Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ý nghĩa tục ngữ có nghĩa là thuốc đắng mới chữa khỏi bệnh và những sự thật luôn luôn khó nghe, cho dù có nóng giận hãy tiếp thu những sự đấy vì nó sẽ có ích cho bản thân bạn, đừng ăn không nói có hay ăn đơm nói đặt mà bêu rếu nói xấu lẫn nhau mà hãy dùng sự thật và có bằng chứng xác thực để nói thì sẽ tốt hơn. Nhưng khi nói cũng đừng nói băm nói bổ vào đối phương khiến đối phương càng nóng giận hơn sẽ không tốt đâu, do đó hãy vừa lạt mềm buộc chặt mà làm cũng đừng dục tốc bất đạt mà hỏng hết câu chuyện nhé.
Trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người đều mang một nét cá tính riêng, phong cách riêng và đều có một tâm hồn riêng. Để sống và hiểu đựơc như vậy, đòi hỏi chúng ta phải có một sự tiếp xúc và trãi nghiệm. Cha ông ta đã bằng thực tế đúc rút nên câu tục ngữ: "Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng" và bằng kinh nghiệm, câu tục ngữ với thực tế tâm lý của con người thì nó hoàn toàn có lý và hợp với lô ghích tình cảm.
Tục ngữ có câu: "Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng" và "Mất lòng trước, đựơc lòng sau". Trong cuộc sống của chúng ta, mỗi người đều mang một nét cá tính riêng, phong cách riêng và đều có một tâm hồn riêng. Để sống và hiểu đựơc như vậy, đòi hỏi chúng ta phải có một sự tiếp xúc và trãi nghiệm. Cha ông ta đã bằng thực tế đúc rút nên câu tục ngữ: "Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng" và bằng kinh nghiệm lại có thêm câu sau:"Mất lòng trước, đựơc lòng sau". Hai câu tục ngữ tuy nó khác nhau về hình thức nhưng với thực tế tâm lý của con người thì nó hoàn toàn có lý và hợp với lô ghích tình cảm.
Thật vậy, thuốc bao giờ cũng đắng và nó khó nuốt cả. Chẳng ai nói thuốc ngọt bao giờ. Mà nếu có ngọt thì cũng chỉ hạn hữu về số cũng như về chất. Lấy "thuốc" để so sánh với một thực tế đó là "sự thật" ở đời này. Sự thật của một sự việc (một con người) nếu đựơc nói một cách trắng trợn và trần trụi thì dù có ích cho người nghe đi chăng nữa thì cũng khiến người nghe phải phật lòng.
Lời nói thật thì có lợi cho người nghe và có hại cho người nói.
Cũng có người nói vì ghen tuông mà lời nói sẽ có âm lượng khác, cũng có thể lời nói đó đựơc nói ra từ thiện chí và muốn người nghe tiếp thu và sửa sai. "Sự thật" ở đây có nghĩa từ vật chất đến tinh thần. Nó có thể là một món đồ xấu đến một tâm hồn xấu bị chê bai.
Cũng có khi, chính bản thân người nghe biết rõ nhưng vẫn phật ý khi nghe người khác nói tới điều đó. "Sự thật mất lòng" - câu tục ngữ đó đúng nhưng vãn ở mức tương đối!
Dẫu vậy, con người ta sống với nhau ở đời cần có sự lâu dài và với thời gian thì mọi yêu ghét sẽ rõ ràng. Chính vậy, ông cha ta lại có tiếp một câu nữa, đó là: "Mất lòng trước, đựơc lòng sau".
Ta chợt nghĩ rằng, lời nói thật tuy có cái hại cho người nói trước mặt, song khi người nghe hiểu ra thì lúc đó có thể giá trị của người nói ra sự thật ấy được tôn lên rất nhiều. Một triết gia đã nói rằng: "Người bạn thân nhất của ta là người chỉ trích những lỗi lầm của ta một cách gay gắt nhất", thế thì " sự thật mất lòng" ở đây cũng có giá trị tương xứng của nó...
Cuộc sống xã hội luôn biến động phức tạp. Con người trong cơ chế thị trường thường ít quan tâm và để ý đến nhau để có những lời nói thật. Vì thế, lời nói thật trở nên có giá trị, và tìm được một người luôn nói thật về ta cho ta nghe là một điều quả thật khó khăn; Hẳn mỗi chúng ta ai là không mong muốn có đựơc một người tri kỹ như thế?!
Bài làm
Ta có thể nhận thấy được rằng chính trong kho tàng những câu thành ngữ và tục ngữ của ông cha ta để lại, quả thực đã có rất nhiều những câu nói hay, khuyên dạy con người tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Những câu nói này dường như cũng đã hướng con người tới việc hoàn thiện bản thân sao cho đạt được những kết quả tốt nhất. Bài học “thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” cũng được đánh gía là một trong những bài học sâu sắc. Có thể biết được rằng chính câu nói mang những ý nghĩa hết sức sâu sắc của những thế hệ đi trước để lại, cũng như đã dạy chúng ta cách giúp cho chúng ta có được những kĩ năng và cách ứng xử sao cho tốt nhất để cuộc sống như trở lên thật tốt đẹp.
Theo nghĩa đen, chúng ta hiểu được rằng tthuốc chính là để chỉ những thứ có thể giúp cho con người khỏi được bênh tật hoặc có thể giúp con người bồi bổ giúp cho cơ thể của chúng ta trở nên dẻo dai hơn, tốt hơn. Thuốc còn như đã giúp tránh được những ảnh hưởng xấu tới những bộ phận trong cơ thể của chúng ta. Thế nên, ta có thể thấy được rằng cũng chỉ có những khi cơ thể của chúng ta bị yếu hoặc đau ở nơi nào đó thì chúng ta mới cần phải uống thuốc.
Tất cả chúng ta như cũng đã thấyrằng chính bởi những lí do như vậy mà thuốc chưa bao giờ ngọt và cũng chẳng có ai thích uống thuốc bao giờ. Thông thường, thuốc hay có vị đắng ngắt và làm cho nhiều người thấy sợ thuốc. Thậm chí, càng khi mà càng khó uống thì tác dụng của những loại thuốc ấy càng lớn hơn rất nhiều. Thế nhưng, ta như thấy được cái tâm lí của tất cả mọi người thường rất sợ vị đắng bởi chúng thật khó uống. Khi bị mắc các bệnh thì việc uống thuốc là điều cần thiết nhất, có uống thuốc mới nhanh chóng chữa được bệnh. Lấy sự tương đồng này thì câu tục ngữ còn có vế “sự thật mất lòng”.
Những điều gì thật thì nó thường thô và khiến cho người ta không thích. Cũng giống như muốn khỏi bệnh thì phải uống những viên thuốc đắng không mấy ai thích. Còn ngược lại nếu như sự thật đang được giấu kín kia như chính là người đó không muốn ai biết đên nhưng khhi nó bị phanh phui ra thì gây cho chính người đó có những cách nhìn không ưa về chính người đã nói ra sự thật che giấu đó. Qua đó ta như thấy được để nói ra được những sự thật không phải lúc nào cũng dễ dàng được. Người nói ra được những sự thật chắc chắn là những người rất tôn trọng lẽ phải, hoặc họ là người thân cận với mình nên họ đã mạnh dạn nói những điều sai trái mà mình làm để có thể giúp cho bạn sửa sai được.
Bạn thử nghĩ mà xem con người ai ai cũng có lòng tự trọng cho riêng mình, dường như họ luôn thích người khác khen tài năng của mình chứ chẳng một ai muốn người khác chê bai cả. “Nhân vô thập toàn’ cho nên khó có thể tránh khỏi những điều không tốt và sai trái. Con người ở trong cuộc thì sẽ chẳng bao giờ có thể hiểu được những sai trái của chính mình. Nhưng khi bạn mà thẳng thừng nói ra những khiếm khuyết của họ chắc chắn bạn sẽ làm cho họ mất lòng, không ưa bạn đó. Cho nên bạn hãy thật khôn khéo để chỉ ra những sai trái đó để cho người đó hiểu. Nếu như bạn hành xử một cách thông minh thì chắc chắn bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm, lòng biết ơn của người mà bạn đã chỉ ra sai trái cho họ.
Sự thật luôn luôn là một điều ai cũng khao khát được biết cho tường tận nhưng lại sẽ được người không muốn cho bạn biết che giấu kỹ càng. Nhưng “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra” nên che giấu sự thật không phải là một điều hay và người có thể nói ra sự thật quả thực là một người dũng cảm. Họ như không màng đến chuyện họ được gì và sẽ như thế nào khi nói ra sự thật. Ngày nay trong xã hội cũng có biết bao những sự thật bị che giấu bằng những vẻ phù phiếm tốt đẹp bên ngoài. Những sự thật đó cũng cần được làm sáng tỏ.
“Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” chính là một trong những câu nói mà chúng ta có thể học được cách mà chúng ta hành xử trong cuộc sống. Có thể rằng những lúc chúng ta không thể chỉ là những người có ý kiến một chiều, nghe theo những gì người khác muốn được. Chúng ta dường nhưng cũng cần phải học cách nói ra những điều cần thiết. Qủa thực rằng đây mới chính là cách tốt nhất để giúp đỡ những người bạn của mình, để mọi người sẻ sẻ chia trong cuộc sống.
Ta có thể nhận thấy được rằng chính trong kho tàng những câu thành ngữ và tục ngữ của ông cha ta để lại, quả thực đã có rất nhiều những câu nói hay, khuyên dạy con người tới những giá trị đích thực của cuộc sống. Những câu nói này dường như cũng đã hướng con người tới việc hoàn thiện bản thân sao cho đạt được những kết quả tốt nhất. Bài học “thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” cũng được đánh gía là một trong những bài học sâu sắc. Có thể biết được rằng chính câu nói mang những ý nghĩa hết sức sâu sắc của những thế hệ đi trước để lại, cũng như đã dạy chúng ta cách giúp cho chúng ta có được những kĩ năng và cách ứng xử sao cho tốt nhất để cuộc sống như trở lên thật tốt đẹp.
Theo nghĩa đen, chúng ta hiểu được rằng tthuốc chính là để chỉ những thứ có thể giúp cho con người khỏi được bênh tật hoặc có thể giúp con người bồi bổ giúp cho cơ thể của chúng ta trở nên dẻo dai hơn, tốt hơn. Thuốc còn như đã giúp tránh được những ảnh hưởng xấu tới những bộ phận trong cơ thể của chúng ta. Thế nên, ta có thể thấy được rằng cũng chỉ có những khi cơ thể của chúng ta bị yếu hoặc đau ở nơi nào đó thì chúng ta mới cần phải uống thuốc.
Tất cả chúng ta như cũng đã thấyrằng chính bởi những lí do như vậy mà thuốc chưa bao giờ ngọt và cũng chẳng có ai thích uống thuốc bao giờ. Thông thường, thuốc hay có vị đắng ngắt và làm cho nhiều người thấy sợ thuốc. Thậm chí, càng khi mà càng khó uống thì tác dụng của những loại thuốc ấy càng lớn hơn rất nhiều. Thế nhưng, ta như thấy được cái tâm lí của tất cả mọi người thường rất sợ vị đắng bởi chúng thật khó uống. Khi bị mắc các bệnh thì việc uống thuốc là điều cần thiết nhất, có uống thuốc mới nhanh chóng chữa được bệnh. Lấy sự tương đồng này thì câu tục ngữ còn có vế “sự thật mất lòng”.
Những điều gì thật thì nó thường thô và khiến cho người ta không thích. Cũng giống như muốn khỏi bệnh thì phải uống những viên thuốc đắng không mấy ai thích. Còn ngược lại nếu như sự thật đang được giấu kín kia như chính là người đó không muốn ai biết đên nhưng khhi nó bị phanh phui ra thì gây cho chính người đó có những cách nhìn không ưa về chính người đã nói ra sự thật che giấu đó. Qua đó ta như thấy được để nói ra được những sự thật không phải lúc nào cũng dễ dàng được. Người nói ra được những sự thật chắc chắn là những người rất tôn trọng lẽ phải, hoặc họ là người thân cận với mình nên họ đã mạnh dạn nói những điều sai trái mà mình làm để có thể giúp cho bạn sửa sai được
Bạn thử nghĩ mà xem con người ai ai cũng có lòng tự trọng cho riêng mình, dường như họ luôn thích người khác khen tài năng của mình chứ chẳng một ai muốn người khác chê bai cả. “Nhân vô thập toàn’ cho nên khó có thể tránh khỏi những điều không tốt và sai trái. Con người ở trong cuộc thì sẽ chẳng bao giờ có thể hiểu được những sai trái của chính mình. Nhưng khi bạn mà thẳng thừng nói ra những khiếm khuyết của họ chắc chắn bạn sẽ làm cho họ mất lòng, không ưa bạn đó. Cho nên bạn hãy thật khôn khéo để chỉ ra những sai trái đó để cho người đó hiểu. Nếu như bạn hành xử một cách thông minh thì chắc chắn bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm, lòng biết ơn của người mà bạn đã chỉ ra sai trái cho họ.
Sự thật luôn luôn là một điều ai cũng khao khát được biết cho tường tận nhưng lại sẽ được người không muốn cho bạn biết che giấu kỹ càng. Nhưng “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra” nên che giấu sự thật không phải là một điều hay và người có thể nói ra sự thật quả thực là một người dũng cảm. Họ như không màng đến chuyện họ được gì và sẽ như thế nào khi nói ra sự thật. Ngày nay trong xã hội cũng có biết bao những sự thật bị che giấu bằng những vẻ phù phiếm tốt đẹp bên ngoài. Những sự thật đó cũng cần được làm sáng tỏ.
“Thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” chính là một trong những câu nói mà chúng ta có thể học được cách mà chúng ta hành xử trong cuộc sống. Có thể rằng những lúc chúng ta không thể chỉ là những người có ý kiến một chiều, nghe theo những gì người khác muốn được. Chúng ta dường nhưng cũng cần phải học cách nói ra những điều cần thiết. Qủa thực rằng đây mới chính là cách tốt nhất để giúp đỡ những người bạn của mình, để mọi người sẻ sẻ chia trong cuộc sống.
a. Mở bài: Nêu khái quát vấn đề được thể hiện trong câu tục ngữ “Thuốc đắng dã tật”:
- Thuốc đắng có tác dụng chữa lành bệnh cho con người cũng như những lời nói, hành động ngay thẳng sẽ giúp con người sửa chữa tật xấu để hoàn thiện mình.
b. Thân bài: Trình bày cụ thể ý kiến, thái độ của em về câu tục ngữ “Thuốc đắng dã tật”.
- Giải thích câu tục ngữ:
+ Nghĩa đen: Thuốc đắng là thuốc khó uống, nhưng công hiệu cao, làm cho người bệnh mau khỏi (thuốc đắng: thuốc khó uống; dã: làm tan, làm mất đi; tật: bệnh tật).
+ Nghĩa bóng: Những lời nói thẳng, những hành động kiên quyết thường khó tiếp thu nhưng lại giúp người ta nhận ra khuyết điểm để sửa chữa, từ đó mà trở nên tốt đẹp.
- Bàn luận:
+ Người ta thích nghe lời khen, nhưng thường khó tiếp nhận trước những lời nói, hành động ngay thẳng nhằm vào những thói hư tật xấu của mình. Dẫn chứng thực tế: không dùng “thuốc đắng”, không “dã” được “tật”.
+ Lời nói thẳng thắn, hành động kiên quyết sẽ giúp người ta nhận ra những yếu kém của mình để sửa chữa, từ đó trở nên tốt đẹp. (liên hệ thực tế...). Dẫn chứng thực tế: do dùng “thuốc đắng” nên “dã” được “tật”.
+ Muốn tiến bộ, người ta phải dám chấp nhận lời nói thẳng, hành động kiên quyết.
c. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa đúng đắn của câu tục ngữ.
Cách diễn đạt: nghệ thuật điệp ngữ.
Tác dụng của việc diễn đạt đó là thể hiện tinh tế điều sự thật là hiển nhiên trong cuộc sống, rất đơn giản nhưng cũng lại là điều dễ dàng mất đi khi phần đông con người ta chứng minh nó sai hoặc chối bỏ nó. Đồng thời làm cho câu văn mang tính nghệ thuật sâu sắc cao, câu từ có sự liên kết mạch lạc chặt chẽ nhưng không vấp lỗi "lặp từ". Từ đó dễ dàng gây ấn tượng, hấp dẫn trong lòng người nghe người đọc.
a. Giống như đề bài của các loại văn khác, đề bài của một bài văn nghị luận cũng khái quát chủ đề, nội dung chính của bài văn. Vì vậy, có thể dùng các đề này làm đầu đề cho bài văn với nội dung tương ứng.
b. Đề bài của một bài văn nghị luận có vai trò nêu ra vấn đề để trao đổi, bàn bạc. Khi trao đổi, bàn bạc về vấn đề được nêu ra trong đề văn người làm văn nghị luận phải thể hiện được quan điểm, ý kiến của riêng mình về vấn đề đó. Căn cứ vào đặc điểm này, có thể khẳng định các đề văn trên đều là đề văn nghị luận. Chẳng hạn:
- (1) là đức tính giản dị của Bác Hồ; người viết phải bàn luận về đức giản dị và bày tỏ thái độ ngợi ca đức tính này ở vị lãnh tụ vĩ đại.
- (3) là có trải qua khó khăn, gian khổ thì mới đến được vinh quang, sung sướng; người viết phải phân tích để thấy được ý nghĩa khuyên nhủ đúng đắn của câu thành ngữ này.
- (10) là không nên sống ích kỉ, cơ hội; người viết phải tranh luận để thể hiện được thái độ phản bác, lật lại vấn đề mà câu thành ngữ Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau nêu ra.
c. Dựa vào tính chất nghị luận, có thể xếp các đề trên theo những nhóm sau:
- Đề có tính chất giải thích, ngợi ca: (1), (2);
- Đề có tính chất phân tích, khuyên nhủ: (3), (4), (5), (6), (7);
- Đề có tính chất suy xét, bàn luận: (8), (9);
- Đề có tính chất tranh luận, bác bỏ: (10), (11).
Cùng với định hướng về nội dung (vấn đề nêu ra), đề văn nghị luận còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng thái độ của người viết khi nghị luận. Từ những định hướng này, người viết xác định được hướng triển khai bài văn, cách giải quyết vấn đề phù hợp.
Đoạn văn giải thích câu thành ngữ thuốc đắng giã tật
Câu thành ngữ " Thuốc đắng giã tật " là một câu thành ngữ có ý nghĩa rất hay. " Thuốc" là thứ có thể chữa khỏi bệnh cho chúng ta, giúp cho chúng ta mạnh khỏe hơn , tránh được các ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe. Vì thế thuốc không bao giờ có vị ngọt cả, mà ngược lại nó có vị rất đắng. Ông bà ta thường nói " Thuốc càng đắng thì càng mau khỏi bệnh", thật đúng như vậy! Có những loại thuốc rất đắng khiến cho chúng ta không thể uống nổi , nhưng bên trong vị đắng ấy là bao công dụng tốt cho cơ thể con người. Bởi thế, chúng ta không nên sợ vị đắng ấy mà không uống thuốc, chỉ có uống thuốc mới mau lành bệnh được . Nếu chúng ta hiểu sâu thêm một chút nữa thì câu thành ngữ " Thuốc đắng giã tật" lại có một ý nghĩa vô cùng sâu xa. " Thuốc đắng" như là một lời nói , lời nói ấy không phải lời nói ngọt ngào gì mà đó có thể là những lời nói thẳng thắn gây mấy lòng cho người nghe . Còn " giã tật" là những thói hư tật xấu mà chúng ta nên sửa đổi. " Thuốc đắng giã tật" câu thành ngữ khuyên chúng ta cho dù người khác có nói gì làm cho chúng ta buồn đi chăng nữa thì những lời nói ấy cũng chỉ muốn tốt cho chúng ta . Vì thế chúng ta không nên giận dỗi bởi lẽ lời nói ấy là một liều thuốc vô cùng tốt để ta có thể sửa đổi những cái sai, hạn chế của bản thân. Câu thành ngữ " Thuốc đắng giã tật" thật ý nghĩa, đó là bài học cần thiết giúp cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
Bạn học tốt nha!
bn tham khảo nha !
Câu thành ngữ thuốc đắng giã tật mang hàm ý : những điều thật , điều hay có thể làm mất lòng ng` khác nhưng thực tế đólại là điều cần thiết cho quá trình fát triển thành ng` đó. Ý nghĩa sâu xa của câu thành ngữ đã đc chứng minh . Trong gia đình , bố mẹ thường đặt ra những yêu cầu , mệnh lệnh có tính chất bắt buộc đối vs chế độ sinh hoạt , giao tiếp ứng xử của mỗi ng` chúng ta : phải chăm hk bài ,ko chs điện tử nhiều , ko chs bời tụ tập , ... Thậm chí , có đôi lúc bố mẹ dùng những lời trách mắng , trách phạt . Đs vs chúng ta , đó hẳn là những "trái đắng" , những điều không vui , những sự khó chịu . Nhưng thực chất , có làm theo những điều bố mẹ đòi hỏi chúng ta ms có đc những thành công : chăm hk sẽ cho kq hk tập tốt hạn chế chs bời lêu lổng sẽ tránh đc các tật xấu & tệ nạn xã hội , ... Tg tự như vậy , những lời khuyên bảo của thầy cô , những lời can ngăn của bn bè khi ta lười hk , khi ta vui chs sa đà , ... dễ khiến chúng ta thấy tự ái , bị "xúc phạm" đến niềm kiêu hãnh . Những lời đó tuy đắng ngắt nhưng đó lại là "thuốc" để chữa những căn bệnh tinh thần của chúng ta : bệnh lười , bệnh bảo thủ , bệnh kiêu căng , ......
fu , mệt wá . h mk ms đánh xong . Tik nha pn ,kẻo uổng công mk hi sinh tgian để gõ bài cho pn lm đấy
Mỗi người sống trong một xã hội thường xoay quanh nhiều mối quan hệ khác nhau: gia đình,, bạn bè, đồng nghiệp, thầy trò… Giao tiếp là nhu cầu tối thiểu cho việc duy trì những mối quan hệ đó. Mỗi ngày chúng ta được nghe rất nhiều lời đánh giá, nhận xét, bày tỏ về chính bản thân mình. Có khen, có chê, có khi chúng ta cảm thấy vui thích nhưng cũng nhiều khi thấy khó chịu trước những lời nói đó. Trước những nhận xét đó mỗi người cần ghi nhớ câu nói của ông cha ta: “Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng”.
Con người chúng ta ai cũng phải trải qua sinh, lão, bệnh, tử. Thuốc thang là dược liệu cần trong cuộc sống của mỗi người nhất là những lúc ốm đau, bệnh tật. Thuốc rất đa dạng, có thuốc Đông y, hay thuốc Tây y nhưng nhìn chung hầu hết đều có vị đắng. Có người uống thuốc là điều đơn giản giống như chúng ta ăn uống mỗi ngày nhưng cũng có người thì thuốc trở thành nỗi ám ảnh, lo sợ và khó tiếp nhận được vị đắng của thuốc. Nắm được vai trò quan trọng của thuốc cũng như tâm lý sợ hãi của nhiều người đối với thuốc nên ông cha ta đã đưa ra lời khuyên: “Thuốc đắng dã tật” để khuyên bảo mọi người.
Bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế xã hội thì đi đôi với đó là những hệ quả về ô nhiễm môi trường, những vấn đề về an toàn thực phẩm. Tất cả khiến cho tình trạng sức khỏe của con người ngày càng xấu đi, dễ mắc bệnh và cò nảy sinh ra nhiều căn bệnh lạ. Khi ấy thuốc thang là thứ cực kỳ cần thiết. Nếu vì sợ mà trốn tránh uống thuốc sẽ khiến cho bệnh tình kéo dài, phát triển hơn khiến cơ thể chúng ta bị suy nhược không thể tiếp tục học tập và làm việc được. Câu tục ngữ đã đưa ra lời khuyên rằng thuốc có đắng thì mới có công hiệu tốt và mỗi người cần phải vượt qua nỗi sợ hãi thuốc, sợ đắng khi uống thuốc. Thuốc có thể rất đắng nhưng chúng ta chỉ cần chịu đựng trong chốc lát và sau đó chúng ta sẽ cảm thấy thoải mái trong cơ thể khi mà bệnh tình được đẩy lùi.
Cũng giống như thuốc, hằng ngày chúng ta phải tiếp xúc, giao tiếp với nhất nhiều người mà lời nói là phương tiện quan trọng để giao tiếp. Có khi chúng ta cảm thấy thích một số người vì họ nói chuyện dễ nghe, hay ghét một vài người vì họ nói năng thô lỗ hay thường chê bai, nói điều không tốt về mình. Nhưng nếu ta chỉ thích nghe những lời khen, lời nói tốt đẹp mà ghét hay bỏ ngoài tai những lời chê, nhắc nhở thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể tiến bộ lên được. Vế thứ hai của câu tục ngữ chính là để nói lên điều đó. “Sự thật” là những câu nói thật vạch trần những điểm yếu kém của người khác và nhất là khi nói bởi những người thẳng thắn, bộc trực thì sẽ dễ dàng bị người đối diện ghét.
Tham khảo:
Trong kho tàng những câu thành ngữ và tục ngữ của ông cha ta để lại, có rất nhiều những câu nói hay, khuyên dạy con người tới những giá trị đích thực của cuộc sống, hướng con người tới việc hoàn thiện bản thân sao cho đạt được những kết quả tốt nhất. Và một trong những câu mà em yêu thích nhất chính là câu “ thuốc đắng giã tật”. Câu nói mang những ý nghĩa hết sức sâu sắc của những thế hệ đi trước để lại, dạy chúng ta cách có thể giúp cho chúng ta có được những kĩ năng và cách ứng xử sao cho tốt nhất.
Theo nghĩa đen, thuốc chính là để chỉ những thứ có thể giúp cho con người khỏi được bênh tật hoặc bồi bổ giúp cho cơ thể của chúng ta trở nên dẻo dai hơn, tốt hơn, tránh được những ảnh hưởng xấu tới những bộ phận trong cơ thể của chúng ta. Thế nên, chỉ có những khi cơ thể của chúng ta bị yếu hoặc đau ở nơi nào đó thì chúng ta mới cần phải uống thuốc. Chính bởi những lí do như vậy mà thuốc chưa bao giờ ngọt cả. Thông thường, thuốc hay có vị đắng. Thậm chí, càng khó uống thì tác dụng của những loại thuốc ấy càng lớn. Thế nhưng, tâm lí của tất cả mọi người thường rất sợ vị đắng bởi chúng thật khó uống. Thậm chí có nhiều người chỉ vì tính đắng của nó mà nhất quyết không chịu uống bất kì một loại thuốc nào cả. Đó là một trong những hành động vô cùng sai lầm. Bởi, chỉ khi nào mà chúng ta chịu uống thuốc, chấp nhận những khó khăn khi uống nó thì bệnh tình mới có thể thuyên giảm được. Đó chính là một lời khẳng định.
Còn theo nghĩa bóng thì thuốc là để chỉ những lời nói thật lòng nhưng đó không phải là những lời nói ngọt ngào mà là những lời có thể gây mất lòng của những người nghe lời nói của mình. Còn tật ở đây chính là những tật xấu hay là những điều cần phải sửa đổi ở chúng ta. Câu nói “ thuộc đắng giã tật” là chỉ những lời nói thẳng thắn, có những lúc gây mất lòng tới người đối diện, làm cho họ giận nhưng những lời nói ấy lại giúp cho người nghe có được những thông tin chính xác nhất để điều chỉnh những hành vi cua mình, để cho mình nhìn thấy những điểm mình chưa làm được tốt mà bản thân mình chưa thể nhìn thấy. Điều đó là rất tốt cho chính bản thân chúng ta, thế nhưng chúng ta khi nghe những lời nói thẳng thắn như vậy có thể thấy buồn hay tức giận. Câu nói đầy đủ chình là “ thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng”. Thế cho nên những điều mà người khác nói khiến cho mình cảm thấy buồn có những lúc chính là vì muốn tốt cho bản thân mình. Đó cũng chính là một trong những câu nói mà chúng ta có thể học được cách mà chúng ta hành xử trong cuộc sống. Có những lúc chúng ta không thể chỉ là những người có ý kiến một chiều, nghe theo những gì người khác muốn được. Chúng ta cần phải học cách nói ra những điều cần thiết. Đây mới chính là cách tốt nhất để giúp đỡ những người bạn của mình, để mọi người sẽ có cái nhìn khách quan hơn.
Chúc bạn học tốt!
THuốc đắng :NHỮNG LOẠI CÂY CỎ ĐƯỢC NẤU LÊN CHO NGƯỜI BỆNH UỐNG VÀ CÓ VỊ ĐẮNG,HAY ĐƯỢC XEM NHƯ LÀ LỜI NÓI ĐÚNG NHƯNG LÀM NGƯỜI NGHE CẢM THẤY KHÓ CHỊU.
GIÃ TẬT:CÓ NGHĨA LÀ ĐƯỢC CHỮA KHỎI BỆNH
Ý NGHĨA TỤC NGỮ THUỐC ĐẮNG GIÃ TẬT LÀ THUỐC ĐẮNG MỚI CHỮA KHỎI BỆNH VÀ NHỮNG SỰ THẬT LUÔN LUÔN KHÓ NGHE ,CHO DÙ CÓ NÓNG GIẬN HÃY TIẾP TỤC NHỮNG SỰ THẬT VÌ NÓ SẼ CÓ ÍCH CHO BẢN THÂN BẠN ,ĐỪNG ĂN KHÔNG NÓI CÓ HAY ĂN ĐƠM ĐÓI ĐẶT MÀ BÊU RẾU NÓI XẤU LẪN NHAU MÀ HÃY DÙNG SỰ THẬT VÀ CÓ BẰNG CHỨNG XÁC THỰC ĐỂ NÓI THÌ SẼ TỐT HƠN .NHƯNG KHI NÓI CŨNG ĐỪNG NÓI BĂM NÓI BỔ VÀO ĐỐI PHƯƠNG KHIẾN ĐỐI PHƯƠNG CÀNG NÓNG GIẬN HƠN SẼ KO TỐT ĐÂU ,DO ĐÓ HÃY VỪA LẠT MỀM BUỘC CHẶT MÀ LÀM CŨNG ĐỪNG DỤC TỐC BẤT ĐẠT MÀ HỎNG HẾT CÂU CHUYỆN.