Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đối: lọng cắm rợp trời >< váy lê quét đất; quan sứ đến >< mụ đầm ra.
- Tác dụng: tác giả châm biếm mạnh mẽ hình ảnh quan sứ được đón tiếp trọng thể, mụ đầm ăn mặc diêm dúa, điệu đáng. Tất cả đều phô trương hình, hình thức.
- Nghệ thuật sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh, cảm xúc: lôi thôi, ậm ọe
- Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp nhằm nhấn mạnh dáng điệu và hành động của sĩ tử, quan trường
- Nêu cảm nghĩ chung về cảnh thi cử trường ốc ngày xưa
Có thể viết bài văn tổng – phân- hợp theo:
- Giới thiệu hai câu thơ và định hướng phân tích
- Triển khai phân tích cụ thể nghệ thuật từ ngữ, đối lập, đảo ngữ
- Nêu cảm nghĩ về cách thi cử dưới thời phong kiến
HS cần nêu được nội dung sau:
- Hai câu kết tác giả thức tỉnh các sĩ tử và nỗi xót xa của nhà thơ trước cảnh mất nước.
- Thấy được tấm lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của nhà thơ.
- Sĩ tử lôi thôi, luộm thuộm, nhếch nhác.
- Quan trường ậm ọe âm thanh ú ớ, nói không rõ tiếng, la lối hách dịch, vênh váo.
Bài thơ Vịnh khoa thi Hương:
“Nhà nước ba năm mở một khoa
Trường Nam thi lẫn với trường Hà
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loe
Lọng cắm rợp trời quan sứ đến
Váy lê quét đất mụ đầm ra
Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”
- Kì thi có sự xáo trộn thiếu nề nếp quy củ trường thi ở Nam Định thi lẫn với trường thi Hà Nội.
- Nhà nước tổ chức chứ không phải triều đình.
- Bối cảnh giao tiếp rộng: xã hội VN cuối thế kỉ XIX
- Bối cảnh giao tiếp hẹp: Kì thi năm Đinh Dậu (1897) toàn quyền Pháp Pôn-đu-me cùng vợ đến dự.
Nghệ thuật:
- Sử dụng từ láy tượng thanh và từ láy tượng hình : “lôi thôi” và “ậm ọe”.
- Nghệ thuật đối : “lôi thôi sĩ tử” và “ậm ọe quan trường”.
- Đảo ngữ: “lôi thôi” , “ậm ọe” được đảo lên đầu câu.
=> Tác dụng: nhấn mạnh sự láo nháo, ô hợp, xáo trộn nơi trường thi, mặc dù đây là một kì thi “ba năm một lần”.
Cảnh trường thi phản ánh sự suy vong của một nền học vấn, sự lôi thôi của đạo Nho.