K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3 2017

*Giống nhau: phía Tây là hệ thống núi An-đét, đồng bằng ở trung tâm, phía đông có cao nguyên.

*Khác nhau:

Bắc Mĩ Trung và nam Mĩ

+Có núi già A-pa-lat ở phía đông.

+Hệ thống Cooc-đi-e của Bắc Mĩ là hệ thống núi và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa Bắc Mĩ.

+Các sơn nguyên ở phía đông.

+Có dãy núi trẻ An-đét cao và đồ sộ hơn.

Đồng bằng trung tâm Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía Bắc, thấp dần về phía nam. Đồng bằng trung tâm Trung và Nam Mĩ gồm nhiều đồng bằng nối tiếp nhau thấp, riêng phía Nam có đồng bằng Pam-pa và La-pla-ta cao dần về phía dãy An-đét.

17 tháng 2 2017

Địa hình Bắc Mĩ:
+Ở phía Tây của Bắc Mĩ là hệ thống núi trẻ và sơn nguyên chiếm gần một nửa lục địa của Bắc Mĩ.
+Đồng bằng trung tâm của Bắc Mĩ là đồng bằng cao ở phía Bắc và Tây Bắc thấp dần ở phia Nam và Đông Nam.
+Ở phía Đông của Bắc Mĩ là dãy núi già A-pa-lat.
Địa hình Nam Mĩ:
+Ở phía Tây của Nam Mĩ là hệ thống núi trẻ An-đet cao và đồ sộ hơn nhưng chiếm tỉ lệ diện tích không đáng kể so với hệ thống côc-đi-e của Bắc Mĩ.
+Đồng bằng trung tâm của Nam Mĩ là một chuỗi các đồng nối nhau từ đồng bằng Ô-ri-nô-cô đến đồng bằng A-ma-dôn và đồng bằng Pam-ba.Tất cả các đồng bằng đều thấp từ phía Nam đồng bằng Pam-Ba cao lên thành một cao nguyên.
+Ở phía Đông của Nam Mĩ là các cao nguyên, sơn nguyên.

17 tháng 2 2017

Khái quát tự nhiên
Eo đất Trung Mĩ, quần đảo Ăng-ti và khu vực Nam Mĩ. Diện tích : hơn 20,5 triệu km²
a. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti
– Phần lớn nằm trong môi trường nhiệt đới, có gió tín phong đông nam thường xuyên thổi.
+ Eo đất Trung Mĩ: nơi tận cùng của dãy Cóoc đie.
+ Quần đảo Ăngti: gồm vô số đảo quanh biển Caribê.
– Khí hậu, Thực vật có sự phân hoá theo hướng Đông – Tây.

b. Khu vực Nam Mĩ
– Hệ thống núi trẻ An-đét phía Tây.
+ Cao đồ sộ nhất châu Mĩ, trung bình 3000-5000m, xen kẻ giữa núi là các cao nguyên và thung lũng (cao nguyên An-đét).
+ Thiên nhiên phân hoá phức tạp:
– Các đồng bằng ở giữa: Ô-ri-nô-cô, Pam-pa, La-pha-ta A-ma-zôn (rộng nhất thế giới)
– Sơn nguyên phía Tây: Bra-xin, Guy-a-na.

Nông nghiệp Bắc mĩ Nông nghiệp Nam mĩ

Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. Đặc biệt, Hoa Kì và Ca-na-đa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn.

Hoa Kì và Ca-na-đa có diện tích đất nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn. Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Hoa Kì có số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới, lượng phân bón sử dụng đạt 500 kg/ha.
Hoa Kì và Ca-na-đa là những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu của thế giới. Mê-hi-cô có trình độ phát triển thấp hơn, nhưng đây cũng là một trong những nước đi đầu thực hiện cuộc Cách mạng xanh, đảm bảo được lương thực trong nước.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ cũng có những hạn chế : nhiều nông sản có giá thành cao nên thường bị cạnh tranh mạnh trên thị trường, việc sử dụng nhiều phân hoá học và thuốc trừ sâu đã có những tác động xấu tới môi trường..

Sự phân hoá các điều kiện tự nhiên từ bắc xuống nam và từ tây sang đông có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ.
ở vùng đồng bằng trung tâm, trước đây sản xuất nông nghiệp được phân bố thành các vành đai chuyên canh. Ngày nay sản xuất đã trở nên đa canh nhưng những sản phẩm nông nghiệp chính vẫn phân bố khá tập trung : lúa mì trồng nhiều ờ phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì ; xuống phía nam là vùng trồng ngô xen lúa mì, chăn nuôi lợn, bò sữa ; ven vịnh Mê-hi-cô là nơi trồng cây công nghiệp nhiệt đới (bông, mía...) và cây ăn quả.
Ở vùng núi và cao nguyên phía tây của Hoa Kì có khí hậu khô hạn, gia súc được chăn thả trên đồng cỏ vào mùa xuân - hạ, đến mùa thu - đông được chuyển 'ề phía đông để vỗ béo trước khi đưa vào lò mổ. Phía tây nam Hoa Kì có khí hậu cận nhiệt đới, trồng nhiều cây ăn quả như cam, chanh và nho.
Trên sơn nguyên Mê-hi-cô. ngoài chăn nuôi gia súc lớn, người ta còn trồng ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới để xuất khẩu.

Ở Trung và Nam Mĩ, chế độ chiếm hữu ruộng đất rất nặng nề, ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Hai hình thức sở hữu nông nghiệp phổ biến ờ Trung và Nam Mĩ là đại điền trang và tiểu điền trang.
Đại điền trang thuộc sở hữu của các đại điền chủ, họ chỉ chiếm chưa tới 5% số dân nhưng sở hữu trên 60% diện tích đất đai canh tác và đồng cỏ chăn nuôi.
Quy mô của đại điền trang lên tới hàng nghìn hec ta, năng suất thấp do sản xuất theo lối quảng canh. Trong khi đó, một bộ phận lớn nông dân không có ruộng đất, phải đi làm thuê.
Tiểu điền trang thuộc sở hữu của các hộ nông dân, có diện tích dưới 5 ha, phần lớn trồng các cây lương thực để tự túc.
Ngoài ra, nhiều công ti tư bản của Hoa Kì và Anh đã mua những vùng đất rộng lớn, lập đồn điền để trồng trọt và chăn nuôi, xây dựng các cơ sở chế biến nông sản xuất khẩu.
Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất, một số quốc gia ở Trung và Nam Mĩ đã ban hành luật cải cách ruộng đất, tổ chức khai hoang đất mới hoặc mua lại ruộng đất của đại điền chủ hoặc công ti nước ngoài để chia cho nông dân ; tuy nhiên, do vấp phải sự chống đối của các đại điền chủ và các công ti nước ngoài, việc chia ruộng đất cho nông dân gặp nhiều khó khăn. Riêng nhà nước xã hội chủ nghĩa Cu-ba đã tiến hành thành công cải cách ruộng đất.

9 tháng 3 2017

Uồi dài quá. Nhưng cũng cảm ơn bạn nhìu nha !!!hihiyeueoeovui

29 tháng 4 2017

1. Do: – Nông nghiệp còn chiếm khoảng 20% lực lượng lao động; sản xuất theo quy mô nhỏ.

– Trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao. I-ta-li-a có nền công nghiệp phát triển nhất trong khu vực nhưng công nghiệp cũng chỉ tập trung ở phía bắc đất nước.

2.- Nền công nghiệp châu Âu phát triển rất sớm.
-Có nhiều sản phẩm nổi tiếng về chất lượng cao.
-Các ngành công nghiệp phát triển đa dạng.
-Sản xuất công nghiệp phân bố tập trung hoặc trải dài thành trục công nghiệp.
-Nhiều ngành công nghiệp mới, trang bị hiện đại được phát triển trong các trung tâm công nghệ cao.
-Có nền công nghiệp hiện đại.
29 tháng 4 2017

1.

Kinh tế Nam Âu chưa phát triển bằng Bắc Âu, Tây và Trung Âu vì:

- Nam Âu có lực lượng lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất thấp, khoảng 20% và sản xuất nông nghiệp theo quy mô nhỏ.

- Trình độ sản xuất công nghiệp chưa cao. Nước Ý có nền công nghiệp phát triển nhất ở Nam Âu, nhưng cũng chỉ tập trung ở một số khu vực nhỏ.

=> Nền kinh tế Nam Âu kém phát triển là do diện tích đồng bằng nhỏ hẹp, điều kiện tự nhiên tương đối không thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, thiên tai thường xuyên xảy ra...

27 tháng 4 2016

_SỰ PHÂN HÓA TỪ BẮC XUỐNG NAM:


+rừng xích đạo: đồng bằng rừng Amazon nóng ẩm quanh năm, động thực vật phong phú

+rừng rậm nhiẹt đới: phía Đông của eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăngti, động vật phong phú

+rừng thưa và xavan: phía Tây eo đất Trung Mỹ và quần đảo Ăngti ,nhiệt độ cao, mưa theo mùa

+thảo nguyên Pampa:phân bố ở đồng bằng Pampa mưa theo mùa, thực vật chủ yếu là đồng cỏ

+hoang mạc và bán hoang mạc: duyên hải phía Tây An Đét và cao nguyên Patagoni, thực vật cằn cỗi

25 tháng 4 2017

Tks người viết và cmt

11 tháng 3 2017

đặc điểm tự nhiên của Ô-xtray-li-a:

-Địa hình: chia thành 4 khu vực:

+Đồng bằng ven biển, độ cao TB khoảng 100m

+Cao nguyên Tây Ô-xtray-li-a cao TB từ 300-500m

+Đồng bằng trung tâm cao TB khoảng 100-200m

+Dãy Đông Ô-xtray-li-a cao TB từ khoảng 800-1000m

+ địa hình núi cao nhất nằm ở dãy Đông Ô-xtray-li-a với đỉnh Rao-đơ-mao cao khoảng 1500m

-Khí hậu: các loại gió và hướng gió thổi

+Gió Tín phong: đông-nam

+Gió mùa: tây-bắc chủ yếu, ngoài ra còn có hướng đông-bắc

+Gió Tây ôn đới: hướng tây

-Sự phân bố lượng mưa: +mưa khá nhiều ở ven biển phía đông (từ 1000-1500mm/năm)

+trung tâm lục địa mưa khá ít (dưới 250mm)

+ven biển phía tây nam : mưa trung bình (500-1000mm)

-Sự phân bố hoang mạc: chiếm phần lớn diện tích lãnh thổ, kéo dài từ bờ biển phía Tây sang dãy Đông Ô-xtray-li-a

13 tháng 3 2017

mọi người trả lời rõ ràng cho mk hiểu vs

13 tháng 3 2017

a. Giống nhau :

- Có trình độ đô thị hoá cao (dân thành thị chiếm 75% dân số.)

- Có tốc độ đô thị hoá nhanh.

b. Khác nhau :

- Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.

- Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.

13 tháng 3 2017

a. Giống nhau :

- Có trình độ đô thị hoá cao (dân thành thị chiếm 75% dân số.)

- Có tốc độ đô thị hoá nhanh.

b. Khác nhau :

- Đô thị hoá của Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hóa mạnh mẽ và lâu dài nên ít có những tiêu cực.

- Đô thị hoá của Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát (do nông dân mất đất, thất nghiệp, nghèo đói…nên bỏ ra thành thị để tìm việc làm) nên có nhiều tiêu cực. Gần 1/2 dân thành thị ở Trung và Nam Mỹ sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột.

20 tháng 3 2017

Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai, do sự hợp huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh với người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa. Sự hòa trộn này đã tạo nên nền văn hóa Mĩ latinh độc đáo.

Trung và Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao ( trên 1,7%). Dân cư tập trung ở 1 số miền ven biển, cửa sông hoặc trên cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ; còn các vùng ở sâu trong nội địa dân cư thưa thớt.

20 tháng 3 2017

Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai, do sự hợp huyết giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh với người gốc Phi và người Anh-điêng bản địa. Sự hòa trộn này đã tạo nên nền văn hóa Mĩ latinh độc đáo.

3 tháng 5 2017

Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản, gồm ba bộ phận, kéo dài theo nhiều kinh tuyến: hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, đồng bằng ở giữa và miền sơn nguyên, núi già ở phía đông

3 tháng 5 2017
Đặc điểm địa hình ở Bắc Mỹ được chia thành 3 khu vực địa hình:
+ Phía tây:
- Hệ thống Cooc-đi-e cao, đồ sộ gồm nhiều dãy núi chạy song song, chạy dài từ alaska đến eo đất Trung Mỹ, dài 9000km độ cao trung bình 3000-4000. Xen giữa là các cao nguyên và bồn địa.
+ Ở giữa :
- Đồng bằng trung tâm rộng lớn, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.
- Trên đồng bằng có các hồ rộng (hệ thống Hồ Lớn), nhiều sông ngòi (Mi-xi-xi-pi).
+ Phía đông :
- Gồm sơn nguyên trên bán đảo Labrado và dãy núi cổ Apalat độ cao trung bình dưới 1500 mét.
26 tháng 9 2017

Trả lời:
Đới ôn hoà là nơi gặp nhau của không khí nóng và không khí lạnh.
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh vì so với đới nóng, nhiệt độ thấp hơn và lượng mưa ít hơn, nhưng so với đới lạnh thì nhiệt độ lại cao hơn và lượng mưa nhiều hơn. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo vị trí gần cực (gần đới lạnh) hay gần chí tuyến (gần đới nóng).
- Thời tiết ở đới ôn hoà mang tính thất thường thể hiện ở các đợt khí nóng ở chí tuyến và các đợt khí lạnh ở vùng cực có thể tràn tới bất thường, nhiệt độ có thể tăng hay giảm 10° - 15°C trong vài giờ. Gió
Tây ôn đới và các khối khí từ đại dương vào làm cho thời tiết biến động rất khó dự báo.

Chúc bạn học tốt!

26 tháng 9 2017

THS Hoang Giang hihihihi