Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Từ ngữ xưng hô của tác giả gọi Lượm: cháu, chú bé, Lượm, chú đồng chí nhỏ
→ Thể hiện quan hệ nhiều chiều: vừa là chú cháu, vừa là đồng chí.
- Đoạn thơ sau cùng, tác giả gọi Lượm là “chú bé” vì lúc này Lượm không còn là của riêng tác giả
- Lượm trở thành người anh hùng trong lòng mọi người, mọi nhà, Lượm là chiến sĩ nhỏ hi sinh vì quê hương, đất nước.
Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất nào?
Trả lời:
Qua truyện, Thánh Gióng đã bộc lộ những phẩm chất: sức mạnh quật khởi, tinh thần yêu nước, sức mạnh đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
Hình tượng người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên mang sức mạnh bảo vệ nhân dân.
Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em suy nghĩ gì về thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng?
Trả lời:
Tên truyện Thánh Gióng đã cho ta thấy thái độ của người kể cũng như là thái độ nhân dân với Thánh Gióng: Tôn làm "Thánh" ➝ Thể hiện sự tôn vinh, đề cao, kính trọng, biết ơn.
Qua đó còn thể hiện niềm tin, khát khao về một hình tượng anh hùng đẹp đẽ, hoàn hảo, là niềm mơ ước của nhân dân về một cuộc sống yên bình, dưới sự bảo vệ của thánh thần.
- Trong truyện Thánh Gióng bộc lộ phẩm chất dũng cảm, gan dạ, thông minh, mưu trí đặc biệt Thánh Gióng hiện lên với phẩm chất trong sạch, không màng danh lợi.
- Tên truyện “Thánh Gióng” gợi thái độ trân trọng, cảm phục, ngợi ca của người kể dành cho một anh hùng với nhiều phẩm chất tốt đẹp.
TL: Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất dũng cảm, mưu trí và có sức khỏe vô song , đánh giặc cứu nước, hoàn thành nhiệm vụ là quay trở về trời, ko ham vinh hoa phú quý
Thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng đó là thái độ trân trọng, nể phục và ngợi ca vị Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc cứu nước
~HT~
Truyện Thánh Gióng là một truyền thuyết nổi tiếng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Truyện kể về một đứa bé tên là Gióng, người sau này trở thành Thánh Gióng, một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Truyện này tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.
Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất như sức mạnh phi thường, lòng dũng cảm và tình yêu quê hương. Tên truyện Thánh Gióng gợi cho tôi suy nghĩ về sự tôn trọng và ngưỡng mộ đối với nhân vật Gióng.
Truyện Thánh Gióng có liên quan đến lịch sử thông qua việc miêu tả cuộc chiến chống giặc Ân, một cuộc chiến quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
Trong truyện, có những chi tiết hoang đường, kì ảo như việc Gióng trút bỏ quần áo và bay lên trời. Những chi tiết này có tác dụng thể hiện sức mạnh phi thường của Thánh Gióng và tạo nên tính kỳ ảo, huyền bí trong truyện.
Truyện Thánh Gióng phản ánh hiện thực và ước mơ của cha ông ta. Hiện thực là cuộc chiến chống giặc Ân và ước mơ là sự hy vọng vào một người hùng có thể bảo vệ đất nước và dân tộc.
Về câu hỏi về tên "Hội khoẻ Phù Đổng", tôi không có thông tin cụ thể về lý do tại sao Đại hội Thể dục Thể thao dành cho học sinh phổ thông Việt Nam được lấy tên là Hội khoẻ Phù Đổng. Tuy nhiên, tôi có thể tìm hiểu thêm thông tin nếu bạn muốn
- Tác giả viết về chính mình, viết về quãng đời thơ ấu của mình, tác giả viết nhằm mục đích ghi chép lại những sự việc đã xảy ra trong quá khứ và bày tỏ tâm trạng mà mình đã trải qua.
- Yếu tố tạo nên tính xác thực của văn bản đầu tiên là ở ngôi kể thứ I trực tiếp kể lại những gì bản thân đã chứng kiến ghi lại dùng cảm xúc tâm trạng của chính mình
- Ngoài ra, trong câu chuyện còn có sự có mặt của những người thân trong gia đình, như mợ Hồng, người cô cùng tham gia vào câu chuyện.
- Cảm xúc của Hồng trước sự việc người cô dùng những lời nói khinh miệt về mẹ của mình là cảm xúc nhẫn nhục, cam chịu, nhưng bức xúc và rất khó chịu.
- Cảm xúc của Hồng khi nhìn thấy mẹ và được mẹ vỗ về âu yếm là cảm xúc hân hoan, hạnh phúc ngập tràn.
Khi thấy em gái chế thuốc vẽ: Cảm giác ban đầu của người anh rất khó chịu khi thấy người em hay lục lọi các đồ vật một cách thích thú.
Khi tài năng của em gái được phát hiện:
Tâm lí người anh hoàn toàn thay đổi, cảm thấy mình bị đẩy ra ngoài, mình bất tài – chỉ muốn gục khóc.
Thay đổi thái độ đối với em: không chơi thân như trước nữa, hay cáu gắt một cách vô lí.
Lén xem trộm những bức tranh của em, nhưng không biết cách đánh giá thế nào, trút ra một tiếng thở dài.
Khi đứng trước bức tranh em gái vẽ về mình:
Tâm trạng của người anh liên tục có sự thay đổi: Thoạt tiên là ngỡ ngàng -> rồi đến hãnh diện -> sau đó là xấu hổ. Đó là sự diễn biến rất chân thực, sinh động.
Ngỡ ngàng: Vì không ngờ lại có bức tranh ấy, không ngờ em gái lại vẽ về mình.
Hãnh diện: “ vì mình được hóa thân vào tác phẩm nghệ thuật rất đẹp, rất hoàn hảo: “không chỉ suy tư mà còn rất thơ mộng nữa” mà mình thì không xứng đáng – “Bức chân dung mà bé Phương vẽ giống như một chiếc gương trong mà người anh soi vào để tìm ra vết nhọ nhưng không phải vết nhọ trên mặt mà đó là sự đố kị, ghen ghét, nhỏ nhen mà chính nó làm cho cậu ta đau khổ?”.
Ngày thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, tôi từ Hà Nội trở về Huế, làm việc cho cách mạng. Cũng là lúc tôi gặp Lượm, một chú bé liên lạc đang cống hiến sức lực của mình để đấu tranh bảo vệ nền hòa bình của đất nước.
Mùa thu, lá rụng đầy đường, tôi và Lượm đi trên con đường đất quen thuộc. Thân hình chú thật nhỏ nhắn. Dáng đi mới nhanh nhẹn làm sao! Vừa đi, Lượm vừa huýt sáo như một con chim chích đang bay nhảy giữa bầu trời cao rộng. Tâm hồn chú thật hồn nhiên, trong sáng. Ca lô của Lượm đội lệch, làm cho chú trở nên đáng yêu hơn đến kì lạ!
Lượm dẫn tôi ra cánh đồng vàng, thơm màu lúa chín. Lượm nói:" Chú ơi! Chú biết không, cháu thường đi liên lạc qua cánh đồng này, đi hết cánh đồng sẽ đến đồn Mang Cá, nơi mà cháu làm việc. Cháu thấy đi liên lạc rất thú vị, còn thích hơn ở nhà." Nụ cười trên môi của Lượm khiến cho tôi hiểu thêm một phần nào về cậu bé ngây thơ, trong sáng này. Má chú hửng hồng lên như một quả bồ quân, thật đẹp! Vừa nói chuyện được một lúc, tôi và Lượm đã phải chia tay nhau, mỗi người một ngả.
Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó tháng 6 đã tới rồi, tôi đang làm việc thì nhận được một bức thư ở quê nhà. Tồi đọc thư lên và xúc động vô cùng, Lượm đã ra đi. Chân tay tôi bủn rủn, không đứng vững như muốn rời khỏi cơ thể.
Như bao hôm nào, Lượm đi liên lạc qua cánh đồng quê hương. Đường quê thật vắng vẻ, không một bóng người, nhưng tiếng súng vẫn cứ nổ inh ỏi bên tai. Lượm đã anh dũng tiến về phía trước mà không sợ nguy hiểm. Những cây lúa đã trổ bông, trên cánh đồng bây giờ chỉ thấy nhấp nhô chiếc ca lô của Lượm. Lượm đã nhanh thoăn thoắt, vụt qua mặt trận, cố lẩn trốn sau những đám lúa để không bị kẻ địch phát hiện. Thế nhưng, may mắn lại không đến với em, một viên đạn đã đâm trúng tim cậu. Lượm ngã xuống, tay em vẫn còn nắm chặt lấy bông lúa như không muốn rời xa. Lượm ra đi, nhưng trong em vẫn vang vọng lên một niềm tin, cái chết của em sẽ mang đến cho quê hương này tự do, hạnh phúc.
Tôi cố gắng gượng giụ lại để không bật ra tiếng khóc, nhưng sao nước mắt tôi cứ tuôn ra. Tôi căm hận chiến tranh. Nó đã cướp đi bao nhiêu mạng sống của người chiến sĩ. Nó còn không tha cho một đứa trẻ vô tôi, còn chưa biết thế nào là sống chết. Lượm đã quả cảm hi sinh để bảo vệ tổ quốc, hình ảnh em sẽ còn in đậm mãi trong tâm trí của mỗi người.
Giờ đây khi chiến tranh đã lùi vào quá khứ, đất nước được hòa bình. Nhưng những kỉ niệm về cuộc đời người lính sẽ vẫn còn khắc ghi trong tôi, đặc biệt là cậu lính nhỏ tuổi có cái tên là Lượm.
Hình ảnh của Lượm để lại trong em thật nhiều cảm xúc khâm phục, đau xót, thương tiếc và qua bài thơ đã cho em một cảm nghĩ về nghĩa vụ đối với đất nước trong thời kì hòa bình, để xứng đáng với những gì mà các anh hung đi trước phải hi sinh, để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ
Thái độ: Người kể có thái độ rất kính trọng và thương cảm cho Lượm ,một cậu bé dũng cảm dám đương đầu với cái chết.Tuy cậu đã đi xa nhưng hình ảnh chú bé Lượm loắt choắt xinh xinh sẽ mãi còn trong lòng người kể và mọi người.
Người kể rất yêu quý, kính trọng và rất đau đớn , xót xa trước sự hi sinh của Lượm. Dù Lượm đã đi xa , nhưng cậu bé dũng cảm ấy vẫn luôn còn mãi trong lòng tác giả ( người kể ).
~ Hok tốt ~