Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bài thơ sử dụng các biện pháp nghệ thuật như: Ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ
- Cách gieo vần trong bài thơ như sau: Tiếng thứ 6 của câu lục gieo xuống tiếng thứ 6 của câu bát, tiếng thứ 8 của dòng bát được gieo xuống tiếng thứ 6 của câu lục tiếp theo.
- Cách ngắt nhịp trong bài thơ như sau: ngắt nhịp 4/2 ở câu bát và 4/4 ở câu lục.
Tính chất biến thể của thơ lục bát trong bài ca dao số 3 trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,…
– Số tiếng trong mỗi dòng: Bài thơ có tất cả 4 dòng. Số tiếng trong mỗi dòng lần lượt là: 8/8/6/8.
– Cách gieo vần: tiếng “Ba” vần với tiếng “Đá”; tiếng “Dạ” vần với tiếng “ba”.
– Cách phối hợp thanh điệu: Tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám: “qua”, “Sình”, “chênh”. “tình” là thanh bằng; tiếng “Dạ”, “ngả”, “vọng” là thanh trắc, tuy nhiên tiếng “Ba” lại là thanh ngang.
- Ở bài ca dao 3, tính chất biến thể thể hiện ở hai dòng đầu:
“Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,
Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sinh.”
+ Về số tiếng: Cả hai dòng đều tám tiếng chứ không phải là một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng.
+ Về thanh: tiếng thứ tám của dòng đầu tiên (đá) và tiếng thứ sáu của dòng thứ hai (ngã) không phải là thanh bằng như quy luật mà thanh trắc.
Đối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức ngữ văn ở đầu bài học, xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong các bài ca dao 1,2:
– Bài ca dao 1:
– Cách gieo vần: tiếng “canh gà” vần với tiếng “la đà”; tiếng “ngàn sương” vần với tiếng “mặt gương”.
– Thanh điệu: tiếng “đà”, “Xương”, “sương”, “Hồ” là thanh bằng; tiếng “trúc”, “Võ”, “tỏa”, “Thái” là thanh trắc.
– Nhịp thơ: 2/2/2
– Bài ca dao 2:
– Cách gieo vần: tiếng “bao xa” vần với tiếng “ba quãng đồng”; tiếng “mà trông” vần với “kìa sông”.
– Nhịp thơ: 4/4.
– Thanh điệu: tiếng “xa”, “đồng”, “trông”, Cờ” là thanh bằng; tiếng “Lạng”, “núi”, “lại” là thanh trắc.
- Về vần:
+ tiếng cuối của dòng 6 tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới.
+ tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo.
Ví dụ:
(1) đà – gà, xương – sương – gương.
(2) xa – ba, đồng – trông – sông.
- Về nhịp: cả 2 bài ca dao đều ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4.
Ví dụ:
Gió đưa/ cành trúc/ la đà – Tiếng chuông Trấn Võ / canh gà Thọ Xương.
- Về thanh điệu: tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc.
Ví dụ:
Gió | đưa | cành | trúc | la | đà | ||
T | B | B | T | B | B | ||
Tiếng | chuông | Trấn | Võ | canh | gà | Thọ | Xương. |
T | B | T | T | B | B | T | B |
Mịt | mù | khói | tỏa | ngàn | sương | ||
T | B | T | T | B | B | ||
Nhịp | chày | Yên | Thái | mặt | gương | Tây | Hồ |
T | B | B | T | T | B | B | B |
Hoặc:
Đường | lên | xứ | Lạng | bao | xa | ||
B | B | T | T | B | B | ||
Cách | một | trái | núi | với | ba | quãng | đồng |
T | T | T | T | T | B | T | B |
Ai | ơi, | đứng | lại | mà | trông | ||
B | B | T | T | B | B | ||
Kìa | núi | thành | Lạng | kìa | sông | Tam | Cờ |
B | T | B | T | B | B | B | B |
- Cả ba bài sử dụng thể thơ lục bát
- Nhịp thơ: 4/2 và 4/4
- Chữ thứ 6 câu 6 vần với chữ thứ 6 câu 8
- Chữ thứ 8 câu 8 vần thứ 6 câu 6