Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cổng trường mở ra
_Lý Lan_
I. Đọc - tìm hiểu chung
1. Tác giả : Lý Lan
2. Tác phẩm :
- Trích báo “ Yêu trẻ”, số 166, ngày 1-9-2000.
- Nhân vật chính: người mẹ
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất ( người mẹ )
- Tóm tắt văn bản:
Văn bản viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con trước ngày khai trường vào lớp 1. Người mẹ hồi hộp, phấp phỏng lo cho con và nhớ về tuổi thơ đến trường của mẹ, suy nghĩ của mẹ về nền giáo dục của nước nhà.
3. Bố cục : 2 phần
Phần 1: Từ đầu …. “ bước vào” : Nỗi long của mẹ
Phần 2 : Còn lại : Cảm nghĩ của mẹ về nền giáo dục nước nhà
II. Đọc – tìm hiểu văn bản
1. Nỗi long của mẹ
a) Tâm trạng của mẹ và con
Tâm trạng của mẹ
- Không ngủ được
- Không tập trung được vào điều gì cả.
- Mẹ lên giường trằn trọc vì nhớ lại ngày đầu tiên đi học.
=> Tâm trạng của mẹ : Thao thức, triền miên suy nghĩ
Tâm trạng của con
- Giấc ngủ đến với con dễ dàng
- Không có mối bận tâm nào là ngày mai phải dậy cho kịp giờ
=> Tâm trạng của con: thanh thản, vô tư
=> Nghệ thuật: Tự sự + Biểu cảm làm nổi bật tâm trạng thao thức, hồi hộp của mẹ.
b) Những việc làm của mẹ
- Buông mùng, đắp mện, nhìn con ngủ
=> Mẹ yêu thương con, hết lòng vì con
c) Kỷ niệm ngày đầu tiên đến trường của mẹ:
- Nhớ về sự nôn nao, hồi hộp khi đi cùng bà ngoại đến trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại.
=> Nghệ thuật: Dùng nhiều từ láy để gợi lên những tâm trạng vừa vui mừng, vừa lo sợ.
- Cứ nhắm mắt vào lại vang lên tiếng đọc bài trầm bổng: “ Hằng năm cứ vào cuối thu…”
=> Người mẹ biết yêu thương người than, tin yêu trường học và tin tưởng vào tương lai của con.
2. Những suy ngẫm của mẹ về giáo dục
- Mẹ nhớ lại câu chuyện ngày khai giảng ở Nhật.
=> Ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội, là ngày trọng đại của các em học sinh
- Tầm quan trọng của giáo dục: “ Sai một ly đi một dặm “
=> Ko được phép sai lầm trong giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của đất nước
- Mẹ nói : “ Đi đi con…thế giới kì diệu” .
=> Khẳng định vai trò của giáo dục đối với con người là cực kì to lớn và quan trọng.
III. Tổng kết
Ghi nhớ : SGK ( tr.9)
1. Ngày mai con đến trường. Người mẹ thức suốt đêm, suy nghĩ triền miên về ngày đi học đầu tiên của con trong khi đứa con, vì còn nhỏ nên rất vô tư, chỉ háo hức một chút, sau đó đã ngủ ngon lành. Điều khiến người mẹ không ngủ được không phải vì quá lo lắng cho con.
2. Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng của người mẹ và đứa con có những biểu hiện khác nhau. Đứa con vô cùng háo hức vì ngày mai được vào lớp Một. Nhưng “cũng như trước một chuyến đi xa, trong lòng con không còn mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”. Trong khi đó, người mẹ cứ bâng khuâng, trằn trọc mãi mà không ngủ được (mẹ không tập trung được vào việc gì cả; mẹ lên giường và trằn trọc,…).
3. Người mẹ trằn trọc không phải vì quá lo lắng cho con mà là vì đang sống lại với những kỉ niệm xưa của chính mình. Ngày khai trường của đứa con đã làm sống dậy trong lòng người mẹ một ấn tượng thật sâu đậm từ ngày còn nhỏ, khi cũng như đứa con bây giờ, lần đầu tiên được mẹ (tức bà ngoại của em bé bây giờ) đưa đến trường. Cảm giác chơi vơi hốt hoảng khi nhìn người mẹ đứng ngoài cánh cổng trường đã khép còn in sâu mãi cho đến tận bây giờ.
4*. Xét về hình thức bề ngoài, về cách xưng hô thì dường như người mẹ đang nói với đứa con nhưng trong thực tế, mẹ đang tự nói với mình. Đối thoại hoá ra độc thoại, nói với con mà lại là tâm sự với chính lòng mình – đó là tâm trạng của những người mẹ yêu thương con như yêu máu thịt, một phần cuộc sống của mình. Cách nói ấy vừa thể hiện được tình cảm mãnh liệt của người mẹ đối với đứa con, vừa làm nổi bật tâm trạng, khắc hoạ được tâm tư tình cảm, diễn đạt được những điều khó nói ra được bằng những lời trực tiếp.
5. Vẫn bằng giọng đối thoại, tác giả đã khéo léo chuyển hướng để nói về tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của các thế hệ mai sau. Nêu lên một hiện tượng về sự quan tâm của các quan chức Nhật đối với giáo dục, tác giả đi đến khái quát: "Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này".
6. "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.
Đêm trước ngày đưa con đến trường, người mẹ không ngủ. Ngắm nhìn con ngủ say, lòng người mẹ bồi hồi xúc động: nhớ lại những hành động của con ban ngày, nhớ về thuở nhỏ với những kỉ niệm sâu sắc trong ngày khai giảng đầu tiên... Lo cho tương lai của con, người mẹ liên tưởng đến ngày khai trường ở Nhật - một ngày lễ thực sự của toàn xã hội -nơi mà ai cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến thế hệ tương lai. Đó cũng là tình cảm, niềm tin và khát vọng của người mẹ đối với tương lai của đứa con.
2. Cách đọc
Cần bám sát diễn biến tâm trạng của người mẹ để lựa chọn giọng đọc cho phù hợp:
- Đoạn từ đầu đến "trong ngày đầu năm học": tác giả sử dụng cả ba phương thức tự sự, miêu tả và biểu cảm nhưng tự sự là chủ yếu. Với đoạn này cần đọc giọng nhẹ nhàng.
- Nội dung chính của đoạn tiếp theo (từ "Thực sự mẹ không lo lắng..." đến "cái thế giới mà mẹ vừa bước vào") là sự hồi tưởng của người mẹ về những kỉ niệm trong ngày khai trường đầu tiên. Nội dung này được thể hiện chủ yếu qua phương thức biểu cảm kết hợp với tự sự. Đọc đoạn văn với tiết tấu chậm, thể hiện tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của người mẹ.
- Đoạn cuối cùng nói về ngày khai trường ở Nhật. Phương thức tự sự là chủ yếu, giọng đọc cần rõ ràng, không cần diễn cảm nhiều như đoạn trên. Tuy nhiên, ở câu kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng phương thức biểu cảm, do đó khi đọc cần hạ giọng để thể hiện tâm trạng xao xuyến của người mẹ.
Bạn có thể tham khảo đề của trường mình như sau:
(thời gian làm bài 60 phút)
Câu 1 2đ .Cho đoạn văn:
''Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.Đó là một truyền thống quí báu của ta.Từ xưa đến nay,mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng ,thì tinh thần ấy lại sôi nổi ,nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ và to lớn,nó lướt qua mọi sự nguy hiểm ,khó khăn,nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.''
a,Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào?Tác giả là ai?
b,Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên?
Câu 2 8đ.Nhân dân ta thường nhắc nhở nhau:
''Ăn quả nhớ kẻ trông cây''
Bằng thực tế những nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam ,em hãy chứng minh.
Chúc bạn học tốt nhé!
Đây là của trường mình :
Câu 1 :
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
- Một mặt người bằng mười mặt của
- Thương người như thể thương thân
- Đói cho sạch , rách cho thơm
a, Các câu tục ngữ trên thuộc thể loại văn học nào ?
b, Các câu tục ngữ trên sử dụng biên pháp tu từ gì ?
Câu 2 :
Em hãy nêu ý nghĩa văn chương thông qua bài " Ý nghĩa văn chương" bằng 5-7 câu trong đó có sử dụng câu đặc biệt . Chỉ rõ câu đặc biệt đó .
Câu 3 :
Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ :
" Có công mài sắt , có ngày nên kim"
a) Nam: phương Nam
quốc: nước
sơn: núi
hà: sông
Nam: nước Nam
đế: vua
cư: ở
b) Sơn hà, đế quốc, Nam đế
c) Thiên1: trời
Thiên2: nghìn
Thiên3: lệch, nghiêng về một bên
năm mới vv, ngày càng xik gái/xik trai, hc zỏi, thật nhìu may mắn =)))
Con người, đặt bản thân là trung tâm, luôn có rất nhiều mối quan hệ xoay quanh. Có những người, những mỗi quan hệ chỉ thoáng qua nhưng cũng có những người hay những mối quan hệ bằng một cách nào đó luôn gắn bó với ta, đi theo ta trong suốt cuộc đời. Tình bạn là một mối quan hệ như vậy.
Trong cuộc đời mình, ai cũng có ít nhất là một vài người bạn. Tình bạn không đến từ một người, nó là sự sẻ chia, thông cảm, là sự thấu hiểu về nhau giữa hai người. Một tình bạn đẹp phải xuất phát từ sự chân thành, trong sáng, vô tư và tin tưởng. Những điều này tưởng như đơn giản nhưng đó lại là điều kiện tiên quyết để khởi đầu một tình bạn đẹp. Con người luôn sợ cô đơn, luôn muốn có người đáng tin tưởng để có thể sẻ chia, tâm sự nhưng cũng luôn dè chừng, cảnh giác với những người muốn chạm vào cảm xúc của họ. Cũng phải thôi, thật tồi tệ nếu một người bạn coi là bạn, lắng nghe những điều họ sẻ chia biết đâu sau đó lại đem những câu chuyện của bạn ra làm trò đùa. Tình bạn cũng không thể bền vững nếu không trong sáng, có mục đích hay để lợi dụng lẫn nhau. Chúng ta không thể gọi một người là bạn mà luôn phải đề phòng họ.
Để hai người khác nhau trở thành bạn của nhau cần rất lớn sự thấu hiểu. Bởi mỗi người sẽ có một tính cách khác nhau. Dẫu có thể có nét tương đồng nhưng điểm khác nhau sẽ vẫn rất lớn. Sự thấu hiểu đối với nhau không dễ dàng có được, nó cần phải có thời gian để vun đắp, có khó khăn hoạn nạn để thử thách và trưởng thành. Phải có sự sẻ chia, thông cảm và giúp đỡ lẫn nhau giữa hai người bạn mới có thể khiến họ hiểu nhau hơn. Mặt khác, con người không hoàn hảo, luôn có những thói quen xấu bên cạnh những cái tốt. Muốn tình bạn được bền lâu, ta không được bao che dung túng trước những thói quen xấu này.
Rất khó để có được một tình bạn nhưng một tình bạn đẹp sẽ khiến cuộc sống của ta thi vị hơn rất nhiều. Thật bình yên khi gặp khó khăn mà luôn có người sẵn sàng đưa tay giúp đỡ hay khi có tâm sự có người yên lặng ngồi bên lắng nghe. Cũng thật hạnh phúc khi có tin tưởng chia sẻ với ta những điều giản dị. Và thật ấm áp khi có người luôn nhớ những thói quen nhỏ nhặt của ta để khi ta đi đâu, làm gì họ sẽ lại quan tâm, nhắc nhở. Nếu tìm được một người bạn như thế bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc và đầy đủ vì bạn sẽ không phải lo âu hay đối mặt với những nỗi cô đơn hay sợ hãi trước cuộc sống tẻ nhạt.
Tình bạn là một món quà thiêng liêng và cao quý mà chúng ta cần trân trọng. Phải có tình bạn thì cuộc sống của chúng ta mới thật sự có ý nghĩa. Coi trọng tình bạn, nó sẽ đơm hoa kết trái và nảy nở mãi mãi không tàn lụi, là một vi thuốc tinh thần giúp ta luôn vững vàng trong cuộc sống hay khi đối mặt với khó khăn thử thách.
a) dùng để hỏi
b) trỏ, hỏi, chủ ngữ, vị ngữ, động từ, tính từ
c) đại từ để trỏ:
-sự vật, người: tôi, chúng tôi, nó,chúng nó,tạ,chung ta,mày,hắn,họ
-HĐ, T/C, sự việc: vậy, thế
đại từ để hỏi:
-người, sự vật: ai
-số lượng: bao nhiêu, bao giờ
- HĐ, T/C, sự việc: gì, nào,sao,thế nào,ra sao
điền theo thứ tự này bạn nhé:1;2;5;3;6;4;7
chúc bạn học tốt
Thứ tự sắp xếp đúng sẽ là:
1. Quốc hiệu và tiêu ngữ
2. Địa điểm và thời gian làm giấy đề nghị
3. Tên văn bản: Giấy đề nghị( hoặc Bản kiến nghị)
4. Nơi( người) nhận đề nghị
5. Người( tổ chức) đề nghị
6. Nêu sự việc, lí do và ý kiến cần đề nghị
7. Chữ kí và họ tên người đề nghị
Chúc bn học tốt!!!