Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 2. 18-3-1871: chi-e cho quân đánh úp đồi Mông mác nhưng thất bại phải chạy vè Vec-xai.
-Nhân dân lm chủ Pa-ri ủy ban trung ương quốc dân quân nhiệm vai trò chính phủ lâm thời
Câu 1 thì mình k biết
1. Các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả.
+ Cuộc đấu tranh của ta nằm trong tình thế bị động, nên Pháp đã dạp tắt nhanh chóng.
+ Ta gặp phải sai lầm trong quá trình đấu tranh yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, phản đối chiến tranh và cầu viện nc ngoài.
+ Những cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, đa số các pt mang tính tự phác, trong nội bộ chia rẽ.
+ Lực lượng ta và địch không cân xứng, ta đấu tranh khi địch vẫn còn mạnh, địch có trang bị vũ khí hiện đại hơn ta.
+ Ta chưa tập hợp đc sức mạnh quần chúng nhân dân, chưa thấy đc khả năng lãnh đạo của giai cấp công nhân và chưa đoàn kết đc họ.
+ Chưa có chính Đảng lãnh đạo.
(Các phong trào thất bại như: phong trào cần vương,, cuộc khởi nghĩa yên thế, pt Đông Du, Duy Tân…)
2.Do đó, muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. Đảng phải có hệ tiên tiến , cách mạng và khoa học dẫn đường. Đảng không có lí luận cũng giống như người không có trí khôn, tàu không có bản chỉ nam. Lí luận “ chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mênh nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong Đảng ai ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo lí luận ấy”.
Lí do vì sao phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại ?
- Các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương ( phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo ) đã chấm dứt ở cuối thế kỉ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (1896). Sang đầu thế kỉ XX khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913.
- Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại : Tư tưởng dân chủ tư sản là điều mới mẻ, thu hút sự chú ý của một số tầng lớp nhân dân ta, nhất là với tầng lớp trên. Song, từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược, nô dịch các quốc gia, dân tộc nhỏ yếu và biến các quốc gia, dân tộc đó thành thuộc địa, thi hành chính sách thực dân tàn bạo, thì tư tưởng dân chủ tư sản ngày càng lộ rõ sự lỗi thời.
Các phong trào yêu nước sôi sục trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở nước ta trên đây phản ánh và nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng đứng trước kẻ thù mới và chủ yếu là thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
Do đó, cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. Đảng phải có hệ tiên tiến , cách mạng và khoa học dẫn đường. Đảng không có lí luận cũng giống như người không có trí khôn, tàu không có bản chỉ nam. Lí luận “ chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong Đảng ai ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo lí luận ấy”.
-Các nước như Anh,Pháp...:là các nước tư bản già nên có nhiều thuộc địa. Họ chỉ cần tiến hành cải cách kinh tế-xã hội.
-Một số nước khác như Đức,Ý,Nhật....:là các nước tư bản trẻ nên có ít thuộc địa hơn, lại là các nước thua trận trong chiến tranh nên đã tiến hành phát xít hóa bộ máy chính trị.
- Tiến hành cải cách kinh tế-xã hội (Anh, Pháp, ...)
- Phát xít hóa đất nước, gây chiến tranh (Đức, Italia, Nhật)
Ý nghĩa:
-Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính quyền tư sản .
-Lập nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản.
Bài học kinh nghiệm:
Muốn thắng lợi cần:
+ Phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo.
+ Phải liên minh với nông dân.
+ Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù
Có các chính sách công xã :
Lực lượng vũ trang và lực lượng an ninh nhân dân để bảo vệ cách mạng.
* Tách nhà thời khỏi trường học và nhà nước, giáo lý không dạy trong nhà trường.
* Giao xí nghiệp cho công nhân quản lý.
* Quy định tiền lương tối thiểu , giảm lao động ban đêm, cấm cúp phạt đánh đập công nhân ,
* Hõan trả tiền thuê nhà và hoãn nợ.
* Quy định giá bán bánh mì
* Thực hiện chế độ giáo dục bắt buộc, miễn học phí
Chứng tỏ là nhà nước kiểu mới là một nhà nước vô sản, phục vụ nhân dân
Bài 1: Quan sát các hình 12, 13, 15 (SGK Lịch sử lớp 8), em có nhận xét gì?
- Về hình 12
- Về hình 13
- Về hình 15
Hình 12 có sự mất cân đối giữa khâu kéo sợi và dệt vải- cứ 10 người kéo sợi mới đủ sợi cho một thợ dệt.
Hình 13. Máy kéo sợi Gien-ni do Giêm Ha-gri-vơ sáng chế. Máy xe được 16 sợi bông một lúc, năng suất tăng 8 lần.
Hình 15: máy móc, đương sắt, gang, thép và than đá phát triển mạnh
Bài 2: Viết về hệ quả của cách mạng công nghiệp, có bạn viết:
'' Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản. Nhờ phát minh máy móc, nhiều khu công nghiệp lớn ra đời, nhiều thành phố mọc lên, thu hút dòng người từ thành thị về nông thôn kiếm ăn. Về mặt xã hội, hệ quả quan trọng nhất của cuộc cách mạng công nghiệp là hình thành ba giai cấp cơ bản - giai cấp tư sản, giai cấp vô sản và giai cấp phong kiến ''.
Nhận định trên của bạn có những chỗ chưa thỏa đáng. Em hãy gạch chân những từ sai và giải thích lí do vì sao.- Giải thích
Sửa: "Cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi bộ mặt của các nước tư bản. Nhờ phát minh máy móc nhiều khu công nghiệp lớn ra đời thu hút dòng người từ nông thôn đến thành thị sinh sống, dẫn đến quá trình đô thị hóa thời cận đại. Về xã hội, hệ quả, cách mạng đã hình thành hai giai cấp chính tư sản và vô sản".
Giải thích: Một khi công nghiệp phát triển, thì thành thị là nơi đi đầu. Khi đó, các công ty xí nhgiệp phát triển thì chúng phải thu hút người nông dân từ nông thôn đến thành thị để kiếm sống, làm việc. Khi đó, sẽ hình thành hai giai cấp, một giai cấp sở hữu máy móc, tư liệu lao động và một giai cấp không có máy móc, tài sả. Họ làm thuê cho các công ty này với mức thời gian một ngày lên đến 12 - 15 giờ, nên xảy ra sự xung đột hai giai cấp này. Bạn nhớ rằng, ở đâu có mâu thuẫn thì có đấu tranh, và có đấu tranh thì hình thành giai cấp.