K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 12 2017

Sốt là phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh. Không phải tất cả các tường hợp có thân nhiệt cao hơn bình thường đều là sự trục trặc về sức khoẻ. Nhiều người khoẻ có thân nhiệt vào quãng trên dưới 37oC là bình thường. Nhưng nếu thân nhiệt lấy ở miệng tới 37o2 thì chắc chắn bạn đã bị sốt. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây sốt, các triệu chứng bổ sung bao gồm: Ra mồ hôi, run, nhức đầu, đai cơ chán ăn, mất nước, điểm yếu…Sốt cao có thể: Ảo giác, lẫn lộn, khó chịu, co giật, có thể gây ra cơn động kinh…

Sốt thường là một dấu hiệu cho thấy một cái gì đó khác thường đang xảy ra trong cơ thể. Đối với người lớn, một cơn sốt có thể bị khó chịu, nhưng thường là không nguy hiểm, trừ khi nó đạt đến 39,40C hoặc cao hơn. Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, nhiệt độ hơi cao có thể chỉ ra một nhiễm trùng nghiêm trọng.

Tuy nhiên, mức độ sốt không nhất thiết chỉ ra mức độ nghiêm trọng của điều kiện cơ bản. Một bệnh nhẹ có thể gây sốt cao và một căn bệnh nghiêm trọng hơn có thể gây ra một cơn sốt thấp.

Thông thường, sốt biến mất trong vòng vài ngày. Một số thuốc toa hạ sốt, nhưng đôi khi nó tốt hơn khi không được điều trị. Sốt dường như đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể chống lại một số bệnh nhiễm trùng.

Thường thân nhiệt của chúng ta thấp lúc sáng sớm và cao hơn vào buổi chiều và buổi tối. Thân nhiệt lấy ở hậu môn chính xác nhất và thường cao hơn thân nhiệt lấy ở miệng 0,3oC.

Nếu bạn lấy thân nhiệt ở miệng ngay sau khi uống nước nóng thì bạn cũng cơ thể tưởng lầm rằng mình bị sốt. Thân nhiệt của bạn có thể cao hơn bình thường do các nguyên nhân sau:

– Mặc nhiều quần áo quá.

– Vừa luyện tập hoặc hoạt động mạnh.

– Thời tiết nóng, ẩm.

– Lượng hoóc-môn tăng, giảm (sau khi rụng trứng, thân nhiệt của phụ nữ thường tăng cao).

Nếu thân nhiệt đo được ở nách từ 37o2 – 37o7C trở lên, chắc chắn là bạn đã bị sốt. Cần phải tới bác sĩ nếu hiện tượng này xảy ra:

– Với một trẻ em dưới 6 tháng tuổi.

– Nếu thân nhiệt đứa trẻ cứ giữ ở 38o3C (lấy ở miệng) hay 38o8C (lấy ở hậu môn) không thuyên giảm trong suốt 48 giờ

– Cũng như vậy trong liền 5 ngày, đối với người lớn. Có các hiện tượng: cổ bị cứng, đau ngực, nôn ói, ***** chảy, đi lảo đảo, phát ban, ho, đau tai.

Hiện tượng sốt dưới 40oC cần phải điều trị. Nhưng nếu cao hơn 40oC và kéo dài, thì cần phải tìm nguyên nhân và chữa trị tích cực.

Khi bị sốt cần phải làm những việc sau đây

– Uống nước hoặc nước trái cây. Lau người bằng khăn ướt thấm nước mát 21oC, không nên dùng nước đá đặc biệt ở trẻ nhỏ.

– Uống aspirin hoặc acetaminophen với liều lượng thích hợp với độ tuổi cách nhau tối thiểu 3-4 giờ một lần (những người dưới 19 tuổi và những người đau dạ dày không nên dùng aspirin).

– Nằm nghỉ, không hoạt động, nên ở nơi yên tĩnh.

– Tránh cử động mạnh bất thường.

– Nên mặc những quần áo mỏng, thoáng, thấm hút mồ hôi tốt và không nên đắp chăn, mền quá dày.

Nên:

Uống nhiều nước: Khi cơ thể bị mất nước, các vi rút vi khuẩn thường phát triển mạnh mẽ hơn. Khi sốt, bạn nên uống nhiều nước lọc hơn bình thường để bổ sung lượng nước đã mất đi. Việc bù đủ nước khi sốt sẽ giúp bạn không bị kiệt sức, các độc tố trong cơ thể cũng sẽ được loại bỏ nhanh và dễ dàng hơn

Ngoài ra, bạn cũng nên thay nước lọc bằng nước đun sôi để nguội pha với hydrit hoặc oresol để bù điện giải.

Ăn thức ăn lỏng: Soup, bún, phở, đồ ăn loãng dễ nuốt được nấu cùng với thịt gà, thịt heo, thịt bò sẽ góp phần giúp bạn bổ sung được dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, xoa dịu cơn khó chịu.

Đặc biệt, cháo hoặc soup được nấu từ thịt gà –nhất là gà ác- ngoài tác dụng bổ sung dinh dưỡng còn giúp cơ thể chống lại mất nước và viêm nhiễm.

Nước hoa quả, sinh tố: Các loại trái như cam, chanh, dâu tây, xoài, chuối… là lựa chọn ưu tiên trong thời gian bạn bị sốt. Hãy chịu khó ăn trái cây vì nó vừa cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp giảm sốt, bù đắp lại các chất điện giải đã bị mất. Nếu không muốn ăn, bạn có thể xay sinh tố hoặc ép thành nước hoa quả để dễ uống hơn.

Ăn nhiều rau xanh: Những thực phẩm quen thuộc như cà chua, rau mồng tơi, rau muống, rau cải, rau dền… chế biến dưới dạng luộc, nấu canh đều có lợi ích hạ nhiệt nhất định khi bạn đang bị sốt. Đừng nên quá kiêng cữ trong khẩu phần ăn thời gian đang bị bệnh này, bạn sẽ bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Bổ sung sữa chua: Sữa chua cũng là một món ăn có lợi khi bạn bị ốm hoặc sốt, chúng sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, giúp cơ thể khỏe hơn, tiêu hóa tốt hơn, tránh mắc thêm các bệnh khác.

Không nên:

Uống nhiều nước đá, nước lạnh: Khi bị sốt, nếu bạn uống quá nhiều nước lạnh nhiệt độ của cơ thể sẽ không giảm mà còn sốt cao hơn. Đặc biệt trong trường hợp bị sốt do bệnh truyền nhiễm chức năng của đường tiêu hóa bị giảm sút thì việc uống nước quá lạnh cũng sẽ rất nguy hiểm với sức khỏe.

Uống trà: Chất ta-nanh trong trà sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên. Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Mặt khác, nếu bệnh nhân đang sốt mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt.

Ăn trứng: Bình thường trứng là một thực phẩm rất bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, người ta lại khuyên rằng không nên ăn trứng khi bị ốm. Bởi trong trứng có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn.

Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi.

Mật ong: Mật ong là một loại thuốc bổ cho cơ thể, tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều mật ong khi bị sốt rất dễ đến cơ thể bị tăng thêm nhiệt độ.

Ăn tỏi, ớt, tiêu: Các gia vị cay, đồ ăn cay làm sản xuất rất nhiều nhiệt trong cơ thể, chính vì thế, đây cũng là lý do mà những người đang bị sốt nên hạn chế các thực phẩm cay nóng.

15 tháng 1 2018

giảm nhiệt là cơ chế điều hòa thân nhiệt:

-ăn uống các đồ nóng-> tăng tiết mô hôi.

-ăn các đồ ăn lỏng dễ nuốt -> giảm dị hóa.

-cho uống thuốc hợp lí, đúng bệnh.

-hạ nhiệt cơ thể( đắp khăn ướt ở trán...)

21 tháng 9 2018

Chọn đáp án D

17 tháng 4 2019

Đáp án A

Khi bị sốt cao, chúng ta cần phải bổ sung nước điện giải, không nên lau cơ thể bằng khăn ướp lạnh

7 tháng 12 2017

Chọn đáp án: D

Giải thích: các biện pháp trên giúp cơ thể tỏa nhiệt nhanh hơn => giảm hiện tượng sốt

19 tháng 9 2019

Chọn đáp án D

4 tháng 1 2022

Tham khảo!

– Đặt nạn nhân nằm nghỉ ngơi, cổ ưỡn, làm sạch miệng họng.

– Thay quần áo ướt, ủ ấm cho nạn nhân.

– Kiểm tra hô hấp, tuần hoàn: Bắt mạch cảnh, mạch bẹn, kề tai vào mũi nạn nhân.

– Nếu mất mạch, ngừng thở thì tiến hành hồi sinh tim phổi ngay.

Tham khảo:
– Đặt nạn nhân nằm nghỉ ngơi, cổ ưỡn, làm sạch miệng họng. – Thay quần áo ướt, ủ ấm cho nạn nhân. – Kiểm tra hô hấp, tuần hoàn: Bắt mạch cảnh, mạch bẹn, kề tai vào mũi nạn nhân. – Nếu mất mạch, ngừng thở thì tiến hành hồi sinh tim phổi ngay

2 tháng 12 2021

Bước 1: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.

Bước 2: Cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm. Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không.

Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở thì nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo: Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hay khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở miệng và mũi nạn nhân. Tiếp đến người cấp cứu cần thực hiện hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân. Sau 5 lần hô hấp nhân tạo khi bắt mạch mà tim vẫn ngừng đập thì bước tiếp theo là phải ép tim ngoài lồng ngực.

Bước 3: Sau khi hô hấp nhân tạo mà mạch vẫn ngừng đập, người cấp cứu cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực. Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở 1/2 dưới xương ức bên trái) theo công thức 15:2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người thực hiện, hoặc 30/2 nếu có một người. Kiên trì thực hiện cho đến khi mạch đập và nạn nhân thở trở lại.

Bước 4: Sau khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước nên cần đặt họ ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh bị ngạt thở.

Bước 5: Sau sơ cứu ban đầu, người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra, mục đích xem nạn nhân có bị phù phổi cấp không. Cần lau khô người cho họ, thay quần áo và ủ ấm sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo

Cứu người ta&hô hấp nhân tạo

2 tháng 12 2021

Khi phát hiện người bị điện giật phải nhanh chóng tìm cách tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện bằng cách:

- Ngắt thiết bị đóng cắt điện hoặc rút phích cắm, cầu chì….

- Nếu không cắt được nguồn điện có thể sử dụng:

+ Kìm cách điện, búa, rìu, dao ... cán bằng gỗ để cắt, chặt đứt dây điện.

+ Dùng vật cách điện (cây khô, sào nhựa…) tách dây điện ra khỏi người bị nạn (chú ý người cấp cứu phải đứng trên vật cách điện).

- Túm vào quần, áo khô của người bị nạn để kéo người bị nạn ra khỏi nguồn điện (người cấp cứu phải đứng ở nơi khô ráo, trên vật cách điện, tay có găng tay cách điện hoặc quấn thêm vải khô, túi nilông và không được túm vào các bộ phận cơ thể người bị nạn).

Sau khi đã tách người bị nạn ra khỏi nguồn điện phải tuỳ vào các hiện tượng sau đây để xử lý thích hợp:

1. Người bị nạn chưa mất trí giác

- Để nạn nhân ra chỗ thoáng khí, yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh.

- Sau đó mời y, bác sĩ hoặc đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi, chăm sóc.

Lưu ý:

- Nếu trời tối thì phải chuẩn bị nguồn ánh sáng thay thế khi cắt nguồn điện;

- Nếu người bị nạn ở trên cao thì phải chuẩn bị để hứng đỡ khi người đó rơi xuống.

2. Người bị nạn đã mất trí giác:

- Đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh.

- Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra.

- Cho người bị nạn ngửi amoniac hoặc nước tiểu.

- Ma sát toàn thân người bị nạn cho nóng lên.

Mời y, bác sỹ đến hoặc đưa người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc.

3. Người bị nạn đã tắt thở

- Đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí;

- Nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong miệng người bị nạn ra. Nếu lưỡi thụt vào thì phải kéo ra.

Tiến hành làm hô hấp nhân tạo ngay, phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.

2 tháng 12 2021

Tham khảo!

Khi bị điện giật việc cần phải làm là : Bình tĩnh, không hốt hoảng, không tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân khi chưa bảo đảm cách điện an toàn. Nhanh chống tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân bằng cách: ngắt điện, cúp cầu dao, dùng dụng cụ cách điện như cây khô, đồ nhựa, mũ ... tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân.

  
Câu 1: Đọc đoạn thông tin trên rồi trả lời các câu hỏi bên dưới: Cận thị là một loại tật khúc xạ hay gặp nhất ở lứa tuổi đến trường. Học sinh bị cận thị sẽ gặp trở ngại trong việc nhìn xa, thường cố gắng điều tiết mắt nhiều hơn để thấy rõ các chi tiết. Vì vậy, các em cần phải đeo kính để tăng chức năng thị giác, hạn chế tình trạng rối loạn phát triển thị giác...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn thông tin trên rồi trả lời các câu hỏi bên dưới:

Cận thị là một loại tật khúc xạ hay gặp nhất ở lứa tuổi đến trường. Học sinh bị cận thị sẽ gặp trở ngại trong việc nhìn xa, thường cố gắng điều tiết mắt nhiều hơn để thấy rõ các chi tiết. Vì vậy, các em cần phải đeo kính để tăng chức năng thị giác, hạn chế tình trạng rối loạn phát triển thị giác hai mắt. Việc học tập và sinh hoạt thiếu hợp lý: Cường độ học tập ngày càng dày đặc cùng với môi trường ánh sáng không đảm bảo, tư thế ngồi học, bàn ghế không phù hợp khiến cho mắt dễ mỏi, mờ. Công nghệ phát triển: Trẻ sớm sử dụng các thiết bị điện tử để phục vụ cho học tập, giải trí, làm cho mắt phải điều tiết ở cự ly gần trong thời gian dài. Điều này dẫn đến nguy cơ suy giảm thị lực và cận thị cao, đặc biệt là lứa tuổi 7 - 9 tuổi và 12 - 14 tuổi. Yếu tố di truyền: thông thường bố mẹ bị cận thị từ 6 độ trở lên thì mức độ di truyền là 100%.

a) Đoạn thông tin trên nói về vấn đề gì?

b) Cho biết nguyên nhân.

c) Cho biết cách khắc phục :

d) Từ đó hãy nêu ít nhất 4 biện pháp để bảo vệ đôi mắt của chúng ta.

1
10 tháng 3 2020

a) Đoạn thông tin trên nói về vấn đề cận thị ở lứa tuổi học sinh

b) Nguyên nhân cận thị :

+ Cường độ học tập ngày càng dày đặc cùng với môi trường ánh sáng không đảm bảo, tư thế ngồi học, bàn ghế không phù hợp khiến cho mắt dễ mỏi, mờ.

+ Công nghệ phát triển: Trẻ sớm sử dụng các thiết bị điện tử để phục vụ cho học tập, giải trí, làm cho mắt phải điều tiết ở cự ly gần trong thời gian dài.

+ Yếu tố di truyền: thông thường bố mẹ bị cận thị từ 6 độ trở lên thì mức độ di truyền là 100%.

c) Cách khắc phục :

+ Kiểm tra mắt định kỳ 6 tháng/ lần

+ Điều chỉnh chế độ học tập và sinh hoạt

+ Giữ khoảng cách phù hợp khi đọc sách

+ Sắp xếp thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử phù hợp

d) Biện pháp bảo vệ

+ Cân bằng dinh dưỡng mắt bằng cách cung cấp thức ăn có đầy đủ Vitamin: A, E, C và nhóm B.

+ Kiểm tra mắt định kì khi thấy mắt có dấu hiệu mệt mỏi, nhức mắt,...

+ Tránh ngồi nơi khuất bóng

+ Hạn chế áp lực lên cơ quan thị giác bằng cách giảm thời gian xem ti vi và làm việc với máy tính cũng như đọc sách

5 tháng 12 2021

THAM KHẢO

 

1.

 Nằm sấp trên thành của bể bơi. Bạn hãy dang rộng chân để đảm bảo bạn đang ở vị trí thăng bằng. ...Đứng cách mép nước một đoạn. ...Ném phao xuống cho nạn nhân. ...Trực tiếp nhảy xuống cứu. ...Chăm sóc cho nạn nhân sau khi cứu lên 

 

2. Bình tĩnh, không hốt hoảng, không tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân khi chưa bảo đảm cách điện an toàn. Nhanh chống tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân bằng cách: ngắt điện, cúp cầu dao, dùng dụng cụ cách điện như cây khô, đồ nhựa, mũ ... tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân.

5 tháng 12 2021

Với một khẩu phần ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa là có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non gồm : đường, axit béo và glixêrin, các axit amin, các vitamin, các muối khoáng và nước.