K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2018

Hai câu dưới đây liên kết  với nhau bằng cách nào ?

Buổi đầu , tôi học tấn tới hơn chú chó Ca-pi. Nhưng nếu tôi  thông minh hơn nó , thì nó lại có trí nhớ tốt hơn tôi 

a, Lặp từ ngữ 

b, Thay thế từ ngữ 

c, Dùng từ ngữ nối 

(d), cả 3 cách trên

14 tháng 3 2018

 d, cả 3 cách trên đếu đúng

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:Câu 1: Từ “ai” trong câu nào dưới đây là từ dùng để hỏi?A. Anh ta đem hoa này tặng ai vậy?B. Ông ta gặng hỏi mãi nhưng không ai trả lời.C. Anh về lúc nào mà không báo cho ai biết cả vậy?D. Cả xóm này ai mà không biết chú bé lém lỉnh đó!Câu 2: Trạng ngữ trong câu: “Với tất cả sự nỗ lực của mình,...
Đọc tiếp

I. Trắc nghiệm: (4 điểm)

Em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1: Từ “ai” trong câu nào dưới đây là từ dùng để hỏi?

A. Anh ta đem hoa này tặng ai vậy?

B. Ông ta gặng hỏi mãi nhưng không ai trả lời.

C. Anh về lúc nào mà không báo cho ai biết cả vậy?

D. Cả xóm này ai mà không biết chú bé lém lỉnh đó!

Câu 2: Trạng ngữ trong câu: “Với tất cả sự nỗ lực của mình, tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.” thuộc loại nào sau đây?

A. Trạng ngữ chỉ phương tiện        B. Trạng ngữ chỉ mục đích

C. Trạng ngữ chỉ điều kiện             D. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Câu 3: Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu: “Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.” được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?

A. Chủ ngữ - trạng ngữ - vị ngữ        B. Trạng ngữ - vị ngữ - chủ ngữ

C. Trạng ngữ - chủ ngữ - vị ngữ        D. Chủ ngữ - vị ngữ - trạng ngữ

Câu 4: Dòng nào sau đây chưa phải là một câu hoàn chỉnh?

A. Hình ảnh người dũng sĩ đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc.

B. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.

C. Hương cau ngan ngát khắp vườn nhà.

D. Trên vòm cây, bầy chim hót líu lo.

Câu 5: Cho các câu:

(1) Nó rơi từ trên tổ xuống.

(2) Tôi đi dọc lối vào vườn.

(3) Con chó chạy trước tôi.

(4) Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ.

(5) Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò, tuồng như bắt đầu thấy một vật gì.

Cần sắp xếp các câu trên theo cách nào sau đây để tạo thành đoạn văn hoàn chỉnh?

A. (2) - (3) - (5) - (4) - (1)          B. (2) - (3) - (1) - (4) - (5)

C. (2) - (3) - (5) - (1) - (4)          D. (2) - (3) - (4) - (5) - (1)

1
11 tháng 6 2018

trả lời :

Câu 1: Từ “ai” trong câu nào dưới đây là từ dùng để hỏi?

A. Anh ta đem hoa này tặng ai vậy ? 

Câu 2: Trạng ngữ trong câu: “Với tất cả sự nỗ lực của mình, tôi có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại.” thuộc loại nào sau đây?

A. Trạng ngữ chỉ phương tiện  

Câu 3: Các bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu: “Cái hình ảnh trong tôi về cô, đến bây giờ, vẫn còn rõ nét.” được sắp xếp theo thứ tự nào sau đây?

A. Chủ ngữ - trạng ngữ - vị ngữ 

Câu 4: Dòng nào sau đây chưa phải là một câu hoàn chỉnh?

B. Những cô bé ngày nào nay đã trưởng thành.

câu 5 :

C. (2) - (3) - (5) - (1) - (4)      

cái này mik chưa chắc lắm đâu ! 

hok tốt

Bài 1 : Gạch dưới những câu kể ai làm gì ?trong đoạn văn dưới đây .Dùng gạch chéo để tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của từng câu tìm đượcBuổi mai hôm ấy ,một buổi mai đây sương thu và gió nhẹ ,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường dài và hẹp .Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi,vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn:hôm nay tôi đi học .Cũng như tôi ,mấy cậu...
Đọc tiếp

Bài 1 : Gạch dưới những câu kể ai làm gì ?trong đoạn văn dưới đây .Dùng gạch chéo để tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của từng câu tìm được

Buổi mai hôm ấy ,một buổi mai đây sương thu và gió nhẹ ,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường dài và hẹp .Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi,vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn:hôm nay tôi đi học .Cũng như tôi ,mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân ,chỉ dám đi từng bước nhẹ .Sau một hồi trống,mấy học trò cũ sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp

Bài 3 :

a) tìm từ ghép có tiếng đẹp đứng trước khạc sau

...................................................

b)xếp các từ ghép tìm được ở câu a rồi  chia thành hai nhóm :  từ ghép có nghĩa tổng hợp,từ ghép có nghĩa phân loại

 

 

2
23 tháng 8 2018

Bài 1 : Gạch dưới những câu kể ai làm gì ?trong đoạn văn dưới đây .Dùng gạch chéo để tách bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của từng câu tìm được

Buổi mai hôm ấy ,một buổi mai đây sương thu và gió nhẹ ,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi đi trên con đường dài và hẹp .Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi,vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn:hôm nay tôi đi học .Cũng như tôi ,mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân ,chỉ dám đi từng bước nhẹ .Sau một hồi trống,mấy học trò cũ sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.

Bài 3:

a) Đẹp tuyệt, tuyệt đẹp, tươi đẹp, tốt đẹp,...

b)...(ko biết làm)...

Đây là một số mở bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những cách mở bài nào ?a) Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.b) Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa...
Đọc tiếp

Đây là một số mở bài của câu chuyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết đó là những cách mở bài nào ?

a) Có một con rùa sống bên sông. Biết mình chậm chạp nên hôm nào cũng vậy, vừa sáng sớm tinh mơ, nó đã ra bờ sông tập chạy.

b) Xưa nay, người cậy tài cậy giỏi mà chủ quan, biếng nhác thì chẳng làm nên việc gì. Ngược lại, sức có kém nhưng quyết tâm, nhẫn nại ắt thành công. Câu chuyện Rùa và thỏ chứng minh điều đó.

c) Đầu năm học vừa qua, lớp em có mấy bọn vì chủ quan, lười biếng nên kết quả học tập sút kém hơn so với hồi lớp ba. Cô giáo bèn kể chuyện Rùa và thỏ để khuyên các bạn phải cố gắng, chăm chỉ. Câu chuyện này như sau:

d) Trong các loài thú, mấy ai chạy nhanh bằng bọn thỏ chúng tôi ? Thấy bóng chúng tôi trên đường đua, thì hươu, nai còn phải kiêng dè, chưa nói gì tới bác trâu hay chị lợn. Thế mà có lần thỏ tôi phải ngậm đắng nuốt cay chịu thua anh chàng rùa nổi tiếng lù đù, chậm chạp. Câu chuyện ấy dạy cho tôi một bài học nhớ đời. Đầu đuôi thế này :

1
30 tháng 7 2018

a, Mở bài trực tiếp (kể ngay vào sự việc mở đầu câu chuyện).

b, Mở bài gián tiếp nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

c, Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

d, Mở bài gián tiếp: nói chuyện khác để dẫn vào câu chuyện định kể.

I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:Cây xoàiBa tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái....
Đọc tiếp

I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi:

Cây xoài

Ba tôi trồng một cây xoài. Giống xoài quả to, ngọt và thơm lừng. Mùa xoài nào cũng vậy, ba đều đem biếu chú Tư nhà bên vài ba chục quả.

Bỗng một năm gió bão làm bật mấy chiếc rễ. Thế là cây xoài nghiêng hẳn một nửa sang vườn nhà chú Tư. Rồi đến mùa quả chín, tôi trèo lên cây để hái. Sơn (con chú Tư) cũng đem cây có móc ra vin cành xuống hái. Tất nhiên tôi ở trên cây nên hái được nhiều hơn. Hái xong, ba tôi vẫn đem biếu chú Tư vài chục quả. Lần này thì chú không nhận. Đợi lúc ba tôi đi vắng, chú Tư ra đốn phần cây xoài ngã sang vườn chú. Các cành thi nhau đổ xuống. Từng chiếc lá xoài rơi lả tả, nhựa cây ứa ra. Ba tôi về thấy vậy chỉ thở dài mà không nói gì.

Mùa xoài lại đến. Lần này, ba tôi cũng đem biếu chú Tư vài chục quả. Tôi liền phản đối. Ba chỉ nhỏ nhẹ khuyên tôi:

- Chú Tư sống dở, mình phải sống hay như thế mới tốt, con ạ!

 Tôi tức lắm nhưng đành phải vâng lời. Lần này chú chỉ nhận mấy quả thôi. Nhưng từ đó cây xoài cành lá lại xum xuê. Đến mùa, cây lại trĩu quả và Sơn cũng chẳng còn ra tranh hái với tôi nữa.

Đơn giản thế nhưng ba tôi đã dạy cho tôi cách sống tốt ở đời.

Mai Duy Quý

1. Vì sao cây xoài nhà bạn nhỏ lại nghiêng sang nhà hàng xóm?

a. Vì tán cây lan rộng

b. Vì gió bão làm bật rễ

c. Vì cây mọc trên đất của hai nhà

2. Tại sao chú hàng xóm lại không nhận biếu xoài như mọi năm?

a. Vì chú không thích ăn xoài

b. Vì xoài năm nay không ngon

c. Vì chú thấy con mình và con hàng xóm tranh nhau hái

3. Ba của bạn nhỏ đã có thái độ như thế nào khi thấy cây xoài bị đốn phần cành ngả sang nhà hàng xóm?

a. Thở dài không nói gì, vẫn tiếp tục sống tốt và biếu xoài

b. Không có Ý kiến gì

c. Tức giận không biếu xoài nữa

4. Bạn nhỏ đã rút ra điều gì qua câu chuyện này?

a. Không nên cãi nhau với hàng xóm 

b. Bài học về cách sống tốt ở đời

c. Không nên chặt cây cối 

6. Dùng biện pháp so sánh để hoàn thiện các từ ngữ sau

a. Đẹp như ...........                    b. Cao như ...........              c. Khỏe như ...........              d. Nhanh như .............               e. Hiền như .........

g. Xấu như ...........                    h. Thấp như ...........             I. Yếu như .............               k. Chậm như ...............               l. Dữ như ...........

 

2
11 tháng 2 2018

1.B

2.C

3.A

4.B

6.

A.Đẹp như tiên

B.Cao như sếu

C.Khỏe như voi

D.Nhanh như cắt

E.Hiền như bụt/ đất

G.Xấu như ma

H.Thấp như vịt chặt chân

I.Yếu như sên

K.Chậm như rùa 

L.Dữ như cọp

4 tháng 10 2018

1.b
2.c
3.a
4.b
6:
đẹp như tiên
cao như...
khỏe nhưvoi
nhanh như cắt
hiền như bụt
xấu như ma
thấp như....
yếu như ....
chậm như rùa
dữ như cọp

26 tháng 4 2018

a) Vì học giỏi, Lan được cô giáo khen.

b) Nhờ chăm học, Mai đã đạt được kết quả tốt.

c) Tại vì mải chơi, Tuấn không làm bài tập.

17 tháng 1 2018

5-3-2-1-4

24 tháng 11 2017

đây là lớp 5 mà

8 tháng 4 2018

lớp  tập một mà có phải lớp 4 đâu?