K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2022

bạn đăng lại câu hỏi có thêm đoạn trích và mỗi câu hỏi xuống hàng nha.

11 tháng 4 2022

dài quá chị oi

27 tháng 9 2017

Hình ảnh “đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo, bất ngờ, cũng chính là điểm nhấn của toàn bài thơ.

       + Hình ảnh thực và lãng mạn.

       + Súng là hình ảnh đại diện cho chiến tranh, khói lửa.

       + Trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, thanh bình.

    - Sự hòa hợp giữa trăng với súng tạo nên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và đồng đội , nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc.

→ Câu thơ như nhãn tự của toàn bài thơ, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí.

10 tháng 12 2019

Bốn câu thơ đầu vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên:

    + Hình ảnh chim én đưa thoi giữa trời xuân trong sáng

    + Cỏ xanh non tới chân trời, điểm xuyết hoa lê trắng

    + Không gian mùa xuân khoáng đạt, rộng rãi

- Màu sắc có sư hài hòa gợi lên vẻ tinh khôi, mới mẻ, tràn đầy sức sống của mùa xuân

- Bút pháp ước lệ tượng trưng gợi không gian mùa xuân, tác giả còn dùng nhiều từ ngữ gợi hình ảnh, cái hồn cảnh vật

11 tháng 9 2017

Ba câu thơ cuối là là biểu tượng về tình đồng chí:

- Hoàn cảnh chiến đấu của những người lính: rừng đêm hoang vắng, lạnh lẽo

- Những người lính đứng cạnh bên nhau trong tư thế chủ động “chờ giặc tới”

- Tình đồng chí, đồng đội sưởi ấm, tiếp thêm sức mạnh cho người lính chiến đấu.

- Hình ảnh cuối bài là kết tinh giữa chất hiện thực và lãng mạn:

    + Người lính – súng – vầng trăng

    + Trăng: biểu tượng của hòa bình, dịu êm

    + Súng: hiện thực, nhiệm vụ cầm súng vì tinh thần quyết chiến vì đất nước

- Hình ảnh đầu súng trăng treo mang ý nghĩa của sự kết tinh cao đẹp của tình đồng chí.

1. Chép ba câu thơ 

Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Đoạn thơ là hành trành đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

2. Biện pháp phóng đại của cảm hứng lãng mạn đã thổi một nguồn sinh lực lớn vào các hình ảnh, biến cái bình thường thành cái khác thường, tạo nên hiệu quả thẩm mĩ thú vị. Hai động từ “lái”, “lướt” đã kết nối các hình ảnh thành một không gian vũ trụ đặc biệt: con thuyền nhỏ bé bỗng được nâng lên tầm vóc thật lớn lao khi nó được đặt trong tương quan với bốn hình ảnh kì vĩ: gió, trăng, mây cao, biển bằng. Con thuyền ở giữa, làm chủ tất cả, lấy gió làm lái, lấy trăng làm buồm, lấy mây cao, biển bằng làm không gian lướt sóng. Con thuyền chính là con người, con người mang tầm vóc vũ trụ, làm chủ vũ trụ và cuộc đời.

3. Yêu cầu:

- Hình thức: đoạn văn khoảng nửa trang giấy

- Nội dung: Suy nghĩ về hình ảnh ngư dân ngày đêm ra khơi bám biển.

11 tháng 5 2021

1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt

2. Trong những câu thơ trên, tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ:

- Điệp ngữ: một bếp lửa (2 lần)

- Ẩn dụ: “Bếp lửa ấp iu nồng đượm”. Bếp lửa, ngọn lửa là biểu tượng của lòng bà, tình yêu thương che chở, niềm tin bà truyền cho cháu.

3. 

* Từ láy trong dòng thơ đầu: “Chờn vờn”

* Tác dụng:

- Gợi tả được hình ảnh ngọn lửa lúc to, lúc nhỏ, lúc cao, lúc thấp; soi tỏ hình ảnh của người và vật chung quanh.

- Gợi lên một hình ảnh gần gũi, quen thuộc từ bao đời nay trong các gia đình Việt Nam, nhất là nông thôn trước đây.

- Bếp lửa là hình tượng khơi nguồn cảm xúc của người cháu hồi tưởng về hình ảnh người bà kính yêu. 

21 tháng 9 2021

1. Đoạn thơ nằm trong tác phẩm bếp lửa

– Của nhà thơ Bằng Việt 

 

 

 

 

8 tháng 12 2017

- Hình ảnh có tính biểu tượng trong khổ thơ 4, 5:

   + Con chim hót, một cành hoa: nguyện ước muốn sống có ích và được cống hiến

   + Nốt trầm: âm thanh nâng đỡ những âm thanh khác, cống hiến thầm lặng

- Điệp ngữ "ta làm" thể hiện khát khao chân thành được hòa nhập vào cuộc sống, góp phần vào cuộc đời chung, của đất nước

- Cách diễn đạt giản dị, chân thành thông qua những hình ảnh gần gũi, thân thuộc

→Khổ thơ thể hiện ước nguyện cống hiến chân thành của tác giả cho cuộc đời, cho đất nước.

- Qua cách diễn đạt của tác giả, em nghĩ, khi sống và cống hiến hết mình sẽ thấy bản thân và cuộc đời có ý nghĩa, có giá trị

   + Cuộc đời mỗi người chỉ sống một lần, vì thế nên tận dụng quỹ thời gian, sức trẻ để sống ý nghĩa và yêu thương

20 tháng 8 2018

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên:

    + Biện pháp nhân hóa, so sánh đất nước với “vì sao” – nguồn sáng vĩnh hằng, lấp lánh vượt qua mọi không gian và thời gian.

→ Tác giả muốn bộc lộ niềm tự hào về một đất nước Việt Nam hùng cường, giàu đẹp. Đất nước mãi trường tồn và vĩnh cửu cùng với vũ trụ, đó là nguyện ước và niềm hy vọng đẹp đẽ của tác giả về mùa xuân của đất nước.

18 tháng 2 2019

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên:

   + Biện pháp nhân hóa, so sánh đất nước với “vì sao” – nguồn sáng vĩnh hằng, lấp lánh vượt qua mọi không gian và thời gian.

→ Tác giả muốn bộc lộ niềm tự hào về một đất nước Việt Nam hùng cường, giàu đẹp. Đất nước mãi trường tồn và vĩnh cửu cùng với vũ trụ, đó là nguyện ước và niềm hy vọng đẹp đẽ của tác giả về mùa xuân của đất nước.

Đoạn 3: Cho đoạn thơ: "Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim" Câu 1: Đoạn thơ trên có sử dụng các biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của từng biện pháp? (chú ý biện pháp tu từ với biện pháp nghệ thuật) Câu 2: Thơ Bác vốn rất nhiều trăng, em hãy nêu một vài câu thơ có hình ảnh trăng...
Đọc tiếp

Đoạn 3: Cho đoạn thơ:

"Bác nằm trong lăng giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Câu 1: Đoạn thơ trên có sử dụng các biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của từng biện pháp? (chú ý biện pháp tu từ với biện pháp nghệ thuật)

Câu 2: Thơ Bác vốn rất nhiều trăng, em hãy nêu một vài câu thơ có hình ảnh trăng trong thơ của Bác.

Câu 3: Trong đoạn thơ trên, lí trí và tình cảm của tác giả mâu thuẫn hay thống nhất hài hòa với nhau? Điều đó thể hiện tình cảm gì ở tác giả?

Câu 4: Trong cuộc sống không phải lúc mọi sự việc đều được như ý nguyện của mình, bởi vậy nên mâu thuẫn xung đột giữa lí trí và tình cảm thường xuyên diễn ra trong mỗi người hơn. Nếu là anh (chị) anh chị sẽ chọn sống nghe theo lí trí hay nghe theo tình cảm. Hãy viết một đoạn văn trình nêu suy nghĩ của anh (chị) về lựa chọn đó. (Bài viết không quá 1 trang giấy thi).

18
8 tháng 5 2021

Đoạn 3:

Câu 1: Biện pháp tu từ

- Ẩn dụ: “vầng trăng” như tri kỉ của Bác, đồng thời, trăng cũng đẹp như tâm hồn Bác

- Nói giảm nói tránh: giấc ngủ bình yên để giảm nỗi đau và khẳng định sự thanh thản vẻ đẹp

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Nghe nhói ở trong tim” à nỗi đau được cảm nhận tinh tế, tiếng nói của tình cảm lấn át tiếng nói của lí trí

Câu 2:

-         Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân dầy thuyền

-         Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

-         Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhóm khe cửa ngắm nhà thơ

Câu 3: Mâu thuẫn. Lí trí bảo Bác còn sống, nhưng trái tim không thể phủ nhận nỗi đau Bác đã ra đi trong ngày độc lập. Nhưng sự mâu thuẫn này không bài trừ nhau mà bổ sung cho nhau khiến ý thơ thêm tỏa sáng, thể hiện tình cảm vô bờ bến của cả dân tộc dành cho Bác.

Câu 4: Một số gợi ý:

- Câu mở đoạn phải nêu được, lí trí và tình cảm là hai trạng thái nhận cùng tồn tài trong một con người. Lí trí thường thuộc về nhận thức khối óc, trí tuệ. Ngược lại, tình cảm lại thuộc về nhận thức của trái tim.

- Mỗi một lối sống có những ưu và khuyết điểm riêng (biểu hiện, ý nghĩa, hạn chế)

- Nếu chọn lối sống theo lí trí:

+ Mọi việc sẽ được tiến hành có logic, có trình tự sẽ đạt hiệu quả cao trong quá trình học tập và làm việc.

+ Nếu chỉ sống có lí trí dẫn tới vô cảm, chai sạn tâm hồn…

- Nếu chọn lối sống theo tình cảm, đề cao tình cảm cảm xúc:

+ Con người sẽ cảm thấy thỏa mái với những gì mình làm, được sống thật với chính bản thân mình, làm những gì mình thích.

 + Nhưng đồng thời dễ bị kích động trước những tác động xấu, lòng tốt đôi khi không được báo đáp

- Kết luận: Kết hợp để có một tâm hồn phong phú nhưng cũng có kế hoạch cụ thể chi tiết, vừa sống thật được với bản thân mình và vừa dễ dàng đạt được mục tiêu mà mỗi người đặt ra…(phân tích dẫn chứng)

- Liên hệ bản thân em.

14 tháng 5 2021

Mạch cảm xúc của bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) được biểu hiện theo trình tự không gian, thời gian cuộc vào lăng viếng Bác:

- Khổ 1: ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác gợi hình ảnh quê hương đất nước.

- Khổ 2: trước lăng, hình ảnh đoàn người nối đuôi nhau bất tận, ngày ngày vào viếng Bác như tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

- Khổ 3: cảm xúc khi vào trong lăng, hình ảnh di hài Bác như đang ngủ gợi ra những hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng.

- Khổ 4 (khổ cuối): cảm xúc khi sắp phải rời xa Bác trở về miền Nam.

=> Mạch cảm xúc tạo nên bố cục bài thơ rất rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, hợp lí.