K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 10 2019

Từ những sôi sục trong tâm tư đã dẫn Mị tới hành động "lấy ống mỡ xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa dầu". Mị muốn thắp lên ánh sáng cho căn phòng bấy lâu chỉ là bóng tối. Mị muốn thắp lên ánh sáng cho cuộc đời tăm tối của mình.

Đáp án cần chọn là: C

Làm văn: "Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:   - Mày muốn đi chơi à?   Mị không nói. A Sử...
Đọc tiếp

Làm văn:

"Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc, Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách. A Sử đang sắp bước ra, bỗng quay lại, lấy làm lạ. Nó nhìn quanh, thấy Mị rút thêm cái áo. A Sử hỏi:

 

- Mày muốn đi chơi à?

 

Mị không nói. A Sử cũng không thèm hỏi thêm. A Sử bước lại, nắm Mị, lấy thắt lưng trói tay hai Mị. Nó xách cả một thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống. A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa. Trói xong vợ, A Sử thắt nốt cái thắt lưng xanh ra ngoài áo rồi A Sử tắt đèn, đi ra, khép cửa buồng lại.

 

Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, những đám chơi." Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào.. ". Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa".

1
24 tháng 3 2023

cc

 

18 tháng 3 2019

Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, nhà văn Tô Hoài được độc giả biết đến là một trong những cây bút rất tiêu biểu. Đến với đoạn trích "Vợ chồng A Phủ", độc giả lại càng thêm ấn tượng bởi cách xây dựng hình tượng nhân vật mang cá tính độc đáo, tiêu biểu. Đặc biệt, tác giả đã để lại dấu ấn mạnh trong lòng người đọc bởi cá tính, sức sống bền bỉ, mạnh mẽ của nhân vật Mị. Tô Hoài đã khắc họa thành công và chân thực diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài.

Nhân vật Mị được tác giả khắc họa nổi bật và chân thực xuyên suốt tác phẩm. Đó là một cô gái xinh đẹp, mang vẻ đẹp rất riêng của những cô gái vùng cao Tây Bắc. Vẻ đẹp ấy đã làm cho bao chàng trai trong vùng đắm say mà nguyện thổi sáo đi theo Mị. Cô gái trẻ ấy, mang trong mình những sức sống tươi trẻ nhất, với bao tình yêu và hy vọng để bước vào quãng thời gian tươi đẹp mang tên thanh xuân. Nhưng, những hủ tục bởi một xã hội vẫn còn ngang trái nhiều bất công đã xô đẩy cuộc đời Mị vào những ngã rẽ cay đắng nhất. Món nợ truyền kiếp của gia đình đã biến số phận một cô gái đáng lẽ ra phải có được cuộc sống hạnh phúc, lại rơi vào sự bế tắc. Lối thoát nào cho Mị khi bị bắt trở thành con dâu nhà Thống lí Pá Tra. Mang danh con dâu, nhưng cuộc sống hàng ngày của Mị chẳng khác gì thân trâu ngựa. Mị phải làm việc lùi lũi, không chuyện trò, không giao tiếp, làm việc như một cỗ máy, như một cái xác không hồn. Những tưởng, những tháng ngày Mị sống trong sự vô cảm đó sẽ kéo dài mãi. Nhưng không, thực ra sức sống tiềm tàng trong Mị vẫn luôn tồn tại, như một đốm lửa vẫn nhen nhóm tận sâu ở dưới, chỉ chực có cơ hội là cháy bùng lên mạnh mẽ.

Người ta luôn nói rằng, yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng cũng như hành động của con người. Quả thực như vậy. Khung cảnh mùa xuân ở Hồng Ngài đã đem những sức sống tiềm tang trong Mị bấy lâu nay bị đè nén sống dậy một cách mạnh mẽ. Mùa xuân vùng cao đến, những màu sắc sặc sỡ của những chiếc váy hoa phơi trên những mỏm đá như những cánh bướm, tiếng sáo gọi bạn tình của những chàng trai cô gái chớm yêu… Tất cả mang đến một không khí mùa xuân rạo rực, làm lòng Mị cũng dâng trào bao cảm xúc.

Đêm tình mùa xuân, Mị bắt đầu uống rượu. Tâm hồn Mị bắt đầu trở về với những kỉ niệm ngày trước. Hơi rượu nồng nàn và tiếng sáo xung quanh đã làm Mị nhớ lại những ngày tháng còn được tự do, được sống với đúng ý nghĩa một con người. Mị nhớ lại ngày trước, mình thổi lá hay hơn thổi sáo. Những kí ức về những tháng ngày tươi đẹp tưởng chừng như bị quên lãng giờ đây đang sống dậy, như một thước phim quay chậm đưa Mị trở về với quá khứ. Sự thức tỉnh ấy đang làm trỗi dậy sức sống của một tâm hồn đã bị số phận làm cho chai sạn. Kỉ niệm ùa về, cảm xúc ùa về. Trong những ngày làm dâu nhà thống lí Pá Tra, Mị sống với cảm xúc trơ lì như một tảng đá. Nhưng giờ đây, trong khung cảnh đêm tình mùa xuân đang rạo rực, Mị đã có những luồng cảm xúc mạnh. Mị ước nếu như có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn luôn mà không cần suy nghĩ. Ý nghĩ đầy táo bạo này chính là một sự nhen nhóm của tinh thần phản kháng lại số phận. Thực tại đau khổ đã làm người con gái căng tràn sức sống ngày nào chai lì cảm xúc. Nhưng khung cảnh đêm tình mùa xuân đã làm cho người con gái ấy nhen nhóm lên ý thức đấu tranh để có thể thoát khỏi cuộc sống vô nghĩa đang bủa vây, ngay cả khi cách phải chọn là tìm đến cái chết.

Tuy nhiên, những cảm xúc mạnh ấy của lòng Mị lại không biểu hiện ngay trong những hành động. Tác giả Tô Hoài đã cho nhân vật của mình có sự đấu tranh quyết liệt trong tư tưởng: một bên là khát khao tự do cháy bỏng, một bên là sự chai lì cảm xúc, mặc cảm về số phận. Mị đã có những hành động liên tiếp nhau. Hành động đầu tiên, Mị sắn thêm mỡ bỏ vào đèn. Đó là hành động tuy nhỏ nhưng mang nhiều ý nghĩa. Đó có thể là mong muốn của nhân vật muốn căn phòng sáng lên, hay cuộc đời mình có thể tươi sáng và nhiều hy vọng hơn. Tiếp theo, Mị bắt đầu quấn lại tóc và chuẩn bị váy áo đi chơi. “Mị còn trẻ, Mị muốn đi chơi”. Vậy là, khát khao được sống với những cảm xúc chân thực nhất của đời mình đã chiến thắng trong ý nghĩ, hành động của Mị. Mị đang sống, nhưng là sống với những ki niệm của quá khứ, cảm xúc của quá khứ. Mị đang quên đi thực tại đau khổ, mà sống đúng với bản chất con người yêu tự do trong mình. Trớ trêu thay A Sử về, và trói đứng Mị lên cột nhà. Nhưng, thân xác Mị bị trói buộc tại đấy, còn tâm hồn Mị vẫn đang lơ lửng và đi theo những tiếng sáo gọi bạn tình. Khát vọng sống vừa mới bùng lên trong Mị, đã bị trói buộc bởi thực tại đau khổ, đó mới là điều cay đắng nhất. Khi Mị dần tỉnh chính là lúc các cơn đau thể xác bắt đầu ập đến, những cảm xúc mạnh mẽ trỗi dậy trong đêm tình mùa xuân cũng dần mất theo cơn say đang dần biến mất. Nhưng, đó lại chính là ngọn nguồn của ảnh lửa yêu tự do, vẫn hàng ngày hàng giờ cháy âm ỉ trong lòng cô gái H’mông xinh đẹp ngày nào.

Nhà văn Tô Hoài đã rất thành công khi có những trang văn miêu tả chân thực, cảm động diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân. Cảm xúc và hành động của nhân vật đã dần bộc lộ cá tính và nét tính cách, sức sống tiềm tàng vẫn ẩn sâu trong người con gái ấy. Đó chính là minh chứng cho khát vọng sống, sức sống mạnh mẽ tiềm tang biểu trưng cho những con người ý chí vùng cao Tây Bắc.

Em bé bỏng của chị! Khi em cất tiếng khóc chào đời, không gian như bừng sáng. Bế em trên tay là một bác sĩ trong bộ đồ bảo hộ y tế màu xanh, khẩu trang kín mít, chỉ còn hở đôi mắt ánh lên nét rạng ngời. Em cất tiếng khóc, chị nhẹ nhõm như vừa trút ánh nặng ngàn cân, vui sướng đến run người, nghe bên tai tiếng bà cười trong nước mắt, bố đang gọi video bỗng lặng đi... Tất cả vỡ òa cảm xúc... Em sinh ra...
Đọc tiếp

Em bé bỏng của chị! Khi em cất tiếng khóc chào đời, không gian như bừng sáng. Bế em trên tay là một bác sĩ trong bộ đồ bảo hộ y tế màu xanh, khẩu trang kín mít, chỉ còn hở đôi mắt ánh lên nét rạng ngời. Em cất tiếng khóc, chị nhẹ nhõm như vừa trút ánh nặng ngàn cân, vui sướng đến run người, nghe bên tai tiếng bà cười trong nước mắt, bố đang gọi video bỗng lặng đi... Tất cả vỡ òa cảm xúc... Em sinh ra trong sự nâng niu, đón chờ của những người thân và nhiều hơn thế nữa. Tiếng khóc chào đời của em đã thắp thêm niềm hy vọng, niềm tin chiến thắng đại dịch cho những chiến sĩ áo trắng nơi đây. Dù cho ngoài kia, cả thế giới đang chao đảo vì cơn bão tử thần Covid-19, thì em ơi, cứ ngủ thật ngon lành bởi trong này bình yên lắm. Em được chở che trong vòng tay ấm êm của những con người thầm lặng. Đó là những bác sĩ không quản ngày đêm hy sinh bản thân mình, hết lòng vì người bệnh. Tấm chắn giọt bắn lúc nào cũng đầy hơi nước vì không có cơ hội được bỏ ra, lưng áo ướt đẫm mồ hôi cho dù là đang giữa những ngày đông tháng giá. Đó là những người tự nguyện ở luôn trong bệnh viện, cả cái Tết đoàn viên cũng chẳng về nhà. Đó là cô y tá sẵn sàng gửi con nhỏ mới lên ba cho ông bà chăm sóc, và từng đêm, khi em quấy khóc, cô lại bế bồng và hát ru em câu hát "À ơi, con cò bay lả bay la..." (...) Thế giới có những anh hùng thầm lặng , sẵn sàng cho đi mà không đòi hỏi bất cứ điều gì . Nơi đây đã cho chị biết hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon mặc đẹp được thoải mái vui chơi mà là sống trong niềm tin và tình yêu thương giữa con người ?"

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ ?

Câu 2: Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong phần NGOẶC KÉP trên văn bản ?

Câu 3: Em có đồng ý với suy nghĩ : " hạnh phúc không phải chỉ là được ăn ngon mặc đẹp được thoải mái vui chơi mà là sống trong niềm tin và tình yêu thương giữa con người ?

0
23 tháng 4 2019

Cảm nhận về hai chi tiết:

- Chi tiết 1: Phản ánh cuộc sống khổ cực, tù đọng của Mị nói riêng và của người lao động nghèo miền núi nói chung. Họ bị ràng buộc và bị đối xử bất công bởi những hủ tục lạc hậu còn nặng nề. Ô cửa sổ vuông che kín nắng, ánh sáng chiếu vào phòng cũng tựa như căn lầu khóa kín tuổi xuân của Kiều. Mị sống trong căn buồng tối, quên mất mình là người, tưởng mình lùi lũi như con rùa. Chẳng biết là sống hay chết, mơ hay thức. Thời gian bị xóa nhòa, không gian bị bó hẹp đã đẩy nỗi khổ đau của con người lên đến cùng cực. Chi tiết này vừa cho thấy lòng đồng cảm, xót thương của Tô Hoài với đời Mị, vừa thể hiện sự phê phán, tố cáo xã hội tù đọng giam giữ, chà đạp con người.

- Chi tiết 2: Mị có hành động phá bóng tối. Giống như chị Dậu "chạy phá bóng tối, tối đen như cái tiền đồ của chị". Mị cũng vậy, thấy cần phải vùng dậy đấu tranh nhưng chỉ là hành động tự phát bởi vậy bước chân phá bóng tối còn chưa chắc chắn. Nhưng nhờ có A Phủ và những ánh sáng Cách mạng của Đảng nên con đường Mị đi thực sự đúng đắn.

Câu 1: (8,0 điểm)Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về quan niệm sống của Xuân Diệu trong đoạn thơ sau:“Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước, và cây, và cỏ rạng,Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,Cho no nê thanh sắc của thời tươi;-Hỡi xuân hồng, ta muốn...
Đọc tiếp

Câu 1: (8,0 điểm)

Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về quan niệm sống của Xuân Diệu trong đoạn thơ sau:

“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

-Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”

(Vội vàng- Xuân Diệu)

Câu 2: (12,0 điểm)

Truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân)- một minh chứng tiêu biểu cho nhận

xét: “… Các nhà văn lãng mạn thường tìm kiếm những giá trị cao đẹp trong những cảnh đời

tầm thường, tăm tối, khám phá cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp …”.

(Sách Ngữ văn 11 tập 1, nâng cao, nhà xuất bản Giáo dục, trang 150)

1
31 tháng 12 2019

Câu 1: Quan niệm sống vội vàng, sống để tận hưởng vẻ đẹp của cuộc đời trần thế ở ngay thì hiện tại

- Nhận định tính đúng đắn của quan niệm ấy.

- Vì sao em đồng ý / không đồng ý.

- Nêu biểu hiện (có ví dụ, dẫn chứng)

- Phản đề: Có phải lúc nào cũng sống vội vàng.

- Liên hệ bản thân.

Câu 2:

Chứng minh bằng tác phẩm Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân.

- Vấn đề: Nhà văn Nguyễn Tuân nhìn thấy cái đẹp ở những số phận tầm thường, tăm tối, cái cao cả trong những số phận bị ruồng bỏ, chà đạp (chứng minh bằng quản ngục và Huấn Cao)

15 tháng 5 2021

TK ạ

Nếu đoạn đời sống trong địa ngục trần gian ở Hồng Ngài là sự giao tranh âm ỉ quyết liệt giữa số phận bi thảm và sức sống tiềm tàng của Mị, thì cảnh Mị bị A Sử trói đứng vào cột nhà trong bóng tối có thể xem như là hình ảnh thu nhỏ cô đúc và thấm thía của cuộc giao tranh đó. Chỉ có điều nó lại diễn ra trong tâm trạng chập chờn nửa mê, nửa tỉnh của cô gái, và Tô Hoài, như đã nhập thân vào nhân vật để viết nên một đoạn văn thật tinh tế, sâu sắc “Trong bóng tối... không bằng con ngựa”.

 

     Giữa đoạn văn là một câu rất ngắn, chỉ có bốn chữ: Mị vùng bước đì. Trên là âm thanh tiếng sáo, dưới là tiếng chăn ngựa. “Mị vùng bước đi” như một cái bản lề khép mở hai thế giới, hai tâm trạng: thế giới của ước mơ với tiếng sáo rập rờn trong đầu và thế giới của hiện thực với tiếng chân ngựa đạp vào vách, tâm trạng của một cô Mị đang mê man chập chờn theo tiếng sáo gọi bạn tình. Tinh và tâm trạng cùa một cô Mị đã tỉnh đang “thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”. Thật cô đúc mà thấm thía. Kiệm lời mà hàm chứa biết bao ý nghĩa.

 

    Tiếng sáo- ước mơ- sức sống của Mị. ‘Mị vùng bước đi”. Cảu văn ngỡ như không đúng mà lại rất đúng, lại tinh tế và rất sâu sắc. Làm sao Mị có thể vùng bước đi khi đã bị trói bằng cả một thúng sợi đay? Nhưng Mị đã vùng bước đi như một kẻ mộng du, như không biết mình đang bị trói. Bởi Mị đang sống với ước mơ, bằng ước mơ chứ không phải với hiện thực, bằng hiện thực. Mị đang sống với tiếng sáo của những đêm tình mùa xuân ngày trước, đang muốn tìm lại tuổi trẻ, tuổi xuân, tình yêu, hạnh phúc của mình. Hơi rượu còn nồng nàn, trong đầu Mị vẫn rập rờn tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi Chính cái tiếng sáo ấy đã gọi Mị vùng bước đi về với cuộc sống thật của mình đã bị cướp mất trong cái địa ngục trần gian này. Mới biết sức sống tiềm tàng, mãnh liệt đến nhường nào. Sức sống ấy khiến cô quên đi tất cả  sự thực xung quanh, không thấy, không nghe A Sử nói, không biết cả mình đang bị trói chỉ còn biết có tiếng sáo, chỉ còn sống với tiếng sáo, mê man chập chờn - trong tiếng sáo. Xây dựng nên cái tâm trạng mê man như một kẻ mộng du đi theo tiếng sáo. Tô Hoài đã nói lên rất rõ và sâu sắc cái sức sống mãnh liệt đang trào dâng trong lòng cô lúc bấy giờ. Và tiếng sáo đã thành một biểu trưng sâu sắc và gợi cảm cho ước mơ và sức sống của Mị.

 

    Tiếng chân ngựa: hiện thực - số phận của Mị “Mị vùng bước đi”. Nhưng tay chân đau không cựa được. Tiếng sáo tắt ngay ước mơ tan biến, và hiện thực trần trụi, phũ phàng hiện ra: chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đập vào vách. Mị đã tỉnh hẳn khi dây trói thít chặt lại, đau nhức, và cay đắng nhận ra số phận của mình không bằng con ngựa. Cái dây trói kia chỉ làm đau thể xác. nhưng cái tiếng chân ngựa này mới thực sự xoáy sâu Váo nỗi đau tinh thần của Mị khi nó gợi lên một sự so sánh thật nghiệt ngã, xót xa: thân người mà không bằng thân trâu ngựa?! Tiếng chân ngựa đá vào vách một biếu trung giàu ý nghĩa cho hiện thực và số phận của Mị.

 

    Với ngòi bút miêu tả tinh tế, sâu sắc của Tô Hoài trong miêu tả tâm trạng nhân vật ớ hai cảnh đối lập nhau: mê man chập chờn theo tiếng sáo như một kẻ mộng du dẫn đến hành động “vùng tỉnh lại và cay đắng xót xa “thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa hai tám trạng ấy tiếp nối nhau trong sự phát triển biện chứng để hoàn chỉnh chân dung và số phận nhân vật. Sâu sắc trong những chi tiết giàu ý nghĩa, đặc biệt là hai biểu trưng “ tiếng sáo” và “tiếng chân ngựa” đối lập nhau và đầy ấn tượng.

 

     Đoạn văn ngắn mà bật nối được bức tranh tối - sáng của nhân vật (số phận và sức sống) một cách sinh động, gợi cảm và có chiều sâu, khiến ta càng hiểu thêm nhân vật, bút pháp Tô Hoài và nhất là tấm lòng đồng cảm yêu thương của nhà văn đối với nhân vật của mình. Đó là một trong những đoạn văn hay nhất, in đậm phong cách Tô Hoài trong truyện ngắn này.

19 tháng 5 2021

Tô Hoài cùng với Nam Cao, Kim Lân, đều là những nhà văn hiện thực nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại, để lại nhiều những tác phẩm có giá trị nhân văn, phản ánh hiện thực xã hội một cách khách quan và nhiều xúc cảm, đau đớn, xót xa, thương cảm, yêu thương,… Nếu như bản thân Nam Cao hay Kim Lân cả trước và sau cách mạng đều tập trung vào đề tài người nông dân, trí thức tiểu tư sản vùng đồng bằng Bắc Bộ, thì Tô Hoài lại được xem là nhà văn hiện thực của vùng miền núi phía Bắc nước ta, bằng một tấm lòng thiết tha, gắn bó, ngòi bút cảm thông sâu sắc với số phận của những con người khốn khổ chịu sự áp bức, bóc lột của cả cường quyền và thần quyền phong kiến tàn ác. Đặc biệt, điểm sáng trong đề tài của Tô Hoài còn nằm ở việc ông tập trung vào số phận của những người phụ nữ vùng cao, ông vừa khai thác cuộc đời bất hạnh, vừa làm nổi bật cả những vẻ đẹp trong tâm hồn họ, đồng thời Tô Hoài cũng dần hé mở những lối thoát, giải phóng cho nhân vật của mình bằng những định hướng về một cuộc đời khi cách mạng về. Một trong những tác phẩm thành công nhất của Tô Hoài chính là Vợ chồng A Phủ, với nhân vật Mị, một người phụ nữ có số phận đớn đau, cam chịu, sau cùng lại vùng dậy đấu tranh để tìm lại cuộc đời, tìm lại tự do.

 Mị là một người phụ nữ đại diện cho nhiều người phụ nữ khác Hồng Ngài, cũng như ở cả vùng núi rừng Tây Bắc. Dưới ngòi bút của Tô Hoài, nhân vật Mị hiện lên là một cô gái xinh đẹp, lại có tài thổi sáo rất hay, thuở còn xuân Mị được biết bao nhiêu trai bản theo đuổi, đứng đến nhẵn cả góc nhà chỗ đầu giường Mị nằm. Thế nhưng Mị sinh ra trong một gia đình nghèo khó, cha Mị vì lấy mẹ Mị mà phải đi vay nợ, món nợ với nhà thống lý Pá Tra mà cho đến đời Mị vẫn không thể trả hết. Thành thử, Mị phải chấp nhận số kiếp làm con dâu gán nợ, gả làm vợ của A Sử, con trai thống lý Pá Tra. Mà dưới chế độ cường quyền thần quyền đàn áp thì cuộc đời của người con dâu gán nợ, nó khốn nạn lắm, Mị nào được hưởng cảnh sung sướng của một cô con dâu nhà giàu, mà trái lại phải nai lưng ra làm lụng quanh năm ngày tháng, đầu tắt mặt tối không khác gì một nô lệ để trả nợ cho cha.

Những tưởng rằng, cuộc đời của Mị sẽ chỉ mãi nằm trong cái vòng luẩn quẩn bế tắc ấy và cái lòng ham sống, cái sự phản kháng vùng vẫy của Mị đã chết hẳn từ mấy năm trước rồi. Nhưng không, nó vẫn âm ỉ, tiềm tàng nằm thật sâu trong lòng Mị, được bao bọc xung quanh bởi những lớp chai cứng xù xì, dưới lớp tro tàn tàn nguội lạnh để chờ thời cơ nổi dậy. Mùa xuân đến người ta đang nô nức, hào hứng chuẩn bị đón Tết, phụ nữ phơi váy hoa khắp nơi, đám trẻ nô đùa chơi quay, và có tiếng sáo ai rủ bạn đi chơi thấp thoáng. Chính cái tiếng sáo thiết tha, bồi hồi ấy đã thức dậy trong tâm hồn Mị một chút niềm vui sống, thường ngày Mị chẳng thiết nói năng, thế mà nay Mị lại nhẩm hát theo tiếng sáo du dương. Đó là dấu hiệu cho sự thức tỉnh của lòng ham sống, ham vui, ham hạnh phúc trong Mị. Ngày Tết người ta uống rượu, Mị cũng uống “uống ừng ực từng bát” như thể muốn trút hết những uất ức, thống khổ trong lòng một cách thống khoái, mạnh mẽ. Thế rồi Mị lặng người nhìn người ta nhảy múa vui chơi, Mị lại nhớ về những ngày còn ở với cha mẹ, Mị cũng có những ngày tháng tươi đẹp như thế. Mị chợt nhớ mình còn biết thổi sáo, thổi lá cũng rất hay. Mị uống rượu và thổi sáo, Mị tận hưởng cuộc sống, tự tạo dựng lại cho mình những niềm vui ngày xuân để quên đi cái sầu khổ, đớn đau suốt mấy năm qua của mình. Tâm hồn Mị dần dần sống lại một cách chậm rãi, Mị bắt đầu ý thức được mình còn trẻ trung, vẫn còn khao khát những niềm vui của cuộc sống. Có lẽ rằng chính cái âm thanh tiếng sáo gọi bạn đầu làng, cái âm thanh của sự sống cứ văng vẳng bên tai Mị, đã hâm nóng lại ngọn lửa thanh xuân trong lòng cô, khiến “Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ, Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết”. Mị lại sửa soạn áo quần, tóc tai và muốn ra ngoài hòa vào không khí vui nhộn của dịp Tết, hòa nhập với xã hội. Nhưng đau đớn thay, bấy nhiêu những hớn hở, khao khát của Mị đã bị người chồng A Sử dập tắt, nó trói Mị chặt cứng vào cột nhà khiến cô không thể động đậy. Lúc này đây mấy thấy cái tấm lòng ham sống, khao khát tự do của Mị được bộc lộ một cách mãnh liệt và sâu sắc. Một người vốn đã chai lì cảm xúc, quen bị hành hạ, quen lao động nặng nhọc quanh năm, thờ ơ với cái chết, thế mà lại bắt đầu sợ. Mị nghĩ đến nhà này cũng có một người đàn bà bị trói vào cột đến chết, “Mị sợ quá, Mị cựa quậy xem mình còn sống hay đã chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau từng mảnh thịt”. Lúc này đây Mị sợ chết tức là lòng ham sống của Mị còn mãnh liệt lắm, Mị thấy đau đớn tức là tâm hồn Mị đã dần dà sống lại, cũng biết buồn biết khổ, chứ không còn chai sạn như trước nữa. Mị đã sống lại một cách hoàn toàn cả về tâm hồn lẫn thể xác.

 Cuộc gặp gỡ với A Phủ, có lẽ chính là định mệnh, là bước ngoặt lớn cho sự phản kháng và việc giành lấy tự do của Mị sau khi tâm hồn nhân vật này hoàn toàn thức tỉnh. Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói giữa sân, bị bỏ đói, bị đánh đập chỉ vì làm mất một con bò, nhưng ban đầu Mị vẫn thản nhiên, thổi lửa hơ tay, dường như lòng người đàn bà này lại quay trở về cái vẻ chai sạn, chết hết mọi xúc cảm như trước kia. Thế nhưng sự bình tĩnh, im lặng ấy lại chính là dấu hiệu, sự chuẩn bị cho một quá trình phản kháng mạnh mẽ mà không ai ngờ tới của Mị. “Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má xám đen lại” của A Phủ, như là một giọt nước cuối cùng rớt vào ly nước vốn đã đầy ăm ắp của Mị, trở thành giọt nước tràn ly. Nó đã dấy lên trong lòng người đàn bà này biết bao nhiêu là cảm xúc, Mị thấy căm giận nhà thống lý Pá Tra, chúng nó đã trói chết bao nhiêu người đàn bà như vậy, chúng nó thật độc ác, nhưng phận đàn bà làm dâu trong nhà thì muôn đời phải vậy. Còn A Phủ sao phải chịu chết như thế, Mị thấy bất bình, thấy xót xa cho một kiếp người nhưng còn chẳng bằng con bò bị mất, phải chết vì một con bò, giống như Mị phải làm trâu làm ngựa, gần như chết hẳn trong cái nhà này vì món nợ truyền kiếp của cha. Ôi sao đời Mị và đời A Phủ lại đớn đau giống nhau đến vậy, chẳng lẽ cứ nghèo khó, không quyền thế là phải chịu áp bức, đau khổ hay sao? Mị thương người đàn ông tội nghiệp đó, sắp phải chịu chết đói, chết rét, chết vì bị đánh, Mị muốn cởi trói cho A Phủ, nhưng rồi Mị cũng sợ mình sẽ là người phải chịu chết thay. Mị đã đấu tranh tư tưởng nhiều lần, rồi cuối cùng Mị ra một quyết định rất táo bạo, Mị cởi trói cho A Phủ, thì thào một tiếng “Đi ngay…”. Nhìn thấy một kẻ vốn đã gần chết tới nơi, thế nhưng lại vẫn dùng hết sức bình sinh chạy vụt xuống triền đồi, lòng Mị dường như vỡ ra cái gì đó, phải rồi, Mị đã giải thoát cho người ta thì cũng phải giải thoát cho chính mình chứ, và thế là Mị chạy vụt theo A phủ. Những câu nói cuối cùng trong đoạn trích “Cho tôi theo với, ở đây thì chết mất”, chính là minh chứng cho sự phản kháng mạnh mẽ, ý thức mưu cầu tự do, lòng ham sống, ham tự do mãnh liệt đang cháy ngùn ngụt trong lòng của người đàn bà nhiều năm vốn đã chai lì, lạnh giá.

Vợ chồng A Phủ nói chung và nhân vật Mị nói riêng chính là tấm lòng yêu thương, thông cảm, trân trọng của Tôi Hoài đối với những người con miền núi, những con người dù phải chịu nhiều những đắng cay chèn ép của thần quyền và thần quyền khắc nghiệt. Thế nhưng họ vẫn có một niềm tin, khao khát sống mãnh liệt, sức phản kháng tiềm tàng mạnh mẽ, sẵn sàng đứng lên tự giải thoát cho bản thân, giành lại quyền mưu cầu hạnh phúc và tự do của bản thân. Từ đó Tô Hoài cũng nhấn mạnh tư tưởng của một nhà văn cách mạng, ấy là hướng nhân dân, những con người đang chịu cảnh lầm than thoát khỏi ách áp bức bằng con đường cách mạng, tạo dựng niềm tin của nhân dân vào tương lai tươi sáng của Đảng và nhà nước.

mỏi taylimdim

   

 

"Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lê, Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được....
Đọc tiếp

"Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lê, Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.

Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình. Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó. Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị phải chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...

Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay..." rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy. Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc,Mị thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

-A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

- Ở đây thì chết mất."

Cảm nhận của anh chị về diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đoạn trích trên

Mong mn giúp e vs ạ e sắp thi r ạ! Cảm ơn MN

0
Có 1 bà kia không biết bơi, xuống nước là bả chết. Một hôm bà đi tàu, bỗng nhiên tàu chìm, nhưng bà ko chết. Tại sao (ko ai cứu hết)?Lịch nào dài nhất?Có 1 đàn chuột điếc đi ngang qua, hỏi có mấy con?Con ma xanh đập 1 phát chết, con ma đỏ đập 2 phát thì chết. Làm sao chỉ với 2 lần đập mà chết cả Con đường dài nhất là đường nào?Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt...
Đọc tiếp

Có 1 bà kia không biết bơi, xuống nước là bả chết. Một hôm bà đi tàu, bỗng nhiên tàu chìm, nhưng bà ko chết. Tại sao (ko ai cứu hết)?

Lịch nào dài nhất?

Có 1 đàn chuột điếc đi ngang qua, hỏi có mấy con?

Con ma xanh đập 1 phát chết, con ma đỏ đập 2 phát thì chết. Làm sao chỉ với 2 lần đập mà chết cả 

Con đường dài nhất là đường nào?

Cái gì đen khi bạn mua nó, đỏ khi dùng nó và xám xịt khi vứt nó đi?

 Con gì đập thì sống, không đập thì chết?

Có 1 anh chàng làm việc trong 1 tòa nhà 50 tầng, nhưng anh ta lại chỉ đi thang máy lên đến tầng 35 rồi đoạn còn lại anh ta đi thang bộ.Tại sao anh ta lại làm như vậy ?

 con vịt đi trước 2 con vịt, 2 con vịt đi sau 2 con vịt, 2 con vịt đi giữa 2 con vịt. Hỏi có mấy con vịt?

 Quần rộng nhất là quần gì?

Xã đông nhất là xã nào?

: Con gì đầu dê mình ốc?

Một kẻ giết người bị kết án tử hình. Hắn ta phải chọn một trong ba căn phòng: phòng thứ nhất lửa cháy dữ dội, phòng thứ hai đầy những kẻ ám sát đang giương súng, và phòng thứ ba đầy sư tử nhịn đói trong ba năm. Phòng nào an toàn nhất cho hắn?

Môn gì càng thắng càng thua?

 Bỏ ngoài nướng trong, ăn ngoài bỏ trong là gì?

 Cái gì mà đi thì nằm, đứng cũng nằm, nhưng nằm lại đứng?

Chuột nào đi bằng hai chân?Vịt nào đi bằng hai chân?

 Nếu chỉ có một que diêm, trong một ngày mùa đông giá rét, bạn bước vào căn phòng có một cây đèn, một bếp dầu, và một bếp củi, bạn thắp gì trước tiên?

 Cái gì của chồng mà vợ thích cầm nhất?

Bạn làm việc gì đầu tiên mỗi buổi sáng?

Bạn có thể kể ra ba ngày liên tiếp mà không có tên là thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ năm, thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật?

Đang yêu mà người yêu chết gọi là tình ..

Tìm điểm sai trong câu: "dưới ánh nắng sương long lanh triệu cành hồng khoe sắc thắm"

Trên đồng cỏ có 6 con bò, đếm đi đếm lại chỉ có 12 cái chân. Câu hỏi tại sao

8

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

1. vì bả đi tàu ngầm

2. Lịch sử dài nhất

3.24 con

4.Đập con ma đỏ 2 lần con ma xanh sợ qá chết theo(chắc v có nghe qa rồi nhưng qên )

5.đường đời

8 tháng 6 2016

Bạn xem thêm tại Luận văn Tài liệu ôn thi tốt nghiệp - Phần 1: Tái hiện kiến thức cơ bản – Nghị học - Giáo Án, Bài Giảng

8 tháng 6 2016

A. Mở bài:

- Giới thiệu  tác giả, tác phẩm

- Giới thiệu giá trị nhân đạo (được thể hiện qua hai nhân vật Mị và A Phủ)

B. Thân bài:

LĐ1: Giới thiệu chung:

-Tác phẩm phản ánh chân thưc cuộc sống bị đày đọa, tối tăm của người dân miền núi Tây Bắc dưới ách phong kiến thực dân. Bọn chúng đã cướp hết ruộng đất của người dân khiến họ phải làm công không cho chúng, chúng tước đoạt quyền sống, quyền tự do của họ.

-Truyện có sức tố cáo mạnh mẽ (Phân tích số phận của Mị bị biến thành con dâu gạt nợ, A Phủ bị đẩy thành người nô lệ đi ở gạt nợ: 2 nhân vật 2 hoàn cảnh nhưng đều là nạn nhân của thực dân phong kiến).

LĐ2: Phân tích nhân vật Mị và A Phủ để chứng minh giá trị nhân đạo của tác phẩm:

 - Tác giả lên án gay gắt sự áp bức, bóc lột tàn bạo của bọn thống trị miền núi và bọn thực dân đối với đời sống của người dân lao động.

 - Sự yêu thương, trân trọng con người của nhà văn:

+ Sự xót xa thương cảm con người của nhà văn trước cuộc sống tủi nhục, bị đày đọa của 2 nhân vật Mị và A Phủ.

+Trân trọng khát vọng sống của con người, đồng tình với sự vùng dậy chống áp bức, bất công.

+Khẳng định dù khốn khó cùng cực đến thế nào thì mọi thế lực của giai cấp thống trị cũng không giết được sức sống của con người.

LĐ3: Đánh giá của người viết:

+ Qua giá trị nhân đạo, thấy được tấm lòng của nhà văn đối với người nghèo nói chung và nhân dân các dân tộc Tây Bắc nói riêng.

+ A Phủ và Mị là 2 nhân vật tiêu biểu cho số phận và tính cách của người dân vùng cao: quá trình đấu tranh tự phát đến tự giác, từ đau khổ, tối tăm vươn ra ánh sáng dưới sự lãnh đạo của Đảng.

+ Nghệ thuật khắc họa nhân vật, miêu tả diễn biến tâm lí tinh tế.