Hành động nào của Từ Hải bộc lộ rõ nhất lí tưởng anh hùng?

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi                                          Nửa năm hương lửa đương nồng,                               Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương                                         Trông vời trời bể mênh mang,                               Thanh gươm yên ngựa lên...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

                                          Nửa năm hương lửa đương nồng,

                               Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

                                         Trông vời trời bể mênh mang,

                               Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

 (Chí khí anh hùng) trích Truyện Kiều ( Nguyễn Du)

1.Từ trượng phu trong văn bản chỉ ai? (0,5 điểm)

2.Nêu chủ đề của văn bản (1,0 điểm)

3. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (1,0 điểm)

4. Từ thoắt thể hiện điều gì? Lòng bốn phương ghĩa là gì? (1,0 điểm)

5. Hình ảnh thanh gươm yên ngựa được đặt trong không gian trời bể mênh mang gợi tả vẻ đẹp gì của hình tượng người anh hùng Từ Hải? (2,5 điểm)

6. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 câu), nêu cảm nhận của anh/ chị về khát vọng lên đường của Từ Hải.(4,0điểm)

1
5 tháng 5 2020

1. Trượng phu chủ Từ Hải.

2. Chủ đề: Hình ảnh người anh hùng Từ Hải lẫm liệt, oai phong gạt tình nhà ra đi vì nghĩa lớn.

3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

4. Thoắt thể hiện sự nhanh nhạy, tức khắc.

Lòng bốn phương trong trường hợp này chỉ chí nam nhi ra đi vì nghĩa lớn làm việc lớn lao.

5. Tô đậm hình ảnh oai hùng lẫm liệt của Từ Hải.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi                                          Nửa năm hương lửa đương nồng,                               Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương                                         Trông vời trời bể mênh mang,                               Thanh gươm yên ngựa lên...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

                                          Nửa năm hương lửa đương nồng,

                               Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

                                         Trông vời trời bể mênh mang,

                               Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong

 (Chí khí anh hùng) trích Truyện Kiều ( Nguyễn Du)

1.Từ trượng phu trong văn bản chỉ ai? 

2.Nêu chủ đề của văn bản 

3. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. 

4. Từ thoắt thể hiện điều gì? Lòng bốn phương ghĩa là gì? 

5. Hình ảnh thanh gươm yên ngựa được đặt trong không gian trời bể mênh mang gợi tả vẻ đẹp gì của hình tượng người anh hùng Từ Hải?

6. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7-10 câu), nêu cảm nhận của anh/ chị về khát vọng lên đường của Từ Hải.

Mọi người giúp mình với !!!! Mình cảm ơn ^_^

 

 

1
1 tháng 5 2020

1.từ trượng phu chỉ Từ Hải

2.Chủ đề: Đoạn trích là ước mơ công lí của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng Từ Hải với dáng dấp tráng chí của một bậc đại trượng phu anh hùng cái thế, một tráng sĩ anh hùng tung hoành trong thiên hạ, vừa có chí khí phi thường vừa có tâm hồn khoáng đạt. Đồng thời đoạn trích còn thể hiện ngòi bút đầy sáng tạo của Nguyễn Du khi xây dựng hình tượng nhân vật Từ Hải với bút pháp ước lệ và cảm hứng vũ trụ gắn bó chặt chẽ với nhau, không thể tách rời.

3.Ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ đối thoại.

4.

-Từ thoắt giúp diễn tả hành động dứt khoát.

-Bốn phương ở đây có ý nghĩa chỉ thiên hạ, thế giới.

5

-thanh gươm yên ngựa: thể hiện tư thế oai phong , hào hùng của người anh hùng Từ Hải.

-Trời bể mênh mang : thể hiện ý chí lớn lao của Từ Hải.

18 tháng 10 2017

Chọn đáp án: C

7 tháng 10 2019

Chọn đáp án: D

5 tháng 7 2019

Phần Lan

^_^

8 tháng 4 2020

Ba Lan 

 hk tốt

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng...
Đọc tiếp

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:

Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
                                        ( Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)

2
23 tháng 10 2021

1. MB: Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy" là một tác phẩm đặc sắc của nhân dân ta. Đoạn kết của tác phẩm đã cho ta thấy như sự mê muội của Mị Châu trong tình yêu cũng như lỗi lầm của cô với đất nước và nhân dân

   2. TB: 

- Vì quá yêu và tin chồng nên khi cha dẫn chạy trốn MỊ Châu đã rắc lông ngỗng đánh dấu đường -> sự mù quáng đáng trách của MỊ Châu

- Mị Nương đã đặt tình riêng cao hơn trách nhiệm chung với đất nước -> nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cảnh nước mất nhà tan

- Chính vì quá tin chồng, không biết rằng chồng đã lợi dụng mình nên khi nhận ra bị phản bội nàng đau đớn vô cùng

- Nàng vẫn là người công chúa của đất nước, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bán nước hại dân nên nàng đã thề với trời để trời đất chứng giám lòng thành  của mình. 

- Tuy nhiên cũng không thể hoàn toàn trách cô bởi trong quan niệm xưa kia người phụ nữa lấy chồng thì phải theo chồng "xuất giá tòng phu"

- ở đây nhân dân ta không đánh giá Mị Nương theo đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.

3. KB:

26 tháng 10 2021

câu hỏi hay :))

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng...
Đọc tiếp

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:

Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
                                        ( Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)

2
23 tháng 10 2021

 1. MB: Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy" là một tác phẩm đặc sắc của nhân dân ta. Đoạn kết của tác phẩm đã cho ta thấy như sự mê muội của Mị Châu trong tình yêu cũng như lỗi lầm của cô với đất nước và nhân dân

   2. TB: 

- Vì quá yêu và tin chồng nên khi cha dẫn chạy trốn MỊ Châu đã rắc lông ngỗng đánh dấu đường -> sự mù quáng đáng trách của MỊ Châu

- Mị Nương đã đặt tình riêng cao hơn trách nhiệm chung với đất nước -> nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cảnh nước mất nhà tan

- Chính vì quá tin chồng, không biết rằng chồng đã lợi dụng mình nên khi nhận ra bị phản bội nàng đau đớn vô cùng

- Nàng vẫn là người công chúa của đất nước, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bán nước hại dân nên nàng đã thề với trời để trời đất chứng giám lòng thành  của mình. 

- Tuy nhiên cũng không thể hoàn toàn trách cô bởi trong quan niệm xưa kia người phụ nữa lấy chồng thì phải theo chồng "xuất giá tòng phu"

- ở đây nhân dân ta không đánh giá Mị Nương theo đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.

3. KB:

- Mị Nương đáng trách nhưng cũng đáng thương. 

23 tháng 10 2021

Mị Nương thơ ngây trong sáng, bị Trọng Thủy lừa gạt trộm nỏ diệt thành, rồi lại rắc lông vũ để mua dây buộc mình, hại chết bố ruột là An Dương Vương. Mị Nương cuối cùng đã chết bị hóa thành ngọc trai để rửa sạch mối thù gia tộc.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.Ngoài rèm thước chẳng mách tinTrong rèm, dường đã có đèn biết chăng?Đèn có biết dường bằng chẳng biết,Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.    Buồn rầu nói chẳng nên lời,Hoa đèn kia với bóng người khá thương”.(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.

Ngoài rèm thước chẳng mách tin

Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết dường bằng chẳng biết,

Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.

    Buồn rầu nói chẳng nên lời,

Hoa đèn kia với bóng người khá thương”.

(Trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ, tr 87, Ngữ Văn 10,Tập II, NXBGD năm 2006)

 Câu 1 : Xác định thể thơ của văn bản?Xác định phương thức biểu đạt trong văn bản? 

 Câu 2 : Hãy nêu những hành động và việc làm của người chinh phụ trong văn bản. Hành động và việc làm đó nói lên điểu gì ?

 

 Câu 3 : Tác giả đã dùng yếu tố ngoại cảnh nào để diễn tả tâm trạng người chinh phụ ? Ý nghĩa của yếu tố đó ? 

 

 Câu 4 : Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bình giảng nét độc đáo hình ảnh Đèn trong văn bản trên với đèn trong ca dao: Đèn thương nhớ ai/mà đèn không tắt. 

 

 Câu 5 : Thông qua nỗi cô dơn sầu muộn của người chinh phụ trong đoạn trích trên,em có thể cảm nhận gì về thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm ?  

0
I. Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:             (1) Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới:

            (1) Enrico, hãy nhớ điều này: mỗi khi con gặp một cụ già, một kẻ khó, một người đàn bà đang bế con, một người què chống nạng, một người đang còng lưng gánh nặng, một gia đình đang tang tóc, con đều phải nhường bước cung kính. Chúng ta phải kính trọng: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

            (2) Mỗi khi con thấy một kẻ sắp bị xe húc phải, nếu là một người lớn thì con phải thét lên báo cho người ta tránh, nếu là một em bé thì con hãy chạy đến cứu ngay. Thấy một đứa bé đứng khóc một mình, hãy hỏi tại sao nó khóc và an ủi nó, nếu con có thể làm được. Người già rơi cái gậy, con hãy nhặt lên cho người ta. Nếu hai đứa trẻ đánh nhau, con hãy can ngay chúng ta. Nhưng nếu là hai người lớn thì con hãy tránh xa ra, để khỏi phải chứng kiến cảnh hung dữ thô bao, làm cho tấm lòng thành ra sắt đá. (…) Con không được nhạo báng ai hết, đừng chen lấn ai hết, đừng la hét, phải tôn trọng trật tự của đường phố. Ở đâu mà con thấy cảnh thô lỗ diễn ra ngoài đường phố thì con chắc chắn sẽ thấy cảnh thô lỗ diễn ra trong các gia đình vậy.

         (Trích Edmondo De Amicis, Những tấm lòng cao cả,

NXB Văn học, Hà Nội, 2002)

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều gì?

Câu 3. Chỉ ra và phân tích hiệu quả của phép điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn (2)?

Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất với anh/chị? Vì sao?

26
15 tháng 5 2021

Gợi ý trả lời

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là: biểu cảm.

Câu 2: Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều sau: : tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết.

Câu 3:

Điệp cấu trúc “nếu là … con hãy (con phải) được lặp lại 4 lần có tác dụng:

- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành một người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu.

- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản.

Câu 4:

Thông điệp:

 Phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn.

16 tháng 5 2021

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: biểu cảm

Câu 2:

Theo tác giả, chúng ta cần phải kính trọng những điều: tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả và cái chết

Câu 3:

Phép điệp cấu trúc: nếu là….con hãy.

Được lặp di lặp lại 4 lần có tác dụng:

- Nhấn mạnh lời cha dạy con có cách ứng xử phù hợp với những tình huống có thể gặp trong cuộc đời để con trở thành 1 người tử tế, biết quan tâm, không bị ảnh hưởng bởi cái xấu

- Tạo sự liên kết, logic cho văn bản

Câu 4:

Theo em, thông điệp có ý nghĩa nhất là: phải biết giúp đỡ những người gặp hoạn nạn. Vì khi chúng ta mở rộng tấm lòng, chia sẻ với người khác những niềm vui,nỗi buồn của mình, học cách lắng nghe, đồng cảm, sẻ chia với những buồn vui, khó khăn của người khác. Khi đó, ta sẽ thấy yêu đời và yêu người hơn, cuộc sống này ấm áp yêu thương và đáng sống biết bao.