Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đồi núi: lim, thông, phi lao,.....
Trung du: các loại cây công nghiệp, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
Đồng bằng: lúa, ngô, khoai, sắn....
Sa mạc: xương rồng...
ban co the cho minh biet moi cay ban vua neu tren co do phong phu hay khan hiem ko ?
I,Quả khô | II Quả thịt |
1, đặc điểm : Khi chín vỏ quả khô , mỏng ,cứng | 1, Đặc điểm : Khi chín vỏ quả mểm , nhiều thịt |
2, phân loại | 2, Phân loại |
Có 2 loại quả khô |
có 2 loại quả thịt |
Quả khô nẻ : Khi chín vỏ quả tự tách cho hạt rơi ra ngoài | Quả mọng : Vỏ quả toàn thịt mềm , mọng nước |
Vd : Quả cải ,quả bông , quả đậu bắp,... | VD : quả đu đủ , quả chanh ,cà chua ,.. |
Quả khô không nẻ : Khi chín vỏ quả không tự tách ra . | Quả hạch : Ngoài thịt quả ,vỏ có hạch cứng bọc hạt |
VD : Quả chò , quả me , quả lạc ,... | VD : Quả mơ , quả đào , quả dừa ,... |
- Căn cứ vào đặc điểm của vỏ quả để người ta chia thành 2 nhóm quả:
+ Nhóm quả khô vì khi chín những loại quả như đậu xanh, đậu Hà Lan, quả bông,...có vỏ khô, cứng mỏng.
+ Nhóm quả thịt: những loại quả như dưa hấu, cà chua, đu đủ, dâu, mận, đào,...thì khi chín vỏ quả của chúng mềm, dày, chứa đây thịt quả.
Địa y là một tổ chức cộng sinh giữa một số loại tảo và nấm.
Về hình dạng, địa y có thể hình vảy, đó là những bản mỏng, dính chặt vào vỏ cây, hoặc hình cành, trông giống như một cành cây nhỏ phân nhánh, cũng có khi có dạng giống như một búi sợi mắc vào cành cây.
- Cấu tạo trong của địa y gồm những tế bào tảo màu xanh xen lẫn với những sợi nấm chằng chịt không màu.
+ Chúng mọc ra ở trên thân cây, cành cây, tường cũ, tảng đá.
Đa dạng sinh học thực sự là nguồn tài nguyên vô tận về vẻ đẹp, về niềm cảm hứng sáng tạo, về tri thức phong phú của nhân loại, là nguồn gốc của mọi sự thịnh vượng, là nguồn thức ăn, nguyên vật liệu, hàng hoá, thuốc men, dịch vụ sinh thái, là chất liệu di truyền cần thiết cho nông nghiệp, dựơc học và công nghệ. Đa dạng sinh học duy trì các chức năng sinh thái quan trọng: điều hoà các chu trình vật chất và khí hậu, chế độ thuỷ văn trong các vùng rừng đầu nguồn.
Đa dạng cây thuốc và động vật làm thuốc truyền thống là nguồn gốc cho việc bảo vệ sức khoẻ của hơn 80% dân số thế giới. Người ta đã điều tra cho thấy rằng 57% của hơn 150 phương thuốc điều trị có nguồn gốc từ đa dạng sinh học.
Nơi có nhiều sinh vật sinh sống là nơi ẩm ướt, mát mẻ hoặc rừng rậm nhiệt đới.
Nơi có ít sinh vật sinh sống là sa mạc, vùng hai cực của trái đất.
*Những hoạt động hưởng ứng ngày quốc tế đa dạng sinh học:
1. Cuộc thi ảnh và logo với chủ đề Đa dạng sinh học Việt Nam do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học phối hợp với UNDP tổ chức.
2. Biểu diễn múa rối nước với chủ đề bảo vệ nguồn nước và các loài sinh vật do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học, Nhà hát Múa rối nước Thăng Long và Traffic phối hợp tổ chức.
3. Họp diễn đàn Hợp tác về ĐVHD - Wildlife Partnership trao đổi về việc phối hợp tổ chức các sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế đa dạng sinh học do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học và UNDP đồng tổ chức.
4. Tổ chức buổi giao lưu, nói chuyện chuyên đề Bảo vệ động vật hoang dã với sinh viên khoa Quản lý tài nguyên rừng và môi trường, Trường Đại Học Lâm Nghiệp Hà Nội do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học và ENV phối hợp tổ chức.
5. Hội thảo Thanh niên với công tác bảo tồn động vật hoang dã do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học phối hợp với Thành đoàn Hà Nội và tổ chức Freeland Foundation tổ chức.
6. Lễ mít tinh kỷ niệm Ngày quốc tế về Đa dạng sinh học và Lễ trao giải cuộc thi ảnh và logo do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học phối hợp với các tổ chức trong nước và quốc tế tổ chức.
7.Toạ đàm Các sáng kiến mới về bảo tồn đa dạng sinh học do Cục Bảo tồn đa dạng sinh học phối hợp với Freeland và UNDP tổ chức.
8. Triển lãm ảnh và logo về đa dạng sinh học do Cục Bảo tồn và UNDP phối hợp tổ chức
Thế giới động vật xung quanh ta rất đa dạng và phong phú. Chúng đa dạng về số loài, kích thước cơ thể, lối sống và môi trường sống. Nhờ sự thích nghi cao với điều kiện sống, chúng có thể phân bố ở khắp các môi trường sống: trên cạn; dưới nước; trên không và ở vùng cực băng giá quanh năm.