Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: D
B2 là tập hợp các số nguyên chia hết cho 2.
B3 là tập hợp các số nguyên chia hết cho 3.
B2 ∩ B3 là một tập hợp các số nguyên vừa thuộc B2, vừa thuộc B3 nghĩa là các phần tử này vừa chia hết cho 2 và vừa chia hết cho 3.
B2 ∩ B3 là một tập hợp các phần tử chia hết cho 6 . Do đó B2 ∩ B3 = B6
Đáp án: D
B3 là tập hợp các số nguyên chia hết cho 3.
B6 là tập hợp các số nguyên chia hết cho 6.
Các số chia hết cho 6 chắc chắn phải chia hết cho 3, ngược lại các số chia hết cho 3 thì chưa chắc chia hết cho 6.
Do đó B6 ⊂ B3 => B3 ∪ B6 = B3
a) Số 24 có các ước là: \( - 24; - 12; - 8; - 6; - 4; - 3; - 2; - 1;1;2;3;4;6;8;12;24.\) Do đó \(A = \{ - 24; - 12; - 8; - 6; - 4; - 3; - 2; - 1;1;2;3;4;6;8;12;24\} \), \(n\;(A) = 16.\)
b) Số 1113305 gồm các chữ số: 1;3;0;5. Do đó \(B = \{ 1;3;0;5\} \), \(n\;(B) = 4.\)
c) Các số tự nhiên là bội của 5 và không vượt quá 30 là: 0; 5; 10; 15; 20; 25; 30. Do đó \(C = \{ 0;5;10;15;20;25;30\} \), \(n\,(C) = 7.\)
d) Phương trình \({x^2} - 2x + 3 = 0\) vô nghiệm, do đó \(D = \emptyset \), \(n\,(D) = 0.\)
Đáp án: B
B2 là tập hợp các số nguyên chia hết cho 2. B4 là tập hợp các số nguyên chia hết cho 4. Các số chia hết cho 4 chắc chắn phải chia hết cho 2, ngược lại các số chia hết cho 2 thì chưa chắc chia hết cho 4. Do đó B4 ⊂ B2 => B2 ∩ B4 = B4