K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2016

Bài 1: Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm.Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.Bài thơ nói về một tình bạn trong sáng, đẹp đẽ. Giọng thơ tự nhiên như lời ăn tiếng nói hằng ngày của người nông dân quê mùa, chất phác, ấy vậy nhưng nó vẫn bộc lộ rõ nét tài hoa của ngòi bút Nguyễn Khuyến trong tả cảnh, tả tình. Cảnh, tình đan xen, hòa hợp, bổ sung cho nhau để tạo nên một bức tránh quê trong sáng, tươi mát và ấm áp tình người.

Bài 2:

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha. Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.Câu thơ còn thể hiện thái độ không khoan nhượng, không nhún nhường trước những hành động bạo tàn đó, thể hiện được chí khí,bản lĩnh của một người dân yêu nước. Không chỉ giận dữ trước hành động của lũ giặc, Lí Thường Kiệt còn lên tiếng cảnh báo trước hậu quả của lũ giặc sẽ phải nhận lấy khi xâm lược Việt Nam “chúng bay sẽ bị đánh cho tơi bời” đó chính là kết cục đầy ê chề, thê thảm của lũ cướp nước. Đồng thời, câu thơ cũng thể hiện được niềm tin bất diệt của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống lại các thế lực bạo tàn ấy.Như vậy, bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt là một khúc anh hùng ca của dân tộc, nó không chỉ vang lên đầy hào sảng, mạnh mẽ cũng không kém phần tự hào khi chỉ ra ranh giới, chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, nó lại réo rắt, đanh thép khi kết tội kẻ thù, vạch ra kết quả bi thảm mà lũ giặc phải đón nhận khi cố tình xâm lăng dân tộc độc lập mà anh hùng ấy. Vượt lên trên tất cả những giá trị nội dung, nghệ thuật thông thường, “Nam quốc sơn hà” của Lí Thường Kiệt đã trở thành một áng thơ văn bất hủ, bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.


 

8 tháng 11 2016

Quê hương em rất thanh bình và yên tĩnh,có những cánh đồng thẳng cánh cò bay chạy theo những con đươngd làng quanh co. Những buổi sáng mùa xuân đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi sóng lúa nhấp nhô từng đợt đuổi nhau ra xa tít. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Đầu làng có con sông nước xanh ngắt, trong lành. Vào những buổi dân làng đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên những câu hò, câu hát vang trời. Gần cánh đồng có cây đa to để mọi người ngồi nghỉ sau những buổi lao động mệt nhọc. Mùa lúa chín, trong biển lúa vàng ánh lên màu đen nhánh của những cái liềm của người dân đi gặt. Rải rác khắp cánh đồng là những chiếc nón trắng của người đi gặt nhấp nhô lên xuống.
- Những từ trái nghĩa là: thẳng >< quanh co; đứng >< ngồi; trắng >< đen; gần >< xa; lên >< xuống.

Ai sinh ra trên đời cũng đều quê hương của mình , quê hương gắn bó với tôi suốt một thời thơ ấu . Lớn lên phải học nhiều , tôi không còn được rong chơi , được chạy nhảy tung tăng trên nhưng ngả đường đất nâu như trước nữa . Tôi chỉ tìm thấy những kí ức xưa hiện về trong từng giấc mơ ngắn ngủi . Tôi bỗng nhớ tha thiết cái cảm giác được hòa mình vào gió , được đứng giữa cánh đồng lúa xanh rì mà đuổi bắt chuồn chuồn . Đến mùa lúa chín , tôi đã từng được thưởng thức hương cốm thơm ngây ngất , được nếm vị ngon ngọt của thức quà quê . Những xúc cảm ấy vẫn luôn trong tôi không gì xóa mờ được . Giờ đây tuy xa quê hương nhưng tâm hồn của tôi vẫn hướng về nó , vẫn luôn bên nó như chưa từng có sự chia ly bởi vì quê hương là nơi đã sinh thành , xây dựng biết bao tổ ấm gia đình , bao thế hệ con người . Đối với tôi , quê hương không chỉ là người cha , người mẹ mà còn là nơi mà mỗi chúng ta ai đi xa cũng phải nhớ về . Quê hương tôi rất thanh bình khác hẳn với những thành phố ồn ào , náo nhiệt . Tôi yêu quê hương của tôi nhiều lắm !

- Cặp từ trái nghĩa : có >< không ; đi >< về ; thanh bình >< náo nhiệt

6 tháng 1 2023

Bạn Tham Khảo Dàn Ý Sau Nha:
1. Mở bài: 

- Giới thiệu người giàu tình yêu thương mà em ấn tượng nhất.

- Cảm nghĩ chung về người ấy.

2. Thân bài:

- Miêu tả vóc dáng, ngoại hình,... Từ đó bộc lộ cảm xúc.
+ VD: Nụ cười, gương mặt, vầng trán, mái tóc, làn da, đôi bàn tay,... chọn chi tiết ấn tượng để biểu cảm, tránh liệt kê.

- Cảm xúc của em về những hành động, việc làm, hoạt động, các mối quan hệ, tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của đối tượng....

- Cảm xúc của em qua những kỉ  niệm, mong ước tương lai...

- Suy nghĩ, hứa hẹn, hành động thể hiện tình cảm,...

3. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em về người ấy.

 

Bạn Tham Khảo Bài Văn Sau!

     "Những ngôi sao thức ngoài kia
     Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
     Đêm nay con ngủ giấc tròn
     Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"
     Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.

     Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

     Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

     "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm". Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao chai sạn, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua. Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

     Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ. 

6 tháng 1 2023

cảm ơn bạn

25 tháng 10 2018

Mối quan hệ giữa anh chị em trong một gia đình được nhân dân ta rất coi trọng từ xưa đến nay. Mối quan hệ ấy được nhân dân ta gửi gắm trong rất nhiều câu ca dao tục ngữ như “Anh em như thể tay chân”hay lá lành đùm lá rách”. Qua những câu ca ấy cha ông muốn khuyên như con cháu là những người có cùng một quan hệ huyết thống thì phải biết yêu thương đùm bọc lấy nhau. đừng gây xung đột lẫn nhau.

Tình cảm anh em trong gia đình là một tình cảm rất thiêng liêng nhưng lại rất ít người quan tâm đến nó. Vậy tình cảm anh em trong gia đình là gì?Đó trước hết là mối quan hệ giữa những người có cùng huyết thống trong một gia đình. Nhưng đó không đơn giản như thế mà nó còn là tình cảm yêu thương quý trọng nhau chia sẻ cho nhau giữa những anh em trong một gia đình. Đó là một tình cảm thiêng liêng xuất phát từ cá nhân mỗi con người không hề giả dối lợi dụng nhau. Đó là một tình cảm gắn bó mật thiết và đôi khi đó còn là sự hi sinh cho nhau mà chẳng bao giờ tình toán thiệt hơn. Từ những ngày còn thơ bé chúng ta đã được cha mẹ ông bà dậy dỗ là phải yêu thương kính trọng anh chị và nhường nhịn thương yêu em nhở. Đến khi lớn lên chút nữa chúng ta lại được các thầy cô dậy dỗ về tình cảm anh em trong gia đình qua những câu chuyện như sự tích trầu cau hay truyện cổ tích cây khế. Tuy mỗi câu chuyện mang một nội dung khác nhau nhưng qua đó ta đều thấy được nhân dân ta cha ông ta đã nhắn nhủ một tình cảm một đạo đức rất cao đẹp đó là phải biết yêu thương anh em với nhau. Không những thế chúng ta còn hiểu được tầm quan trọng và tình cảm thiêng liêng ấy qua các câu ca dao tục ngữ như:

“Anh em như thể tay chân
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”

Tình cảm anh em là như thế đấy dù cho anh mình em mình có như thế nào đi chăng nữa thì tình cảm anh em vẫn thế vẫn yêu thương chăm sóc cho nhau như chân tay của nhau mà đã là chân tay thì chúng ta chẳng thể nào vứt bỏ nó được . Tình cảm ấy như một bộ phận trên cơ thể chúng ta, muốn chấm dứt tình cảm ấy phải chặt chân tay đi và điều đó dường như không thể. Anh em đau như chân tay chúng ta đau nên chúng ta không thể đứng nhìn nó đau như thế được. Hãy thử nghĩ xem trên đời này nếu không có một thứ tình cảm thiêng liêng như tình anh em thì cuộc sống này sẽ thật tẻ nhạt biết bao. Những khi có chuyện buồn còn gì tốt hơn khi chúng ta tâm sự với một người chị gái hay một người anh trai, những điều mà chúng ta không thể tâm sự với cha mẹ do vấn đề về tuổi tác, khi đó một lời động viên hay một cánh tay của anh chị để chúng ta có thể dựa vào thì tôi nghĩ khi đó tôi sẽ chẳng còn phải lo lắng về bất cứ chuyện gì trên đời. Tình cảm anh em cao đẹp như thế đấy , nó vượt lên trên tất cả những tình cảm thường ngày nó lấn áp cả những vật chất thường ngày để nhường nhịn cho nhau sẻ chia nhau từng miếng cơm manh áo khiến chúng ta trân trọng nó nhường nào . Đó là tình cảm giữa hai anh em trong truyện sự tích trầu cau là tình cảm anh em thắm thiết họ đã nhường nhau bát cháo duy nhất khiến cho cô gái thầy đồ đem lòng yêu người anh. Thế rồi một sự hiểu lầm đã khiến cho người em xấu hổ mà bỏ đi còn người anh thương em quá cũng đi tìm anh.

Tình anh em sâu đậm khiến đất trời cảm động hóa họ thành hòn vôi và cây trầu mãi bên nhau trọn đời. Đó còn là một người anh tham lam độc ác trong truyện cây khế. Đó là những câu chuyện mà cha ông muốn nhắn nhủ vào đó tình cảm anh em gia đình. Vậy mà ta cũng thấy thật đau lòng khi hiện nay xã hội ngày càng phát triển xã hội ngày càng không coi trọng tình cảm máu mủ tình thân. Thật xót xa khi ta được nghe tin anh trai giết em để tranh mảnh đất mà cha ông để lại hay là những cảnh anh em đưa nhau ra tòa, họ mải mê kiếm tiền mà không mảy may để ý đến anh chị em của mình cũng đang cần giúp đỡ khiến ta không khỏi chạnh lòng.

Nhận thức được tầm quan trọng của tình anh em, ta cần phải xây dựng một mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa anh chị em trong nhà. Đó là luôn biết nhường nhịn, sẻ chia, yêu thương và đùm bọc lẫn nhau để cùng nhau sống tốt hơn. Đôi khi, những người anh chị em cùng ngồi lại lắng nghe nhau, “anh giận thì em bớt lời” để tránh gây chuyện cãi vã, xích mích. Và nhất là, không để cho lòng vị kỷ lấn át tình thương. . . ! Tình cảm anh chị em trong nhà cũng sẽ được vun đắp hơn qua những hoạt động nhỏ nhoi mà ta ít khi chú ý: bữa cơm sum họp đầm ấm hay những buổi dã ngoại với nhau, cùng nhau đi mua sắm, ăn uống, tham gia vào những công việc học tập hay đi làm của nhau…

Tình cảm anh em là một tình cảm cao quý và cần được tôn trọng. Chúng ta cần rèn giũa tình cảm ấy, phải luôn chăm sóc yêu thương tình cảm ấy bởi bạn có đi bao xa cũng không thể nào tìm được một thứ tình cảm thiêng liêng và đáng tự hào như nó.

k nhé

6-  Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình?      A-  Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm.      B-  Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối trực tiếp bày tỏ tình cảm, cảm xúc.      C-  Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh , giàu sức biểu cảm.      D-  Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.7-  Thành ngữ nào sau đây có nghĩa...
Đọc tiếp

6-  Nhận xét nào sau đây không đúng về tác phẩm trữ tình?

      A-  Tác phẩm trữ tình thuộc kiểu văn bản biểu cảm.

      B-  Tác phẩm trữ tình chỉ dùng lối trực tiếp bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

      C-  Tác phẩm trữ tình có ngôn ngữ giàu hình ảnh , giàu sức biểu cảm.

      D-  Tác phẩm trữ tình có thể có yếu tố tự sự và miêu tả.

7-  Thành ngữ nào sau đây có nghĩa gần với thành ngữ

bảy nổi ba chìm?

      A- Cơm niêu nước lọ.

      B- Lên thác xuông ghềnh.

      C- Nhà rách vách nát.

      D- Cơm thừa canh cặn.

8- Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ?

   Qua bài thơ Bạn đến chơi nhà cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ.

A-   Thiếu quan hệ từ.

B- Thừa quan hệ từ.

C- Dùng quan hệ từ không đúng chức năng ngữ pháp.

D-    Dùng quan hệ từ mà không có giá trị liên kết.

9-  Cặp từ trái nghĩa nào sau đây không gần nghĩa với cặp từ

 im lặng – ồn ào?

    A-  Tĩnh mịch – huyên náo

    B- Vắng lặng – ồn ào

    C- Đông đúc – thưa thớt

    D-  Lặng lẽ – ầm ĩ

10-  Kiểu điệp ngữ nào được sử dụng trong câu thơ sau:

    Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

A-Điệp ngữ cách quãng.

B- Điệp ngữ nối tiếp.

C- Điệp ngữ chuyển tiếp.

D-Cả A, B, C đều đúng.

 

0
23 tháng 10 2016

Không biết tự bao giờ cùng với bến nước sân đình cây đa đã trở thành biểu tượng của làng quê đất Việt. Ai đó xa quê hẳn không thể không có những phút bâng khuâng mỗi khi nhớ về những kỷ niệm bên gốc đa làng. Cây đa đi vào ca dao trong chuyện cổ tích trong mỗi khúc dân ca. Quên sao được câu chuyện của bà dưới gốc đa có Thạch Sanh chú Cuội. Nhớ vô cùng điệu "Lý cây đa" người thương ta đã hát. "Cây đa bến nước sân đình" phải chăng đã trở thành phần nào đó của biểu tượng Việt Nam ta?

Thật vậy với đặc tính sinh vật của mình cây đa đã gắn bó sâu sắc với làng. Đa rất dễ trồng và sống lâu tới ngàn tuổi. Trong bão táp phong ba trải qua bao thế hệ cây đa vẫn sừng sững toả bóng mát giữa trời ôm cả một góc quê hương. Cành đa vươn đến đâu buông rễ chùm rễ nổi đến đó. Từ rễ mẹ hóa thành nững rễ con. Những cành đa đó như những cánh tay khổng lồ cơ bắp cuồn cuộn nâng cả tán cây lên giữa trời xanh. Ngoài những cội chính ra đó đa còn có bao nhiêu là rễ chùm rễ phụ buông lơ lửng lưng trời như tóc ai đang xoà bay trong gió. Những đứa trẻ thi nhau nô đùa m, hò hét Lá đa xanh ngắt bốn mùa gọi chim về làm tổ. Trong vòm lá chim ríu rít gọi bầy. Dưới gốc đa trẻ nô đùa hò hét. Và kia con trâu nhà ai đang mơ màng lim dim nằm nhai cỏ để cho lũ chim sáo nhảy nhót cả lên đầu.

Đa không có giá trị kinh tế như các loài cây khác không cho quả thơm như mít như xoài; không có hoa đỏ như gạo hoa tím như xoan. Đa chỉ có tấm thân lực lưỡng trăm cành hiên ngang và tán lá quanh năm xanh ngắt. Đa chỉ có bóng mát cho đời. Đa càng sống lâu càng khoẻ chắc kiên cường. Đa là cây cao bóng cả của làng. Chim muông tìm đến đa để làm tổ. Người thương lấy gốc đa làm nơi hò hẹn đợi chờ. Xao xuyến làm sao một đêm trăng cành đa la đà trước ngõ để cho ai đó ngắm trăng ngơ ngẩn đợi người! Những trưa hạ oi nồng gốc đa thành nơi dừng chân cho bao lữ khách. Người làng ra đồng ra bãi gồng gánh trên vai cả con trâu cái cày cũng lấy gốc đa làm chỗ nghỉ. Quán nước ven đường dưới gốc đa ấy râm ran bao chuyện ở đời. Bát nước chè xanh hay bát vối đặc cùng với ngọn gió mát lành dưới bóng đa rì rào ấy đã xua đi bao gian khó nhọc nhằn của cuộc sống mưu sinh. Cổng làng bên cạnh gốc đa nơi thuở thiếu thời ta chong chong chờ mẹ đi chợ về có gió cành đa vỗ về ôm ấp để đến bây giờ cái cảnh ấy vẫn hoài niệm canh cánh mãi trong ta. Và anh nghệ sỹ góc máy nào gam màu nào để anh có được một tấm ảnh một bức tranh cổng làng ta mái đình quê ta với gốc đa sần sùi rêu mốc lá đa xanh ngát đẹp ngời đến thế!

Cây đa đi vào lịch sử mỗi làng. Nghe bà em kể thời chống Pháp ngọn đa là nơi treo cờ khởi nghĩa gốc đa là nơi cất giấu thư từ tài liệu bí mật. Thời chống Mỹ ngọn đa lại là chòi gác máy bay nơi treo kẻng báo động. Em rất tự hào về cây đa và bứ tranh cây đa đầu làng.Còn mãi trong ta hình ảnh cây đa Tân Trào thủ đô kháng chiến khi xưa. Đa là nỗi kinh hoàng cho lũ giặc là bình yên cho xóm cho làng. Phải chăng "thần cây đa" cũng là từ ý nghĩa đó.

Ai đó có nhớ Bác Hồ đã từng dạy chúng ta phải trồng nhiều cây xanh, đó là một trong những truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta.Em yêu đa đầu làng, nó không chỉ đi vào những dấu ấn lịch sử mà còn là thể hiện biểu tượng cho làng quê em.

Chúc bạn học tốt!

23 tháng 10 2016
Từ bao đời nay, cây tre đã có mặt hầu khắp các neỏ đường đất nước và gắn bó thủy chung với cộng đồng dân tộc Việt Nam. Đặc biệt trong tâm thức người Việt, cây tre chiếm vị trí sâu sắc và lâu bền hơn cả_ được xem như là biểu tượng của người Việt đất Việt,…Từ hồi bé tẹo tôi vẫn nhớ bài “Cây tre VN: Nước việt nam xanh muôn vàn cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp,cây nào cũng quý,nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre nứa trúc mai vầu mấy chục loại khác nhau,nhưng cùng một mần xanh mọc thẳng…”
 
“Tre xanh, xanh tự bao giờ
 
Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh…”
 
Cây tre, cây nứa, cây vầu, trúc,… và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ Lúa. Tre có thân rể ngâm, sống lâu mọc ra những chồi gọi là măng. Thân rạ hóa mộc có thể cao đến 10 -18m , ít phân nhánh. Mỗi cây có khoảng 30 đốt,… Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”.
 
Cùng với cây đa, bến nước, sân đình_một hinh ảnh quen thuộc, thân thương của làng Việt cổ truyền, thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh, cộng cảm đối với người Việt. Tre hiến dâng bóng mát cho đời và sẳn sàng hy sinh tất cả. Từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón, từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống.
Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “…Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc…”. Không phài ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ, đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Mặt khác, hình tượng của cậu bé Thánh Gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan đến khả năng sinh trưởng rất nhanh của cây tre ( theo các nhà Thực vật học, thì cây tre phát triển điều kiện lý tưởng, có thể cao thêm từ 15 -20cm mỗi ngày). Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, các lũy tre xanh đã trở thành “pháo đài xanh” vững chắc chống quân xâm lược, chống thiên tai, đồng hóa. Tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn côngtrong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,…”
Vốn gần gũi và thân thiết với dân tộc, cây tre đã từng là ngưồn cảm hứng vô tận trong văn học, nghệ thuật. Từ những câu chuyện cổ tích ( Nàng Ưt ống tre, cây tre trăm đốt,…) đến các ca dao, tục ngữ đều có mặt của tre. Đã có không ít tác phẩm nổi tiếng viết về tre : “Cây tre Việt Nam” của Thép Mới và bài thơ cùng tên của thi sỹ Nguyễn Duy,… Tre còn góp mặt trong những làn điệu dân ca, điệu múa sạp phổ biến hầu khắp cả nước. Và nó là một trong những chất liệu khá quan trọng trong việc tạo ra các nhạc khí dân tộc như : đàn tơ tưng, sáo, kèn,… Tre đi vào cuộc sống của mỗi người, đi sâu thẳm vào tâm hồn người Việt. Mỗi khi xa quê hương, lữ khách khó lòng quên được hình ảnh lũy tre làng thân thương, những nhịp cầu tre êm đềm… Hình ảnh của tre luôn gợi nhớ về một làng quê Việt nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí.
Trong quá trình hội nhập quốc tế và hiện đại hóa thì tre ngày nay lại trở thành những sản phẩm văn hóa có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều khách mước ngoài ưa thích, như những mặt hàng dùng để trang trí ở những nơi sang trọng : đèn chụp bằng tre, đĩa đan bằng tre.
Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc của người Việt và văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam.
Hà nội tre không còn nhiều (Lăng Bác thì có tre ngà )Giờ mở rộng Hà nội tre lại bát ngát các vùng quê ôm làng ôm xóm.Chiều về khói rơm không còn quấn quýt bên tre,(vì đun than, đun ga ),nhưng tôi vẫn thấy cây tre vươn thẳng gắn bó với thôn quê dẫu bao năm đổi thay từng ngày lên phố.

Câu 1 : Cảm nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ bằng 1 đoạn văn ngắn (2d)

                                                                                         Bài Làm

  Tình cảm của cha mẹ đối với con cái là tình cảm thiêng liêng và bất diệt. Chúng ta vẫn gặp những áng văn, bài thơ viết rất hay, rất chân thực và xúc động về tình yêu thương cao cả mà cha mẹ dành cho con. Đối với những đứa con thì cha mẹ là điều tuyệt vời nhất trong suốt cuộc đời. Dù thời gian bao lâu, dù con người ta già đi thì tình yêu của cha mẹ dành cho con luôn bao la.

Em là một người con, em yêu những gì cha  mẹ dành cho em. Có lẽ đối với một đứa lớp 7 thì cái cảm nhận sâu sắc về tình cảm , sự yêu thương của cha mẹ thực sự chưa được rõ ràng. Nhưng em nghĩ rằng trong ý thức em cũng đã nhận ra được vai trò, tầm quan trọng của cha và mẹ trong cuộc đời em.

Chí ít là từ lúc em lọt lòng cho đến bây giờ thì ba mẹ luôn là người đi sát bên cạnh theo dõi, nâng đỡ và chăm sóc em từng li từng tí. Mỗi người đều có cách cảm nhận riêng về tình cảm thiêng liêng, cao quý đó. Nhưng có lẽ đều có một điều chung nhất dành cho ba mẹ chính là yêu ba mẹ nhiều như ba mẹ đã yêu mình. Tình cảm , sự yêu thương của ba mẹ không phải là một điều gì đó quá xa xôi, quá lớn lao, vĩ đại. Thực ra nó chỉ là những điều bình dị chúng ta vẫn thấy hằng ngày, vẫn nhận hằng ngày từ người đã sinh ra ta. Từ lúc chúng ta còn ở trong bụng mẹ , ba mẹ là người bạn duy nhất tâm tình, thủ thỉ và chăm sóc chúng ta mỗi ngày. Dù chúng ta chưa biết nói chuyện, nhưng chúng ta ý thức được có một người luôn ở bên chở che và bảo vệ. Đó là người mẹ , người ba chúng ta chưa gặp mặt, nhưng chắc chắn rằng đó là người dành hết tình yêu thương cho chúng ta. Tình cảm của ba mẹ  thật cao quý, xuất phát từ trái tim, từ dòng máu chảy trong người chúng ta. Tình cảm , sự yêu thương của cha mẹ -thứ tình cảm ấy thiêng liêng và cao cả biết chừng nào. Khi chúng ta chào đời, khi cất những bước đi đầu tiên trong cuộc đời thì ba mẹ chính là người ở bên động viên, nâng đỡ chúng ta đứng dậy khi vấp ngã. Ba và mẹ là người lau đi những giọt nước mắt nóng hổi còn lăn đầy trên má.

Cuộc sống của mẹ dù chật vật, khó khăn thì ba mẹ luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho con. Dù ba mẹ ăn cơm cà, cơm muối thì ba mẹ vẫn sẽ cố gắng kiếm tiền mua thịt, mua cá cho con. Ba mẹ chưa ăn gì thì vẫn sẽ bảo ba mẹ no rồi mỗi khi nhìn con ăn ngon lành. Đó là tình cảm của cha mẹ, là sự hi sinh vô cùng lớn lao mà chúng ta cần phải trân trọng và nâng niu đến suốt cuộc đời.
Gió sương của cuộc đời khiến cho cha mẹ càng ngày càng già đi, những nếp nhăn bắt đầu xuất hiện sau khóe mắt, đôi bàn tay chai sạn nhưng cha mẹ chưa bao giờ kêu than một câu nào. Bởi cha mẹ hiểu rằng con sống vui, sống khỏe, đó chính là món quà tuyệt
vời nhất mà thượng đế ban tặng cho cha mẹ trong kiếp này. Có lẽ không ai trong chúng ta quên được tuổi thơ có mẹ, có ba, có tình yêu thương vô điều kiện của họ. Dù ba và mẹ chưa bao giờ nói rằng ba mẹ yêu con nhiều lắm nhưng trong thâm tâm của ba mẹ điều đó là duy nhất, là hiển nhiên. ba mẹ là người tuyệt vời nhất trong cuộc đời này của những đứa con, bởi chẳng
có ai nào bỏ ra hơn nửa cuộc đời mình để yêu thương vô điều kiện những đứa con  như ba và mẹ .  Tình yêu thương của cha mẹ đối với con cái quả là tình  cảm thiêng liêng và quá vĩ đại.

Những ai còn cha mẹ, những ai đã không còn cha mẹ thì họ vẫn luôn dành tình yêu thương lớn nhất dành cho người mang nặng đẻ đau, nuôi nấng chúng ta thành người có ích cho xã hội. Mỗi người ba , một người mẹ có một cách thể hiện tình yêu thương khác nhau, có người mẹ hiền dịu, có người ba nghiêm khắc, có người ba và mẹ lạnh lùng nhưng trong thâm tâm họ thì dù không cách này thì theo cách khác điều mà họ muốn dành cho con chính là tình yêu lớn nhất. Bởi vậy những đứa con, phải sống sao cho đừng khiến cho cha mẹ buồn lòng nhiều. Cuộc sống nhiều khó khăn, nhiều vấp ngã, dù cho không có ai ở bên cạnh thì ba mẹ là người có thể sẵn sàng ở bên con, động viên và an ủi con vượt qua khó khăn. 

CHA MẸ – người mà chúng ta trân trọng suốt đời, yêu thương suốt đời. Chúng ta những đứa con hãy yêu thương cha thương mẹ khi còn có thể, để sau này không phải hối tiếc. 

Câu 2: Cảm nghĩ về câu ca dao sau bằng 1 bài văn ngắn ( 3đ)

“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”

                                                                             Bài Làm 

Thân phận người phụ nữ trong chế độ phong kiến đã chịu rất nhiều thiệt thòi và bất hạnh. Đã có nhiều điển hình về sự bất hạnh đó. Một nàng Kiều gian truân, ngậm đắng nuốt cay khóc thầm cho cuộc đời mình. Một Vũ Nương chịu hàm oan phải nuốt nước mắt tìm đến cái chết. Và còn bao nhiêu, bao nhiêu được biết và không biết nữa. Đến nỗi chuyện người phụ nữ bị bạc đãi đã trở thành thông lệ. Còn phụ nữ, họ không có khả năng chống chọi nữa hay là sức phản kháng của họ đã yếu dần, yếu dần cho đến khi lời cáo buộc trở thành một lòi than thân buồn tủi:


Ca dao là tiếng tơ lòng muôn điệu, trải dài với những cung bậc cảm xúc, tâm tư và tình cảm của người lao động bình dân. Lắng đọng và trũ tình .”Câu ca dao trên  là một lời than thân đầy xót xa, ngậm ngùi. Hình ảnh “ trái bần trôi” lênh đênh trên mặt nước bị “gió dập sóng dồi” phải chăng là cuộc đời, số phận của người phụ nữ xưa. Họ như những cánh hoa bé nhỏ, mong manh trôi dạt nơi bến bờ vô định, bị cuốn vào bi kịch của khổ đau, oan trái bởi thế lực đen tối. Không chỉ thế, những ràng buộc hữu hình hay vô hình lại hoành hành, khiến người phụ nữ không thể vươn lên. Qua đó, ngoài phản ánh một cách sâu sắc số phận của người phụ nữ đầy bi kịch,mà còn cho người đọc thấy được sự oan trái trong xã hội phong kiến mục nát, suy tàn – tạo cho độc giả sự đồng cảm, chia sẻ và trân trọng! Câu ca dao mở đầu bằng “thân em” để nói về thân phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội xưa. Đó thường là số phận bi kịch và đắng cay được gửi gắm vào trong ca dao bằng giọng điệu buồn tẻ, chua xót và ngậm ngùi. Cách nói giản dị, khiêm nhường song hàm súc nhiều ý nghĩa. Người phụ nư trong xã hội phong kiến xưa trở thành chủ thể trữ tình của câu hát than thân trách phận. Bởi lẽ, chế độ phong kiến mục nát với luật lệ hà khắc đã chà đạp lên quyền sống, mưu càu hạnh phúc của con người đặc biệt là người phụ nữ. Cuộc sống lao động cực nhọc, vất vả mưu sinh và lệ thuộc vào hoàn cảnh đã đẩy người phụ nữ vào vòng xoay của bi kịch, khổ đau khó cất lên tiếng nói giãi bày

Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi . Trái bần trôi dập dềnh theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong vòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mở mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ.

Với cách so sánh thật linh động và cũng rất gần với đời thường, câu ca dao đã tạo ra một hình ảnh gây nhiều cảm xúc. Tưởng chừng như những đám mây đang quấn lấy cảm xúc của con người, ôm trọn trong lòng nó tâm trạng của những người phụ nữ để rồi dần dần len lỏi vào từng ngóc ngách của tấm lựa đào đang phất phới giữa chợ. Bao nhiêu câu hát than thân của người phụ nữ được sáng tác và lan truyền nhưng câu nào cũng có sự liên hệ, liên tưởng đến những thứ nhỏ bé mỏng manh như: nước, hạt mưa, miếng cau, trái bầu... Vì thế câu ca dao đã lột tả được tâm trạng của hầu hết giới nữ: người thiếu nữ vừa tới tuổi trâm cài lược giắt đã lo âu cho số phận của mình. Lo ngại cho hạnh phúc hẩm hiu của mình. Tất cả tạo nên một dòng cảm xúc buồn thương không ngừng chảy từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác vào không gian một tiếng vang vọng mãi. Người phụ nữ thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, chấp nhận làm đẹp cho những người xung quanh. Số phận của họ như tấm lụa bay trong gió không biết sẽ về đâu. Câu ca dao trong đề là lời than thân yếu ớt. Phải chăng người phụ nữ xưa cũng từng ao ước: Ví đây đổi phận làm trai được. Những ước muốn đó tồn tại được bao lâu hay là lại phải quay trở về với những câu than thân bất lực?

Câu 3 : Cảm nghĩ về mái trường thân yêu của em ( 4đ ) 

                                                                                   Bài Làm

Với cuộc đời mỗi người, quãng đời học sinh làân em như trái  tuyệt vời, trong sáng và đẹp đẽ nhất. Quãng thời gian quý báu ấy của chúng ta gắn bó với biết bao ngôi trường yêu dấu. Có người yêu ngôi trường tiểu học, có người lại nhớ mái trường mầm non. Nhưng với tôi, hơn tất cả, tôi yêu nhất mái trường cấp hai - nơi tôi đang học - đơn giản bởi chính nơi đây tôi đã và đang lưu giữ được nhiều cảm xúc thiêng liêng nhất.

“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.”

Ngôi trường của tôi là một ngôi trường mới, khang trang và đẹp đẽ với những dãy nhà cao tầng được sơn màu vàng, được lợp mái tôn đỏ tươi. Từng phòng học lúc nào cũng vang lên lời giảng bài ân cần của thầy cô, tiếng phát biểu dõng dạc hay tiếng cười nói hồn nhiên, vô tư, trong sáng của những bạn học sinh. Sân trường rộng rãi, thoáng mát nhờ những hàng cây xanh tươi xào xạc lá và những cơn gió nhè nhẹ. Đây thật là nơi lí tưởng chúng tôi chơi đùa.

Tôi yêu lắm sân trường này. Mỗi khoảng đất, mỗi chiếc ghế đá đều in dấu những kỉ niệm của tôi về những lần đi học hay chơi đùa cùng bạn bè hay cũng có thể là những buổi dọn vệ sinh vất vả mà vui không kể xiết. Cây vẫn đứng đó, lá vẫn reo vui như ngày tôi vào lớp sáu, ngỡ ngàng nhìn khoảng sân đẹp đẽ - thứ tài sản quý báu mà bắt đầu từ ngày ấy tôi cũng được "chia phần"!. Vâng, mọi thứ vẫn vẹn nguyện chỉ có chúng tôi là đang lớn lên. Thấm thoát hơn một năm đã trôi qua, giờ tôi đã là học sinh lớp bảy. Thời gian ơi, xin hãy ngừng trôi để tôi mãi là cô học sinh trung học cơ sở để tôi được sống mãi dưới mái trường này!

Và nơi đây cũng lưu giữ bao kỉ niệm đẹp đẽ về những người thầy cô, những đứa bạn bè mà tôi yêu quý. Thầy cô của tôi luôn dịu dàng mà nghiêm khắc, hết lòng truyền lại cho tôi bao bài học quý giá. Với tôi, thầy cô như những người cha, người mẹ thứ hai dạy dỗ chúng tôi thành người. Những người bạn lại là những người đồng hành tuyệt vời luôn sát cánh bên tôi trên con đường học tập. Tất cả là những người anh, người chị, người em thân thiết và gắn bó với nhau trong một đại gia đình rộng lớn. Mỗi khi buồn bã hay thất vọng, chỉ cần nghĩ tới ánh mắt trìu mến của thầy cô, nụ cười hồn nhiên của bạn bè, tôi lại thấy lòng như ấm áp hơn. Và tôi hiểu rằng, tuy không nói ra nhưng các bạn của tôi mọi người cũng cùng chung suy nghĩ ấy.

Ngôi trường còn ghi dấu không thể nào phai trong tôi vì những ngày kỉ niệm tưng bừng, rộn rã; những buổi liên hoan vui vẻ, ồn ào. Ngày khai trường, tết Trung thu, ngày hai mươi tháng mười một... những ngày tháng tuyệt vời lần lượt trôi đi để lại trong tôi bao nuôi tiếc về hôm qua và hi vọng về những ngày phía trước. Tôi bỗng cảm thấy lòng buồn man mác. Chỉ còn hai năm nữa là tôi sẽ phải rời xa mái trường này. Tôi sẽ lại học ở những ngôi trường mới, có những thầy cô bạn bè mới... liệu những tháng ngày đẹp đẽ có được kéo dài lâu?

Có nhạc sĩ nào đã viết: "Tuổi thơ như áng mây, rồi sẽ mãi bay về cuối trời. Thời gian xoá những kỉ niệm dấu yêu". Vậy thì tôi mong có thể gửi lòng mình vào nơi cuối trời ấy để mãi được sống bên mái trường cấp hai thân yêu của mình.

Thời gian trôi đi, tuổi thơ trôi đi như những làn sóng dập dềnh ra khơi không thể trở lại. Nhưng có một thứ mãi ở lại cùng tôi, đó chính là hình bóng mái trường cấp hai yêu dấu.