Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bản đồ là phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời các câu hỏi kiểm tra về Địa lí.
- Thông qua bản đồ có thể xác định được vị trí địa lí một điểm nào đó trên mặt đất (tọa độ địa lí), ở vào đới khí nào, chịu ảnh hưởng của biển như thế nào, liên hệ với các trung tâm kinh tế- xã hôi ra sao....
- Trong học tập, bản đồ là phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện kĩ năng địa lí và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí.
Ví dụ:
+ Qua bàn đồ xác định được vị trí cùa một điểm, thuộc đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của biển ra sao...
+ Nhận biết được hình dạng và qui mô các châu lục, đo đạc chiều dài sông, biết được sự phân bố các dãy núi và độ cao cùa chúng, thấy được sự phân bố dân cư, các trung tâm công nghiệp...
Cách sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống:
- Xác định rõ nội dung, yêu cầu của việc đọc bản đồ.
- Chọn bản đồ phù hợp với nội dung cần tìm hiểu.
- Hiểu được các yếu tố cơ bản của bản đồ như: tỉ lệ bản đồ, kí hiệu bản đồ, phướng pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ,…
- Tìm hiểu kĩ bảng chú giải bản đồ.
- Xác định mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Khi đọc bản đồ, để giải thích một hiện tượng địa lí nào đó cần phải đọc các bản đồ có nội dung liên quan để phân tích, so sánh và rút ra nhận định cần thiết.
- Trong đời sống hàng ngày, em có thể sử dụng bản đồ số vào những mục đích:
+ Tìm đường đi;
+ Tiếp cận các dịch vụ xung quanh nơi mình đến: các địa điểm ăn uống, cây ATM, trạm xăng, trạm xe buýt và các phương tiện giao thông khác,…
+ Chia sẻ kiến thức về các tuyến đường, địa điểm ưa thích hoặc hướng dẫn đường đi cho người khác.
+ Lưu địa chỉ nhà và trường học hay nơi làm việc, thu phóng bản đồ, xem bản đồ nguoaji tuyến, sử dụng giọng nói để điều hướng,…
=> Ví dụ: Cách tìm đường đi từ nhà đến trường thông qua sử dụng Google Maps.
+ Bước 1: Sử dụng điện thoại thông minh có kết nối internet, mở ứng dụng Google Maps (Nhớ mở định vị).
+ Bước 2: Nhập địa chỉ trường học.
+ Bước 3: Nhấn tìm kiếm.
- Cách sử dụng Google Maps để tìm đường trên thiết bị điện tử có kết nối internet (tương tự ví dụ trên).
* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành tài chính - ngân hàng
- Vị trí địa lí ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm hoạt động của các cơ sở giao dịch tài chính - ngân hàng.
- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống của người dân ảnh hưởng đến mức độ thực hiện các hoạt động giao dịch tài chính - ngân hàng.
- Sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, đặc điểm về dân số và quần cư góp phần ảnh hưởng đến sự phân bố và quy mô các cơ sở giao dịch tài chính, ngân hàng.
- Các thành tựu khoa học - công nghệ ảnh hưởng đến sự nhanh chóng, chính xác của các dịch vụ tài chính, sự liên kết giữa tài chính - ngân hàng với các ngành kinh tế khác.
- Các chính sách tiền tệ, sự bất ổn về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, dịch bệnh,... có ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung của ngành tài chính - ngân hàng.
* Ví dụ
- Chính sách cơ chế covid hỗ trợ vắc-xin, nguồn lực cho các quốc gia nghèo,… từ nguồn ngân sách của ngân hàng thế giới và các nước.
- Sự phát triển của khoa học - công nghệ -> Sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng số, các giao dịch online ngày càng phổ biến,…
Các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa:
* Nhân tố kinh tế - xã hội
- Trình độ phát triển kinh tế: tác động mạnh đến quá trình đô thị hóa, mang tính chất quyết định trong quá trình đô thị hóa.
Ví dụ: Nhật Bản là một trong những quốc gia phát triển nhất trên thế giới với quy mô GDP lớn thứ 3 thế giới => Dân số thành thị chiếm 91,62% tổng số dân cả nước (2020).
- Quá trình công nghiệp hóa trong khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: hình thành các đô thị ở nông thôn và các vùng ven biển.
Ví dụ: Cuối thế kỷ XIX, Pháp đến khai thác thuộc địa ở nước ta đã xây dựng 1 loạt nhà máy điện, nhà máy nước nên đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa ở vùng đồng bằng ven biển, hình thành các đô thị như Hải Phòng, Đà Nẵng, Nha Trang,…
- Đường lối và hệ thống chính sách của Nhà nước về quy hoạch đô thị: cơ sở pháp lí tạo điều kiện thu hút nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển mạng lưới đô thị.
* Nhân tố tự nhiên
- Vị trí địa lí: ảnh hưởng đến lịch sử hình thành và phát triển đô thị, tính chất đô thị và lối sống đô thị.
Ví dụ: Las Vegas là một đô thị nằm ở phía tây Hoa Kỳ, nằm giữa hoang mạc khô cằn và nóng bức nhưng Hoa Kỳ đã phát triển nó trở thành 1 “thủ đô giải trí của thế giới”.
- Điều kiện tự nhiên: những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ thu hút dân cư => quá trình đô thị hóa diễn ra sớm hơn, quy mô lớn hơn.
Ví dụ: Miền Đông Trung Quốc là nơi tập trung nhiều đô thị với quy mô lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân,… do đây là nơi có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, màu mỡ, khí hậu ôn hòa, nhiều khoáng sản kim loại màu,…
Bản đồ là một phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày.
- Tìm đường đi, xác định vị trí và đường di chuyển của một cơn bão khi nghe dự báo thời tiết ...đều phải dựa vào bản đồ.
- Làm thủy lợi, nghiên cứu thời tiết và khí hậu, canh tác đúng thời vụ , xây dựng các trung tâm công nghệp, mở các tuyến đường giao thông ... đều phải sử dụng bản đồ.
Bản đồ là một phương tiện được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày.
- Tìm đường đi, xác định vị trí và đường di chuyển của một cơn bão khi nghe dự báo thời tiết ...đều phải dựa vào bản đồ.
- Làm thủy lợi, nghiên cứu thời tiết và khí hậu, canh tác đúng thời vụ , xây dựng các trung tâm công nghệp, mở các tuyến đường giao thông ... đều phải sử dụng bản đồ.
- Tìm đường đi, xác định vị trí di chuyển của một cơn bão khi nghe dự báo thời tiết, đến một điểm hay một tuyến du lịch mới,... đều phải dựa vào bản đồ.
- Làm thùy lợi, nghiên cứu thời tiết và khí hậu, canh tác đúng thời vụ, xây dựng trung tâm công nghiệp, mở các tuyến giao thong đều cần đến bản đồ…
- Bản đồ là phương tiện để học sinh học tập và rèn luyện các kĩ năng địa lí tại lớp, ở nhà và trả lời phần lớn các câu hỏi kiểm tra về địa lí.
- Ví dụ: Thông qua bản đồ có thể xác định được vị trí địa lí một điểm nào đó trên mặt đất (tọa độ địa lí), ở vào đới khí hâu nào, chiu ảnh hưởng của biển như thế nào, liên hệ với các trung tâm kinh tế và xã hội ra sao...