Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Có thế tham khảo một số thành ngữ sau:
- Khẩu Phật tâm xà: miệng nói từ bi nhưng lòng nham hiếm, ác độc.
- Thâm căn cố đế: ăn sâu bén, chắc khó thay đổi.
- Bán tín, bán nghi: nửa tin, nửa ngờ.
- Độc nhất vô nhị: có một không hai.
- Bách chiến bách thắng: trăm trận trăm thắng.
- Vong ân bội nghĩa: quên ơn, bội bạc.
- Tích tiểu thành đại: dồn ít lâu ngày sẽ thành nhiều.
- Ruột đế ngoài da: chỉ người nông nổi, không giâu kín được điều gì trong lòng.
- Rán sành ra mỡ: chỉ kẻ keo kiệt.
- Thắt lưng buộc bụng: chĩ sự tiết kiệm, chắt chiu.
Hoặc tham khảo thêm: Soạn bài thành ngữ - ๑๑۩۞۩๑๑...TuThienBao.Com...๑๑۩۞۩๑๑
- Dây cà ra dây muống: nói dài dòng lang mang rườm rà
- Được voi đòi tiên: tham lam, được cái này lại muốn cái cao hơn
- Thượng lộ bình an: lên đường gặp nhiều may mắn, an bình
- Tâm đầu ý hợp: hợp nhau về tình về ý
- Bán tín bán nghi: hữu tin, hữu ngờ
- Hứa hiu hứa vượn: khoắc lắc, ba hoa
- Trường sinh bất lão: sống lâu muôn tuổi
- Dãy nắng dầm mưa: vất vả, khó nhọc
- Vạn sự khởi đầu nan: mọi việc bắt đầu từ khó khăn
- Chó ngáp phải ruồi: sự may mắn đến cách tình cờ
- Kể tên 10 thành ngữ.
- Cây cao bóng cả
- Bình cũ rượu mới
- Con độc cháu đàn
- Cọp chết để da,người ta chết để tiếng
- Con nhà lính, tính nhà quan
- Xa mặt cách lòng
- Đèn nhà ai, nhà nấy rạng.
- Tai vách mạch rừng
- Cả thèm chóng chán
- Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên
mk cũng tìm được nhiều rùi nhưng tạo cơ hội cho các bạn kiếm điểm hỏi đáp thôi
1. Kể vắn tắt các truyền thuyết và ngụ ngôn tương ứng để thấy rõ lai lịch của các thành ngữ con Rồng cháu Tiên, ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi.
Thành ngữ: Con Rồng cháu Tiên.
Lạc Long Quân nòi Rồng kết duyên với Âu Cơ giống Tiên sinh ra được một bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. Sau đó, năm mươi con theo cha xuống bể, năm mươi theo mẹ lên rừng. Con trưởng lên làm vua vị vua đầu tiên của nước ta, lấy hiệu là Hùng Vương. Do đó, người Việt Nam luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên.
Thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”.
Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, hàng ngày tiếng kêu Ồm ộp của nó đã làm cho nhái, cua, ốc hoảng sợ, nó tưởng bầu trời chỉ bằng chiếc vung và nó là vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước trong giếng dềnh lên đưa ếch ta ra ngoài. Vì ngênh ngang đi lại khắp nơi nên nó bị một con trâu giẫm bẹp. Từ đó nhân dân ta dùng thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng” để phê phán những kẻ kém hiểu biết mà huyênh hoang.
Hán Việt
- Cao nhân tất hữu cao nhân trị = Người giỏi ắt có người giỏi hơn.
- Cao sơn lưu thủy, hậu hội hữu kỳ = Núi cao, sông dài, có ngày gặp lại.
- Chính nhân quân tử = Con người quân tử, chính đáng.
- Danh chính, ngôn thuận, sự tất thành = Có tính chính danh, lời lẽ hợp tình, thì sự việc ắt thành công.
- Nhất tướng công thành vạn cốt khô = Để có một tướng thành danh thì ngàn người (quân lính) chết, tướng càng giỏi thương vong càng nhiều.
- Thuần việt
- Ăn miếng, trả miếng : Nhận ( miếng ) được như thế nào trả lại như thế ấy
- Trẻ người , non dạ : Người trẻ lòng dạ non nớt
- Cây ngay không sợ chết đứng : Cây ngay tức là cây thẳng. Mà cây thẳng thì có nhiều công dụng hơn cây cong. Với tình trạng khan hiếm gỗ như ngày nay thì cây ngay chỉ sợ chết nằm thôi chứ tuyệt đối chẳng có cây nào chết rồi mới bị đốn hạ cả.
- Còn nước còn tát : Còn nước còn tát
Ko chắc đúng
Hk tốt !!
Ý ngĩa: đối xử thiên lệch, không công bằng; một bên thì kính trọng yêu mến, một bên thì coi rẻ khinh thường.
Câu thành ngữ “Bên trọng bên khinh” quá rõ ràng để phản ánh tình trạng bất công và thiên vị. Một bên thì bạn xem trọng, còn một bên thì coi như không xem ra gì.
- Môi hở răng lạnh
Những người thân thuộc quen biết với nhau phải giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau và giúp nhau trong cuộc sống. Nếu không giúp đỡ nhau thì sẽ bị người ngoài lợi dụng để hại nhau, hoạt động của người này có thể ảnh hưởng đến người khác
1/ Anh em như thể tay chân: Anh ( chị ) em trong một gia đình được ví như tay với chân thuộc cùng một cơ thể con người. ý nói anh ( chị ) và em có quan hệ gắn bó mật thiết, cần phải thương yêu giúp đỡ lẫn nhau.
2/ Ăn cây nào rào cây ấy: Ăn ( hoặc được hưởng sự chăm sóc, nuôi dưỡng) ở đâu của người nào thì phải lo bảo vệ, giữ gìn cho người đó.
3/ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: Được ăn quả ( trái ) thì cần nhớ đến công lao của người trồng cây, ý nói được hưởng thành quả tốt đẹp cần tỏ lòng biết ơn những ai đã góp phần làm nên thành quả đó.
4/ Ăn vóc học hay: Có ăn mới có sức vóc, có học mới biết điều hay lẽ phải trong cuộc sống.
5/ Bão táp mưa sa: Táp; vỗ mạnh, đập mạnh vào. Sa; rơi thẳng xuống; ý nói khó khăn, thử thách lớn.
6/ Cày sâu quốc bẫm: Làm ăn cần cù; chăm chỉ ( trong nghề nông ).
7/ Cắt da cắt thịt: Thường chỉ cơn rét tê buốt như dao cắt vào da thịt.
Chúc bn hc tốt!
1. Ông chẳng bà chuộc: diễn đạt ý không thống nhất, không ăn khớp giữa người này với người khác.
2, Sơn hào hải vị: chỉ các món ăn sang trọng, quý hiếm
3, Ngựa quen đường cũ: chỉ những người không chịu rời bỏ hay sửa đổi thói hư tật xấu
4, Nói nhăng nói cuội: nói vu vơ, hão huyền , linh tinh, xa rời thực tế
5, mặt hoa da phấn: nói lên vẻ đẹp yêu kiều của người phụ nữ
6,nước đổ lá khoai: sự uổng công, vô ích
7, ngày lành tháng tốt: ngày, tháng được coi là tốt lành để tiến hành công việc hệ trọng nào đó
8, Đứng núi này trông núi nọ: thái độ kén chọn, không bằng lòng với công việc, hoàn cảnh (đã tương đối tốt) hiện có
9, nhà tranh vách đất: cảnh nghèo xơ xác
10, : chuột sa chĩnh gạo: may mắn gặp được nơi sung sướng, đầy đủ một cách tình cờ, ngẫu nhiên
bn ơi những câu này có trong sách ko