưng nó dãn nở ko đều nên dễ vỡ hơn

19 tháng 12 2017

Chọn C. Vì hai chất này nở vì nhiệt gần giống nhau.

23 tháng 4 2021

Vì cốc thủy tinh chịu lửa được làm bằng hai lớp thủy tinh mà chúng giãn nở đều nhau hơn so với cốc thủy tinh thường. Cốc thủy tinh thường khi mặt trong tiếp xúc với nước nóng thì mặt đó giãn nở ra trước còn mặt ngoài chưa giãn nở kịp nên dẫn đến bị vỡ.

26 tháng 10 2017

Đáp án C

Ta có: Các vật rắn nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi

Ta cần dùng dây dẫn điện bằng chất hợp kim pla-ti-ni xuyên qua cổ bóng đèn điện làm bằng thủy tinh thường để chỗ hàn luôn luôn được kín vì sự nở vì nhiệt của thủy tinh và hợp kim pla-ti-ni là tương đương nhau

29 tháng 1 2018

Vì khi đổ nước nóng vào thì lớp ngoài của cốc thủy tinh thường chưa kịp nở ra thì lớp đã nở ra rồi khiến cốc bị vỡ . Còn cốc thủy tinh chịu lửa thì chịu được sức nóng nên không bị vỡ.

29 tháng 1 2018
Vì cốc thuỷ tinh chịu lửa độ giãn nở của nó ít hơn so với cốc thuỷ tinh thường vì vậy vỏ trong và vỏ ngoài nở đồng đều còn cốc thuỷ tinh thưởng thì mặt trong của nó tiếp xúc với ngước nóng trước nên nở ra vỏ ngoài thì tiếp xúc sau nở ra sau vì vậy nó nở ko đồng đều sinh ra lực lớn dẽ làm vỡ cốc. hok tốthiha
12 tháng 6 2017

Vì cốc thuỷ tinh chịu lửa độ giãn nở của nó ít hơn so với cốc thuỷ tinh thường vì vậy vỏ trong và vỏ ngoài nở đồng đều còn cốc thuỷ tinh thường thì mặt trong của nó tiếp xúc với nước nóng trước nên nở ra còn ngoài thì tiếp xúc sau nở ra sau vì vậy nó nở không đồng đều sinh ra lực lớn dễ làm vỡ cốc

12 tháng 6 2017

Khi đổ nước nóng vào cốc thủy tinh chịu lửa thì cốc ko bị vỡ, còn đổ nước nóng vào cốc thủy tinh thường thì cốc dễ bị vỡ vì :

- Cốc thủy tinh chịu lửa nở vì nhiệt ít hơn cốc thủy tinh thường : khi bị nóng lên do rót nước nóng vào thì cốc thủy tinh chịu lửa nở ra rất ít nên cốc ko bị vỡ

- Cốc thủy tinh thường nở vì nhiệt nhiều hơn cốc thủy tinh chịu lửa : khi bị nóng lên do rót nước nóng vào thì thủy tinh thường nở ra nhiều hơn, làm cốc dễ bị vỡ

28 tháng 5 2020

- Khi đổ nước nóng vào cốc bằng thủy tinh chịu lửa , thì cốc không bị vỡ vì: Cốc thuỷ tinh chịu lửa có độ bền cao và độ giãn nở ít nên mặt trong và mặt ngoài nở đồng thời nên cốc thủy tinh chịu lửa sẽ không bị vỡ

- Khi đổ nước nóng vào cốc bằng thủy tinh thường, thì cốc bị vỡ vì: Cốc thủy tinh thường có đọ bền thấp và độ giãn nở cao nên khi rót nước nóng thì mặt tiếp xúc trực tiếp với nước sôi sẽ giãn nở nhanh hơn mặt ngoài, do sự nở nhiệt không đồng đều đó nên cốc bị vỡ

- Cách khắc phục:

+Nên để nước nguội trước khi rót

+Nên sử dụng cốc thủy tinh chịu nhiệt độ cao tốt

22 tháng 2 2020

nước là chất lỏng, còn cốc thủy tinh là chất rắn

Cốc thủy tinh chịu lửa có độ giãn nở ít hơn cốc thủy tinh bình thường, khi nóng lên do rót nước nóng vào thì cốc thủy tinh chịu lửa nở ra ít => cốc ko bị vỡ.

Còn cốc thủy rinh thường chịu nhiệt không tốt, rót nước nóng vào sẽ làm ly nở ra => cốc dễ bị vỡ

10 tháng 2 2017

Đổ nước nóng vào cốc thuỷ tinh chịu lửa thì cốc không bị vỡ vì thuỷ tinh chịu lửa nở vì nhiệt ít hơn thuỷ tinh thường: khi bị nóng lên do rót nước sôi vào thì thuỷ tinh chịu lửa nở ra rất ít, cốc không bị vỡ.
Còn nếu đổ nước nóng vào cốc thuỷ tinh thường thì cốc dễ bị vỡ vì thuỷ tinh thường nở vì nhiệt nhiều hơn thuỷ tinh chịu lửa: khi bị nóng lên do rót nước sôi vào thì thuỷ tinh thường nở ra nhiều hơn, làm cho cốc dễ bị vỡ hơn.

10 tháng 2 2017

Các chất đều giãn nở vì nhiệt. Ly thủy tinh dày dễ vỡ nứt hơn khi ly thủy tinh mỏng khi đổ nước là do: khi đổ nước vào ly thủy tinh dày, phần thành ly bên trong tiếp xúc và giãn nở nhiệt và truyền nhiệt ra thành ly bên ngoài, do ly dày nên sự truyền nhiệt này chậm, dẫn đến sự giãn nỡ của thành bên ngoài ly chậm hơn bên trong nên làm cho ly nứt, vỡ. Còn ly thủy tinh mỏng giãn nở vì nhiệt đồng đều hơn nên ít bị nứt vỡ hơn.